Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận cao học tầm ảnh hưởng của mô hình tăng trưởng nhanh của braxin đến mô hình phát triển của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 36 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.Tinh cấp thiết của đề tài
Có là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau tại 2 quốc gia châu Mỹ. Một
là tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) người giàu đang ngày càng giàu lên. Và tại đất nước
Nam Mỹ Braxil thì ngược lại, người nghèo đang giàu nhanh hơn.vì sao lại có
câu chuyện như vây ta hãy cùng thử tìm hiểu vì đó là cả một chặng đường dài
phía trước để mang lại sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội.
Phát triển kinh tế đang là một vấn đề quan trọng của mỗi một quốc gia ,
các quốc gia phải dựa vào điều kiện tự nhiên ,tài nguyên thiên nhiên con
người, chế độ chính trị của để chọ ra mô hình phát triển.Braxin cũng là một
nước như thế , một đất nước đã từng trải qua bao thang trầm về sự bất ổn của
nền kinh tế ,qua các thời kỳ nền kinh tế có lúc hưng thịnh nhưng cũng có
không ít những giai đoạn vô cùng khó khăn và Braxin đã vượt qua và trở
thành một nước phát triển như ngay nay. so với các quốc gia khác đang chịu
ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, IMF đánh giá Brazil là một nước có điều
kiện kinh tế ổn định nhờ vào những chính sách kinh tế vĩ mô vững chắc, các
biện pháp kiềm chế lạm phát hiệu quả cũng như khả năng duy trì tình trạng tài
chính tốt trong bối cảnh khó khăn trên toàn cầu. nền kinh tế của Brazil vẫn
đứng vững bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng nợ công ở châu Âu, chủ yếu do có các chính sách kinh tế hiệu
quả.đề tài tiểu luận nghiên cứu về mô hình phát triển kinh tế của Braxin là đề
tài mà tôi vô cùng tâm đắc vì không chỉ nghiên cứu về sự phát triển của
Braxin mà qua đó ta còn tìm ra được bài học cho Việt Nam trên con đường
xây dựng và phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện chưa có một công trình khoa chính thức nào nghiên cứu về đề tài
nào vần đề phát triển kinh tê đang là vần đề cấp thiết hiện nay và nghiên cứu
về mô hình phát triện là một việc làm cần được quan tâm.
1



3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
*Mục tiêu:
Làm rõ mô hình phát triển của Braxin để từ đó áp dụng vào tình hình
phát triển của Việt Nam
*Nhiệm vụ :
Để làm rõ mục tiêu trên thì bài tiểu luận có nhiệm vụ là :
- Khái quát về đất nước Bra xin
- Làm rõ những ưu nhược điểm của mô hình tăng trưởng nhanh
- Đánh giá khách quan về mô hình ,đua ra nhưng bài học cho Việt Nam
4. sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
*Cơ sở lý luận :
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên lý cơ bản nhất của khoa
học nghiên cứu về thủ lĩnh chính trị.
*Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đứng trên lập trường phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - lênin
là: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử.
Ngoài ra tiểu luận còn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu đặc thù của
khoa học chính trị như:
- Phương pháp logic – lịch sử
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích, so sánh,

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
*lý luận :
Làm rõ những giá trị và ảnh hưởng của mô hình phát triển kinh tế dưới
góc độ lý luận.
*thực tiễn:
2



Tầm ảnh hưởng của mô hình tăng trưởng nhanh của Braxin đến mô hình
phát triển của Việt Nam, Việt Nam học hỏi được những gì.
6. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham kháo và phụ
lục, tiểu luận gồm 3 chương và tiết .
.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I.: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC BRAXIN
1.1 Giới thiệu chung.
Braxin là nước có nền kinh tế hàng đầu ở Mĩ Latinh, đứng thứ 10 trên
thế giới
Vị trí địa lí: Braxin nằm ở Nam Mĩ, có biên giới chung với hầu hết các
lục địa của Nam Mĩ, giáp Đại Tây Dương, là quốc gia lớn nhất Nam Mĩ.
Diện tích: Braxin là một quốc gia rộng lớn với diện tích 8.511.965km2 .
Là một đất nước có diện tích lớn thứ 5 thế giới, chiếm tới một nửa diện tích ở
Nam Mĩ. Braxin có phần lớn là diện tích miền đất bằng phẳng, các đồng bằng
châu thổ, các vùng duyên hải với hơn 7000 km đường biển.
Braxin là nước có lượng dự trữ tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn
như boxit, sắt, vàng, dầu mỏ, tiềm năng thủy điện. Đặc biệt, Braxin là một
trong những nước đa dạng về sinh thái học trên thế giới với 60% rừng
Amazon nằm trên lãnh thổ nước này.
Dân số: 186.113.000 người vào năm 2005. Thành phần chủ yếu là người
da trắng, da đen và da lai
Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp
Về lịch sử: từ năm 1500 đến thế kỉ 19, Braxin là thuộc địa của Bồ Đào

