Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận cao học thể loại tin trên báo in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.36 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu của tiểu luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIN BÁO CHÍ
I. QUAN NIỆM VỀ TIN BÁO CHÍ

1. Quan niệm về tin báo chí ở nước ngoài
2. Quan niệm về tin ở Việt Nam
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN BÁO CHÍ

1. Khái niệm về tin báo chí
2. Đặc điểm của tin báo chí
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TIN

1. Vị trí của tin
2. Vai trò của tin


IV. CÁC DẠNG TIN BÁO CHÍ

1. Tin vắn
2. Tin bình
3. Tin ảnh
4. Ảnh tin
5. Chùm tin


6. Tin tổng hợp
7. Tin dự báo
8. Tin tường thuật
9. Tin công báo
V. CÁC MÔ THỨC VIẾT TIN

1. Mô thức hình tháp thường (xuôi)
2. Mô thức hình tháp ngược
3. Mô thức hình chữ nhật
4. Mô thức nhân quả
5. Mô thức kể chuyện
VI. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIN

1. Kỹ năng làm tin
2. Phương pháp làm tin


VII. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN THỂ LOẠI TIN TẠI BÁO
LAO ĐỘNG
I. SƠ LƯỢC VỀ BÁO LAO ĐỘNG

1. Sự ra đời và phát triển
2. Đặc điểm của công chúng báo Lao Động
3. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phóng viên của báo Lao Động
II. THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO LAO ĐỘNG

1. Giới thiệu chung về nội dung của báo Lao Động
2. Thực trạng về tin, bài trên báo Lao Động
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trong vài tập niên gần đây, báo chí ngày càng phát triển. Việc cung cấp thông
tin là vô cùng cần thiết, con người luôn muốn trao đổi thông tin cho nhau,
điều đó chứng tỏ vai trò của báo chí trong đời sống xã hội là rất lớn. Báo chí
đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống công chúng, báo
chí có vai trò như một trường đại học đại chúng trong việc giáo huấn và
truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch sử văn hóa, có ý nghĩa về mặt
chính trị, xã hội. Đồng thời báo chí còn là tấm gương hiện thực khách quan,
tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa
học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người.
Trong hoạt động báo chí hiện nay, tin là thể loại vô cùng quan trọng. Trước
khi có báo chí trong cuộc sống đã tồn tại tin với ý nghĩa là thông điệp về các
sự kiện, sự việc. Tin báo chí trở thành thể loại đáp ứng nhu cầu thông tin của
con người hiện đại. Nó cung cấp thông tin về việc thật, con người thật một
cách ngắn gọn, khách quan. Do vậy, tin báo chí không chỉ đóng góp vai trò
quan trọng trong hệ thống thể loại báo chí nói chung, mà đã trở thành một nhu
cầu cần thiết trong đời sống xã hội.
Vì tính cấp thiết cũng như vai trò của “thể loại tin trên báo in”, mà tôi lựa
chọn đề tài này để nghiên cứu, và khảo sát thực tế tại báo Lao Động - Văn
phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: phương pháp viết tin trên báo in.
Với đề tài này tôi chọn đối tượng khảo sát là: trong hoạt động thực tiễn của
tòa soạn báo Lao Động – văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng.
3. Phạm vi nghiên cứu.

Tôi nghiên cứu đề tài này trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2012. Đề
tài tập trung vào hai phương diện chính:
Trên phương diện lý thuyết: đó là các quan niệm, khái niệm về tin ở trong và
ngoài nước, cách khai thác thông tin, cách viết tin, các dạng tin, cách sử dụng
các mô thức tin. Tất cả được hướng dẫn trong các sách nghiệp vụ báo chí.


