Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đại học đông dương và những tác động của nó đối với xã hội việt nam thời kỳ 1906 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598 KB, 27 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ 1906-1954

TS. Đào Thị Diến
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I

Cách đây vừa tròn 10 năm, chúng ta đã có một cuộc hội thảo lớn kỷ niệm 100 năm
ngày Đại học Đông Dương (ĐHĐD) được thành lập (1906-2006). Trong dịp đó, nhiều
bài nghiên cứu đã được công bố nhằm chứng minh sự ra đời và phát triển của ĐHĐD
cùng những thành tựu mà nó đã đạt được về nhiều phương diện. Mặc dù vậy, cho đến nay
vẫn còn có một số ý kiến hoài nghi về mốc ra đời và những tác động của nó đối với xã
hội Việt Nam thời kỳ 1906-1954.
Báo cáo “Đại học Đông Dương và những tác động của nó đối với xã hội Việt Nam
thời kỳ 1906-1954”sẽ dựa trên cơ sở của những phông tài liệu (fonds d’archives) hiện
đang được bảo quản tại hai Trung tâm Lưu trữ quốc gia của Việt Nam và của Pháp1 với
những chứng cứ khoa học nhất và khách quan nhất, nhằm mục đích làm sáng tỏ hai vấn
đề nêu trên, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu có thêm tài liệu về nền giáo dục của Việt
Nam thời kỳ 1906-1954.
Báo cáo gồm 3 phần:
I. Chủ trương, chính sách về văn hóa, giáo dục của chính quyền thuộc địa ở Việt
Nam trước khi có Đại học Đông Dương 1906.
II. Sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu của Đại học Đông Dương
qua các thời kỳ lịch sử.
III. Những tác động của Đại học Đông Dương đối với xã hội Việt Nam thời kỳ
1906-1954.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng. Năm
1867, sau khi đánh chiếm được toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh, cùng với việc thiết lập hệ thống
chính quyền cai trị ở Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu nhòm ngó ra Bắc Kỳ. Song, cho


1

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) và Lưu trữ Hải ngoại Quốc gia Pháp (Archives Nationales d’Outre Mer –
ANOM) ở Aix-en Provence.


Page 1


2

đến trước 1873, do tình hình chính trị của nước Pháp có nhiều biến động nên tư bản Pháp
chưa dám chủ trương mở rộng chiến tranh ở Việt Nam.
Ngày 20-11-1873, thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, chính thức
mở đầu công cuộc “bình định” xứ Bắc Kỳ, tiến tới thôn tính toàn bộ đất nước Việt
Nam.Năm 1884, sau khi hiệp ước Patenôtre được ký kết, thực dân Pháp cho rằng cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam đã hoàn tất. Nhưng phải đến năm 1897, sau khi đàn áp
xong phong trào Cần Vương, thực dân Pháp mới có thể củng cố nền thống trị để bắt tay
vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa Đông
Dương một cách có hệ thống. Toàn quyền Paul Doumer2 chính là người đặt nền móng
cho toàn bộ công cuộc thống trị, khai thác thuộc địa có tính chiến lược của người Pháp ở
Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng.
Trong thời kỳ là Toàn quyền, Paul Doumer đặc biệt quan tâm đến việc cải cách
chế độ cai trị, chính sách tài chính, thuế khóa, nhằm huy động nguồn vốn đầu tư và lực
lượng lao động khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế thuộc địa.Chính trong
thời kỳ này, một hệ thống giao thông mới bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường
thủy thuộc loại hiện đại nhất châu Á vào thời điểm đó đã được khởi công xây dựng ở Việt
Nam, trong đó có cây cầu bằng thép bắc qua sông Hồng được Toàn quyền Paul Doumer
đặt viên đá đầu tiên trong ngày khởi công xây dựng công trình (ngày 12-9-1898)3. Cùng
với hệ thống giao thông hiện đại, một hệ thống thôngtin liên lạc bằng điện tín cũng được

xây dựng, tạo điều kiện cho việc hình thành một kết cấu kinh tế thuộc địa hiện đại với sự
hình thành và phát triển của một số thành phố và trung tâm công nghiệp có quy mô tương
đối lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Vinh – Bến Thủy, Nam Định, Quảng Yên…
Riêng đối với Hà Nội, nhằm mục đích xây dựng thành phố này thành “thủ đô của
Bắc Kỳ” và sau này nâng lên thành “thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp”,
chính quyền thực dân đã đầu tư xây dựng tại Hà Nội hàng loạt trụ sở của các cơ quan đại
diện cho bộ máy chính trị cao cấp, trụ sở của các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, hành
chính và trụ sở của các công sở thuộc các ngành... như công trình Phủ Toàn quyền Đông
Dương (Palais du Gouvernement général de l’Indochine) khởi công xây dựng năm
1900;công trình Phủ Thống sứ Bắc Kỳ (Résidence supérieure au Tonkin)xây dựng từ
năm 1892;công trình Nha Thương chính Đông Dương (Service des Douanes et Régies à
Hanoï) khởi công xây dựng năm 1893; công trình Tổng Thanh tra Công chính Đông
Dương (Inspection générale des Travaux Publics de l’Indochine) khởi công xây dựng
năm 1896; công trình Sở Kiểm tra Tài chính Đông Dương (Contrôle Financier) khởi
công xây dựng năm 1896…nhằm đề cao sức mạnh của chính quyền thực dân. Ngoài ra,
một số cơ sở sản xuất cũng được xây dựng trong giai đoạn Paul Doumer giữ chức Toàn
quyền Đông Dươngnhư nhà máy điện Bờ Hồ (xây dựng năm 1899), nhà máy tầu điện Hà
2

Joseph Athanase Paul Doumer (sinh ngày 22-3-1857 tại Aurillac, Cantal – mất ngày 7-5-1932 tại Paris), giữ chức
Toàn quyền từ 13-2-1897 đến tháng 10-1902 và Tổng thống Pháp từ 1931 đến 1932.
3
Dự án xây dựng một cây cầu lớn bằng thép bắc qua sông Hồng đã được Toàn quyền Đông Dương chính thức thông
qua ngày 4-6-1897. Cầu khánh thành ngày 28-2-1902, được mang tên người khai sinh ra nó là Paul Doumer, sau
ngày Hà Nội được giải phóng cầu được đổi tên là cầu Long Biên.


Page 2



3

Nội (xây dựng năm 1900), nhà máy nước Yên Phụ (xây dựng năm 1904), nhà máy thuộc
da Thuỵ Khuê (xây dựng năm 1912)… Chính nhờ những “thành tích” đó mà Paul
Doumer được coi là cha đẻ của toàn bộ công cuộc khai thác xứ thuộc địa Đông Dương.
Chính sách “chia để trị” cùng các chính sách về tài chính, thuế khóa, nhằm huy
động nguồn vốn đầu tư và lực lượng lao động khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho
nền kinh tế thuộc địa, phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chính quyền
thuộc địa đã làm cho tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cùng với phong trào Cần
Vương do vua Hàm Nghi phát động (1885-1896) và hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của
nông dân kéo dài từ 1885 (khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo)đến
1913 (phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo)... đã chứng minh
tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta.
Bên cạnh phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến còn có các phong
trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với nhiều khuynh hướng khác nhau như
khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo, khuynh hướng cải cách
dân chủ do Phan Châu Trinh tổ chức. Ngoài ra còn có các phong trào khác như phong
trào dạy học theo lối mới ở Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội (1907); phong trào
biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ (1908) …Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản phản ánh tinh thần dân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam, tuy
thất bại song ít nhiều đều có ảnh hưởng tới chính sách về giáo dục của chính quyền thuộc
địa ở giai đoạn đầu thế kỷ XX.
I. Chủ trƣơng, chính sách về văn hóa, giáo dục của chính quyền thuộc địa ở
Việt Nam trƣớc khi có Đại học Đông Dƣơng 1906.
Tuy được ca ngợi là “cha đẻ của toàn bộ công cuộc khai thác xứ thuộc địa Đông
Dương” nhưngPaul Doumer rất ít quan tâm đến việc xây dựng cơ sở xã hội, văn hóa và
khoa học ở thuộc địa.Mặc dù phải thốt lên đầy nuối tiếc về sự kiện Thành cổ Hà Nội bị
phá năm 1897 trong khi quy hoạch Hà Nội của người tiền nhiệm khi mới nhậm chức
Toàn quyền: “Tôi đến quá chậm để có thể cứu lấy những phần đặc sắc, cụ thể là các

cổng thành. Những di tích ấy đáng lẽ phải được bảo tồn. Chúng có những đặc trưng quý
giá, chỉ như vậy thôi cũng đáng được chúng ta trân trọng. Đó là những kỷ niệm lịch sử
gắn bó với nơi đây, chúng có thể làm đẹp cho các khu xây dựng mới của Thành
phố...”4,nhưng trong nhiệm kỳ của Paul Doumer, hiếm thấycơ sở xã hội, văn hóa và khoa
học xuất hiện ở thuộc địa.Nền giáo dục ở thuộc địa thực sự chỉ có những thay đổi tích cực
kể từ khi có người kế nhiệm của Paul Doumer – Toàn quyền Paul Beau5 với cuộc cải
cách giáo dục đầu tiên (1906-1916).
4

Paul Doumer: L’Indochine française(souvenir), 1905, p. 123. Dẫntheo André Masson: Hanoï pendant la période
héroïque (1873-1888), Paris, 1929, tr. 85.
5
Jean-Baptiste-Paul Beau (sinh ngày 26-1-1857 tại Bordeaux – mất ngày 14-2-1926 tại Paris), được bổ nhiệm
làm Toàn quyền Đông Dương vào ngày 1-7-1902, chính thức nhậm chức ngày 15-10-1902. Sau khi kết thúc nhiệm
kỳ vào ngày 25-6-1908, Paul Beau trở về Pháp, tiếp tục sự nghiệp ngoại giao và trở thành đại sứ Pháp tại Thụy
Sỹ năm 1911.


Page 3


4

Theo tài liệu của phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (Fonds du Gouvernement
général de l’Indochine) đang được bảo quản tại hai Lưu trữ quốc gia Việt Nam và Cộng
hòa Pháp, thời kỳ Paul Beau mới đến Đông Dương, giáo dục chỉ là một công việc hoàn
toàn có tính chất địa phương, trực thuộc các viên quản lý hành chính của mỗi xứ trong
toàn Liên bang Đông Dương. Không có một sự hợp tác chặt chẽ nào, không có một
hướng chỉ đạo chung thống nhất nào. Trừ Nam Kỳ là nơi chữ Hán đã bị bỏ hẳn và là nơi
các trường Pháp-bản xứ tương đối phát triển, còn ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Cao Miên, các