Nha. Năm 1822, Braxin giành độc lập. Năm 1889, Braxin tuyên bố là nước
cộng hòa. Năm 1930, Braxin phụ thuộc vào Mĩ. Năm 1960 cho đến năm
1970, Công đảng rồi các tập đoàn quân sự ra đời lần lượt nắm quyền. Năm
1990, quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng hòa. Hiện nay, có tổng cộng 15
đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong quốc hội Braxin. Tổng thống hiện nay của
Braxin là Luiz Inacio da Silva.
Braxin được biết đến là một nước có nền kinh tế khởi sắc trong những
năm gần đây, là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới. Với các thế mạnh
về nông nghiệp như cà phê, mía, các ngành công nghiệp điện tử , giày da là
4


những mặt hàng xuất khẩu. Braxin ngày càng chứng tỏ sự hiện diện của mình
trên thế giới. Braxin cùng với Ấn Độ và Trung Quốc trở thành những nước có
nền kinh tế vượt trội trong những năm gần đây.
Nhưng ẩn sau những thành tựu kinh tế đạt được lại là một xã hội bất ổn,
những bất bình đẳng về thu nhập và sự hủy hoại nghiêm trọng về môi trường
1.2 Sự lựa chọn con đường phát triển ở Braxin
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong thời kỳ đồng
thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong trạng thái kinh tế
vĩ mô tương đối ổn định.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong thời
gian nhất định( thường là một năm) .Sự gia tăng được tính theo quy mô và tốc
độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hơn độ tăng trưởng được
sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh tăng nhanh hay chậm giữa
các thời kỳ.
Tăng trưởng nhanh: là tăng trưởng kinh tế với tốc độ rất nhanh, trên 2
con số, sự tăng trưởng tương đối cao so với tình trạng kinh tế của nước đó.
Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng
nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.

Braxin đã chọn con đường mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh, vậy mô
hình tăng trưởng nhanh là gì?
Là mô hình mà Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình
đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt
ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao.
1.2.1 Giới thiệu về con đường nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh
Con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh:

5


Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trướcđây
thường lựa chọn con đường này. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các
chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các
vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ
được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế
cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất
nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy,
theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: Một mặt, cùng với quá trình
tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy
gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan
tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần
phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. Mặt khác việc chạy theo mục
tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài
nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế
không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những
hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát
triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin,
Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này

Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú,có các
mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng, .với trữ lượng lớn lại có đất
đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Braxin
đều có khả năng phát triển.
Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ,
chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ
nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đại biểu
cho giai cấp tư sản mại bản và giai cấp địa chủ Braxin hết sức lo sợ và điên
cuồng chống lại. Âm mưu của chúng là thiết lập một chính quyền phản động
độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ, buộc
6


Braxin vào các kế hoach gây chiến xâm lược của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Các tập
đoàn quân sự độc tài thay nhau cầm quyền: Bran-cô(1964-1966), Xinva(1966-1969), Mê-đi-xi(1969-1974) và Giây-xen(từ tháng 3 năm 1974), để
theo đuôi một đuờng lối đối nội và đối ngoại cực kì phản động nhằm phục vụ
quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các tập đoàn tư bản Braxin.
Giới cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành
một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả
nước với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước
ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn
tài nguyên giàu có của đất nước.
Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu
số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua.
1.2.2 Tại sao Braxin lại lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô
hình “tăng trưởng nhanh”.
Vì sao cần tăng trưởng nhanh?

