NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KINH DOANH NGOẠI HỐI
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
NHÓM: 1. Lê Hoàng Anh Thư
2. Nguyễn Thị Ngọc Tiền
3. Nguyễn Hoàng Vinh
4. Nguyễn Viết Dũng
5. Nguyễn Hữu Thiện Duyên
6. Nguyễn Thanh Chiến
LỚP: EC004_141_D01
TP HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014
MỤC LỤC
Trang 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Phân loại cơ chế tỷ giá
Bảng 1.2 : Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên
thị trường Liên ngân hàng
Bảng 3.1 : Mô tả biến giải thích sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1 : Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 với rổ tiền
tệ 10 quốc gia được chọn
Trang 3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề:
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và các quyết định
đầu tư. Đồng thời, tỷ giá hối đoái cũng là một trong những công cụ của chính sách tiền
tệ quốc gia mà Ngân hàng nhà nươc (NHNN) sử dụng để giúp nền kinh tế ổn định hơn
trước các cú sốc.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế
thế giới không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu và tham gia vào lao động
quốc tế thì tỷ giá hối đoán là một vấn đề rất được quan tâm.
Đặc biệt sau năm 1999, thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam hoạt động ngày
càng sôi động, kinh tế có nhiều bước chuyển mình thì vai trò của tỷ giá hối đoái cũng
thật rõ nét. Để có nhận thức đúng đắn về tỷ giá hối đoái thì việc tìm hiểu các nhân tố
tác động đến tỷ giá là một việc rất cần thiết. Trước những đòi hỏi của cả lý luận lẫn
thực tiễn, nhóm đã lựa chọn đề tài : “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Cung cấp nhận thức đúng đắn về tỷ giá hối đoái, cái nhìn tổng quan về các nhân tố
thực sự tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Để tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, tiểu
luận đã sử dụng dữ liệu công bố của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV), Tổng cục
thống kê (GSO), Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) cùng với các tính toán của nhóm.
Trang 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
Phạm vi nghiên cứu là tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam từ năm 1999 đến 2013.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Tỷ giá hối đoái không phải là một vấn đề mới và đã có khá nhiều bài nghiên cứu về
vấn đề tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Tiêu biểu : Đề tài “ Kiểm định các nhân tố tác
động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân
thương mại” – Công trình nghiên cứu năm 2011 của nhóm tác giả thuộc trường Đại
học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Đề tài khá bao quát cũng như đem đến một cái nhìn tổng
quan không chỉ về tỷ giá mà còn các nhân tố tác động đến tỷ giá và tác động của tỷ giá
đến lạm phát và cán cân thương mại. Phân tích định lượng chạy trên chương trình
eview, các số liệu khá sát thực tế. Đặc biệt, có phân tích đến yếu tố tâm lý hành vi
trong việc giải thích biến động của tỷ giá hối đoái của Việt Nam cho đến năm 2011. Đề
tài “Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của
Việt Nam” của TS.Hà Thị Thiều Dao và ThS.Phạm Thị Bình Minh. Đề tài này nghiên
cứu chuyên sâu với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực đa
phương của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó xem xét diễn biến của tỷ giá
thực đa phương cân bằng trong dài hạn và xác định chênh lệch của tỷ giá hối đoái thực
đa phương so với mức cân bằng dài hạn cho đến quý III năm 2010. Với mục tiêu rõ
ràng chỉ tập trung vào nghiên cứu nhân tố tỷ giá thực đa phương, đề tài đã cung cấp
cho ta nhiều mô hình tác động tỷ giá và tìm ra được mô hình phù hợp với Việt Nam
cho đến quý III năm 2010. Đề tài “Sai lệch tỷ giá ở Việt Nam” do nhóm tác giả Vũ
Quốc Huy, Vũ Phạm Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu Hằng thực hiện, cũng tính REER và
sử dụng nó làm tỷ giá đa phương, đồng thời áp dụng phương pháp BEER để ước lượng
tỷ giá cân bằng. Từ đó để tính mức độ sai lệch của tỷ giá cho đến năm 2010. Bài
nghiên cứu “ Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế” của nhóm tác
giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm
Trang 5
Văn Hà cũng áp dụng tính tỷ giá thực RE và REER để dự báo tỷ giá. Bài nghiên cứu
mang khá chi tiết về tỷ giá , xem xét về xu hướng tỷ giá trên thế giới từ đó đánh giá cơ
chế tỷ giá hiện tại của Việt Nam cho đến năm 2009.
Và một số đề tài có cùng phạm vi nghiên cứu khác như: “Thực trạng tỷ giá hối đoái
tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay” – Đỗ Nguyễn Tấn Trường (2011); tiểu luận “
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đối với
nền kinh tế” – Hà Thu Thủy ( 2006)… Tuy nhiên những đề tài này chỉ tìm hiểu về thực
trạng mà chưa có phân tích định lượng đối với các nhân tố tác động đến tỷ giá của Việt
Nam.