trường Pháp-bản xứ dạy tiếng Pháp với những yếu tố giáo dục của phương Tây rất khan
hiếm và rất ít học sinh, chủ yếu là các trường dạy chữ Hán của người Việt và các trường
của các chùa người Khơ-me.
Thời kỳ trước khi Paul Beau đặt chân tới Đông Dương có thể được xem như thời
kỳ “thử nghiệm” về giáo dục, mang tính chất địa phương của chính quyền thuộc địa bởi
những văn bản pháp quy mà chính quyền thuộc địa được ban hành chỉ áp dụng ở Nam
Kỳ, nơi mà người Pháp bắt đầu quá trình xâm lược Đông Dương sớm nhất và là nơi mà
họ xem như “thuộc địa” của mình6.
Nửa cuối thế kỷ XIX là thời điểm xuất hiện của những ngôi trường Pháp -Việt đầu
tiên ở Nam Kỳ, trong số đó trước hết phải kể đến hệ thống trường thông ngôn, nơi mà
người Pháp đào tạo ra một đội ngũ người bản xứ làm việc trong chính quyền thuộc địa.
Những trường này được thành lập theo Lệnh số 60 ngày 16-7-1864 của Chuẩn Đô đốc Thống đốc Nam Kỳ De La Grandière, ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam
Bộ và biến ba tỉnh này thành thuộc địa của Pháp. Tại các trường này, mỗi lớp học đều do
một thông ngôn phụ trách. Sau 2 tháng, Thanh tra công việc nội chính bản xứ tiến hành
thanh tra các trường tiểu học nhằm đánh giá kết quả đạt được và đề cử những giáo viên
xứng đáng nhận phần thưởng theo quy định. Các trường theo mô hình này đã được mở tại
các làng lân cận, do những người xin phép mở trường đã chứng minh được đủ kiến thức
và năng lực điều hành.
Trong giai đoạn này, chính quyền thuộc địa đã ban hành một số văn bản về giáo
dục trong đó có hai văn bản quan trọng là Quyết định ngày 17-11-1874 của Chuẩn đô
đốc-quyền Thống đốc Nam Kỳ đặt quy chế cho ngành học chính tại Nam Kỳ, chia nền
giáo dục làm hai bậc là tiểu học và trung học7 và Nghị định số 55 ngày 17-3-1879 của
Thống đốc Nam Kỳ về tổ chức Sở Học chính Nam Kỳ, chia hệ thống giáo dục làm ba cấp
I, II, III8. Cả hai văn bản này đều quy định, tại các trường thuộc địa, chương trình giáo
dục công tại Nam Kỳ hoàn toàn miễn phí và mang tính tự nguyện. Trường tư chỉ được
mở khi chính quyền cho phép và bất cứ người nào xin giấy phép mở trường tư đều phải
đáp ứng đủ các điều kiện về đạo đức cũng như về năng lực theo quy định và phải chịu sự
giám sát của chính quyền. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản trong việc mở các trường công và tư
là chương trình giảng dạy thì đều không thấy quy định trong cả hai văn bản nói trên. Có


6

Người Pháp gọi Nam Kỳ là “Cochinchine française” (tức Nam Kỳ thuộc Pháp).
Courrier de Saigon, No 23 du 5 décembre 1874.
8
Bulletin officiel de la Cochinchine française(BOCF), 1879, tr. 85-100.
7



Page 4


5

thể vì coi Nam Kỳ là thuộc địa nên người Pháp đã áp dụng tại Nam Kỳ những quy chuẩn
về giáo dục của nước Pháp.
Ở Bắc Kỳ, từ năm 1886, ngay khi chính quyền thuộc địa tiến hành “bình định” xứ
này thì nền giáo dục ở đây đã có một số thay đổi đáng chú ý, kể từ khi Paul Bert9 được cử
giữ chức Tổng Trú sứ Trung – Bắc Kỳ. Vốn là một nhà giáo dục nổi tiếng của Pháp nên
ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, cùng với lời tuyên bố: “Người Pháp đến đây là để nâng
cao đời sống nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế và còn nâng cao đời sống tinh thần bằng
giáo dục”10, Paul Bert đã tự tay đôn đốc việc xây dựng trường sở và ra những chỉ thị cụ
thể để chỉ đạo công tác giáo dục.
Văn bản quan trọng nhất của Paul Bert về lĩnh vực giáo dục chính là Quyết định
ngày 12-3-1885 về tổ chức chương trình giáo dục bậc tiểu học với chương trình giảng
dạy bằng tiếng Pháp tại các trường tiểu học thuộc Chính quyền Bảo hộ. Mặc dù cũng
nhằm mục đích đào tạo ra một đội ngũ người bản xứ làm việc trong chính quyền thuộc
địa như các văn bản khác đã được chính quyền thuộc địa ban hành ở Nam Kỳ, song
Quyết định ngày 12-3-1885 của Paul Bert có tính thực dụng hơn. Vì không tán thành việc

bắt người Việt bỏ hẳn chữ Hán để học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ như các Đô đốc đã làm
ở Nam Kỳ nên Paul Bert vẫn cho học sinh học chữ Hán. Điều này thể hiện trong quy định
về chương trình giảng dạy của các trường tiểu học: “Việc giảng dạy ngôn ngữ bản xứ là
chữ Quốc ngữ và chữ Hán được thực hiện bên cạnh các buổi học tiếng Pháp”. Ngoài ra,
Quyết định ngày 12-3-1885 của Paul Bert còn quy định rõ chức trách của những người
trực tiếp thực thi văn bản; khung nhân sự ở các trường tiểu học; trách nhiệm của Hiệu
trưởng; việc thanh kiểm tra các trường học; lương, hình thức thăng trật, thứ bậc nhân sự
và các hình thức kỉ luật đối với các giáo sư người Pháp biệt phái làm trong ngành học
chính cũng như đối với các giáo sư và giáo viên tiểu học người bản xứ…
Quyết định ngày 12-3-1885 chứng tỏ Paul Bert đã dày công chuẩn bị một nền
móng vững chắc cho “sự nghiệp giáo dục” của mình nhưng tiếc thay, sau cái chết đột
ngột của Paul Bert vào cuối năm 1886, tình hình giáo dục ở Bắc Kỳ ít có sự thay đổi,
phần vì không có ai tiếp tục sự nghiệp của Paul Bert, phần vì chính quyền thuộc địa còn
phải lo tiến hành các cuộc hành quân “bình định” Bắc Kỳ. Tuy nhiên, Quyết định ngày
12-3-1885 vẫn có hiệu lực trong một thời gian dài sau đó và vẫn mang lại những kết quả
đáng khích lệ về giáo dục. 5 năm sau ngày Paul Bert mất, không kể một trường tiểu học
dành cho người bản xứ với 230 học sinh và 6 giáo viên người Việt đã tồn tại ở Hà Nội từ
trước khi Paul Bert tới, Hà Nội đã có thêm 7 trường Pháp - Việt được thành lập11. Ngoài
ra, ở Bắc Kỳ còn có một số trường được mở ở Hà Nội để đào tạo đội ngũ công chức, Tây
học sẵn sàng phục vụ, cộng tác với Pháp như Trường dạy nghề ở Hà Nội (Ecole
professionnelle de Hanoï) do Phòng Thương mại Hà Nội tổ chức năm 1898, Trường Y
9

Paul Bert(1833-1886) vốn là thày thuốc, nhà sinh vật học và là chính trị gia người Pháp; từng giữ chức Tổng Trú sứ
Trung-Bắc Kỳ từ năm 1885, chết ở Hà Nội trong dịch tảcuối năm 1886.
10
H. Marc et Cony: “Indochine française” - Paris 1946, tr. 12 (dẫn theo Phan Trọng Báu: Giáo dục Việt Nam thời
cận đại, Nxb KHXH, H, 1994, tr. 55).
11
Theo báo cáo số 706 ngày 26-6-1890 của Thanh tra Doumoutier (phụ trách Sở Học chính Trung - Bắc Kỳ). Tài

liệu phông Tòa Đốc lý Hà Nội (Fonds de la Mairie de de Hanoï - MHN), hs: 5126.


Page 5


6

khoa H Ni (Ecole de Mộdecine de Hanoù) thnh lp nm 1902, Trng Hu b H Ni
(Ecole dAdministration de Hanoù)thnh lp nm 1905 o to tri ph, tri huyn, hun
o, giỏo th
V khoa hc, trong s rt ớt cỏc c s khoa hc ó c thnh lp thi k ny ch
cú mt t chc khoa hc xó hi duy nht thuc a, ú l Phỏi b Kho c thng trc
ti ụng Dng c thnh lp theo Ngh nh ngy 15-12-1898 ca Ton quyn ụng
Dng. Vn chu s kim soỏt v phng din khoa hc ca Vin Bia ký v Vn chng
Phỏp, v sau c chớnh thc i tờn thnh Trng Vin ụng Bỏc c Phỏp (Ecole
franỗaise dExtrờme Orient EFEO)12, t chc ny ó cú nhng t vn, can thip tớch
cc vo vic xp hng,kim kờ qun lý tt hn cỏc cụng trỡnh vn húa (bao gm c
vn húa tớn ngng) v cỏc di tớch lch s Vit Nam núi riờng, ụng Dng núi chung.
Bng chng xỏc thc l cỏc to nh v vt th ca thnh ph H Ni thuc danh mc cỏc
cụng trỡnh lch s ụng Dng ó c xp hng k t khi quyn Ton quyn ụng
Dng ký Ngh nh ngy 15-4-1905, sau khi cú s t vn ca Trng Vin ụng Bỏc c
Phỏp13.
V lnh vc vn húa, mc dự ngay t nm 1907, chớnh quyn thuc a ó nhn
thc c tỡnh trng bi thm ca ti liu lu tr qua vic Thng s Bc K yờu cu T
lnh cỏc o quan binh, Cụng s cỏc tnh, c lý H Ni v Th trng Hi Phũng tỡm
trong cỏc phũng lm vic ti cỏc cụng s hnh chớnh thuc a v bn x tp hp
tt c cỏc h s v ti liu cú th cú giỏ tr v s thit lp nn Bo h ca Phỏp Bc
K14 m khụng cú kt qu nhng vn khụng cú mt c quan chuyờn mụn v Lu tr v
Th vin no c thnh lp. V chớnh vỡ th, ti liu trờn ton ụng Dng núi chung,

Vit Nam núi riờng u trong tỡnh trng b b ri, khụng c chm súc, bo qun tt.
Tỡnh trng ú tt nhiờn s dn n s h hng do iu kin khớ hu m t ca x nhit
i, s mt mỏt, tht lc v mt kt cc bi thm tt yu ó xy ra: nhiu ti liu vụ giỏ
v lch s thuc a ó bin mt, khụng li mt du vt no.
Tỡnh trng khụng thng nht v giỏo dc, khoa hc v vn húa hu nh b b ri
nh trờn l hu qu ca cỏc chớnh sỏch v ti chớnh, thu khúa, nhm huy ng ngun vn
u t v lc lng lao ng khng l xõy dng c s h tng cho nn kinh t thuc
a, phc v cho cuc khai thỏc thuc a ln th nht ca chớnh quyn thuc a. Thờm
vo ú, chớnh sỏch chia tr cựngcụng cuc chinh phc vi cỏc cuc hnh quõn trin
miờn nhm n ỏp cỏc phong tro yờu nc ca ngi dõn bn x, cỏc cuc vn ng
gii t bn chớnh quc nhm t c s ng h ca chớnh ph trung ng trong vic m
rng chin tranh ụng Dng tt c nhm mc ớch ti cao l thụn tớnh vnh vin
mnh t ụng Dng mu m ó thu hỳt mi n lc ca chớnh quyn thc dõn thuc
a. Trong chớnh sỏch ú khụng cú ch cho giỏo dc, khoa hc v vn húa. Phi mói cho
12

Journal officiel de lIndochine franỗaise (JOIF), 1900, N0 20, tr. 323 324.
JOIF, 1905, No 101, tr.1816.
14
Thụng t s 65 ngy 30-5-1907 ca Thng s Bc K, Fonds de la Direction des Archives et des Bibliothốques de
lIndochine (DABI), hs : 74174.
13



