Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Làm rõ đặc trưng của mâu thuẫn biện chứng lấy ví dụ minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.38 KB, 3 trang )

Làm rõ đặc trưng của mâu thuẫn biện chứng
lấy ví dụ minh hoạ


Trả lời
Mâu thuẫn, Lượng - chất, và Phủ định của phủ định tựu trung lại đều là những quy luật cơ
bản của phép duy vật biện chứng. Điều đó có nghĩa là ta chấp nhận sự giống nhau, hay nói cách
khác, sự tương đồng của chúng nằm ở chỗ chúng đều là quy luật, và có cùng một phương cách
nhận thức hầu như đối với tất cả các quy luật khác, cho dù là tự nhiên hay xã hội.
Cụ thể ở đây ta cần làm rõ khái niệm quy luật - điểm tương đồng mà ta đang bàn - và đặc
trưng của nó. Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, là ở bên trong, có tính phổ biến
và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự
vật, hiện tượng.
Trong thế giới khách quan có nhiều quy luật khác nhau. Có những quy luật chung, phổ
biến tác động trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Có những quy luật riêng, quy luật
đặc thù chỉ tác động một hay một số mặt trong một lĩnh vực nào đó. Dù là quy luật tư nhiên hay
quy luật xã hội đều phải đảm bảo tính khách quan, vốn có của thế giới vật chất.
Tính khách quan vốn có của quy luật do những mối liên hệ bản chất tất nhiên bên trong
của nó quyết định. Con người không thể không sáng tạo hay xóa bỏ quy luật theo ý muốn chủ
quan của mình, nhưng con người có thể chủ động phát hiện, nhận thức và vận dụng tạo ra những
điều kiện thuận lợi, hoặc hạn chế tác hại của quy luật nhằm phục vụ nhu cầu hoặc lợi ích của
mình.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn): Quy luật này
vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép duy vật biện chứng.
Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện
tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Từ mặt đối lập mà hình thành nên mâu
thuẫn biện chứng là mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các mặt
đối lập liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, nhưng bài trừ,
phủ định lẫn nhau.
Ví dụ: Đối với quy luật mâu thuẫn:
- Trong nông nghiệp, ta có thể lợi dụng những mặt đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra đột


biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
- Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt tranh chấp nội bộ để có
hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên.


- Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta con vấp phải những khó khăn trở ngại.
Bênh cạnh những cá nhân luôn phấn đấu vươn lên thì vẫn còn đó những người biếng nhác ù lì,
những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì còn đó những học
sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban
hành rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp lí, đảm bảo
nghiêm trị và cải tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự đấu tranh với chính mình,
chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập cũng như lao động.
- Trong nhận thức, sở dĩ các tư tưởng con người ngày càng phát triển bởi luôn có sự đấu tranh
giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn.
- Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở các thời kì lại tạo nên một hình thái xã
hội mới. Xã hội mới hình thành lại làm nảy sinh ra những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội đó.
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối. Quá trình đó tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa
giữa chúng. Mâu thuẫn cũ được giải quyết thì mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Quá trình tác động và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật luôn vận động và phát triển.



×