6. Tính mới và những đóng góp:
Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau thì các nhân tố tác
động ảnh hưởng thực sự đến nó cũng không giống nhau. Bài tiểu luận không chỉ phân
tích định tính mà còn có những phân tích định lượng để đưa ra những ý kiến khách
quan nhất về tác động của các nhân tố đến tỷ giá cho đến năm 2012 tại Việt Nam.
7. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố về các nhân tố tác động
lên tỷ giá.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình định lượng dự báo sự biến động của tỷ
giá thực đa phương Việt Nam.
Chương 4: Kết quả và nhận xét mô hình.
Chương 5: Một số giải pháp, khuyến nghị.
Trang 6
PHẦN 2: NỘI DUNG
1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Theo sách Tài chính quốc tế của Ts. Nguyễn Văn Tiến có nêu lên định nghĩa: “Tỷ
giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”
(“Exchange rate is price for which the currency of a country can be exchanged for
another country’s currency”)
1.2 Các loại tỷ giá hối đoái:
Căn cứ theo tiêu thức giá trị của tỷ giá:
- Tỷ giá danh nghĩa song phương ( Bilateral Nominal Exchange Rate – NER): Là giá
cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập
đến tươngquan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
- Tỷ giá danh nghĩa đa phương ( tỷ giá trung bình) ( Nominal Effective Exchange
Rate – NEER): Là chỉ số giá trung bình của một đồng tiền tính trên một rổ các đồng
tiền nhất định.
- Tỷ giá thực song phương ( Bilateral Real Exchange Rate): Là tỷ giá danh nghĩa đã
được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ
số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
- Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER): Là tỷ giá danh
nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước với tất cả các
nước còn lại, nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ so với tất cả các đồng tiền còn
lại.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác , tùy vào các tiêu thức mà ta có cách phân
loại tỷ giá khác nhau.
1.3 Các chế độ tỷ giá:
Hiện nay theo IMF chế độ tỷ giá được phân thành:
Bảng 1.1 : Phân loại cơ chế tỷ giá:
Trang 7
Cơ chế tỷ giá
1.Không dùng đồng bản địa (no separate legal tender)
2.Neo cứng theo một đồng tiền mạnh (currency board)
3.Neo cố định (Conventional fixed peg arrangements)
4.Neo trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands)
5.Neo tỷ giá có điều chỉnh (cawling peg)
6.Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh (crawling band)
7.Thả nổi có quản lý (managed floating)
8. Thả nổi hoàn toàn (independently floating)
Nguồn: IMF.
1.4 Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái:
- So sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị
giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và
trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các
nước khác.
- Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu: Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ
sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích
những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn
chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn.
- Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Phân phối lại thu nhập giữa
các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan
kinh tế với nhau.Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so
với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi
thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu.
- Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị trường
tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ: Đó chính là phá
giá tiền tệ . Phá giá tiền tệ là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với
ngoại tệ. Phá giá tiền tệ để tác động lên cán cân thương mại để nâng cao sức cạnh
tranh của một quốc gia, hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào. Chẳng hạn như trường
hợp của Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật
sang Mỹ ( đặc biệt là xe hơi).
Trang 8
1.5 Khái quát chính sách tỷ giá ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, từ sau khi có đồng tiền Quốc gia (1995) đến nay có thể chia làm 4
thời kỳ như sau:
1.5.1 Thời kỳ 1995 – 1989: tồn tại chế độ tỷ giá cố định – đa tỷ giá
Đặc trưng của thời kỳ này là Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các
mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại
thương và ngoại hối. Do đó, thời kỳ này, nước ta thực hiện chính sách tỷ giá cố định,
giá cả ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và đầu tư theo thời gian. Trong thời
gian đó, ở nước ta, tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, không phản ánh đúng
quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối, không phản ánh đúng giá trị của đồng nội
tệ. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc.
1.5.2 Thời kỳ 1989 – 1991: Tỷ giá được nới lỏng để đưa dần các yếu tố thị
trường vào cơ chế xác định của tỷ giá
Đặc trưng của thị trường này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế
độ đơn tỷ giá (tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu của thị trường .
Cải cách hệ thống hành chính được tiến hành từ năm 1988 với Nghị định 53/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành
hai cấp. Đồng thời điểm nổi bật của giai đoạn này là tỷ giá hối đoái trên thị trường tự
do khác xa với thị trường chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố, đặc biệt là
những năm 1989 – 1990. Chính vì vậy mà, đây được coi là thời kỳ “thả nổi tỷ giá” và
Nhà nước không có khả năng kiểm soát.
1.5.3 Thời kỳ 1992 – 1997 ( trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền
tệ khu vực)
Tỷ giá được ấn định và điều chỉnh gần như cố định để kiềm chế lạm phát, ổn định
thị trường tiền tệ và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Với việc đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994, do
đó nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. Từ những
thành công của việc đưa tỷ giá ổn định cuối năm 1991 đầu năm 1992, gắn liền với
Trang 9
những thành tích của công cuộc chống lạm phát, cùng với nỗi ám ảnh về hậu quả của
lạm phát và nguy cơ tái lạm phát đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
chuyển sang lựa chọn chính sách tỷ giá vì mục tiêu chống lạm phát, bằng cách cố gắng
duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đặc điểm nổi bật là tỷ giá chính thức
theo sát giá cả thị trường tự do, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực điều chỉnh để ổn định
tỷ giá trong giai đoạn này.