Page 6


7


đến năm 1917 với nhiệm kỳ của Toàn quyền Albert Sarraut15, tình hình đó mới được cải
thiện.
II. Sự ra đời, quá trình phát triển và những thành tựu của Đại học Đông
Dƣơng qua các thời kỳ lịch sử.
1. ĐHĐD thời kỳ1906-1917.
Có thể nói rằng, sự ra đời và phát triển của ĐHĐD gắn liền với hai cuộc cải cách
giáo dục ở Việt Nam do hai Toàn quyền Đông Dương là Paul Beau và Albert Sarraut
khởi xướng.
Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau cho thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ
nhất theo mô hình giáo dục của Pháp (1906-1916). Cuộc cải cách này được thể hiện ở
việc ban hành và thực thi các nghị định của chính quyền thuộc địa.
Bước đột phá đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục của Toàn quyền Paul Beau là việc
ban hành Nghị định thứ nhất vào ngày 8-3-1906 về thành lập Hội đồng Hoàn thiện nền
giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement indigène)16 với nhiệm
vụ nghiên cứu các vấn đề cải tổ nền giáo dục cũ, cải cách các kỳ thi Hương ở Bắc và
Trung Kỳ.
Nghị định này được hoàn thiện bởi 4 nghị định ban hành cùng ngày 16-5-1906 về
cải cách nền học chính bản xứ tại Đông Dương17 trong đó có Nghị định mở cuộc thi biên
soạn sách giáo khoa cho các trường học bản xứ tại Đông Dương và thành lập tại mỗi xứ ở
Đông Dương một Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục bản xứ.Theo tinh thần của Nghị
định này, mỗi xứ sẽ có một Hội đồng với các tiêu chí hoàn thiện về giáo dục riêng đặt ra
cho xứ mình.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục bản xứ là
“nghiên cứu những điều kiện để thành lập và hoạt động của một trường đại học gồm các
môn giảng dạy ở bậc đại học dành cho người bản xứ và người châu Á”18. Theo đề nghị
của Hội đồng, ngày 16-5-1906, Toàn quyền Beau đã ký Nghị định số 1514a về việc thành
lập ĐHĐD với mục đích “thông qua tiếng Pháp để phổ biến kiến thức khoa học và
phương pháp của người Âu tại Viễn Đông”19.
Về cơ cấu tổ chức, ĐHĐD được đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền,
do một Hội đồng quản trị điều hành với thành phần bao gồm: Giám đốc Nha Học chính

15

Albert Pierre Sarraut (sinh ngày 28-7-1872, mất ngày 26-11-1962), được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương
lần thứ nhất theo Nghị định ngày 1-6-1911, nhậm chức ngày 15-11-1911; lần thứ hai được bổ nhiệm theo Nghị định
ngày 7-11-1916, nhậm chức ngày 22-1-1917.
16
Direction de l’Instruction Publique - C. Mus, Directeur de l’Ecole supérieure de Pédagogie de l’Université
Indochinoise: La Première Université Indochinoise, Hanoï, 1927, tr. 2.
17
Journal officiel de l’Indochine française(JOIF), 1906, tr. 807-810.
18
La Première Université Indochinoise, sđd, Hanoï, 1927, tr. 2.
19
ANOM, Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (Fonds du Gouvernement général de l’Indochine – GGI), hs:
48.042. Toàn văn nghị định này đăng trên JOIF, 1906, tr. 807-810.



Page 7


8

Đông Dương (Chủ tịch); Giám đốc các trung tâm khoa học tại Đông Dương; hiệu trưởng
các trường chuyên ngành được sáp nhập vào ĐHĐD và một số giảng viên là đại diện của
nhiều đơn vị, trường học. Chi phí cho hoạt động của các lớp và của ĐHĐD do ngân sách
chính quyền liên bang và ngân sách địa phương chi trả.
Theo Nghị định số 1514a, ĐHĐD gồm có 5 trường thành viên đều gọi chung là
trường cao đẳng. Đó là các trường: Luật và Pháp chính (Ecole supérieure de Droit et
d’Administration); Khoa học thực hành (Ecole supérieure des Sciences appliquées); Y

khoa Đông Dương (Ecole de Médecine de l’Indochine); Xây dựng dân dụng (Ecole
supérieure du Génie Civil) và Văn khoa (Ecole supérieure des Lettres). Những trường
này có trụ sở tại Hà Nội hoặc Sài Gòn. Một số trường có phạm vi hoạt động ở cả hai
thành phố. Để đảm bảo tính liên thông và phối hợp giữa các trường thành viên, điều 5 của
Nghị định ghi rõ: “Mỗi sinh viên được đăng kí vào một trường cao đẳng, trừ trường hợp
đặc biệt nhưng sẽ có một số môn học chung cho hai hoặc nhiều trường”.
ĐHĐDcó cơ chế phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và giáo dục đã hoặc sẽ
được thành lập ở Đông Dương, nhưng không làm ảnh hưởng tới quyền tự quyết của
những cơ quan đó.
Sinh viên thuộc một trong 5 xứ Đông Dương chỉ được nhận vào ĐHĐD khi có
bằng tú tài bản xứ hoặc chứng chỉ tương đương (cử nhân, ấm sinh, tôn sinh...). Ngoài ra,
ĐHĐDcòn nhận thêm người nước ngoài, là công dân của nước Pháp và được Pháp bảo
hộ.
Chương trình học do Hội đồng quản trị soạn thảo và trình Toàn quyền thông qua.
Hàng năm, Toàn quyền quy định bằng nghị định một số vị trí tham gia Phái đoàn thường
trực Đông Dương (Mission permanente Indochinoise) công tác tại Pháp. Vị trí này dành
cho những sinh viên do Hội đồng Quản trị ĐHĐDlựa chọn. Việc mở lớp học hoặc các
cuộc hội thảo đặc biệt do Phòng Thương mại hoặc Phòng Canh nông hay các hiệp hội
khoa học đặt tại Đông Dương tài trợ.
Một năm sau ngày Nghị định số 1514a được ban hành, Toàn quyền Đông Dương
đã ký một số văn bản khác để điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động của ĐHĐD như
Nghị định ngày 8-5-1907 chuyển quyền điều hành ĐHĐD từ Hội đồng Quản trị sang
Giám đốc Nha Học chính Đông Dương với sự trợ giúp của Hội đồng Hoàn thiện ĐHĐD
(Conseil de Perfectionnement de l’Université indochinoise)20. Thành phần của Hội đồng
Hoàn thiện ĐHĐD theo Nghị định ngày 8-5-1907 bao gồm Giám đốc các trung tâm khoa
học tại Đông Dương, đại diện của những người đứng đầu chính quyền địa phương và cơ
quan kĩ thuật có liên quan. Thành phần này sau đó được cụ thể rõ bằng Nghị định ngày
27-5-190721, gồm: Giám đốc Nha Học chính Đông Dương (Chủ tịch); Hiệu trưởng
Trường Viễn đông Bác cổ (Phó Chủ tịch); Hiệu trưởng Trường Y khoa Đông Dương; đại
diện của Toàn quyền Đông Dương; đại diện của Thống sứ Bắc Kỳ; đại diện của Biện lý,

Giám đốc Nha Tư pháp và đại diện của Giám đốc Nha Công chính.
20
21

JOIF, 1907, tr. 769.
JOIF, 1907, tr. 885.



Page 8


9

Nghị định ngày 8-5-1907 và 27-5-1907 thể hiện rõ vai trò đặc biệt của Hội đồng
Hoàn thiện ĐHĐD trong việc tư vấn, đề xuất ý kiến để Toàn quyền quyết định cơ chế
phối hợp chặt chẽ giữa ĐHĐD với các viện nghiên cứu và giáo dục đã hoặc sẽ thành lập
ở Đông Dương về mặt nhân sự (điều kiện làm việc cũng như thù lao của nhân sự thuộc
các cơ quan này và đội ngũ giảng viên mượn từ các cơ quan khác). Ngoài ra, các lớp học
của ĐHĐD cũng như phòng thí nghiệm được sáp nhập vào ĐHĐDđều phải do Toàn
quyền quy định, theo đề nghị của Giám đốc Nha Học chính, sau khi có ý kiến của Hội
đồng Hoàn thiện ĐHĐD.
Các lớp học của ĐHĐD chính thức khai giảng từ ngày mồng 1-11-1907 theo ấn
định của Nghị định ngày 24-9-1907 do Toàn quyền Đông Dương ký ban hành22 với các
môn học: toán; cơ học và vũ trụ học; vật lý; hoá học đại cương; hoá công nghiệp và công
nghệ; động vật học; thực vật học; địa chất học; sinh lý học và vệ sinh; tiếng Pháp; văn
học Pháp; lịch sử đại cương; địa lý đại cương; lịch sử Đông Dương và khu vực Viễn
Đông, địa lý Đông Dương và Viễn Đông; lịch sử triết học; luật nước Pháp; pháp luật và
chính quyền An-nam; kinh tế chính trị và luật thương mại; giáo dục đại cương; giáo dục
thực hành.

Ngoài ra, ĐHĐD còn có thêm 3 phòng thí nghiệm thực hành về vật lý, hoá học và
khoa học tự nhiên.Theo quy định, chỉ những sinh viên ghi danh trong điều kiện quy định
tại điều 4 của Nghị định ngày 16-5-1906 mới được tham gia thực hành và ra vào thư viện.
Giám đốc Nha Học chính cũng có thể cấp thẻ học viên dự thính cho những người Âu và
Á có đủ trình độ tiếng Pháp, theo đề nghị của Hội đồng Hoàn thiện ĐHĐD.
Cùng ngày 24-9-1907, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định về việc bổ nhiệm
giảng viên ĐHĐDtrong đó quy định rõ thời gian và danh sách cụ thể các giảng viên chịu
trách nhiệm giảng dạy các môn học và các môn thực hành23.
Sau khi đã có những văn bản mang tính pháp lý của Toàn quyền Đông Dương về
việc thành lập, cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng viên, ngày khai giảng chính thức cùng
những môn học chính, về phần mình, ĐHĐD bắt đầu ban hành Nội quy và chương trình
học cho niên khóa đầu tiên của mình (niên khóa 1907-1908)24.
Theo Nội quy, những người châu Á có nhu cầu theo học tại các trường thuộc
ĐHĐD phải gửi đơn xin nhập học đến Ban Thư ký ĐHĐD có trụ sở đặt tại số 40 đại lộ
Gia Long25 (Hà Nội) trong đó nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, bằng cấp, ban và các
lớp thực hành mà họ muốn theo học.
Đối tượng được quy định có đủ điều kiện nhập học gồm:
- Những người tốt nghiệp Trường Trung học Chasseloup - Laubat hoặc có bằng bổ
túc;
22

JOIF, 1907, tr. 1458.
JOIF, 1907, tr. 1459.
24
TTLTQG I, Phông Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (Fonds de la Direction des Archives et des Bibliothèques
de l’Indochine – DABI), hs : 889 và ANOM, GGI, tài liệu đã dẫn.
25
Phố Bà Triệu ngày nay.
23




Page 9


10

- Những người có bằng cử nhân hoặc tú tài bản xứ, đủ trình độ tiếng Pháp;
- Những người không có bất kỳ chứng chỉ, văn bằng nào cũng được nhận vào
trường nếu được Hội đồng Hoàn thiện ĐHĐD chấp thuận.
Nội quy của ĐHĐD quy định các ban học và điều kiện theo học của sinh viên.
Theo đó, có 3 ban là ban Văn học, ban Luật và ban Khoa học.Những sinh viên đăng ký
vào ban Văn học phải theo ít nhất là 5 lớp văn học. Sinh viên ban Khoa học cũng phải
theo học tối thiểu 5 lớp khoa học. Sinh viên ban Luật theo học tất cả các lớp luật và ít
nhất là 1 lớp văn học. Tất cả các sinh viên đều phải học tiếng Pháp, họ cũng có thể đăng
ký vào những lớp khác thậm chí là vào một ban khác.
Các lớp thực hành chỉ dành riêng cho sinh viên ban Khoa học.
Đối với một số lớp học, những người có đơn gửi Ban Thư kýĐHĐD được cấp thẻ
dự thính miễn phí. Học viên dự thính không được phép vào thư viện cũng như tham gia
các lớp thực hành.
Chương trình học năm 1907-1908 của ĐHĐD được quy định như sau:
- Ban Khoa học gồm có: toán học; cơ khí; vật lý; hoá học đại cương; hoá học công
nghiệp và công nghệ; thực vật học; động vật học; sinh lý học.
- Ban Văn học: tiếng Pháp; văn học Pháp; giáo dục học đại cương; lịch sử triết
học; lịch sử đại cương; lịch sử Đông Dương và Viễn Đông; địa lý đại cương.
- Ban Luật: pháp luật Pháp; kinh tế chính trị và luật thương mại; tổ chức hành
chính Đông Dương.
Thời gian biểu chi tiết dưới đây đã được công bố cho niên khóa 1907-1908.
Ngày


