Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.44 KB, 8 trang )

Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới
chứng khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán
Đại Dương
Lê Thị Thùy Linh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Sơn
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. Luận văn nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn về hoạt
động môi giới chứng khoán nói riêng và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung
của công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương.
Keywords. Môi giới chứng khoán; Chứng khoán; Tài chính
Content.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000 đến nay, một khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi
so với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới. Tuy nhiên, TTCK Việt
Nam đã được nhiều nhà đầu tư biết đến và được coi như một kênh đầu tư hấp dẫn, mang lại lợi
nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Là một chủ thể tham gia vào TTCK, Công ty chứng
khoán (CTCK) có vai trò như cầu nối trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán.
Cùng với sự phát triển của TTCK, vai trò của CTCK cũng dần được khẳng định và củng cố, các
sản phẩm chứng khoán cung cấp cho thị trường ngày càng phong phú hơn và chất lượng dịch vụ
ngày một tốt hơn.
Trong khoảng thời gian hơn 14 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều bước
thăng trầm, biến động. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển với tốc
độ chóng mặt của TTCK Việt Nam. Nhưng trong những năm 2010, 2011 và 2012 là những năm
cho thấy sự đi xuống nghiêm trọng của TTCK Việt Nam cũng như TTCK thế giới. Trước những


khó khăn của TTCK ,các CTCK đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro trong


hoạt động kinh doanh của mình. Theo số liệu thống kê của VNDirect, riêng trong năm 2011, toàn
ngành chứng khoán lỗ gần 1.800 tỷ đồng, trong số đó có 5 công ty gánh lỗ "khủng" hàng trăm tỷ
đồng. Sang năm 2012, con số này được cải thiện ở mức lãi 203,4 tỷ đồng nhưng cũng chỉ bằng
xấp xỉ 6% so với năm 2009. Doanh thu từ các hoạt động quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận của
các CTCK là môi giới và tự doanh ngày càng thu hẹp. Tổng doanh thu môi giới của tất cả công
ty niêm yết năm 2012 chỉ đạt gần 538 tỷ đồng, bằng một nửa so với năm 2009. Gần như toàn bộ
những CTCK có lợi nhuận sau thuế năm 2012 từ 50 tỷ đồng trở lên đều có mảng môi giới mạnh,
thị phần môi giới thuộc Top 10 trên hai sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, hầu hết số còn lại chỉ thu lãi vài trăm triệu đồng hoặc lỗ. Bước sang năm
2013, 2014 TTCK Việt Nam có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định của
nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. TTCK Việt Nam được đánh giá
là một trong số 10 thị trường có mức độ phục hồi nhanh nhất thế giới.
Sau gần tám năm đi vào hoạt động, nghiệp vụ môi giới chứng khoán (MGCK) của công ty cổ
phần chứng khoán Đại Dương (OCS) đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong tổng thể
hoạt động chung của toàn công ty cũng như những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh
của công ty trong mắt các nhà đầu tư. Hoạt động môi giới của OCS trong những năm qua đã đạt được
một số thành công nhất định. Tuy nhiên, mức độ đóng góp trong doanh thu của hoạt động môi giới vào
kết quả kinh doanh chung của OCS còn khá khiêm tốn và không ổn định, thị phần môi giới chưa cao,
số lượng tài khoản giao dịch gia tăng chậm. Đứng trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung
và của TTCK nói riêng, cùng với sức ép cạnh tranh giữa các CTCK trên thị trường khi mà cung đang
lớn hơn cầu như hiện nay, việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động môi giới được đặt ra một
cách bức thiết đối với OCS. Do đó, đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại
công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương" được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Khi thị trường ngày một phát triển hơn, sự cạnh tranh của nhiều CTCK với vai trò trung
gian, đòi hỏi các CTCK nói chung và hoạt động MGCK nói riêng sẽ phải tích cực, chủ động tìm
những biện pháp để thu hút khách hàng đến với mình. Dó đó hoạt động môi giới phải được chú
trọng và nâng cao chất lượng. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm
bảo được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của các CTCK.