1.5.4 Thời kỳ 1997 đến nay
- Từ 1997 – 2/1999:
Đặc trưng cơ bản trong thời gian này là việc sử dụng tỷ giá chính thức và biên độ
dao động. Ban hành Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối,
theo đó tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam so với các ngoại tệ hình thành dựa trên cơ sở
cung – cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
- Từ 3/1999 đến nay:
Từ đầu năm 1999, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỷ giá
theo kiểu bao cấp như trước đây thông qua việc công bố hai quyết định mới về tỷ giá là
Quyết định số 64/1999/NQ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua
bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc trưng cơ bản
của thời gian này là Ngân hàng Nhà nước bây giờ chỉ công bố tỷ giá theo giao dịch
bình quân liên ngân hàng. Chuyển từ chế độ tỷ giá cố định ( tỷ giá chính thức) sang chế
độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Và cũng theo điều 13 luật NHNN về tỷ giá hối đoái, tại
khoản 1 ghi rõ: “ Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị
trường có sự điều tiết của nhà nước.”
1.6 Thực trạng chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 1999 đến nay:
Năm 1999 là một năm quan trọng, với sự ra đời của Quyết định 64/QĐ – NHNN 7,
đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình đổi mới quản lý tỷ giá hối đoái, lần đầu
tiên việc xác định tỷ giá hối đoái được xác định bởi thị trường thay vì cách quản lý
trước đây. Bắt đầu từ 25/2/1999, các Ngân hàng thương mại (NHTM) được phép xác
định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá +0.1% so với tỷ giá bình quân
liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó; sau đó, từ ngày 1/7/2002 biên độ này được
Trang 10
mở rộng lên +/- 0.25%. Như vậy, cơ chế tỷ giá thả nổi của Việt Nam đã chuyển sang
cơ chế thả nổi có điều tiết không công bố trước tỷ giá nhưng có quy định biên độ hẹp.
- Yếu tố thả nổi bao gồm:
+ Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chính thức công nhận.
+ NHNN đã không chủ quan trực tiếp ấn định, không công bố tỷ giá chính thức,
mà thay vào đó là chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Mà tỷ giá
liên ngân hàng lại do cung – cầu trên thị trường liên ngân hàng quyết định.
+ Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM xác định tỷ giá kinh
doanh theo quy tắc: Tỷ giá kinh doanh = TGBQLNH ( 1 ± 0.0025).
- Yếu tố điều tiết bao gồm:
+ Tỷ giá không được tự do biến động theo quan hệ cung cầu trên Interbank, mà
thay vào đó sự biến động chỉ trong giới hạn ±0.25% so với tỷ giá của ngày giao dịch
trước đó.
+ Tỷ giá là cố định trong suốt một ngày giao dịch, bất chấp những thay đổi đột
biến trong quan hệ cung – cầu ngoại tệ vượt ra ngoài biên độ giao động cho phép.
+ Vì đây là tỷ giá bình quân, nghĩa là NHNN phải tính toán mới ra, trong khi đó
NHNN lại là người độc quyền điều hành, độc quyền tính toán, độc quyền thông báo
TGBQLNH, cho nên trong chừng mực nhất định thì mức TGBQLNH chưa thoát ly
khỏi ý chí chủ quan trong điều hành tỷ giá của NHNN.
+ Ngoài ra, NHNN còn sử dụng hệ thống các công cụ (trực tiếp và gián tiếp) để
tác động lên tỷ giá, như: trực tiếp mua vào và bán ra trên thị trường ngoại hối, sử dụng
biện pháp kết hối, tăng giảm lãi suất…
Bảng 1.2 : Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố
trên thị trường Liên ngân hàng.
Ngà
y
1/7/
02
31/12/
06
12/12/
07
10/3/
08
27/06/
08
6/11/
08
24/3/
09
1/12/
09
11/2/
11
Biên
độ
±0.2
5%
±0.5% ±0.75
%
±1% ±2% ±3% ±5% ±3% ±1%
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp.
Năm 2012 – 2013: NHNN cam kết duy trì ổn định tỷ giá ở mức 2 – 3%. Tỷ giá
bình quân liên Ngân hàng được duy trì ổn định mức 20,828 VND/USD. Tuy nhiên,
cuối tháng 05/2013, thị trường ngoại tệ có biến động, tỷ giá tăng và diễn biến phức tạp
Trang 11
mặc dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trường, điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ mức 20,828 VND/USD tăng 1% lên mức 21,036 VND/USD vào ngày
28/6/2013. Điều chỉnh biên độ tỷ giá là +/- 1% vào ngày 28/06/2013.