Trên thực tế: trong thời gian tìm hiểu phương pháp viết tin trên báo Lao Động
tôi đã tìm hiểu thực tiễn viết tin trên báo của các phóng viên, trong khoảng
thời gian 3 tháng báo in có được bao nhiêu tin, các tin đó phân chia theo lĩnh
vực nào, và báo thường viết tin theo cấu trúc gì, . Với những lý thuyết đã học
về thể loại tin báo chí, kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn đã giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm được đề tài này tôi dùng hai nhóm phương pháp cơ bản sau:
Vận dụng, khảo sát hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí về đề tài
thể loại tin như: các thể loại báo chí thông tấn, ngôn ngữ báo chí, kỹ thuật viết
tin, làm báo – lý luận và thực hành, .
Nhóm các phương pháp thực tiễn: tôi đã dùng phương pháp quan sát công
chúng báo Lao Động để thấy được hiệu quả của thể loại tin vào nhiệm vụ
truyền thông.
Phân tích, nhận xét, đánh giá: Từ nhìn nhận của mình để phân tích, đánh giá,
rút ra nhận xét ưu và nhược điểm của thể loại tin trong hệ thống báo chí.
Thống kê, tổng hợp: phương pháp này cũng sử dụng nhằm trình bày, tổng kết
lại vấn đề và đưa ra nhận xét chung nhất, chọn lọc ra điểm tiêu biểu nhất cho
vấn đề được nêu ra. Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp trên được
kết hợp một cách chặt chẽ chứ không tách biệt phương pháp nào.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Về khoa học: đề tài này đã khảo sát, nghiên cứu và khái quát vấn đề về việc
ứng dụng thể loại tin vào trong thực tiễn hoạt động báo chí. Đề tài này đã rút

ra được những ưu điểm của thể loại tin, nó đóng góp một phần to lớn và là thể
loại “xung kích” trong hệ thống lý luận báo chí trong cách đưa thông tin tiếp
cận đến với công chúng. Đặc biệt nhất đề tài này giúp tôi có cái nhìn thực tế
hơn về thể loại tin trong báo Lao Động với công chúng bạn đọc.
- Về thực tiễn: nghiên cứu đề tài này để rút ra bài học thực tế cho bản thân tôi
trong học tập và công tác. Đồng thời thấy được ưu và nhược điểm của thể loại


tin sử dụng trên báo Lao Động trong 3 tháng đầu năm 2012. Từ đó tôi đã rút
ra những đề xuất và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của tờ báo trong
tương lai.
6. Kết cấu của niên luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
Mở đầu: gồm

1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6. Kết cấu của cuốn tiểu luận
Nội dung: gồm
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tin báo chí
Chương 2: Khảo sát thực tiễn thể loại tin tại báo Lao Động – văn phòng đại
diện tại thành phố Đà Nẵng.
Kết luận:

NỘI DUNG



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIN BÁO CHÍ
I. QUAN NIỆM VỀ TIN BÁO CHÍ

1. Quan niệm về tin báo chí ở nước ngoài
Trên thế giới chưa có quan niệm nào thống nhất về thể loại tin, mỗi quan
niệm nhìn nhận tin ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng nhìn chung các quan
niệm đều bộc lộ rõ vai trò và tầm quan trọng to lớn của thể loại này.
“Tin tức là hình thức thông tin cho công chúng những sự kiện quan trọng
trong đời sống xã hội trong nước hoặc quốc tế”, theo cuốn “Lý thuyết và thực
hành báo chí Xô Viết”.
Has Benichke (người Đức) thì cho rằng: “tin là một thông tin mới có ý nghĩa
hệ trọng hoặc lý thú với nhiều người, chúng động chạm đến đời sống của họ
hoặc đơn giản chỉ là cái lý thú, hấp dẫn, khơi gợi ở họ sự cảm thông”.
Trong cuốn “Dạy nghề báo” ở Mỹ có quan niệm như sau: “Khi con chó
ngoạm chiếc giầy thì đó chưa phải là tin, bởi vì đó là chuyện bình thường,
nhưng khi chiếc giầy ngoạm con chó thì đó là tin”.
Trong cuốn “Nhà báo bí quyết kỹ năng và nghề nghiệp” của Nhà xuất bản
Lao Động ấn hành Votcobon nhi cốp và Lyriep quan niệm rằng: “Tin tức của
cuộc sống ngày hôm nay là phụ lục cho không đối với tờ báo ngày hôm qua”.