Giờ

Giảng viên

Môn học

5g15 - 6g15 Ông Barbotin (kỹ sư về Nghệ Hóa công nghiệp và kỹ
thuật và Chế tạo máy, Giám đốc nghệ.
Trường dạy nghề Hà Nội)
Thứ 2

6g15 - 7g15 Ông Maybon (giảng viên Lịch sử Đông Dương và
Trường Viễn đông Bác cổ Pháp, Viễn Đông.
Giám đốc Trường Pavie)
8g45 - 9g45 Ông Prêtre (quản lý hành chính Tổ chức hành chính Đông
hạng nhất Sở Quản lý các công Dương.
việc dân sự, phụ tá Thống sứ
Bắc Kỳ)

Thứ 3

5g15 - 6g15 Ông Eberhardt (Tiến sĩ khoa Động vật học
học, Thanh tra nông nghiệp,
nguyên điều chế viên thực vật



Page 10



11

Khoa Khoa học Trường Đại học
Tổng hợp Paris)
Ông E. Maître (Thạc sĩ Triết
Lịch sử triết học
học, Giám đốc Trường Viễn
đông Bác cổ Pháp)
6g15 - 7g15 Ông Rieus (kỹ sư về Nghệ thuật Toán
và Chế tạo máy, Giáo sư
Trường Giao thông Công chính)
Ông Russier (Tiến sĩ khoa học, Lịch sử đại cương
Trưởng ban Thư ký Sở Học
chính Đông Dương)
1-2
Thứ 4

Ông Eberhardt (Tiến sĩ khoa Thực hành về động vật học
học, Thanh tra nông nghiệp,
nguyên điều chế viên thực vật
Khoa Khoa học Trường Đại học
Tổng hợp Paris)

5g15 - 6g15 Ông Péri (thành viên Trường Văn học Pháp
Viễn đông Bác cổ Pháp)
6g15 - 7g15 Ông Audhuy (bác sĩ)

Vật lý và thực hành

8g45 - 9h45 Ông Delestré (Thẩm phán thay Kinh tế chính trị và luật

biệc lý của Tổng Kiểm sát thương mại
trưởng Đông Dương)
1-2

Ông Eberhardt (Tiến sĩ khoa Thực hành về thực vật học
học, Thanh tra nông nghiệp,
nguyên điều chế viên thực vật
Khoa Khoa học Trường Đại học
Tổng hợp Paris)

2-3

Ông Bloch (Dược sĩ quân y, Thực hành về hóa học đại
nguyên điều chế vieenhoas học cương
Trường Cao đẳng Dược Nancy)

3-4

Ông Barbotin (kỹ sư về Nghệ Thực hành về hóa công
thuật và Chế tạo máy, Giám đốc nghiệp
Trường dạy nghề Hà Nội)

4-5

Ông Gourdon (Tổng Giám đốc Giáo dục học đại cương
Sở Học chính Đông Dương)

Thứ 5

Thứ 6


5g15- 6g15



Ông Péri (thành viên Trường Tiếng Pháp
Viễn đông Bác cổ Pháp)

Page 11


12

6g15- 7g15

Ông Bloch (Dược sĩ quân y, Hóa học đại cương
nguyên điều chế vieenhoas học
Trường Cao đẳng Dược Nancy)

8g45 - 9g45 Ông Dartiguenave (Chủ tịch Luật nước Pháp
Tòa án dân sự Hà Nội)
Thứ 7

5g15 - 6g15 Ông Eberhardt (Tiến sĩ khoa Thực vật học
học, Thanh tra nông nghiệp,
nguyên điều chế viên thực vật
Khoa Khoa học Trường Đại học
Tổng hợp Paris)
Ông Russier (Tiến sĩ khoa học, Địa lý đại cương
Trưởng ban Thư ký Sở Học

chính Đông Dương)
6g15- 7g15

Ông Dumas (bác sĩ chính trong Sinh lý học và vệ sinh
quân đội thuộc địa, Trưởng
Quân y viện ở Hà Nội)
Ông Rieus (kỹ sư về Nghệ thuật Cơ khí
và Chế tạo máy, Giáo sư
Trường Giao thông Công chính)

Ngày 10-11-1907, sau khi các điều kiện chuẩn bị đã hoàn tất, lễ khánh thành
ĐHĐD đã được tổ chức tại Phủ Toàn quyền cũ (trong khu nhượng địa) ở Hà Nội, dưới sự
chủ tọa của Thống sứ Bắc Kỳ De Miribel26. Và đến cuối tháng 11-1907, ĐHĐD tổ chức
lễ khai giảng đầu tiên với sự có mặt của 94 sinh viên chính thức, 62 sinh viên dự thính và
37 sinh viên năm thứ nhất trường Y sẽ tham dự một số giờ học của môn khoa học, tổng
cộng gồm 193 sinh viên. Trong năm học đầu tiên này, một số viên chức các sở chuyên
môn tại Hà Nội tuy không theo học chính thức nhưng cũng được phép tham gia các giờ
thực hành tại các trường thuộc ĐHĐD27.
Vì nhiều lý do, con số sinh viên mới ngày càng giảm dần, từ 94 còn 68 (tháng 121907) và sau Tết Nguyên đán còn 46 và cho đến cuối năm học, số sinh viên chính thức
chỉ còn lại chưa đến một nửa số sinh viên ban đầu (41 người). Sau khi năm học đầu tiên
kết thúc, ĐHĐD đã đột ngột đóng cửa, không một lời giải thích của bất cứ một vị quan
chức nào trong bộ máy chính quyền thuộc địa và cũng không bởi bất cứ một văn bản nào
của các cấp có thẩm quyền trong hệ thống chính quyền thực dân.

26

La Première Université Indochinoise, sđd, Hanoï, 1927, tr. 7.
Có hai viên chức thuộc Sở Nông-Lâm-Thương mại Đông Dương được phép tham gia các giờ thực hành các môn
Hóa học đại cương, Hóa công nghiệp, Thực vật và Động vật tại các trường thuộc ĐHĐD: Bùi Văn Thuận, nhân viên
chính ngạch hạng 2 và Nguyễn Như Phan, phụ tá thư ký hạng 2 (TTLTQG I, GGI, hs: 2819).

27



Page 12


13

Tài liệu lưu trữ cho thấy, mặc dù chính quyền thuộc địa đã cố gắng trong việc
củng cố tổ chức của ĐHĐD nhằm kéo dài hoạt động của nó, thông qua việc ban hành một
vài văn bản pháp quy như hai Nghị định cùng ngày 17-2-1908 về thành lập chức danh
Thư ký ĐHĐD đồng thời giao nhiệm vụ này cho Russier Henri (Trưởng phòng Thư ký
của Sở Học chính Bắc Việt)28 và Nghị định ngày 29-4-1908 về việc chỉ định giảng viên
dự khuyết tại Đại học Đông Dương29song hầu như không đem lại kết quả.
Tuy nhiên, tài liệu lưu trữ cũng cho thấy, trong suốt thời kỳ từ 1908 đến đầu 1917,
một số trường thành viên của ĐHĐD vẫn tiếp tục hoạt động và cùng với một số trường
mới được thành lập, những trường này tiếp tục nằm trong hệ thống các trường thành viên
của ĐHĐD trong thời kỳ tiếp theo.
2. ĐHĐD thời kỳ1917-1945.
Chương trình cải cách giáo dục lần thứ hai chính thức được bắt đầu ngày 21-121917 bằng Nghị định ban hành bộ “Học chính tổng quy” (Règlement général de
l’Instruction publique) của Toàn quyền Albert Sarraut với 7 chương, 558 điều30, chia nền
giáo dục công tại Đông Dương làm 2 hệ thống (giáo dục phổ thông và dạy nghề), trong
đó giáo dục công tại các trường Pháp - Việt được chia thành 3 cấp:
+ Đệ nhất cấp tức hệ tiểu học (enseignement primaire), bao gồm các trường tiểu
học toàn cấp (Ecole Primaire de plein exercice) và các trường sơ đẳng tiểu học (Ecole
Primaire Elémentaire).
+ Đệ nhị cấp tức hệ trung học (enseignement secondaire) gồm cao đẳng tiểu học,
học trong 4 năm để thi lấy bằng cao đẳng tiểu học (bằng Thành chung hay Diplôme) và
trung học, học trong 2 năm để thi lấy bằng Tú tài (Diplôme de bachelier).

Toàn bộ các trường tiểu học và trung học đều nằm trong hệ thống các trường
Pháp-Việt, chương trình giảng dạy được quy định cụ thể trong bộ “Học chính tổng quy”.
Việc miễn phí đối với các trường tiểu học công được quy định tại cuộc cải cách giáo dục
năm 1906 vẫn được giữ nguyên.
Bên cạnh các trường tiểu học và trung học nằm trong hệ thống các trường Pháp Việt còn có một số trường thuộc hệ thống trường Pháp, chủ yếu dành cho con em người
Pháp sống tại thuộc địa và một số ít con em thuộc các gia đình thượng lưu người bản xứ.
Theo quy định của bộ “Học chính tổng quy”, các trường dạy nghề có tính chất
chuyên nghiệp đã được thành lập từ giai đoạn trước nhằm đào tạo một đội ngũ công chức
người bản xứ bậc thấp, đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng và khai thác thuộc địa
của người Pháp như Trường Hậu bổ Hà Nội (Ecole d’Administration de Hanoï) thành lập
năm 1897, Trường Dạy nghề Hà Nội (Ecole professionelle de Hanoï) do Phòng Thương
mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Công chính (Ecole des Travaux Publics) thành
lập năm 1902 và Trường Y khoa Hà Nội (Ecole de Médecine de Hanoï) năm 1902... đều
28