Nhận xét: Chế độ tỷ giá của Việt Nam từ 2/1999 đến nay là chế độ tỷ giá thả nổi có
điều tiết. Tuy nhiên, vẫn có tính linh hoạt chưa cao:
- Thị trường tiền tệ liên Ngân hàng của Việt Nam còn khá là sơ khai. Khối lượng
giao dịch trên Ngân hàng quá nhỏ bé, khoảng 22% tổng doanh số trên thị trường
Ngoại hối ( so với 85% ở thị trường Quốc tế).
- Tình trạng khan hiếm ngoại tệ thường xuyên, các NHTM phải áp dụng tỷ giá giao
dịch kịch trần cho phép, tức bằng Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (TGBQLNH)
cộng 0.25%, hàm ý về mặt lý thuyết TGBQLNH tăng 0.25% / ngày giao dịch liên
tục. Tuy nhiên, TGBQLNH do NHNN thông báo có xu hướng tăng, nhưng nhìn
chung rất chậm hơn nữa có thời kỳ tỷ giá đứng im và đôi khi còn giảm.
- Tỷ giá được công bố có giá trị trong suốt một ngày làm việc. Như vậy, nếu trong
ngày có sự thay đổi lớn về cung – cầu thì các NHTM không có điều kiện thay đổi tỷ
giá cho phù hợp.
- Thời gian đầu, NHNN chỉ quy định biên độ giao động một chiều (tối đa là +0.1%)
mà không quy định chiều giảm. Điều đó tạo ra tâm lý đầu cơ, ưa chuộng ngoại tệ vì
nó chỉ có thể tăng giá. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định biên độ hai chiều,
đồng thời nới rộng biên độ giao dịch lên +/- 0.25%.
Trang 12
2: CÁC TÀI LIỆU, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ VỀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.
Dựa vào một số tài liệu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ giá đã được
công bố rộng rãi, ta có thể thấy rằng tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh trong ngắn
hạn, nhưng lại có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn. Các nhân tố tác động đến tỷ
giá bao gồm cả những nhân tố ngắn hạn; các nhân tố trung và dài hạn.
Khi phân tích các nhân tố nào đó ảnh hưởng đến tỷ giá, ta quy định là các nhân tố
khác không thay đổi và tỷ giá được yết theo kiểu trực tiếp.
2.1 Các nhân tố ngắn hạn
Những nhân tố biến động nhanh và tác động trực tiếp lên tỷ giá sẽ quyết định
xu hướng vận động của tỷ giá trong ngắn hạn.
2.1.1 Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền
a) Mức lãi suất của đồng ngoại tệ
Tại mỗi mức tỷ giá nhất định, khi lãi suất của ngoại tệ tăng, làm tăng lợi tức kỳ
vọng của tài sản ngoại tệ so với nội tệ, làm tăng cầu nắm giữ tài sản ngoại tệ, làm tỷ
giá tăng. Và ngược lại nếu lãi suất của ngoại tệ giảm sẽ dẫn đến tỷ giá giảm.
b) Lãi suất của đồng nội tệ
Tại một mức tỷ giá nhất định, khi lãi suất của nội tệ tăng, làm tăng lợi tức kỳ
vọng của tài sản nội tệ so với ngoại tệ, làm tăng cầu nắm giữ tài sản nội tệ, làm tỷ giá
giảm.Và ngược lại nếu lãi suất của nội tệ tăng sẽ dẫn đến tỷ giá tăng .
2.1.2 Thay đổi trong tỷ giá kỳ vọng
Sự kỳ vọng có ảnh hưởng đến biến động tỷ giá được đã được đề cập đến trong
nhiều nghiên cứu. Bắt đầu, từ học thuyết ngang giá sức mua (PPP) ta đã biết được
rằng: những kỳ vọng về tương quan lạm phát dựa 2 đồng tiền đã trở thành nhân tổ tác
động thay đổi tỷ giá kỳ vọng. Và đến 2 nghiên cứu của Rosenberg vào năm 2003 và
Murphy năm 2006, cho thấy ngưỡng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng của nhà đầu tư đã ảnh
Trang 13
hưởng đến tỷ giá. Thật vậy, khi tỷ giá kỳ vọng tăng, làm mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng
tăng, nghĩa là kỳ vọng đồng ngoại tệ lên giá, còn nội tệ giảm giá kỳ vọng, làm cho
luồng vốn đầu cơ chạy từ trong nước ra nước ngoài để đầu tư, dẫn đến cầu ngoại tệ trên
thị trường giao ngay tăng, làm tỷ giá giao ngay tăng. Như vậy, kỳ vọng về tỷ giá đã
làm thay đổi tỷ giá hiện hành. Ngoài ra, khi ngưỡng chịu đựng rủi ro càng cao thì mức
thay đổi tỷ giá kỳ vọng sẽ càng lớn.