1. Quan niệm về tin ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nền báo chí ra đời sớm và phát triển mạnh mẽ.
Nhưng nhìn chung quan niệm về tin vẫn chưa có sự thống nhất. Nhiều nhà
báo, nhà nghiên cứu báo chí và các cuốn sách về báo chí đã đưa ra những
quan niệm khác nhau về tin.


Tác giả Nguyễn Tiến Hài trong cuốn “Tác phẩm báo chí”, Nhà xuất bản Giáo
dục cho rằng: “Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản
ánh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội, với ngôn ngữ cô

đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu”.
Trong cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” tập II trường Tuyên huấn Trung
Ương Hà Nội năm 1978 thì cho rằng: “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản
ánh những sự kiện, sự việc tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, sẽ xảy ra
có ý nghĩa quan trọng liên quan đến xã hội, theo một đường lối hoặc cải tạo
bằng thực tiễn. Bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng
nhất, kịp thời nhất được ghi bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng âm thanh”.
Như vậy các quan niệm về tin sẽ còn được xây dựng, bổ xung để kịp với thực
tế phát triển của báo chí hiện nay.
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN BÁO CHÍ

1. Khái niệm về tin báo chí
Trên thế giới cũng như Việt Nam đều có nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm của tin. Ở nước ta, các nhà lý luận báo chí chưa thống nhất quan điểm
của mình về tin, nhưng họ đều thống nhất ở chỗ, tin là thể tài quan trọng của
báo chí và thuộc nhóm Thông Tấn.
Nhà báo Đinh Văn Hường – giảng viên khoa Báo chí trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân Văn cho rằng: “Tin là một trong những thể loại thuộc
nhóm Thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ
một cách ngắn gọn, chính xác nhanh chóng nhất về sự kiện con người, vấn đề
có ý nghĩa chính trị nhất định”.
2. Đặc điểm của tin báo chí


1. Tin mang tính thực dụng
Để đảm bảo thông tin đến với công chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất thì tin
thể hiện phù hợp trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Về mặt nội dung: tin báo chí phản ánh sự kiện báo chí thời sự mới mẻ, sự kiện
mới xảy ra hay vừa kết thúc, có ý nghĩa chính trị - xã hội, được công chúng
quan tâm, thể hiện sự nhạy bén tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh

hiện thực luôn vận động.
Về mặt hình thức: tin phải ngắn gọn, làm giảm thời gian tiếp nhận thông tin
mà công chúng vẫn nắm bắt được thông tin, thông tin phải cụ thể, dễ hiểu, bố
cục chặt chẽ. Hình thức kết cấu của tác phẩm phải phù hợp yêu cầu mục đích
là cung cấp cho người đọc thông tin mới nhất, nhanh nhất về các sự kiện thời
sự. Quan hệ giữa các câu, các đoạn trong tin thường bị chi phối bởi mức độ,
tầm quan trọng của chi tiết.

1. Ngôn ngữ của tin là ngôn ngữ sự kiện
Ngôn ngữ của tin có đặc trưng là ngôn ngữ sự kiện nghĩa là dùng sự kiện để
nói lên bản chất của vấn đề mà người viết không cần phải can thiệp vào. Ngôn
ngữ của tin báo chí là ngôn ngữ được thể hiện trực tiếp với tính logic khách
quan chứ không mang tính trừu tượng chủ quan, không nên dùng những từ
những câu, những mệnh lệnh nhiều nghĩa khó hiểu.
Nhìn chung ngôn ngữ của tin phải bám sát vào sự vận động, sự hiện hữu của
sự kiện phản ánh.