ANOM, GGI, hs: 48.041.
JOIF, 1908, tr. 819.
30
JOIF, 1918, tr. 607-684.
29



Page 13


14

nằm trong hệ thống các trường dạy nghề hai cấp thuộc giáo dục phổ thông (đệ nhất cấp
và đệ nhị cấp). Kinh phí hoạt động của các trường này do ngân sách địa phương hoặc

ngân sách hàng tỉnh, thành phố hoặc hàng xã cấp, đặt dưới sự giám sát về phương diện
hành chính của các chủ tỉnh. Thống đốc Nam Kỳ, các Khâm sứ và Thống sứ quyết định
việc thành lập trường đệ nhất cấp và quy định chi tiết cách thức tổ chức của các trường
cũng như việc tuyển giáo viên cho các trường, theo đề nghị của Thanh tra giáo dục nghề
có thẩm quyền.
- Đệ tam cấp (hệ cao đẳng) gồm các trường cao đẳng đã được thành lập từ trước
và các trường chuẩn bị được thành lập tại Đông Dương. Theo quy định của bộ “Học
chính tổng quy”, Ban chỉ đạo Giáo dục bậc cao đẳng được thành lập với nhiệm vụ tập
trung và giải quyết công việc hành chính của tất cả các trường thuộc ĐHĐD, chuẩn bị
việc thành lập, tổ chức chế độ làm việc và soạn thảo chương trình của các trường cao
đẳng lần lượt được mở cho sinh viên người Pháp và người bản xứ tại Đông Dương. Bộ
“Học chính tổng quy” cũng có một số quy định cụ thể: Trường Hậu bổ (Ecole
d’Administration) ở Huế và Trường Sĩ hoạn (Ecole des Mandarins) ở Hà Nội là những
trường chuyên đào tạo quan lại sẽ chấm dứt hoạt động ngay sau khi những học sinh nhập
học trước ngày 1-11-1917 kết thúc khoá học; các trường này cũng sẽ không được tuyển
mới kể từ ngày trên. Các lớp luật (Cours de Droit) thành lập theo Nghị định ngày 29-31910 cũng bị bãi bỏ; hai trường vẫn được hoạt động bình thường là Trường Y khoa Đông
Dương (Ecole de Médecine de l’Indochine) thành lập theo Nghị định ngày 29-12-1913)
và Trường Thú y Đông Dương (Ecole Supérieure Vétérinaire de l’Indochine) thành lập
theo Nghị định ngày 15-9-1917; Trường Công chính (Ecole des Travaux publics) được tổ
chức lại theo Nghị định ngày 15-4-1913 thì được đặt dưới quyền giám sát trực tiếp của
Ban chỉ đạo bậc cao đẳng…
Ở bậc đại học, từ những quy định sơ lược trong bộ “Học chính tổng quy”,
ĐHĐDđã được hoàn thiện thêm về mặt cơ cấu, tổ chức và đội ngũ giáo viên, kể cả giáo
viên người Pháp và người bản xứ. Điều đó được thể hiện trong hàng loạt các văn bản quy
phạm pháp luật như Nghị định các ngày 8-7-1917, 25-8-1918, 13-12-1923, 17-10-1924,
8-5-1926, 2-7-1926, 19-10-1927, 26-4-1928, 4-11-1928, 31-7-1929 và 30-11-1930 của
Toàn quyền Albert Sarraut, trong đó quan trọng nhất là hai Nghị định đầu tiên.
Nghị định thứ nhất ngày 8-7-1917 quyết định thành lập Ban Chỉ đạo bậc cao đẳng
(Direction de l’Enseignement supérieur)bên cạnh Toàn quyềnvới nhiệm vụ “chuẩn bị
việc thành lập, tổ chức và ban hành chương trình của các trường cao đẳng sẽ mở tại

Đông Dương thuộc ĐHĐDcho sinh viên người Pháp và người bản xứ”31. Toàn bộ các
trường này sẽ tập trung lại thành ĐHĐD, bao gồm một số trường thành viên của ĐHĐD
đã được thành lập như Trường Cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de Pédagogie) thành
lập theo Nghị định ngày 15-10-1917 và được tổ chức lại theo Nghị định ngày 24-7-1932,
Trường Khoa học thực hành (Ecole des sciences appliquées) được thành lập theo Nghị
định ngày 30-10-1922, Trường Cao đẳng Văn khoa với các giờ dạy và hội thảo dành cho
công chúng (Ecole supérieure des Lettres - cours et conférences publics) được thành lập
31

JOIF, 1917, tr. 1001.



Page 14


15

theo Nghị định ngày 26-7-1923, Trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux-Arts de
l’Indochine) được thành lập theo Nghị định ngày 17-10-1924 (năm 1938 được tổ chức lại
thành Trường Mỹ thuật và Mỹ nghệ thực hành (Ecole des Beaux-Arts et des Arts
appliquées), Trường Cao đẳng Luật Hà Nội (Ecole supérieure de Droit de Hanoï) được
thành lập theo Sắc lệnh ngày 11-11-1931 của Tổng thống Pháp32…
Về mặt tổ chức, trong thời kỳ đầu, Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương giữ
chức vụ Giám đốc Ban Chỉ đạo bậc cao đẳng, là người “trực tiếp quản lý nhân viên các
trường cao đẳng ở Đông Dương”, “chịu trách nhiệm điều hành các trường” và là người
“trực tiếp liên hệ với Toàn quyền trong việc giải quyết những biện pháp cụ thể nhằm đảm
bảo sự hoạt động tốt và phát triển bình thường của các cơ sở dưới quyền mình quản lý”.
Trực tiếp dưới quyền Tổng Giám đốc Học chính có các quân nhân ngoại hạng giữ chức
danh các Giám thị nội trú (có Tổng Giám thị và các Giám thị).

Nghị định thứ hai ngày 25-12-1918 ban hành Quy chế chung về giáo dục bậc đại
học ở Đông Dương (Règlement général de l’Enseignement supérieur)33.Theo Nghị định
này, ĐHĐD được đặt trong Ban Chỉ đạo bậc cao đẳng(ban hành bởi Nghị định ngày 8-71917)và sau đó không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế34. Đây là
một văn bản có tính chất pháp lý quan trọng đối với giáo dục bậc đại học ở Đông Dương
nói chung và tổ chức của ĐHĐD nói riêng. Cũng theo Nghị định ngày 25-12-1918, Ban
Chỉ đạo bậc cao đẳng được tổ chức lại dưới quyền của Tiến sĩ Cognacq Maurice, người
được Toàn quyền bổ nhiệm làm Giám đốc.
Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo bậc cao đẳng lại là một đơn vị dưới quyền trực tiếp của
Tổng Thanh tra Học chính Đông Dương (Inspection générale de l’Instruction
publique)35, cơ quan được đặt dưới quyền chỉ đạo tối cao của Toàn quyền. Trong khi đó,
Tổng Giám đốc Học chính cũng trực thuộc Toàn quyền. Vì thế, trong việc điều hành
chuyên môn về giáo dục, đặc biệt ở bậc đại học, đã có nhiều bất cập xảy ra. Vấn đề này
không phải chỉ diễn ra với riêng ngành giáo dục ở thời kỳ này mà nó còn tồn tại dai dẳng
ở nhiều ngành khác nữa36. Điều này tất yếu dẫn đến việc phải xem xét lại chức năng,
quyền hạn của những người đứng đầu các cơ quan giáo dục, nhất là Tổng Giám đốc Học
32

Bắt đầu từ năm học 1939-1940, Trường Cao đẳng Luật được mở thêm năm thứ tư dưới tên gọi Trường Hành
chính Đông Dương (Ecole d’Administration indochinoise), đặc biệt dành cho việc chuẩn bị các kỳ thi hành chính
Đông Dương, nhất là cho các kỳ thi vào các ngạch bậc quan lại. Năm 1941, Trường Cao đẳng Luật được nâng lên
thành Trường Đại học Luật Đông Dương (Faculté de Droitde l’Indochine).
33
Direction de l’Instruction publique: Règlement général de l’Enseignement supérieur, 2ème édition, HanoïHaiphong, 1921.
34
Nghị định ngày 25-12-1918 được bổ sung và sửa đổi bằng các Nghị định các ngày 13-12-1923, 17-10-1924, 8-51926, 2-7-1926, 19-10-1927, 26-4-1928, 4-11-1928, 31-7-1929 và 30-11-1930 của Toàn quyền Đông Dương.
35
Thành lập theo Nghị định ngày 21-12-1917 của Toàn quyền Đông Dương.
36
Trường hợp của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (Directrion des Archives et des Bibliothèques de
l’Indochine - DABI) là một thí dụ điển hình: Sở này được thành lập bởi Nghị định ngày 29-11-1917 và là một đơn vị

trực thuộc Toàn quyền Đông Dương. Năm 1922, dưới tác động của một cuộc cải cách hành chính, DABI bị sáp nhập
vào Sở Học chính Đông Dương (Direction de l’Instruction Publique de l’Indochine). Việc này gây rất nhiều trở ngại
cho DABI ngay cả về phương diện tài chính (kinh phí của DABI thường xuyên chậm và có thể bị cắt bị chuyển qua
Sở Học chính). Mãi đến 1929, DABI mới được trở về vị trí ban đầu (tổng hợp từ một số hồ sơ thuộc phông Sở Lưu
trữ và Thư viện Đông Dương, TTLTQG I).


Page 15


16

chính. Kết quả là, đến năm 1922, giáo dục bậc đại học đã được đặt dưới quyền trực tiếp
của Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương. Theo đó, ĐHĐD lại được đặt trở lại dưới
quyền chỉ đạo trực tiếp của nhân vật có chức danh cao nhất trong hệ thống giáo dục ở
Đông Dương.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, từ một bộ phận rất nhỏ hoạt động
dưới sự quản lý của Ban 2, Phòng 1 trực thuộc Văn phòng Ban Giám đốc Sở Học chính
Đông Dương (năm 1922), Văn phòng ĐHĐD đã được thành lập nhưng vẫn là một đơn vị
thuộc Phòng 1 của Văn phòng Ban Giám đốc (năm 1928). Mãi cho đến năm 1938, Văn
phòng ĐHĐD mới được tách ra để hoạt động với tư cách là một đơn vị độc lập. Lúc này,
Văn phòng ĐHĐD được đặt dưới quyền trực tiếp của Tổng Giám đốc Học chính. Chánh
Văn phòng có chức danh là Thư ký ĐHĐD(Secrétaire de l’Université indochinoise),
người phải đảm nhiệm cùng một lúc hai nhiệm vụ của hai chức danh: Thư ký và Tổng
Giám thị ĐHĐD. Ban đầu, chức năng và nhiệm vụ của Thư ký ĐHĐDđược quy định như
sau:
- Đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của ban Thư ký các trường Cao đẳng Y và Luật
của Hà Nội;
- Quản lý các trường khác thuộc ĐHĐD…
Tuy nhiên, hoạt động chưa đầy một năm thì Văn phòng ĐHĐD đã được cải tổ lại

nhằm mục đích làm cho nó trở thành một đơn vị “có quyền tự do lớn hơn”37. Thư ký
ĐHĐD được bổ sung thêm nhiều quyền hạn nữa, từ quản lý, chỉ đạo việc nghiên cứu tất
cả các vấn đề về hành chính, sư phạm và chuyên môn, các tranh chấp liên quan đến giảng
dạy đến việc học tập và học bổng của sinh viên trong các trường thuộc ĐHĐD hay việc
quan hệ với các cơ quan kỹ thuật, quan hệ với các trường đại học ở chính quốc và ở nước
ngoài…38
Như vậy là, mặc dù trực thuộc Tổng Giám đốc Học chính nhưng trên thực tế, về
mặt tổ chức, ĐHĐD đã trở thành một đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân với một hệ
thống các trường thành viên ngày càng được nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng.
Từ năm 1930, cơ cấu tổ chức của ĐHĐD ngày càng hoàn thiện với hệ thống Thư
viện (được tổ chức theo Nghị định ngày 24-5-1930) và Hội đồng kỷ luật (được thành lập
theo Nghị định ngày 21-2-1936). Ngoài ra, Phòng thí nghiệm vật lý và hóa học và Phòng
thí nghiệm của các môn khoa học tự nhiên thuộc ĐHĐD cũng được đưa vào hoạt động
nền nếp. Một số trường thành viên mới cũng được thành lập như Học viện Nghiên cứu
Luật pháp và Xã hội Viễn đông (Institut des Hautes Etudes Juridiques et Sociales
d’Extrême-Orient) thành lập theo Sắc lệnh ngày 27-4-1940 của Tổng thống Pháp39;
Trường Cao đẳng Khoa học (Ecole supérieure des Sciences) được thành lập theo Sắc
37

Trích công văn số 1370/Cab ngày 25-8-1938 của Chánh Văn phòngPhủ Toàn quyền gửi Trưởng phòng nhân sự
v/v cải tổ Văn phòng ĐHĐD. TTLTQG I, GGI, hs: 2104.
38
TTLTQG I, GGI, hs: 2104. Tài liệu đã dẫn.
39
Thuộc Trường Cao đẳng Luật Hà Nội.