2.1.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối
Hầu hết những tài liệu nói đến yếu tố sự can thiệp của Ngân hàng trung ương
chủ yếu là ở những nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Với sự can thiệp
này tỷ giá thay đổi ngay trong ngắn hạn thông qua việc tác động trực tiếp lên thị trường
ngoại hối. Tần số và cường độ can thiệp càng nhanh, càng mạnh thì tỷ giá trong ngắn
hạn cũng biến động càng nhanh, càng mạnh. Không chỉ vậy,mọi tác động của Ngân
hàng Trung ương đều tác động mạnh đến tâm lý của các thành viên trên thị trường
khiến cho tỷ giá thay đổi nhanh chóng:
- Khi Ngân hàng Trung ương mua ngoại tệ, bán nội tệ làm tăng cầu ngoại tệ,
làm tỷ giá tăng.
- Khi Ngân hàng Trung ương bán ngoại tệ, mua nội tệ làm tăng cung ngoại tệ,
làm tỷ giá giảm.
2.1.4 Những cú sốc về kinh tế, chính trị , xã hội, thiên tai
Thị trường ngoại hối là thị trường cực kỳ nhạy cảm với những cú sốc kinh tế,
chính trị , xã hội, thiên tai. Mỗi cú sốc đều diễn ra bất ngờ và ngay lập tức tác động lên
tỷ giá. Nhân tố nào cường độ càng mạnh, tần số càng nhanh thì tỷ giá biến động càng
nhanh càng mạnh.
Những cú sốc tích cực sẽ làm nội tệ lên giá, còn những cú sốc tiêu cực sẽ làm
nội tệ giám giá.
2.2 Các nhân tố trung và dài hạn
Những nhân tố tác động đến cung và cầu hàng hóa trong nước và nước ngoài
làm thay đổi và tác động từ từ lên tỷ giá sẽ quyết định xu hướng biến động của tỷ giá
Trang 14
trong dài hạn. Bao gồm 5 yếu tố sau: Mức giá cả tương đối, Độ mở của nền kinh tế,
Tâm lý ưa thích hàng nội hơn hàng ngoại, Thu nhập và Năng suất lao động.
2.2.1 Mức giá cả tương đối
Hầu như mọi nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tỷ giá đều có nói đến biến số này.
Mức giá cả tương đối có ảnh hưởng đến tỷ giá thể hiện ở chỗ:
- Khi tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài
làm cho giá hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với giá cả hàng hóa nước ngoài.
Dẫn đến:
+ Cầu nhập khẩu hàng hóa đối với trong nước tăng, làm cầu ngoại tệ tăng; còn cầu
xuất khẩu hàng hóa đối với trong nước giảm, cung ngoại tệ giảm => nội tệ giảm giá, tỷ
giá tăng.
- Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát nước ngoài tăng tương đối so với tỷ lệ lạm phát trong
nước, làm cho giá hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với giá hàng hóa nước
ngoài.
+ Cầu nhập khẩu hàng hóa đối với trong nước giảm, cầu ngoại tệ giảm; cầu nhập
khẩu hàng hóa đối với trong nước tăng, cầu ngoại tệ tăng => nội tệ tăng giá, tỷ giá
giảm.
2.2.2 Độ mở của nền kinh tế
Ðộ mở nền kinh tế thể hiện cho chính sách ngoại thương của một nước. Khi chính
sách ngoại thương càng theo hướng tự do hóa, thì độ mở của nền kinh tế càng lớn. Độ
mở nền kinh tế có ảnh hưởng đến tỷ giá thực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái
chiều khi nói đến sự ảnh hưởng của nhân tố này.
- Theo Edwards (1994) và Elbadawi (1994), khi tự do hóa thương mại, thông qua
việc giảm các hạn ngạch và thuế quan trong nước thì tiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ trở
nên rẻ hơn, làm người tiêu dùng trong nước có xu hướng thay thế hàng trong nước
sang hàng nước ngoài, làm xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng. Kết quả là tự do hóa
ngoại thương tăng sẽ làm tỷ giá tăng.
Trang 15
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại thấy mối quan hệ ngược chiều giữa độ mở
nền kinh tế với tỷ giá. Cụ thể:
+ Theo Connolly và Devereux (1995) đưa ra trường hợp độ mở nền kinh tế tăng do
giảm thuế xuất khẩu thì sẽ làm cho xuất khẩu ra nước ngoài tăng, cung ngoại tệ=> tỷ
giá sẽ giảm.
+Theo Fernandez (2006) và Miyajima (2007): nếu độ mở nền kinh tế tăng lên do
tăng trưởng kinh tế từ việc tăng hoạt động ngoại thương và cơ chế bảo hộ giảm thì tỷ
giá sẽ giảm.
2.2.3 Tâm lý ưa thích hàng nội hơn hàng ngoại
Tâm lý ưu thích hàng ngoại thay đổi từ từ theo thời gian nên được xem là nhân
tố tác động lên tỷ giá trong dài hạn.
- Nếu người trong nước ưa thích hàng hóa nước ngoài hơn so với hàng hóa
trong nước dẫn đến tăng cầu nhập khẩu, cung ngoại tệ tăng, nội tệ giảm giá => tỷ giá
tăng.