1. Tin mang tính chính trị thời sự và khoa học


Tính chính trị thời sự: Đây là đặc điểm nổi bật nhất, bởi các báo chí luôn gắn
liền với khuynh hướng và tính Đảng, báo chí nằm trong một thể chế nhất định
nên thông tin đưa ra phải phục vụ cho một giai cấp lãnh đạo. Tính thời sự tạo
nên sự hấp dẫn, nóng hổi và được công chúng quan tâm.
Tin có tính khoa học: Tất cả sự kiện được đưa vào tin đều phải khách quan,
khoa học, nó còn được thể hiện ở chỗ tìm ra phương pháp truyền tải thông tin
nhanh nhất, ngắn gọn nhất, xúc tích nhất.
III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TIN

1. Vị trí của tin

Sự xuất hiện của tin báo chí đã đáp ứng nhu cầu thông tin của con người và
tin đã trở thành một trong những thể loại cơ bản, thông dụng nhất. Từ khi xuất
hiện cho đến nay tin báo chí có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động báo
chí. Vì nó cung cấp thông tin đa diện về cuộc sống cho công chúng, như các
sự kiện chính trị - văn hóa – xã hội.
Trong khuôn khổ của một tờ báo, bản tin hay một chương trình thời sự những
tin tức nóng hổi bao giờ cũng được công chúng quan tâm và đưa lên hàng
đầu.
Hiện nay tin trở thành hạt nhân quan trọng của báo chí, được sử dụng như
công cụ mũi nhọn trong hoạt động thông tin luôn chiếm dung lượng từ 50 –
70% diện tích tờ báo, có khả năng phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện diễn
ra trong đời sống, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết cho công
chúng và định hướng dư luận.

1. Vai trò của tin


Tin báo chí là cơ sở, nền tảng để từ đó chúng ta có thể xây dựng nên các chủ
đê, đề tài để viết bài phù hợp với các thể loại báo chí khác.
Tin báo chí luôn phản ánh những cái mới, gắn liền với nhu cầu nhận thức mới
của con người. Nó luôn bám sát vào sự kiện mới một cách nhạy bén và năng
động.
Đối với mỗi cơ quan báo chí, tin vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là
phương thức phản ánh sự kiện. Thông qua báo chí bản chất sự kiện thể hiện
theo đúng nguyên trạng của nó. Nhà báo không được dùng ý kiến chủ quan
của mình để chi phối bản chất sự kiện.
Đối với mỗi giai đoạn thời điểm lịch sử, tin báo chí cũng góp phần định
hướng, tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng.
IV. CÁC DẠNG TIN BÁO CHÍ
Hiện nay, người ta thống nhất dựa vào ba tiêu chí: nội dung, mục đích và cách

thể hiện chúng, mà ta có các dạng tin cơ bản sau:

1. Tin vắn
Là một dạng tin cực ngắn, được cấu tạo bằng một vài câu đơn giản nhằm
truyền tải thông tin cô đọng nhất về sự kiện, hiện tượng mang tính chất bề
nổi.
Tin vắn thông thường không có tít, có vai trò tập hợp thành chùm tin.
Tin vắn thông báo vắn tắt về các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội.
Tin vắn dễ nhớ, dễ bố trí, sắp xếp. Do có thể dự báo nên tính chính xác chỉ
tương đối, mục đích chỉ thông báo để công chúng theo dõi sự kiện.
Nói tóm lại tin vắn thường hết sức ngắn gọn và thường trả lời ba câu hỏi: ai?
Cái gì? ở đâu?


1. Tin bình
Là dạng tin ngoài chức năng thông tin về sự kiện thời sự, tác giả có thể đưa ra
các ý kiến bình luận, đánh giá. Những tin này thường xuất hiện ở đầu hoặc
cuối bản tin. Những lời bình có thể là lời bình trực tiếp hoặc thể hiện thông
qua trung gian, sự kiện được trình bày một cách cụ thể khách quan để tự nói
lên ý nghĩa, kết quả, thuyết phục người nghe.

1. Tin ảnh
Là dạng tin có kèm theo ảnh với tư cách là yếu tố cấu thành tin để minh họa
tăng độ tin cậy, chân thực và thuyết phục cho tin.
Với dạng tin này, tin giữ vai trò chủ đạo còn ảnh giữ vai trò minh họa.
Về mặt tiêu chí: 5W

1. Ảnh tin
Là dạng ảnh được chú thích như một tin, trong đó ảnh giữ vai trò chủ đạo, còn
tin giữ vai trò chú thích.