Trước tầm quan trọng của hoạt động MGCK, trong những năm qua đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về hoạt động môi giới trên TTCK. Có thể kể đến như sau:
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2007), Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng
khoán ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP
Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày tổng quan về các dịch vụ của CTCK như: Dịch vụ môi giới
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư,...; Các nhân tố ảnh hưởng tới dịch
vụ chứng khoán của CTCK như: Môi trường pháp lý, môi trường chính trị - xã hội, tình hình
kinh tế, tổ chức quản lý công ty, nhân sự, ứng dụng công nghệ,… Đồng thời nêu lên thực trạng
hoạt động dịch vụ chứng khoán tại BSC trong khoảng thời gian 2000 – 31/5/2007. Kết hợp với
việc phân tích theo mô hình SWOT, luận văn chỉ ra những điểm mạnh mà BSC cần phát huy và
những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một vài giải pháp cũng như kiến
nghị giúp BSC có thể phát triển hơn nữa các dịch vụ chứng khoán của mình trong tương lai.
- Phan Thị Thanh Thủy (2009), Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty cổ
phần chứng khoán An Bình (ABS), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Đà Nẵng. Luận
văn đã nêu lên những lý thuyết chung về nghiệp vụ MGCK, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu để
đánh giá sự phát triển của hoạt động MGCK như: chỉ tiêu về sự phát triển quy mô giao dịch, thị
phần môi giới, mạng lưới hoạt động và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ môi giới cũng như hỗ
trợ; Luận văn cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động MGCK của CTVK, với hai
nhóm nhân tố chủ quan và khách quan. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào đánh giá và phân tích thực
trạng hoạt động MGCK tại ABS trong khoảng thời gian 2006-2009. Đồng thời đề xuất một số
giải pháp cũng như kiến nghị đối với ABS trong thời gian tới.
- Hà Hương Giang (2011), Nâng cao thị phần môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần
chứng khoán quốc tế Việt Nam (VIS), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương.
Trong nội dung lý thuyết về hoạt động MGCK, luận văn đã nêu lên khái niệm, đặc điểm, quy
trình và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của nghiệp vụ MGCK như: Sự phát triển và thực
trạng của nền kinh tế - TTCK, kiến thức và thói quen của nhà đầu tư, nhân tố con người, cơ sở
vật chất và trình độ công nghệ,…; Các chỉ tiêu đánh giá thị phần môi giới của CTCK như: Thị
phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, thị phần môi giới trái phiếu, thị phần môi giới chứng
khoán tương đối,…; Các yếu tố ảnh hưởng tới thị phần MGCK của CTCK như: Tốc độ gia tăng

về công nghệ, mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động môi giới,…; Các điều kiện cơ bản để mở
rộng thị phần môi giới của CTCK như: Sự phát triển của TTCK, môi trường pháp lý, năng lực tài


chính,… Trên cơ sở lý thuyết tổng quan, luận văn đã đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng
thị phần môi giới của VIS trong khoảng thời gian 2007-2011, qua đó chỉ ra những thành tựu đạt
được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao thị phần MGCK của VIS.
Một vài công trình nghiên cứu khác có đề cập đến hoạt động môi giới chứng khoán:
- TS. Bùi Thị Thanh Hương (2009), Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, Tạp chí
Chứng khoán Việt Nam.
- Nguyễn Sơn (Số 2 tháng 6/2010), "10 hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và
định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Kinh tế và dự báo, chuyên san "Tổng
quan kinh tế - xã hội Việt Nam".
Các công trình kể trên đã đề cập tới vai trò của CTCK trước xu hướng và chiến lược phát
triển của TTCK Việt Nam, qua đó chỉ ra những điều kiện và giải pháp xây dựng, phát triển thị các
nghiệp vụ chứng khoán của các CTCK. Tuy nhiên, với công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Minh Nguyệt, các số liệu mà tác giả phân tích mới dừng lại ở năm 2007 và đồng thời đối
tượng nghiên cứu là CTCK ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Hay như Luận văn của tác
giả Hà Hương Giang chỉ đề cập tới giải pháp nâng cao thị phần MGCK, chứ chưa đưa ra giải pháp
cho việc nâng cao chất lượng hoạt động MGCK. Với luận văn của tác giả Phan Thị Thanh Thủy,
đề cập tới việc phát triển nghiệp vụ môi giới nói chung mà trong đó nâng cao chất lượng MGCK
là một nhiệm vụ, tuy nhiên tác giả phân tích trong bối cảnh nền kinh tế 2006 – 2009.
Bản luận văn này đi sâu nghiên cứu hoạt động MGCK của OCS trong khoảng thời gian
năm năm trở lại đây (2010 - tháng 6/2014) - một khoảng thời gian đầy những biến động thăng
trầm của TTCK trong nước. Đó là những khó khăn từ ảnh hưởng xấu của nền kinh tế vĩ mô, kinh
tế thế giới (2011,2012), sự phục hồi dần của TTCK theo sự khởi sắc của nền kinh tế (giai đoạn
nửa sau năm 2013 và trong cả năm 2014). Đồng thời, với những chính sách, quyết định mới của
Chính phủ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chứng khoán,… đang và sẽ được triển khai
trong thời gian sắp tới hứa hẹn một triển vọng phát triển mới cho TTCK Việt Nam mà trong đó
có sự phát triển của nghiệp vụ MGCK.