- Nếu người nước ngoài ưa thích hàng hóa trong nước sẽ tăng cầu xuất khẩu
tăng cầu nội tệ, nội tệ tăng giá => tỷ giá giảm.
2.2.4 Thu nhập
Một số nhà nghiên cứu nói lên mối quan hệ giữa thu nhập với tỷ giá còn phụ
thuộc vào một yếu tố nữa là “Hiệu ứng thay thế”. Tuy nhiên, ta giả định “hiệu ứng thay
thế” không đổi, không ảnh hưởng. Khi đó:
- Thu nhập của người dân trong nước tăng kích thích tăng nhu cầu nhập khẩu,
tăng cầu ngoại tệ, nội tệ giảm giá => tỷ giá tăng.Và ngược lại thu nhập của người dân
trong nước giảm => tỷ giá giảm.
- Thu nhập của người nước ngoài tăng dẫn đến tăng nhu cầu xuất khẩu tăng cầu
nội tệ, nội tệ tăng giá => tỷ giá giảm. Và ngược lại thu nhập của người nước ngoài
giảm => tỷ giá tăng
Trang 16
2.2.5 Năng suất lao động
- Nếu năng suất lao động trong nước tăng nhanh hơn thế giới, hàng hóa trong
nước có giá giảm tương đối so với thế giới, làm cầu xuất khẩu tăng, cung ngoại tệ tăng
giá => tỷ giá giảm.
- Và ngược lại năng suất lao động trong nước tăng chậm hơn so với thế giới; cầu
xuất khẩu giảm, cung ngoại tệ giảm tức đồng nội tệ giảm giá => tỷ giá tăng.
Trang 17
3: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG DỰ BÁO SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
THỰC ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Lựa chọn biến nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái thực đa phương thực tế (REER) là một biến số quan trọng, nó
phản ứng tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả đồng tiền còn lại. REER cũng
chính là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tát cả các
nước bạn hàng còn lại. Vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn Biến nghiên cứu là REER,
thông qua việc:
- Xác định các nhân tố tác động đến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam trong ngắn và
dài hạn.
- Dự báo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực đa phương so với mức cân bằng dài
hạn
3.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu
3.2.1 Cơ sở của mô hình
Nhà nghiên cứu Edward (1988) đã đưa ra một mô hình điển hình được sử dụng
rộng rãi để ước lượng tỷ giá thực của các nền kinh tế đang phát triển:
REER= f (TOT, OPEN, GOVEX, PROD, CAPINF)
Trong đó:
+ TOT (terms of trade): những điều kiện thương mại
+ OPEN (the openness of the economy): độ mở của nền kinh tế
+GOVEX(public expenditure): chi tiêu công
+PROD (technical progress ): phát triển công nghệ
+ CAPINF(capital flows).: dòng lưu chuyển vốn.
Từ mô hình trên, những nghiên cứu của Elbadawi (1998) đã đưa ra những mô
hình mở rộng với những nhân tố thuộc chính sách thương mại như cán cân vãng lai,
Trang 18
cán cân vốn. Hay Montiel (1999) đã phân chia thành 4 nhóm có ảnh hưởng đến REER.
Là các nhân tố trong chính sách tài khóa, chính sách thương mại, điều kiện kinh tế
quốc tế và những yếu tố cung trong nước. Theo đó, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của
mỗi nền kinh tế mà biến đại diện của mỗi nhóm có thể được lựa chọn. Như vậy, mô
hình mở rộng cho phép thấy được cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
thực cân bằng của một nền kinh tế đang phát triển (Noor và Mohammed, 2009).
Có thế thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực đa phương của một
quốc gia. Và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc giá mà sẽ có một mô hình
riêng, chứ không có một mô hình cứng nhắc nào áp dụng cho tất cả nền kinh tế.
3.2.2 Mô hình định lượng sự biến động của tỷ giá thực đa phương tại Việt Nam.
Dựa vào mô hình của Edward (1988), Elbadawi (1998), Montiel (1999) và phân
tích các biến số kinh tế nền tảng của Việt Nam, nhóm đưa ra phương trình dự báo
REER của Việt Nam như sau:
REERt = βo + β1INFLATIONt + β2netTBt+ β3RESERVEt+ β4INCOMEt +
β5FDIt +εt
Trong đó, các biến liên quan được thu thập theo từng năm trong giai đoạn 2000
đến năm 2012 từ các tổ chức trong nước và quốc tế uy tín như Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam (SBV), Tổng cục thống kê (GSO), World Bank(WB) và Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) . Cụ thể:
Bảng 3.1 Mô tả biến giải thích sử dụng trong mô hình
Biến số Nội dung
Đơn
vị
Cách tính
toán/Chỉ số
đại diện
Thời gian
Tác
động kỳ
vọng đến
REER
Nguồn
số liệu
INFLATIO
N
Mức độ
lạm phát
của Việt
% Chỉ số lạm
phát có điều
chỉnh GDP
2000-2012 +/- Ngân
hàng
Phát triển
Trang 19
Nam qua
các năm
(GDP
Deflator –
D)
Châu Á
(ADB)
netTB
Giá trị
xuất siêu
của Việt
Nam
Triệu
USD
Xuất khẩu-
Nhập khẩu
2000-2012 -
Ngân
hàng
Phát triển
Châu Á
(ADB)
RESERVE
Dự trữ
ngoại hối
của Ngân
hàng Nhà
Nước
Việt Nam
Triệu
USD
Chỉ số dự
trữ tính cho
ngoại tệ
(foreign
reserve)
2000-2012 +
Ngân
hàng Nhà
Nước
Việt Nam
(SBV)
INCOME
Thu nhập
thực thực
tế
Triệu
USD
Chỉ số thu
nhập tính
theo GDP
thực tế hằng
năm
2000-2012 +
World
Bank
FDI
Đầu tư
trực tiếp
của nước
ngoài vào
Việt Nam
Triệu
USD
Chỉ số đầu
tư trực tiếp
trên BOP
2000-2012 -
World
Bank
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp.