• Tăng trưởng nhanh là điều kiện cần để xóa đói giảm nghèo.
• Tăng trưởng nhanh để củng cố quyền lực của chính phủ.
• Tăng trường nhanh tạo thế thuận lợi trên bàn đàm phán quốc tế.
• Tăng trưởng nhanh góp phần củng cố quốc phòng.
Tăng trưởng nhanh để tránh sự tụt hậu.
Điều kiện để tăng trưởng nhanh?
• Ổn định kinh tế vĩ mô.
• Coi trọng vốn con người.
• Ứng dụng khoa học công nghệ.
• Tạo điều kiện cho thị trường hoạt động.
• Mở cửa nền kinh tế.
7


• Thống nhất ý chí.
• Phải có những nhà kỹ trị (technocrat).
*Ưu điểm: nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân năm rất cao
*Nhược điểm:
+ Bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngay càng gay gắt, chất
lượng cuộc sống không được quan tâm
+ Nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi
trường sinh thái
*Tại sao Braxin lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô hình
“tăng trưởng nhanh”?
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, có các
mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại có đất
đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Braxin
đều có khả năng phát triển.

Do bối cảnh chính trị ở Braxin những năm 1945
Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ,
chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ
nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ âm mưu thiết lập một chính quyền phản
động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ. Giới
cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành một nhà
nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả nước
với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài
trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn tài
nguyên giàu có của đất nước.
Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu
số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ
8


tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua.

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BRAXIN THEO
CON ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHANH
2. 1 Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến năm 1994
2.1.1 Từ năm 1960 đến năm 1980: giai đoạn phát triển thần kì
Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ
la tinh: do đất đai,khí hậu hết sức thuận lợi,nên nông nghiệp của Braxin phát
triển khá phong phú.
Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, nền kinh tế của Braxin tăng
trưởng nhanh có thể coi như một sự phát triển thần kì về kinh tế
* Cơ cấu ngành
Ngành nông nghiệp

Ở Braxin sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong
nền kinh tế quốc dân.
Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ
la tinh: do đất đai, khí hậu hết sức thuận lợi nên nông nghiệp của Braxin phát
triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng
hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm …(năm 1972).
Ngành chăn nuôi của Braxin cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng
cỏ, thung lũng. Braxin có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu
cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20
% tổng sản phẩm quốc dân.
Ngành công nghiệp
Braxin có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –gan,
bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng
khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Braxin còn
có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công
9


nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy,
nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước
ngoài.
Ngành dịch vụ
Braxin tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ,
cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan …ngoài ra Braxin còn trao đổi
kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác.
Braxin xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá
trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại
gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la,
hàng nhập khẩu chủ yếu của Braxin là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế

cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô … trị giá hàng nhập khẩu
hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la.
2.1.3 Những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thời kì này
Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Braxin đã có những
thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau:
Từ 1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%
Năm 1973 tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%.
Số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở Braxin:
năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la.
Tính đến năm 1969, ở Braxin có tới 498 công ty nước ngoài và 36 chi
nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí nghiệp lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài.
Trong giai đoạn 1967-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đã vượt trên con số 11%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao
tới 13%. Sản lượng cà phê đứng đầu thế giới , ngô đứng thứ 2, ca cao đứng
thứ 3, bông vải đứng thứ 5(1972) . Sản lượng nông nghiệp chiếm 20% GDP.
Vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng năm 1960 khoảng 3.6 tỷ USD đến tháng
7/1974 là khoảng 5.6 tỷ. Ở Brazil có 498 công ty và có khoảng 36 chi nhánh
nước ngoài hoạt động, 510 xí nghiệp lớn nhất là của tư bản nước ngoài.
10


Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp nặng: xe hơi, đóng tàu khá phát triển.
Trị giá hàng xuất khẩu trị giá từ 2.5-3 tỷ USD
Một bước tới trời, Brazil khi ấy bước thẳng lên vị trí nền kinh tế mạnh
thứ 8 thế giới
Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Braxin trong
những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của
Braxin”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Braxin”, về
“hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới” …
Những mặt hạn chế của nền kinh tế phát triển thần kì

Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số phát triển kinh tế trên đây thì thấy có sự
gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp của Braxin. Nhưng thực chất của sự thần kì đó
không như các giới cầm quyền Braxin khẳng định; trong thực tế nó đã gắn
liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Braxin.
Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở
Braxin, nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4
năm 1964, đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của
tư bản nước ngoài vào Braxin nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng,
đỡ tốn kém nhất cho chúng, đồng thời duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối
với quần chúng nhân dân, tăng cường chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu
mọi quyền tự do dân chủ trong nước.
Chính quyền Braxin đã đưa ra những ưu đãi về đặc quyền, đặc lợi hết
sức béo bở mà các công ty tư bản độc quyền nước ngoài ít khi giám mơ tưởng
tới. Các công ty nước ngoài kinh doanh ở Braxin sẽ được giảm hoặc miễn
thuế, đảm bảo không bị quốc hữu hóa. Đồng thời, các nhà cầm quyền lại thi
hành chính sách “ ướp lạnh” tiền lương, duy trì mức lương rất thấp và thậm trí
còn bảo đảm không có sự tăng lương ở Braxin. Với đường lối đó các tập đoàn
cầm quyền Braxin đã mở đường cho tư bản nước ngoài mặc sức cướp bóc vơ
vét, biến Braxin thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung cấp nguyên liệu
và nhân công rẻ mạt. Chính vì vậy theo báo cáo của Ngân hàng thế giới vào
11


năm 1970, 82,5% nền kinh tế Braxin tập trung nằm trong tay TB nước ngoài.
Hậu quả nền công nghiệp Braxin lệ thuộc ngày càng nhiều CNTB và nhân
dân bị bóc lột nặng nề.
Điều đáng tiếc là, vấp phải cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 và nối
tiếp sau đó là khủng hoảng trái phiếu, khủng hoảng kinh tế do lạm phát bùng
phát, Brazil chưa kịp cất cánh bao lâu đã rơi rụng, trở thành đại diện điển hình

“mười năm tụt hậu” của Mỹ Latinh.
Brazil bắt đầu gặp khủng hoảng từ 1974-1985 do cán cân xuất nhập khẩu
cứ liên tục mất cân đối. Từ 3,5 tỉ USD trong giai đoạn 1974-1976, sang đến
giai đoạn 1983-1985 nhập siêu lên đến 10,7 tỉ USD. Cho đến năm 1985,
Brazil vẫn chủ trương phát triển kinh tế hướng đến xuất khẩu: hàng công
nghiệp chế biến và gia công chiếm đến 66% tổng sản lượng hàng xuất khẩu.
Từ năm 1985 trở đi, Brazil mới nhận ra rằng nên giành lại thị trường nội
địa để bớt nhập siêu. Song các cố gắng này cũng đã muộn màng, lạm phát từ
100% đầu thập niên 1980 sang đến năm 1993 đạt kỷ lục xấp xỉ 5.000%
2.2 Từ năm 1980 đến năm 1994 : giai đoạn nền kinh tế bất ổn
Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil, do nước này đã vay
nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70.Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng
hàng năm là 400%. Tỷ lệ trao đổi đối với hàng xuất khẩu trong thập niêm đó
ở mức âm,tiền lương thực tế giảm trung bình 3%. Đồng tiền của Brazil bị phá
giá. Trong những năm 1990, nước này phát triển mô hình kinh tế mở của tự
do. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân
hoá ngân hàng và các ngành thuộc sở hữu nhà nước.
Các bảng số liệu của nền kinh tế Braxin
Bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
GDP/ người của Braxin tăng và giảm bất ổn

12


Năm

1

1


1

1

1

1

985
986
987
988
989 990 991
Dưới đây là biểu đồ về GDP/người từ năm 1984-1993

Ta có bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước

13

1

1
992

1
993


14



Bảng số liêu về tốc độ tăng GDP

m

1
985

1
986

1
987

1
990

1
991

1
992

1
993

1
994

1

995

tốc
độ
GDP

tăng

8
.3

7
.7

7
.1

2.4

0
.4

15

0.9

4
.2

5

.8

4
.2


Ta có tỷ lệ lạm phát từ năm 1981 đến năm 1997

.Tỉ lệ lạm phát ở Bra-xin, 1981 đến 1997

Năm

Tỉ lệ lạm phát

1981

100%

1982

100%

1983

138%

1984

192%


1985

226%

1986

147%

1987

228%

1988

629%

1989

1.430%

1990

30.377%

1991

400%

1992


1.020%
16


1993

1.929%

1994

2.076%

1995

66%

1996

16%

Tỷ lệ thất nghiệp
N
ăm

1
98

t



1
987

2

lệ .4

1
988

3
.6

1
989

3
.8

1
990

3
.0

1
991

3
.7


1
992

-

1
993

6
.5

1
994

5
.3

1
995

5
.1

4
.6

thất
nghiệp
Từ năm 1992 đến nay, nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này

đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và
xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương…, sau đó là sự phát triển của
ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim.
Như vậy từ năm 1981-1994, tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu
hướng tăng với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên tù năm 1992- 1995, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống. Điều này cho thấy chính sách
của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế.
2.3 Nền kinh tế Braxin trong giai đoạn 1994 đến nay
2.3.1Cơ cấu ngành
17


Mặc cho tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế
Brazil vẫn vững bước đi lên với một tốc độ chưa từng thấy.
Năm 2010 tổng sản lượng quốc nội (GDP) của nước này tăng 8% và nền
kinh tế mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 14 năm. Năm nay, với một
thị trường nội địa nóng, sức mua thực của người dân tăng, nhiều chương trình
cải thiện dẫn đến thu nhập tăng đã đưa hàng triệu người Brazil thoát khỏi
cảnh nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu. Theo một báo cáo gần đây của tạp
chí Forbes, kể từ năm 2007, mỗi ngày Brazil có thêm 19 triệu phú và khuynh
hướng này được kỳ vọng là còn tiếp tục cho đến năm 2014. Hiện Brazil có
137.000 triệu phú và 30 tỷ phú.
Hiện tượng kinh tế Brazil gây bất ngờ cho nền kinh tế thế giới năm 2003,
khi Goldman Sachs dự báo Brazil sẽ vượt qua Italy vào năm 2025, và Pháp
cùng Anh sẽ bị đẩy đứng sau đến năm 2035. Thực tế đã thay đổi với cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu năm 2008 và xảy đến với Italy năm
2010, vương quốc Anh năm 2011, tới Pháp có lẽ sẽ vào khoảng từ 2013 đến
2014, và Đức sẽ là năm 2020. Trong bảng xếp hạng mỗi nước, GDP của
Brazil trong thập kỷ này sẽ vẫn đứng trước tất cả các quốc gia châu Âu.
Với sự lớn mạnh của nền kinh tế, theo số liệu hồi tháng 6-2011 từ Bộ

Ngoại giao, có 1.466.000 người nước ngoài có uy tín tốt cư trú ở Brazil. Nước
này trở thành một trong những lộ trình chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm tổng cộng 65 tỷ USD năm 2010 (số liệu của Ngân hàng trung ương).
Việc cắt giảm thuế hoạt động đầu tư tài chính mạo hiểm (IOF) nước ngoài từ
2% xuống còn 0% sẽ kích thích sự đầu tư dài hạn tới Brazil.
Theo các chuyên gia kinh tế, những biến số của sự thành công này có thể
kể đến: hệ thống tài chính quy củ và mạnh, thị trường nhà đất mở rộng, sự đổi
mới của nền kinh tế sáng tạo, sự tăng giá các loại hàng hóa trên thị trường
quốc tế, sức mua thực tế tăng, có các chính sách khuyến khích tiêu dùng và
làm tăng thu nhập, đề cao đồng tiền quốc gia.

18


Những yếu tố quan trọng khác góp phần thúc đẩy kinh tế Brazil tăng
trưởng nhanh bao gồm: đội ngũ chuyên gia kinh tế giỏi, ưu đãi doanh nghiệp,
nợ của các công ty tư nhân ở mức thấp, có sự cải tiến trong hệ thống nông
nghiệp và sản xuất; mở rộng tiết kiệm; chính trị ổn định, mở rộng cánh cửa
đối với các trường dạy nghề và đại học trong thập kỷ qua, đa dạng hóa và
khuyến khích các dự án phát triển kỹ thuật, gồm cả kỹ thuật nano, đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh nhận thức về ngành công nghiệp tự động... cùng
những đầu tư mới vào lĩnh vực xăng dầu cộng với tinh thần kinh doanh cao ở
cả doanh nhân trong nước lẫn nước ngoài, tất cả những yếu tố trên đã nâng
Brazil lên thành một cường quốc kinh tế
Kể từ năm 2003 tới nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Lula de
Silva, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Brazil rất ngoạn mục, luôn duy trì ở mức
trên dưới 5% hàng năm. Năm 2007 đạt mức tăng trưởng 5,2%. Trong năm
2008 do khủng hoảng kinh tế, nhưng ba quý đầu vẫn đạt 6,8%. Mặc dù sau đó
bị giảm sút, nhưng cả năm vẫn đạt mức 5,1%. Năm 2009, trong khi tăng
trưởng kinh tế các nước phát triển vẫn ì ạch , GDP của Brazil vẫn tăng trên