Page 16



17

lnh ngy 25-7-1941 ca Tng thng Phỏp.Trng c t chc theo kiu mu ca
trng i hc Khoa hc ca Phỏp nhng vi hai th thc c bit ụng Dng nhm
mc ớch m bo cho sinh viờn nm c kin thc chung theo hc c chng
trỡnh ging dy ca Trng. Mt l cỏc k thi th vo u cỏc nm hc k t khi khai
ging nm hc u tiờn cho n tn nm 1944 v hai l to iu kin sinh viờn cú th
cú, ngoi bng c nhõn c quy nh phi chun b trong 2 nm ra, mt trong s cỏc
chng ch nghiờn cu d b (certificats dộtudes supộrieures prộparatoires) v cỏc mụn
hc nh toỏn i cng (mathộmatiques gộnộrales), S.P.C.N (Sciences physiques,
chimiques et naturelles) và M.P.C (mathộmatiques, physique, chimie)40. õy l mt s
kin rt cú ý ngha, nh Tng Giỏm c Hc chớnh ụng Dng ó khng nh trong bi
din vn c ti l khai ging nm hc 1942-1943: Vic thnh lp Trng Cao đẳng
Khoa học ó ỏnh du mt cỏi mc trong nn i hc v khoa hc ụng Dng41.
Trong thi gian ny, hng lot cỏc trng thnh viờn ca HD c nõng cp,
iu ú rt cú ý ngha i vi v th ca HD. Nm 1941: Trng Kiờm b Y Dc
ụng Dng c nõng cp lờn thnh Trng i hc Y khoa ụng Dng, sinh viờn
tt nghip trng ny c cp bng Bỏc s Y khoa hoc Dc s cao cp ụng Dng;
Trng Cao ng Lut c nõng lờn thnh Trng i hc Lut ụng Dng. Nm
1942: Trng Cao ng Nụng Lõm c nõng cp thnh Trng i hc, cú nhim v
o to k s nụng nghip v lõm nghip; Trng Cao ng Cụng chớnh c nõng lờn
thnh trng i hc, c phộp o to k s v phú k s cụng chớnh (Ingộnieur et
ingộnieur-adjoint indochinois des Travaux publics). Cng trong nm 1942, Trng M
thut v Trng M ngh thc hnh c tỏch thnh hai trng l Trng Cao ng M
thut thuc khi i hc v Trng M ngh thc hnh. Nm 1943, Trng Cao ng
M thut (Ecole des Beaux-Ats) c t chc li v c phộp o to bc i hc
tng ng vi trỡnh i hc Phỏp.
Ngoi ra, mt s ngnh mi nh Dõn tc hc, ụng phng hc, Kho c hc
cng c thnh lp ti Trng Cao ng Vn khoa lm cho c cu caHD ngy cng
tr nờn a ngnh, a lnh vc rừ nột hn.

Thi k ny, c s vt cht cho HD c chớnh quyn thuc a quan tõm
trang b ti 3 ln:
- Ln u tiờnvo nm 1913,cụng trỡnh Trng HDc khi cụng xõy dng
trờn ng Bobillot42, im giao nhau gia ng Bobillot vi im kt thỳc ca trc
ng Carreau43. õy l mt cụng trỡnh ln vi nhiu hng mc, c xõy dng qua 3
giai on. Giai on mt bt u t nm 1913 v kt thỳc vo nm 1922 vi vic khi

Theo Bulletin dInformation , n.85 du 7-10-1946. ANOM, tài liệu của Bộ Pháp quốc Hải ngoại (Ministốre de la
France dOutre-Mer - FOM), carton: 243-244.
41
Discours prononcộ par Albert Charton Inspecteur gộnộral et Directeur de lInstruction Publique en Indochine,
Sộance solennelle de rentrộe de lUniversitộ. Annộe scolaire 1942-1943, tr. 16.
42
Nay l ph Lờ Thỏnh Tụng.
43
Nay l ph Lý Thng Kit.
40



Page 17


18

công xây dựng khu nhà cánh trái (Trường Y)44; giai đoạn 2 bắt đầu bằng khu nhà cánh
phải được xây dựng từ năm 1921 đến năm 1923. Sau đó, 2 giảng đường mới được xây
dựng dành cho khoa Luật năm vào năm 1933-1937; giai đoạn 3 bắt đầu từ 1920 và kết
thúc vào năm 1923 với khu nhà chính có 1 giảng đường lớn; giai đoạn cuối kéo dài từ
1928 đến năm 1945 với việc xây thêm sân tennis, tường rào, hệ thống cống và cải tạo một

số hạng mục khác để tập trung một số trường đại học và cao đẳng khác vào ĐHĐD45.
- Lần thứ hai vào năm 1917, trong khi chờ đợi công trình chính, Toàn quyền Đông
Dương đã ký Quyết định số 783 ngày 31-12-1917 cho phép tiến hành cải tạo các tòa nhà
củagia đình Debeaux ở số 47 phố Paul Bert46và số 22, 24 đại lộ Rollandes47 để bố trí một
số trường học mới thuộc ĐHĐD48.
- Lần cuối cùng, ngày 15-6-1942, Toàn quyền Decoux đã ký Nghị định số
223/Dphê chuẩn các quy định về việc quy hoạch Khu Học xá Đông Dương (Cité
Universitaire de l’Indochine)49gồm một phần nằm trong huyện Hoàn Long và một phần
nằm trong địa hạt của thành phố Hà Nội50. Theo dự tính, Khu Học xá Đông Dương sẽ
đón được khoảng 320 sinh viên và sẽ không thua kém gì khu nội trú của các trường đại
học ở Paris. Nhưng sau đó, sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã xẩy ra. Tiếp đó là cuộc tổng
khởi nghĩa của Việt Minh đã giành được thắng lợi. Công trình xây dựng Khu Học xá
Đông Dương vì thế không thể tiếp tục được nữa và đã trở thành công trình xây dựng cuối
cùng của chính quyền thực dân trên đất Hà Nội.
3. ĐHĐD thời kỳ 1945-1954.
Sau khi bị Nhật đảo chính (ngày 9-3-1945), người Pháp tuy bị thất thế ở Đông
Dương nhưng trong tuyên bố ngày 24-3-1945, chính phủ Pháp ở chính quốc vẫn khẳng
định: “Liên hiệp Pháp sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để làm cho nền giáo dục bậc
tiểu học trở thành bắt buộc và có hiệu quả và để phát triển nền giáo dục trung học và đại
học”51.
Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới, chính quyền ở thuộc địa buộc phải có
những thay đổi trong chính sách chính trị của mình. Chức danh Toàn quyền Đông Dương
bị xóa bỏ và thay vào đó là Cao ủy Pháp ở Đông Dương (Haut Commissaire de France
44

Trường Y (Ecole de Médecine) được dự kiến xây dựng từ năm 1902 và được Toàn quyền Đông Dương phê duyệt
vào năm 1907, ban đầu định đặt ở góc đại lộ Carreau (phố Lý Thường Kiệt) và đại lộ Jauréguiberry (phố Quang
Trung) nhưng không thực hiện được sau chuyển về đại lộ Bobilot.
45
Ngày nay công trình Trường ĐHĐD do Trường Đại học Dược vàTrường Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý và sử

dụng.
46
Nay là Nhà triển lãm 45 phố Tràng Tiền.
47
Nay là phố Hai Bà Trưng.
48
TTLTQG I, phông Khu Công chính Bắc Kỳ (Fonds de la Circonscription territoriale des Travaux Publics du
Tonkin – TPT), hs: 926.
49
Công trình Khu Học xá sau được mở rộng và nay trở thành một phần diện tích của Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội.
50
TTLTQG I, phông Sở Địa chính và Nhà cửa Thành phố Hà Nội (Fonds du Service du Cadastre et des Domaines de
Hanoï – SCDHN), hs: 86. Đất xây Khu Học xá thuộc làng Bạch Mai, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long.
51
Journal officiel de la Fédération indochinoise (JOFI), n° 1 (Nouvelle série), 15-11-1945, tr. 3.


Page 18


19

en Indochine)52.Phủ Cao ủy Pháp và trụ sở của nhiều công sở hành chính của chính
quyền thuộc địa đã chuyển vào Sài Gòn nhưng ĐHĐD vẫn ở lại Hà Nội và do ông Bayen
làm Hiệu trưởng (Recteur).
Về mặt tổ chức, bắt đầu từ ngày 1-8-1947, ĐHĐD được đặt trong Phòng Giáo dục
đại học, một đơn vị trực thuộc Ban Cố vấn về giáo dục thuộc Phủ Cao ủy53. Ông Brunel
được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Cao đẳng Khoa học thay cho ông Richaud và ông
Lafon, Thư ký của Sở Học chính được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Giáo dục đại học

thay cho ông Lebris.
Về giáo dục đại học có các cố vấn: Ông Kherian (Chủ nhiệm khoa Luật);
Bonneman (Giám đốc Trường Cao đẳng Khoa học - Ecole supérieure des
Sciences);Richard (Giám đốc Trung tâm Médico Pharmacetique) và Lebris (Giáo sư
chính ngoại hạng thuộc Văn phòng Giáo dục đại học - Bureau de l’Enseignement
supérieur).
Tháng giêng năm 1948, Cao ủy Pháp đã ký một Nghị định thành lập một Hội đồng
trường ĐHĐD do Hiệu trưởng ĐHĐD làm Chủ tịch với thành phần gồm các Giám đốc
của các trường thành viên, hai giáo sư do các trường bầu ra hoặc bỏ phiếu kín, Giám đốc
Trường Viễn đông Bác cổ và các thành viên không thuộc nhân sự củaĐHĐD do Hội
đồng lựa chọn và do Hiệu trưởng ĐHĐD bổ nhiệm trong 3 năm. Hội đồng có quyền
quyết định tất cả các vấn đề về tổ chức thực hiện, tổ chức giảng dạy và về tất cả các công
việc thuộc về kỷ luật54.
Ngày 30-12-1949, theo thỏa ước về văn hóa được ký kết giữa chính phủ Pháp và
chính phủ Bảo Đại, Trường Đại học hỗn hợp Pháp-Việt đã được thành lập trên cơ sở của
ĐHĐD ở Hà Nội và vẫn do ông Bayen là Hiệu trưởng. Về mặt pháp lý, Trường Đại học
hỗn hợp Pháp-Việt được thành lập nhưng trên thực tế, nó chưa bao giờ hoạt động mà vẫn
giữ nguyên cơ cấu tổ chức của ĐHĐD với hệ thống các trường thành viên trước kia.
Đầu năm 1951, ĐHĐD có Hiệu trưởng mới. Đó là ông Champy, nguyên Hiệu
trưởng Trường Đại học Y Paris đến Hà Nội thay cho ông Bayen trở về Pháp sau nhiều
năm giữ cương vị người đứng đầu một trường đại học danh tiếng của Pháp ở Đông
Dương. Người ta hy vọng rằng, vị Hiệu trưởng mới này của ĐHĐD sẽ là người đầu tiên
làm cho Trường Đại học Hỗn hợp Pháp-Việt hoạt động theo tinh thần của những ký kết
Pháp-Việt, người sẽ làm cho Trường trở thành “một trung tâm tỏa sáng ở Đông Nam Á
và là nơi gặp gỡ của hai nền văn minh châu Âu và Viễn Đông”55. Bản thân ông Champy
52

Quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của Cao ủy Pháp ở Đông Dương được quy định trong Sắc lệnh ngày 17-81945 của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle. JOFI, n° 1 (Nouvelle série), 15-11-1945, tr. 3.
53
JOFI, n° 33, 14 août 1947, tr. 1342.

54
Indochine. Spécial Outre Mer. 3 janvier 1948, n° 407. ANOM, tài liệu đã dẫn, carton: 243-244.
55
M. Champy, Recteur de l’Université d’Hanoï rejoindra son poste lundi. Vietnam (Bulletin publié par le Haut
Commissariat du Vietnam en France), 13 janvier 1951. ANOM, FOM, tài liệu đã dẫn.