Về mặt tiêu chí: 5W

1. Chùm tin
Là dạng tin dùng để đưa sự kiện tiêu biểu có chung một chủ đề thống nhất


nhằm tập trung cao độ tuyên truyền, quảng bá sự kiện nổi bật hơn trong thời
gian và không gian nhất định.
Ví dụ: tin thể thao gồm: bóng đá, cầu lông, chạy 100m, . đặt tít chung là “’thể
thao Việt Nam tuần qua”.

1. Tin tổng hợp
Là dạng tin phát triển theo chiều rộng vấn đề, nhiều sự kiện đồng cấp được
tập hợp lại làm nổi bật một thông tin chính.
Tin tổng hợp là dạng tin tái hiện, hệ thống lại những sự kiện quan trọng, tiêu
biểu của các lĩnh vực trong đời sống xã hội và đang xảy ra trong thời gian và
không gian nhất định. Trong một số trường hợp được cấu trúc giống như một
bản tin bao gồm những tin vắn nối tiếp nhau.

1. Tin dự báo
Là dạng tin dùng để dự báo, dự kiến, dự định đoán định những sự kiện sẽ xảy
ra trong tương lai.

1. Tin tường thuật
Là dạng tin thuật lại một sự kiện theo quá trình diễn biến của nó. Đối tượng
phản ánh của tin tường thuật là những sự kiện mà nội dung bản chất, ý nghĩa
của nó chỉ có thể truyền đạt bằng cách theo mô thức logic thời gian. Đó
thường là các cuộc họp trọng thể, các cuộc viếng thăm của các nguyên thủ
quốc gia, đó phải là các sự kiện được xã hội quan tâm.



Tin tường thuật thường tập trung phản ánh các vấn đề thời sự quan trọng theo
phương thức đi sâu vào logic vận động sự kiện. Giữa các chi tiết trong tin
tường thuật thường bị chi phối bởi trật tự của thời gian. Phương thức thể hiện
của tin này là kể, tả, theo mô thức kết cấu hình trụ.
Tường thuật có dung lượng lớn hơn tin vắn. Đặc trưng của tin tường thuật là
tái hiện sự thật như một bức tranh làm cho công chúng như được chứng kiến
tại nơi xảy ra sự kiện và được tham gia trực tiếp vào sự kiện đó.
Tin tường thuật bám sát công thức: 5W + 1How.

1. Tin công báo
Là dạng tin cung cấp những thông tin liên quan đến Đảng, Nhà Nước, quốc
hội, chính phủ, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
công bố các chỉ thị, chính sách mới.
Dạng tin này đăng với quy định nghiêm ngặt và mang tính chuẩn mực. Có thể
đăng toàn văn hoặc vắn tắt hoặc trích dẫn giới thiệu.
Tin công báo do các cơ quan nhà nước đã chuẩn bị sẵn được soạn thảo hoàn
chỉnh và gửi cho các cơ quan báo chí. Tùy vào từng cơ quan cụ thể mà thông
báo cho phù hợp.
V. CÁC MÔ THỨC VIẾT TIN

1. Mô thức hình tháp thường (xuôi)
Đây là mô thức mà nội dung thông tin được thể hiện theo chiều tăng dần tầm
quan trọng của các chi tiết. Phần mào đầu của tin có thể bằng một chi tiết, một
câu, một hình ảnh gây ấn tượng, gợi sự tò mò, sau đó các chí tiết tiếp theo
càng quan trọng, hấp dẫn hơn. Và cuối cùng là thông tin nòng cốt, quan trọng


nhất.
Đây là cấu trúc đơn giản, truyền thống và tương đối dễ viết, dễ biên tập và xử

lý thông tin.