5,2%. Theo đánh giá công bố ngày 4/9/2010 của tờ “The Wall Street Journal”,
tăng trưởng GDP năm 2010 của Brazil có thể đạt 8,8%.
Năm 2007, GDP của Brazil đạt trên 620 tỉ USD, GDP bình quân đầu
người 3.300 USD/ năm. Nhưng đến năm 2010, GDP của Brazil lên tới 1.482
tỉ USD và dự trữ ngoại tệ luôn duy trì ở mức trên 200 tỉ USD.
Thời gian qua, Chính phủ Brazil đã tung ra gói kích cầu 36 tỉ USD để
đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 5% năm 2009 và phát triển hợp tác
với các nước. Năm 2010 tuy tình trạng lạm phát của Braxin có tăng cao tới
5,2% nhưng nhìn chung kinh tế vẫn tăn trưởng ngọan mục đạt 8,5%. Theo dự
đoán của “Bank of Ameriaca & Merrill Lynch” công bố ngày 14/12/2010,
triển vọng tăng trưởng GDP của Braxin năm 2011 có thể đạt trên 8%.
Cùng với phát triển kinh tế, Braxin được các nhà kinh tế thế giới đưa vào

19


Nhóm BRIC bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Đây là những nước
có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
2.3.2 Những thành tựu đạt được
*Tổng quan tình hình phát triển kinh tế:
- Sau nhiều thập kỷ gặp khó khăn với mức lạm phát cao, Braxin đã
thực hiện Kế hoạch Real (tên đồng tiền mớiReal) nhằm ổn định kinh tế vào
tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ ông Itamar Franco làm tổng thống. Tỷ lệ lạm
phát cuối năm 1993 tới mức gần 5.000%, đã giảm xuống còn 2,5% năm 1998.
Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa
phương và chính phủ liên bang, nhằm đáp ứng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ xã hội.
Trong thời Tổng thống Fernando Henrique Cardoso (1995-2002) cầm
quyền, Chính phủ đã có chính sách thay nền kinh tế chỉ huy nhà nước bằng
nền kinh tế thị trường, khuyến khích khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Tới cuối năm 2003, chương trình tư nhân hóa các ngành then chốt như các
công ty thép, điện lực, viễn thông đã đạt giá trị hơn 90 tỷ USD. Tháng 1 năm
1999, Ngân hàng Trung ương Brasil BC thông báo
Nền nông nghiệp, khai mỏ, chế tạo và lĩnh vực dịch vụ đạt trình độ phát
triển cao. GDP của Braxin (tính theo sức mua tương đương PPP) vượt xa
nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur.
Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, ô tô, xe máy, đậu
nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử. Đa số
các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Đông Bắc là
vùng còn khó khăn hơn, nhưng hiện đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Braxin là nước có nền kinh tế hàng đầu ở Mĩ Latinh, quy mô thu nhập
tổng sản phẩm quốc nội GDP hơn 1,6 ngàn tỷ USD/ năm (2008), đứng thứ 10
trên thế giới. Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công

20


nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8 %, công nghiệp chiếm 38 %, dịch vụ
chiếm 54%.
Năm 2008, Braxin vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là sản
xuất công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới. Sáu tháng đầu năm 2008 tốc
độ tăng trưởng quốc nội GDP đạt trên 5,5%, là mức tăng trưởng cao nhất
trong mấy năm gần đây. Chi tiêu công của Chính phủ có tốc độ tăng chậm
hơn so với tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP. Sáu tháng đầu năm chi tiêu
công chỉ tăng 4,4 %, so với cùng kỳ 6 tháng của các năm 2005, 2006, 2007,
tăng tương ứng là 6,9%, 9,6% và 11,1%. Chính phủ hiện nay đã có biện pháp
thắt chặt chi tiêu ngân sách, có chế tài kiểm soát tài chính, tín dụng. Vay nợ
tín dụng ngân hàng về bất động sản chỉ chiếm 4 % GDP. Tổng nợ tín dụng
toàn xã hội chỉ tương đương 37 % GDP.
Biểu đồ 1:


Nguồn: Anuário-análise do comércio.
Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội và chính sách hội nhập tích cực,
Braxin ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc,
là một trong những trụ cột hàng đầu của khối các nước đang phát triển và
nhóm 4 nước BRIC (Braxin-Nga- Ấn Độ- Trung Quốc).
21


Nguồn IBGE;
Năm 2006-2007, Braxin thu ngân sách Nhà nước tương đương 24,2 % GDP,
xếp thứ 59 trên thế giới. Tỷ lệ chi ngân sách lên tới 26,2 % GDP xếp thứ 49.
Số nợ nước ngoài giảm xuống dưới 10% GDP. Chính phủ đã thành công
trong kìm chế lạm phát ở mức thấp ngang với mức lạm phát ở các nước công
nghiệp phát triển. Môi trường pháp lí, thể chế ổn định, hoàn chỉnh, đầu tư
nước ngoài trực tiếp FDI tăng nhanh. Dự trữ quốc gia bằng ngoại tệ tính
tới ngày 25/ 9/2008 đạt 206 tỷ USD.

22


Bảng 1 : Tỷ lệ lạm phát từ năm 1998 đến năm 2007

Nãm

1
998

Tỷ lệ
lạm

%.

phát

1
999

1
,65

2
000

8
,94

2
001

5
,97

2
002

7
,67

2
003


1
2,53 ,30

2
004

9

2
005

7
,60

2
006

6
,02

007
4

,00

2
4
,5


b). Các ngành kinh tế trọng điểm
- Ngành Công nghiệp chủ đạo:
Công nghiệp sản xuất máy bay của
Brazil
Braxin có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Sản lượng công
nghiệp chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội GDP. Các ngành công
nghiệp đa dạng của Braxin bao gồm từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy
tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định
nhờ Kế hoạch Real, các công ty Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư
mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập
khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Braxin được tổ chức quốc tế S & P
công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu tư “ổn định, ít rủi ro.
Braxin cũng có nền công nghiệp dịch vụ đa dạng,chất lượng cao. Những
năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dịch vụ tài
chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra
các loại hàng hóa phong phú, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, kể cả các công
ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán và Hàng hoá tương lai
BM&F ở Sao Paulorất phát triển.

23


- Một số ngành công nghiệp chủ đạo gồm : Máy bay, ô tô và phụ tùng, máy
móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol,
đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da
nguyên phụ liệu da, giày.
Công nghiệp điện đạt sản lượng 546 Tỷ KW giờ (năm 2005). Dầu hoả
đạt sản lượng 1,59 triệu thùng / ngày (năm 2007), mức tiêu thụ nội địa tới 2,1
triệu thùng/ ngày (năm 2007). Khí đốt tự nhiên đạt sản lượng 9,66 tỷ mét
khối (ước năm 2007), mức tiêu thụ nội địa đạt 17,28 tỷ mét khối (năm 2007).

Do giá thành hạ của năng lượng nguyên tử và
sẵn có nguồn quặng uranium,
Chính phủ có kế hoạch xây dựng mới, đưa công suất các nhà máy
điện nguyên tử trong 50 năm tới lên 60 ngàn megawatt để góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng, bù đắp cho một số nhà máy thuỷ điện chưa hết công
suất do lượng nước ở hồ chứa đang giảm dần.
- Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo : Cà phê
(sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng đầu thế giới,;
mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô, bông,
cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, nguyên liệu
da, giày (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi).
Trong năm 2007, lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng 1%. Lưu
thông- thương mại tăng 1,4%, doanh thu sản phảm công nghiệp tăng 1,7%,
tổng sản lượng nông nghiệp -chăn nuôi tăng 4,18%. Tăng trưởng công nghiệp
cả năm 2007 đạt 5,9 %.

24


2.3.2 Phục hồi kinh tế
Giai đoạn 1960-1980
Thực hiện các chính sách ưu đai
Trao đặc quyền đặc lợi cho các TBNN
.Ðược giảm miễn thuế, tự do chuyển lợi nhuận về nước
Hương hiệp nghị trao quyền hải ngoại
Thi hành chính sách:
ươp lạnh tiền tệ
.Duy trì mức lương thấp
Ðảm bảo không có sự tãng lương


25


×