Page 19


20

cũng tuyên bố trước báo chí tại cuộc họp do tướng De Lattre de Tassigny tổ chức tại Hà
Nội ngày 22-1-11951 rằng:
“Tôi quyết định thực hiện ở nơi đây một trường đại học châu Âu thực sự. Mọi yếu
tố đã có sẵn, đó là trường Đại học Hà Nội, tổ chức tạo nên nền tảng của cơ cấu này.
Trường Đại học Hà Nội đã tỏa sáng rực rỡ trên thế giới và đã nổi tiếng, nhất là về
nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.
Chúng tôi mong rằng, Trường Đại học Hà Nội sẽ là nền tảng của sự phát triển
của nền văn hóa Việt Nam và cũng là nền tảng của tình hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam
và Pháp”56.
Trong suốt thời kỳ từ 1946 đến 1953, mặc dù tình hình chính trị ở Đông Dương
nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhiều biến động nhưng ĐHĐD vẫn không ngừng
phát triển với sự thành lập các đơn vị mới như phân hiệu của Đại học Luật ở Sài Gòn
(thành lập theo Nghị định ngày 9-5-1947 của Cao ủy Pháp ở Đông Dương)57, Phòng thí
nghiệm vật lý của Trường Cao đẳng Khoa học ở Hà Nội (mở theo Nghị định số
327/3875ngày 23-11-1947của Cao ủy Pháp58… và đặc biệt theo Nghị định liên bộ ngày
8-3-1948, Trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt (Ecole supérieure d’Architecture de Dalat)
đã được thành lập, thời gian học trong 3 năm với chương trình giảng dạy giống hệt như
các trường Kiến trúc các vùng ở chính quốc (Ecoles Régionalesd’Architecture

métropolitaines). Trường tiếp nhận tất cả các chương trình thực hành và thi cử của
Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia Ở Paris. Về mặt tổ chức, Trường Cao đẳng Kiến trúc
Đà Lạt được xếp vào khối các trường thuộc ĐHĐD, Giám đốc của Trường có quan hệ
trực tiếp với Giám đốc Trường Đại học Mỹ thuật Quốc gia ở Hà Nội (Ecole Nationale
Supérieure des Beaux-Arts). Trường được tổ chức lại theo Nghị định ngày 1-6-194959.Số
lượng sinh viên theo học tại các trường thuộc ĐHĐD cũng tăng lên đáng kể, chỉ tính
riêng cơ sở Hà Nội đã có 966 người (trong năm học 1949-1950), tăng lên 1.329 người
(năm học 1950-1951), tiếp tục tăng lên 1.723 người (năm học 1951-1952) và đạt tới
2.260 người (năm học 1953-1954).
Thời gian sau đó, các trường thuộc ĐHĐD cả ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn tiếp tục
khai giảng để đón nhận sinh viên mới. Đưa tin về lễ khai giảng năm học 1952-1953 ở
Việt Nam, tạp chí của Phủ Cao ủy Pháp ở Việt Nam xuất bản tại Paris đã bình luận:
“ Một vài tuần sau các trường trung học và cấp I, các trường đại học và các
trường lớn của Việt Nam đã mở cửa trở lại.
56

Le Recteur Champy dit ce que sera la nouvelle Université Franco-Vietnamienne. AFP, janvier 1951. ANOM,
FOM, tài liệu đã dẫn.
57
JOFI, n° 21, 4 décembre 1947, tr. 923. Trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1950, lần lượt các Trường Đại học Y
Dược, Cao đẳng Khoa học… cũng được chia thành hai trung tâm: một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn.
58
JOFI, n° 49, 22 mai 1947, tr. 1923.
59
JOIF, n° 25, 17 juin 1948, tr. 2795; n° 39, 23 septembre 1948, tr. 3279 và n°24, 9 juin 1949, tr. 799.


Page 20



21

… Trường đại học nguyên gốc nhất của Việt Nam chắc chắn là Trường Đại học
Văn khoa của Hà Nội60. Không chỉ giới hạn trong duy nhất một chức năng “phân phối
các bằng cấp’, Trường còn theo đuổi nhiệm vụ phát hiện và tái phát hiện, đặc biệt là cho
thế hệ trẻ của chúng ta, sự phong phú của nền văn minh Việt Nam và của Viễn đông mà
không xóa bỏ nền văn minh châu Âu.
Sự giảng dạy thì hoàn toàn bằng tiếng Việt và kết thúc thì bằng việc cấp bằng cử
nhân văn học đích thực Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tổ chức học tập được mô phỏng theo tổ chức của các trường đại
học Pháp. Trường dạy ít nhất trong 3 năm. Kết thúc năm học cơ sở, sinh viên có thể lựa
chọn cho mình một trong 4 môn học: Văn học, Sử học – Địa lý học. Triết học và Sinh
ngữ”61.
Theo những tài liệu mới giải mật năm 2014 thuộc phông Service de Protection du
Corps Expéditionnaire (SPCE)62 hiện đang được bảo quản tại Lưu trữ Hải ngoại Quốc gia
Pháptại Aix-en Provence, số sinh viên ĐHĐD phía nam (danh sách lập ngày 12-8-1954)
có 202 người theo học các khoa Khoa học, Luật, Y và Văn khoa.Những tài liệu này cũng
cho thấy, ông Champy (Hiệu trưởng ĐHĐD) đã có nhiều cố gắng tìm kiếm những giáo
sư người Pháp và người Việt giảng dạy bậc đại học ở Pháp. Kết quả là ĐHĐD đã có một
hàng ngũ giáo viên giảng dạy tại Khoa Văn học Việt Nam (Faculté vietnamienne des
Lettres) trong năm học 1952-1953: các ông Trân Le Nhan (cử nhân chữ Hán) đảm nhiệm
môn Hán văn; Nghiem Toan (tốt nghiệp Trường Sư phạm Hà Nội) dạy Việt văn; Nguyen
Vu Thieu (giáo sư) dạy Triết học và Anh văn; Nguyen Dang Thuc (giáo sư) dạy triết học
Phương đông; Mai Van Phuong (giáo sư hệ giáo dục cao đẳng Pháp-Đông Dương) dạy
các môn Lịch sử và Địa lý; Doan Phu Tu dạyVăn học Việt Nam63. Ngoài ra, trong năm
học 1952-1953, Khoa Văn học Việt Nam đã có thêm 4 giáo sư người Pháp64.
Ngoài việc tìm kiếm giáo viên ra, ông Champy còn có những xúc tiến chuẩn bị
cho sự ra mắt chính thức và cho hoạt động của Trường Đại học Hỗn hợp Pháp-Việt trong
tương lai. Tuy nhiên, tất cả những cố gắng của ông Champy còn chưa trở thành hiện thực
thì chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã nổ ra. Hiệp định Genève năm 1954 đã đem lại

hòa bình cho các nước trên bán đảo Đông Dương và kể từ thời gian ấy, vai trò lịch sử của
ĐHĐD - trường đại học danh tiếng một thời của Pháp trên bán đảo này cũng chấm dứt.

60

Trường Đại học Văn khoa với các giờ dạy và hội thảo dành cho công chúng (Ecole supérieure des Lettres - cours
et conférences publics) được thành lập theo Nghị định ngày 26-7-1923 của Toàn quyền Đông Dương.
61
La rentrée universitaire au Vietnam. Vietnam (Bulletin publié par le Haut Commissariat du Vietnam en France), 6
novembre 1952. ANOM, FOM, tài liệu đã dẫn.
62
ANOM, SPCE, hs: 64.
63
Danh sách được quy định Theo Nghị định số 15-ND/GD ngày 4-2-1952 của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục.
ANOM, SPCE, tài liệu đã dẫn.
64
Đó là các ông Herveux, Giám thị Trường A. Sarraut; Anger và Alcarae, Giáo sư Trường A. Sarraut đảm nhiệm
dạy các môn tiếng Anh, tiếng Pháp và văn học Pháp. ANOM, SPCE, tài liệu đã dẫn.


Page 21


22

III. ĐHĐD và những tác động đến xã hội Việt Nam.
Trong một vài nghiên cứu về ĐHĐD65và trong một công trình viết về Đại học
Quốc gia Hà Nội được công bố cách đây 10 năm nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành
lập ĐHĐD66, quá trình hình thành và phát triển cùng những vấn đề về chương trình đào
tạo cũng như những mặt hạn chế của ĐHĐD đã được các tác giả phân tích một cách khoa

học, rõ ràng.
Trong khuôn khổ của báo cáo này, chúng tôi muốn căn cứ vào tài liệu của cả hai
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt và Pháp để chứng minh một nhận định mà cho tới nay
vẫn còn có ý kiến hoài nghi: đó là sự tác động của ĐHĐD đến xã hội Việt Nam thông qua
việc hình thành một bộ phận trí thức yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Trở lại với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của Toàn quyền Paul Beau với
Nghị định thành lập tại mỗi xứ ở Đông Dương một Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục
bản xứ. Một trong những nhiệm vụ mà Hội đồng này được quy định là “Nghiên cứu, thu
thập, bảo quản, và nếu cần, cho tái bản những tác phẩm cổ đại, cận đại về văn học, triết
học, lịch sử”67.Điều đó chứng tỏ rằng, cho dù là cải cách nhằm tạo ra một hàng ngũ
những người bản xứ có đủ kiến thức, có đủ khả năng cộng tác với chính quyền song
người Pháp không hoàn toàn xóa bỏ nền tảng về văn hóa tinh thần của dân tộc bản địa.
Tài liệu lưu trữ cũng cho thấy, ngay trong cuộc cải cách lần thứ nhất, ở chương
trình tiểu học, ngoài môn đạo đức phải học ngay từ lớp đồng ấu (cours enfentindành cho
trẻ em 7 tuổi), học sinh còn được học môn lịch sử ngay từ lớp dự bị (cours
préparatoiredành cho trẻ em8 tuổi). Từ việc làm quen với môn lịch sử lần đầu tiên qua
các truyện ngắn, giai thoại, tiểu sử trích từ lịch sử địa phương, các sự kiện lịch sử hoặc
địa danh lịch sử trong vùng ở lớp dự bị đến việc ôn tập có phát triển những khái niệm đã
được học ở các lớp sơ đẳng (cours élémentaire), trung đẳng (cours moyen), học sinh còn
được học về các xứ thuộc nước Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ) và các thời kỳ lịch sử
cùng các nhân vật lịch sử như các vua triều Nguyễn; giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân
tranh; cuộc nổi dậy của quân Tây Sơn, vua Gia Long và các hậu duệ… Điều đó chứng tỏ
65

Về lịch sử ra đời, chương trình đào tạo và quá trình xây dựng cơ sở vật chất của ĐHĐD xin xem thêm các bài viết
của Đào Thị Diến:
- “Trường Đại học Đông Dương ra đời từ khi nào?”, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 2-2006, tr. 22 hoặc truy
cập trang www.luutruvn.vn
- “Vấn đề đào tạo của trường Đại học Đông Dương thời kỳ đầu thành lập 1906-1908” (Báo cáo tại Hội
thảo khoa học “100 năm nghiên cứu và đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam” tổ chức tại

Trường KHXH & NV – Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 27-4-2006).
- “Vài nét về quá trình xây dựng cơ sở vật chất của Đại học Đông Dương giai đoạn 1906-1954”, Bản tin
Đại học Quốc gia Hà Nội, số đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, 5-2006, tr. 39
hoặc truy cập trang www.vnu.edu.vn
65
JOIF, 1907, tr. 769.
66
Một thế kỷ phát triển và trưởng thành (Tập thể biên soạn, GS. TSKH Vũ Minh Giang chủ biên), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006. Sách được tái bản với tên Đại học Quốc gia Hà Nội những chặng đường phát triển,
dưới dạng song ngữ Việt-Pháp, với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc và Trung tâm Hỗ trợ
nghiên cứu Châu Á – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013.
67
Nghị định ngày 16-5-1906 của Toàn quyền Đông Dương, JOIF, 1906, tr. 807-810.