1. Mô thức hình tháp ngược
Đây là mô thức mà nội dung thông tin được thể hiện theo chiều giảm dần tầm
quan trọng của các chi tiết. Đây là mô thức có kết cấu cở điển nhất, phổ biến
trong báo chí.
Cấu trúc mô thức hình thấp ngược có hai yếu tố cơ bản: phần mào đầu và
phần thân tin. Những điều quan trọng của tin được đề cập trong phần mào
đầu, những chi tiết kém quan trọng cùng tài liệu minh họa và các tài liệu khác
tạo thành thân tin. Trong thân tin những điều quan trọng hơn sẽ được nêu ra
đầu tiên. Mọi tin tức phải giải đáp được 6 câu hỏi cơ bản: ai, cái gì, khi nào, ở
đâu, như thế nào, tại sao?
Khi cập nhật mô thức này giúp công chúng cập nhật nhanh mà vẫn lôi cuốn,
hấp dẫn. Thuận tiện trong biên tập, xử lý bản thảo, trình bày ma két hoặc sử
dụng linh động khi có sự kiện xảy ra.

1. Mô thức hình chữ nhật
Đây là cấu trúc mà các chi tiết của tin được xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết
có một nội dung thông tin, không có chi tiết nào nổi trội hoặc không có giá trị.
Tức là các chi tiết của tin bình đẳng, độc lập và có giá trị ngang nhau.
Đây là cấu trúc để thể hiện bàn sâu, bàn kỹ về một vấn đề. Do vậy ngôn ngữ
thể hiện cấu trúc này là kể kết hợp với trần thuật.


1. Mô thức nhân quả
Đây là mô thức mà các chi tiết, sự kiện được trình bày trong mối quan hệ
tương hỗ chặt chẽ. Chi tiết này là tiền đề nảy sinh chi tiết kia và ngược lại.
Mô thức này được viết theo quan hệ nhân quả. Đây là mô thức thích hợp để
viết về khoa học hay các sự kiện về khoa học có tính chất luận giải rõ ràng.


1. Mô thức kể chuyện
Đây là mô thức viết tin mà trật tự các chi tiết trong tin được sắp xếp theo
logic, vận động của câu chuyện, sự kiện biến cố xảy ra trật tự có thể không
hoàn toàn đúng với như trong thực tế, mà các nhà báo có thể thông qua lăng
kính chủ quan để diễn tả sự thật khách quan tạo kịch tính và thu hút công
chúng.
VI. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIN
1. Kỹ năng làm tin

1. Nắm bắt tình hình
Nắm bắt tình hình kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Cuộc sống phát triển,
nhu cầu thông tin con người cao hơn, do vậy báo chí phải thông tin kịp thời,
nhanh chóng, chính xác. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà báo là năng lực làm
việc. Nếu nhà báo không nắm bắt được sự thay đổi của sự kiện, không nêu
được thông tin của sự kiện sẽ dẫn tới cung cấp tin sai lệch. Nắm bắt đầy đủ
tình hình, tạo cho nhà báo viết tin giải quyết tốt mọi quan hệ sự kiện.


1. Lựa chọn chủ đề
Khi lựa chọn chủ đề, đề tài thì phải thật sự có ý nghĩa, phải hay, phải mới và
mang tính thời sự cao. Đề tài được chọn phải tiêu biểu, phản ánh đúng thời
điểm góp phần giải quyết vấn đề nóng hổi đang đặt ra với công tác thông tin
trong từng thời kỳ
Chủ đề tin là tư tưởng, bản chất được coi là linh hồn của tác phẩm báo chí mà
người viết muốn thông qua đề tài để phát hiện công chúng, nhưng phải phù
hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

1. Cách khai thác tư liệu
Khi đã xác định được chủ đề, đề tài thì nhà báo cần phải khai thác tư liệu
mình định viết. Quá trình khai thác tư liệu hay còn gọi là săn tin. Nói tới săn

tin là nói tới tính chất hoạt động của phóng viên làm tin.
Phát hiện nguồn tin: có thể nói nguồn tin có ở khắp nơi, phát hiện nguồn tin
tùy thuộc vào năng lực của từng phóng viên, nguồn tin chính thống hay không
chính thống.
Tiếp cận và khai thác nhanh: đó còn gọi là năng lực, phẩm chất của mỗi nhà
báo. Nhà báo có thể liên tục đưa tin quan trọng nhiều lần, nhưng phải bổ sung
nhiều thông tin mới, hấp dẫn.
Thẩm tra dữ liệu và xác định ý nghĩa xã hội: thẩm tra dữ liệu do cơ quan, địa
phương, người dân cung cấp. Ngoài ra phóng viên có thể quan sát để đảm bảo
quá trình đưa tin.