Với biến REER được tính toán theo công thức:, với:
+ là tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tiền quốc gia thứ i với VND (VND luôn là
đồng định giá)
Trang 20
+ là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam qua các năm (Từ năm 2000-2012, năm
2005= 100%)
+ : là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả đồng tiền trong rỗ, được thu thập
số liệu của các quốc gia có giá trị thương mại lớn đối với Việt Nam bao gồm Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Úc, Indonesia. Tỷ
trọng của các nước này chiếm hơn 65% giá trị thương mại hằng năm của Việt Nam
trong giai đoạn 2000 – 2012.
Trang 21
4: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG DỰ BÁO SỰ BIẾN
ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
Dựa trên mô hình ước lượng đã phân tích ở trên, để xem xét các yếu tố tác động
đến REER, thông qua việc hồi quy mô hình bằng eview, ta có kết quả như sau:
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 4279.268 317.3881 13.48276 0.0000
INFLATION -7.388624 20.76223 -0.355869 0.7324
NETTB -0.122345 0.032249 -3.793775 0.0068
RESERVE 0.084433 0.022521 3.749085 0.0072
FDI -0.573777 0.126499 -4.535834 0.0027
GDP 0.013541 0.007361 1.839532 0.1084
R-squared 0.878699 Mean dependent var 4552.302
Adjusted R-squared 0.792055 S.D. dependent var 679.1834
S.E. of regression 309.7142 Akaike info criterion 14.61321
Sum squared resid 671460.4 Schwarz criterion 14.87396
Log likelihood -88.98590 F-statistic 10.14152
Durbin-Watson stat 1.911601 Prob(F-statistic) 0.004159
Kết quả hồi quy ban đầu cho thấy rằng REER chịu ảnh hưởng của các yếu tố
NetTB, RESERVE và FDI, còn đối với các INFLATION và GDP cho thấy không có ý
nghĩa thống kê. Ngoài ra kết quả ước lượng hồi quy trên có phần dư cũng thoả mãn các
kiểm định về phân phối chuẩn (kiểm định Jarque-Bera có prob=0.675615>0.05),
phương sai thay đổi (kiểm định White có prob=0.226594>0.05) và tự tương quan
(kiểm định BG có prob=0.776274>0.05)
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 0.037505 Probability 0.852829
Obs*R-squared 0.080757 Probability 0.776274
White Heteroskedasticity Test:
Trang 22
F-statistic 49.78957 Probability 0.019845
Obs*R-squared 12.94799 Probability 0.226594
Bây giờ ta tiếp tục xem xét các biến không có ý nghĩa thống kê là GDP và
INFLATION bằng kiểm định Wald, ta có kết quả như sau:
Wald Test:
Equation: Untitled
Test Statistic Value df Probability
F-statistic 1.692648 (2, 7) 0.2514
Chi-square 3.385295 2 0.1840
Kết quả kiểm định cho thấy prob(F-statistic)=0.2514>0.05 nên cả biến
INFLATION và GDP đều không cần thiết trong mô hình. Như vậy loại bỏ các biến
không có ý nghĩa thống kê, ta có kết quả hồi quy như sau:
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 4720.089 183.9436 25.66052 0.0000
NETTB -0.077491 0.022370 -3.464049 0.0071
RESERVE 0.079082 0.023866 3.313557 0.0090
FDI -0.371281 0.061791 -6.008681 0.0002
R-squared 0.820036 Mean dependent var 4552.302
Adjusted R-squared 0.760048 S.D. dependent var 679.1834
S.E. of regression 332.6973 Akaike info criterion 14.70000
Sum squared resid 996187.7 Schwarz criterion 14.87383
Log likelihood -91.55002 F-statistic 13.67000
Durbin-Watson stat 0.902658 Prob(F-statistic) 0.001063
Trang 23
Như vậy từ mô hình cho thấy, mô hình có độ phù hợp cao, giải thích được 76%
sự biến động của REER. Cụ thể FDI có sự tác động mạnh nhất đến sự thay đổi của
REER, 1% thay đổi của RESERVE làm REER biến đổi ngược chiều và thay đổi
0.37%. Trong khi đó NETTB và FDI biến động lần lượt ngược và cùng chiều đến sự
thay đổi của REER.
Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét cụ thể tác động của các yếu tố:
- Thứ nhât, là về nhân tố NETTB - giá trị xuất siêu của Việt Nam: theo mô hình
ta thấy biến NETTB có tác động ngược chiều với REER. Nếu NETTB tăng
(giảm) lên 1% sẽ làm cho REER giảm (tăng) 0.077%. Điều này hoàn toàn phù
hợp với lý thuyết, vì NETTB tăng, tức xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu,
làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh hơn cầu ngoại tệ, làm ngoại tệ giảm giá => tỷ
giá giảm. Ngược lại, khi NETTB giảm sẽ làm tỷ giá giảm.
- Thứ hai, là nhân tố dự trữ ngoại hồi: Khi NHNN tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối sẽ
làm cho cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng dẫn đến việc tăng tỷ giá
danh nghĩa kéo theo sự gia tăng của REER và ngược lại. Dựa theo mô hình, ta
có khi dự trữ tăng (giảm) 1% thì REER sẽ tăng (giảm) 0.079%.
- Thứ ba, là nhân tố FDI. Dựa trên mô hình cho thấy, biến FDI tác động ngược
chiều với REER và là nhân tác động mạnh nhất trong 3 nhân tố. Khi FDI tăng
(giảm) 1% thì REER giảm (tăng) là 0.3712%. Điều này được giải thích như sau:
khi dòng vốn đầu tư trực tiếp tăng, chứng tỏ dòng tiền từ nước ngoài chảy vào
Việt Nam tăng lên, làm cầu ngoại tệ tăng => tỷ giá giảm và ngược lại.
Tiếp đến, nhóm giải thích hai nhân tố lạm phát và GDP. Theo kết quả mô hình
thì hai nhân tố này không có ý nghĩa với mô hình mặc dù trên lý thuyết có rất nhiều
công trình nghiên cứu giải thích sự ảnh hưởng của hai nhân tố này. Kết quả này được
giải thích như sau:
- Nhân tố lạm phát là một nhân tố có quan hệ tuyến tính đến tỷ giá. Tuy nhiên,
đây là một biến đa tác động theo thời gian, môi quan hệ hai chiếu và phụ thuộc
vào nhân tố lãi suất thực và mức tăng lạm phát.
- Ngoài ra, còn do nguyên nhân khách quan xuất phát từ đặc trưng của số liệu là
rất dễ xảy ra hiên tượng tự tương quan. Dãy số liệu lạm phát và GDP là những
Trang 24
dãy số liệu có tính chất quan tính (Inertia) khá cao: thuộc loại chuỗi thời gian,
mang tính chu kỳ, hậu quả làm thay đổ khuynh hướng biến thiên của chuỗi dữ
liệu. Vì vậy, trong hồi qui chuỗi thời gian các quan sát tiếp theo của GDP và
lạm phát đã xảy ra hiện tượng tự tương quan. Đồng thời, mô hình đã xuất hiện
hiện tượng trễ (lag) do biến thu nhập, không chỉ phụ thuộc vào tiêu dùng của kỳ
này mà còn phụ thuộc vào thu nhập của kỳ trước.
- - Một nguyên nhân khác xuất phát từ nhóm là do quá trình xử lý số liệu của
nhóm. Việc không thu thập được các số liệu lạm phát và GDP theo tháng nên
nhóm lấy trung bình của lạm phát và GDP thực theo năm có thể làm cho sai số
hệ thống trong các nhiễu, gây nên hiện tượng tự tương quan và phương sai thay
đổi.
Trong quá trình tính toán nhóm cũng tính được tỷ giá thực đa phương qua các năm
như sau:
Bảng 4.1: Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 với
rổ tiền tệ 10 quốc gia được chọn
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
REER 4003 4281 4914 5520 5365 5149 5296 5051 4316 3889 3979 3819 3597
Bảng trên cho thấy sự xuống giá của VND trong giai đoạn năm 2000-2012. Giá
trị của VND so với năm 2000 bắt đầu lên giá cho đến thời điểm cuối năm 2005.
Biến động này cũng tương tự với sự biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ
lệ lạm phát trong khoảng thời gian này (số liệu trong file đính kèm: số kiệu mô
hình). Tiếp đến, từ năm 2006 đến 2012, mức thay đổi trong REER chuyển từ
dương sang âm thể hiện VND trong tương quan so sánh với các đối tác ngoại
thương chính đã bị đánh giá cao so với giai đoạn trước, trong khi tỷ giá danh nghĩa
lại ngày càng tăng. Điều này càng nói lên một thực tế, tỷ giá REER Việt Nam đang
định giá quá cao, rất đễ dẫn đến hiện tượng tấn công tiền tệ vào đồng Việt Nam.
Trang 25