Page 22


23

rằng, ngay còn trong thời kỳ tiểu học, học sinh đã được trang bị những kiến thức cơ sở về
lịch sử đất nước, về lòng tự hào dân tộc. Vì thế, mặc dù lên các lớp trên thuộc cấp trung
học và sau này là đại học, được đào tạo trong các trường học của Pháp, chịu ảnh hưởng
của nền văn hoá Pháp, học lịch sử nước Pháp nhiều hơn lịch sử nước Nam nhưng tầng
lớp trí thức tân học ở Việt Nam lại có một nền tảng giáo dục truyền thống rất vững chắc.
Từ đó, có thể rút ra kết luận: mặc dù những nỗ lực của người Pháp về giáo dục chủ yếu
nhằm mục đích phục vụ công cuộc cai trị, tức là vì “Mẫu quốc” hơn là để “khai hóa văn
minh” cho Việt Nam nhưng lại đem lại điều mà chính quyền thực dân không mong đợi.
Đó chính là sự hình thành nên một một bộ phận trí thức yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta đều biết rằng, tài liệu lưu trữ là do con người sản sinh ra. Ngoài tính

trung thực, khoa học để làm chứng cứ xác thực cho các công trình nghiên cứu, tự bản
thân tài liệu cũng mang trong mình tính giai cấp của những người sinh ra nó.
Trong các phông tài liệu ở cả hai Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam và Pháp,
người ta tìm thấy tương đối nhiều báo cáo của mật thám Pháp, thư từ, công văn trao đổi
giữa Sở An ninh Pháp ở chính quốc, Toàn quyền Đông Dương với các cơ quan chuyên
môn như Sở Học chính Đông Dương, Hiệu trưởng ĐHĐD… phản ánh về hoạt động “nổi
loạn” của sinh viên ĐHĐD. Những tài liệu này đa phần có đóng dấu “Mật” (Secret). Tuy
chưa phản ánh được hết phong trào hoạt động yêu nước của sinh viên song những tài liệu
này đem đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực về hoạt động của sinh viên ĐHĐD, cho
dù chúng được viết với những từ ngữ mang tính thực dân.
Nghiên cứu tài liệu lưu trữ của chính quyền thuộc địa cũ ở Đông Dương, qua
những tờ báo cáo, những tập công văn trao đổi đóng dấu “Mật” đầy từ ngữ mang tính
thực dân, người ta thấy,cho dù được học trong khối các trường đại học từng được ca ngợi
là “một trung tâm tỏa sáng ở Đông Nam Á và là nơi gặp gỡ của hai nền văn minh châu
Âu và Viễn Đông”,nhưng sinh viên Việt Nam và sinh viên các nước Đông Dương đã phải
chịu sự phân biệt đối xử với sinh viên Pháp, thậm chí còn phải đối mặt với thái độ miệt
thị củamột số ít giáo viên người Pháp.May thay, ngoài số quan chức kiêm nhiệm của
chính quyền thuộc địa mang nặng đầu óc thực dân tham gia giảng dạy, ĐHĐD còn có
những giáo sư, những nhà khoa học thực thụ, giàu tài năng và có tinh thần dân chủ như
Alecxandre Yersin, Charles Maybon, Victor Tardieu...
Sinh ra từ một dân tộc vốn có truyền thống yêu nước đã được vun đắp từ bao thế
hệ, với ý chí quật cường của ông cha để lại, ngay từ những năm 1930, sinh viên ĐHĐD
đã có những hoạt động đấu tranh mạnh mẽ, có tổ chức nên đã làm đau đầu giới thực dân.
Từ một tổ chức nhỏ ban đầu có tên “Hội Ái hữu cựu sinh viên Trường Cao đẳng Thương
mại Đông Dương” (Association amicale des Anciens Etudiants de l’Ecole supérieure de
Commerce de l’Indochine)68thành lập vào năm 1934, đến Tổng Hội sinh viên Đại học
68

Thành lập và được phép hoạt động theo Nghị định ngày 10-2-1934 của Toàn quyền Đông Dương. TTLTQG I,
Phông Tòa Đốc lý Hà Nội (fonds de la Mairie de Hanoï- MHN), hs: 2902.



Page 23


24

Đông Dương (Association Générale des Etudiantes de l’Université IndochinoiseA.G.E.I)69 thành lập năm 1935, hoạt động của sinh viên được hướng tới như hoạt động
của một tổ chức ái hữu với tôn chỉ, mục đích, điều lệ rõ ràng, nhằm bênh vực quyền lợi
vật chất, tinh thần của sinh viên một nước thuộc địa. Tổng Hội sinh viên có một địa điểm
hoạt động ở Hà Nội được gọi là “Nhà Sinh viên” (Maison des Etudiants) gồm một thư
viện và một phòng giải trí70. Năm 1936, tổ chức này đã bầu ra một Ban Trị sự gồm Phan
Huy Quát (sinh viên Trường Y, Hội trưởng), Nguyễn Hữu Thiệu (sinh viên trường Mỹ
thuật, Phó Hội trưởng), Nguyễn Lương (sinh viên Trường Luật), Phạm Gia Huỳnh (sinh
viên Trường Dược), Nguyễn Văn Vinh (sinh viên Trường Y, Tổng Thư ký), Nguyễn Gia
Đức (sinh viên Trường Mỹ thuật) và Nguyễn Văn Trác (sinh viên Trường Luật) 71. Ngoài
ra, Ban Trị sự còn có các cố vấn: Vũ Văn Hiền (sinh viên năm thứ 4 Trường Luật),
Hoàng Cơ Thụy (sinh viên năm thứ 3 Trường Luật), Đặng Huy Lộc (sinh viên năm thứ 5
Trường Y), Nguyễn Văn Sanh (sinh viên năm thứ 3 Trường Y) và Trần Kim Quan (sinh
viên năm thứ 4 Trường Dược).
Đoàn kết chặt chẽ trong tổ chức của mình, ngoài việc tham gia các hoạt động
tuyên truyền cách mạng (tham gia việc tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại Khu Học xá,
tham gia “Tuần lễ đoàn kết thanh niên” được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24 đến 27-91953, tham gia vào Đại hội Thanh niên Học sinh do Nha Học chính và Nha Thanh niên
Bắc Việt tổ chức tại Hà Nội ngày 8-11-1953)…sinh viên ĐHĐDcòn có nhiều hình thức
hoạt động phong phú như:
1. Tổ chức các buổi học văn hóa.
Một trong những hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam trong những năm 19501951 là tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa không lấy tiền học phí nhằm mục đích “giúp
các học sinh không đủ điều kiện theo học các trường tư hay các lớp riêng có thể tiếp tục
học tập, trau dồi kiến thức và gây thêm tình thân thiện giữa sinh viên và học sinh”72.
Cùng với người sáng lập ra phong trào xóa nạn mù chữ như cụ Nguyễn Văn Tố (Hội

trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ) và các hội viên tích cực khác như Đặng Thai Mai, Võ
Nguyên Giáp…, sinh viên ĐHĐD đã góp phần vào việc xây dựng nội dung và phương
pháp giảng dạy là những kinh nghiệm quý giá cho cuộc vận động xóa nạn mù chữ sau
cách mạng tháng Tám thành công.Đây cũng là mục đích mà Ban Quản trị lâm thời Hội
sinh viên đã nêu ra trong phiên họp đầu tiên ngày 6-8-1950.
Ngày 4-9-1950, lớp bổ túc đầu tiên đã được khai giảng với đội ngũ giáo viên hoàn
toàn là sinh viên thuộc tất cả các trường đại học. Những môn được tổ chức dạy trong
69

Thành lập và được phép hoạt động theo Nghị định ngày 11-12-1935 của Toàn quyền Đông Dương. TTLTQG I,
MHN, tài liệu đã dẫn.
70
Theo Statuts de l’Association Générale des Etudiants de l’Université Indochinoise. TTLTQG I, MHN, tài liệu đã
dẫn.
71
TTLTQG I, MHN, tài liệu đã dẫn.
72
TTLTQG I, phông Sở Thông tin Tuyên truyền Bắc Việt, hs: 377.


Page 24


25

khóa đầu tiên này gồm Việt văn, Pháp văn, Anh văn, Toán, Vật lý, Hóa học được chia
làm 10 giờ trong tuần, với sự tham gia của 25 sinh viên và Ban Tổ chức (gồm 4 ủy viên
phụ trách và 1 thư ký). Với 500 giờ được giảng dạy vàtrên 80 học sinh theo học, thành
công của khóa học đầu tiên không những chứng tỏ rằng các lớp học bổ túc của sinh viên
đã kết chặt tinh thần thân thiện giữa học sinh và sinh viên, đạp đổ hàng rào bằng cấp vô ý

thức chia rẽ học sinh và sinh viên mà còn chứng tỏ năng lực của sinh viên và học sinh,
chứng tỏ thanh niên không phải là những người bồng bột, không thể xây dựng được một
công cuộc gì bền vững như xã hội đã quan niệm73.
2. Đấu tranh chống phân biệt bằng cấp.
Bên cạnh các hoạt động văn hóa, sinh viên các trường thuộcĐHĐD còn có các
hình thức đấu tranh khác nhằm chống chế độ phân biệt về bằng cấp của chính quyền thực
dân. Theo “Thư từ nước Pháp” (Lettres de France) ngày 19-3-1952, Bộ Giáo dục Quốc
gia Pháp ở Paris đã ra một Thông tư về chủ trương của Vụ Giáo dục Đại học (Direction
de l’Enseignement supérieur), trong đó thừa nhận sự giống nhau về chất lượng của bằng
trung học phổ thông của Việt Nam và Pháp, nhưng từ chối sự bình đẳng hiển nhiên này
đối với các bằng đại học của các trường đại học ở Hà Nội74.
Đây là một sự từ chối vô lý bởi vì giáo dục đại học ở Viễn đông được xây dựng
theo mô hình của Pháp, với sự hợp tác của hàng ngũ giáo viên người Pháp và Việt. Như
vậy, đáng lẽ ra nó cũng phải được bình đẳng như các trường đại học ở Paris, Lille,
Monpellier hay ở Lyon. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Hà Nội
đã phản đối chính sách phân biệt vô lý của chính quyền thực dân, đòi các văn bằng do các
trường đại học ở Hà Nội phải có giá trị ngang với các văn bằng do các trường đại học ở
Pháp cấp. Cuối cùng, cuộc đấu tranh của sinh viên ĐHĐD đã nhận được sự ủng hộ của
những người làm công tác giáo dục của Việt Nam thời kỳ đó. Trong cuộc họp ngày 1112-1952 tại Hội đồng Liên hiệp Pháp, đại diện của Việt Nam là ông Bùi Thế Phúc đã
thuyết trình vấn đề bình đẳng về bằng cấp giữa hai hệ đào tạo của hai nước Pháp-Việt.
Khẳng định rằng Thông tư của Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp là hòa toàn trái với
thỏa ước về văn hóa đã được ký kết ngày 30-12-1949 giữa hai chính phủ Pháp-Việt, ông
Bùi Thế Phúc yêu cầu bãi bỏ Thông tư bất hợp lý này và đòi chính phủ Pháp phải thực
hiện những điều đã ký kết. Kết quả là từ cuối năm 1952 đến cuối năm 1953, Tổng thống
Pháp đã lần lượt ký các Sắc lệnh do Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp trình lên, công nhận các
bằng do các trường đại học ở Hà Nội cấp có giá trị ngang với các bằng do các trường đại
học ở Pháp cấp.
3. Đấu tranh chống miệt thị sinh viên, chống thái độ thực dân của giáo viên người
Pháp.
73

74

TTLTQG I, phông Sở Thông tin Tuyên truyền Bắc Việt, tài liệu đã dẫn.
TTLTQG I, phông Sở Thông tin Tuyên truyền Bắc Việt, hs: 277.



Page 25


×