1. Thể hiện tin
Đây là khâu cuối cùng nhưng cũng là quan trọng nhất trong hoạt động sáng
tạo nhà báo. Phải chọn dạng mô thức cho phù hợp, ngoài hình thức ngắn gọn
thì phải đảm bảo cái mới, cái lạ, gợi sự tò mò cho công chúng. Để đáp ứng
yêu cầu này đòi hỏi phóng viên phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, năng lực
làm việc.

1. Phương pháp làm tin
1. Cách khai thác thông tin

Đây là thao tác vô cùng quan trọng. Tùy vào chất, và năng lực của phóng viên
có thể sử phương pháp khai thác tư liệu qua văn bản, quan sát, hay phỏng vấn.
Song nếu nhà báo không biết cách khai thác tư liếu sẽ gặp nhiều khó khăn,
nội dung thông tin sẽ giảm sức thuyết phục. Để có thông tin hay, nhà báo cần
phải khéo léo, nhanh nhạy, nắm bắt tâm lý đối tượng.

1. Cần xác định nguyên tắc viết tin
Nguyên tắc viết tin là ngắn gon, xúc tích, dễ hiểu. Thông tin phải mang tính

thời sự, có ý nghĩa chính trị - xã hội. Khi viết tin phải căn cứ vào loại hình
báo chí. Đối với báo in phải đảm bảo tính xác thực, phụ thuộc vào tính chất,
quy mô sự kiện. Với báo phát thanh đặc trưng là sử dụng âm thanh tổng hợp
(lời nói, tiếng động, âm nhạc). Bất kể một loại hình báo nào thì dù ngắn hay
dài đều có mục đích trả lời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện.s


1. Lựa chọn dạng mô thức
Căn cứ vào tính chất, quy mô của sự kiện và ý đồ phóng viên định viết cho
phù hợp. Tầm quan trọng của sự kiện quyết định hình thức thể hiện của tin.
Những sự kiện quan trọng viết dạng tin công báo, tường thuật ngắn gọn sự
kiện nhỏ và đa dạng viết tin vắn.

1. Cách đưa tin
Căn cứ vào tính chất mức độ, tầm quan trọng của sự kiện mà chúng ta triển
khai cách viết đảm bảo đúng nguyên tắc, xử lý các thành phần kết cấu câu cho
hợp lý. Đưa tin phải phù hợp với thời điểm, với các sự kiện và đường lối
tuyên truyền. Nên đưa tin một cách trực tiếp, cô đọng, xúc tích, trách lối viết
dài dòng, khó hiểu. Không nên đưa nhiều con số, nên làm tròn con số để công
chúng dễ hình dung. Biết thay đổi câu, đoạn văn trong tin tạo nên sự hấp dẫn.
VII. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO CHÍ HIỆN
NAY
Trong xu thế viết tin hiện nay thì việc đổi mới là việc làm tất yếu của từng
đài, từng tờ báo. Có đổi mới thì các báo, các đài mới phát triển cũng như có
chỗ đứng để tồn tại được. Bởi theo mãi một khuôn mẫu hay một lối mòn, sẽ
gây tâm lý nhàm chán cho công chúng. Trong bất kỳ một tờ báo hay Đài nào
mà không được công chúng ủng hộ thì sẽ không tồn tại được lâu.
Vì vậy việc đổi mới phương pháp viết tin hiện nay được các tơ báo, các Đài
chú trọng hàng đầu. Sự thay đổi về nội dung cũng như hình thức trong cách
sắp xếp, biên tập sao cho mỗi tin tức được truyền tải và có sức hấp dẫn ngày

càng tốt hơn các tiêu chí nhanh, thời sự xác thực,, ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi loại