Luận văn phân tích thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam nói chung và hoạt động
MGCK của OCS nói riêng gắn với tác động của bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới đầy khó
khăn và thử thách trong những năm vừa qua, từ đó chỉ ra những điểm mạnh mà OCS cần phát
huy để chủ động nắm bắt những cơ hội trong kinh doanh, cũng như chỉ ra những điểm yếu kém,
hạn chế cần khắc phục, qua đó nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trên thị
trường và đạt chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận văn nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn về hoạt động môi giới
chứng khoán nói riêng và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung của công ty cổ phần
chứng khoán Đại Dương để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới
chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa toàn bộ lý thuyết cơ bản về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới
chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động môi giới tại công ty cổ
phần chứng khoán Đại Dương.
- Từ những kết quả đánh giá thực tiễn hoạt động môi giới nói riêng và hoạt động của toàn
công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương nói chung, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động môi giới của công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán
Đại Dương.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Thực trạng chất lượng hoạt động môi giới tại công ty
cổ phần chứng khoán Đại Dương từ năm 2010 đến tháng 6/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trong thu thập và xử lý thông tin, số

liệu.
- Phương pháp thu thập số liệu: điều tra thông qua Phiếu khảo sát, thu thập những tài liệu,
số liệu, các bài báo, các báo cáo, các nguồn thông tin có sẵn có liên quan đến hoạt động và chất
lượng hoạt động MGCK của CTCK nói chung và của riêng OCS,… phản ánh lại thông tin, số
liệu một cách chính xác, trung thực.
+ Phiếu khảo sát: Do OCS thực hiện trên website của công ty, trong khoảng thời gian
31/3/2014 – 12/4/2014. Với số lượng phiếu thu được là gần 500 phiếu.
- Phương pháp xử lý số liệu: các tài liệu, số liệu đã thu thập sẽ được tổng hợp lại, so sánh,
đối chiếu, phân tích định lượng và định tính, … để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài


liệu, thông tin luôn được bổ sung, cập nhật đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các
vấn đề cho nội dung nghiên cứu.
- Nguồn dữ liệu: từ các tài liệu, thông tin nội bộ của OCS (Phòng môi giới, Phòng dịch vụ
khách hàng, Báo cáo tài chính các năm, Website: ), nguồn dữ liệu thu
thập từ bên ngoài: các bài viết trên sách, báo, tạp chí ngành, Website: ;
; ,…
6. Những đóng góp của luận văn
Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Đại
Dương trong 5 năm (từ năm 2010 - tháng 6/2014). Nhận định những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty
và chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế đó. Đồng thời trên cơ sở phân tích những thách
thức và cơ hội phát triển trong tương lai, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với công
ty cổ phần chứng khoán Đại Dương nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động môi giới của
công ty.
7. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần
chứng khoán Đại Dương".
Đề tài ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu tham khảo còn nội
dung được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng chất lượng môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán
Đại Dương.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng
khoán Đại Dương.

References.
1. Bộ tài chính (2011), Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2011 về Hướng
dẫn về giao dịch chứng khoán, Hà Nội
2. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 về
Hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục, Hà Nội
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày


19/01/2007 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết số 15/ NQ-CP ngày
06/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hà
Nội
5. Hà Hương Giang (2011), Nâng cao thị phần môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần
chứng khoán Quốc Tế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
6. Bùi Thị Thanh Hương (2009), Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, Nxb Thống kê
7. Nguyễn Thị Phương Luyến (2014), "Thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 và triển
vọng 2014", Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 7.
8. Lê Hoàng Nga (2009), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính
9. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2007), Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty chứng
khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
10. OCS (2010 - tháng 6/2014), Báo cáo thường niên OCS, Báo cáo tài chính kiểm toán,
Bản cáo bạch của OCS.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chứng khoán luật số

70/2006/QH11, ngày 29 tháng 6 năm 2006
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật chứng khoán 2006 luật số 62/2010/QH12, ngày 24 tháng 11 năm 2010
13. Nguyễn Sơn (2010), "Mười năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và
định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Kinh tế và dự báo, chuyên san Tổng quan
kinh tế - xã hội Việt Nam. Số 2
14. Phạm Quang Tín (2010), "Những nguyên nhân làm mất niềm tin của nhà đầu tư chứng
khoán", Tạp chí Ngân hàng, số 01
15. Nguyễn Thế Thọ (2009), Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb
Thống kê.
16. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về Phê
duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
17. Thủ tướng Chính phủ (2014),Quyết định số 366/ QĐ-TTg ngày 11/3/2014 về Đề án
xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam giai đoạn từ 2016-2020, Hà Nội
18. Phan Thị Thanh Thúy (2009), Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty


cổ phần chứng khoán An Bình, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Các website:
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.




×