hình báo chí chọn cho mình một phương pháp thay đổi khác nhau cũng là
cách tạo ra nét đặc trưng cho từng cơ quan báo chí.
Báo in: làm phong phú cho nội dung thông tin bằng cách mở rộng lĩnh vực
phản ánh, đưa tin theo chiều sâu.
Trong xu thế đổi mới phương pháp viết tin hiện nay, báo in ngày càng sử
dụng nhiều dạng thức trong cùng một tờ báo nhằm làm phong phú, đa dạng
trong hình thức thể hiện tin, bài.
Báo phát thanh: xu thế của báo phát thanh hiện nay tiếp tục phát triển lên một
bước cao hơn nhằm đưa tin trực tiếp, vì phát thanh có thể cập nhật liên tục.
Trong phát thanh cấu trúc hình tháp ngược là cấu trúc được sử dụng phổ biến
nhất, vì nó giúp người nghe có thể lĩnh hội bản chất sự kiện ở ngay đầu của
tin.
Báo phát thanh ngày nay có xu hướng sử dụng tiếng động hiện trường là
những lời nói, tiếng động thật của cuộc sống nhằm mục đích làm cho chương
trình sống động hơn. Tăng cương đưa tin qua điện thoại của phóng viên từ nơi
tác nghiệp, trả lời phỏng vấn, tiếng phóng viên và cả tiếng động hiện trường
tự nhiên, tất cả khiến cho chương trình hấp dẫn có tính cập nhật thời sự cao
hơn, làm nền tảng cho xu thế phát thanh đổi mới, đó là những chương trình
phát thanh trực tiếp. Việc thay đổi ấy đem đến cho công chúng những nguồn
thông tin chân thực và có sức thuyết phục nhất, tạo điều kiện cho báo đài
nâng cao vị thế lên một tầm cao mới.
Báo truyền hình: việc mở rộng nội dung sẽ đáp ứng được thông tin của khán
giả, việc cập nhật và phát 24/24h sẽ giúp báo hình vươn tới một loại hình
thông tấn hiện đại.
Phương thức truyền tải tin trên báo hình hiện nay ngày càng ngắn gọn, xúc
tích có tính chọn lọc cao.
Báo mạng: vốn là tờ báo thông tin nhanh theo từng giây, từng phút nên tin

trên báo mạng thường ngắn gọn, hàm lượng thông tin cô đọng, tính cập nhật
cao nên thông tin quan trọng được đưa lên đầu, ít sử dụng tin sâu và thường


sử dụng mô thức tam giác ngược để đưa tin.
CHƯƠNG 2: QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN THỂ LOẠI TIN TẠI BÁO
LAO ĐỘNG
I. SƠ LƯỢC VỀ BÁO LAO ĐỘNG

1. Sự ra đời và phát triển
Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ
thống báo chí truyền thông và chính quyền Việt Nam hiện tại. Trong suốt thời
gian tồn tại của mình, đã có 13 đời Tổng biên tập. Đương kim tổng biên tập
báo là ông Trần Duy Phương.
Chỉ sau khi thành lập một tháng, tháng 7 năm 1929, Ban chấp hành Trung
ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã ra chỉ thị về việc thành lập
một tổ chức công đoàn tại Bắc Kỳ. Ngày 28 tháng 7 năm 1929, Tổng Công
hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, ông Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên Trung ương
lâm thời Đông Dương Cộng Sản Đảng được cử làm trưởng ban Trị sự.
Hai tuần sau, dưới sự giúp đỡ của một cơ sở Đảng, ngày 14 tháng 8 năm
1929, một tờ báo in bằng đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt
nhẵn, khổ 22 nhân 30cm, lấy tên là báo Lao Độngđã ra đời trong căn phòng
nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội). Nhân sự tờ báo ban
đầu do ông Nguyễn Đức Cảnh làm tổng biên tập, với hai nhà báo là Trần
Hồng Vận (Trần Học Hải) và một nữ đảng viên tên là Thu Vân. Đến cuối năm
1929, một đảng viên Đông Dương Cộng Sản Đảng là Nguyễn Công Miều đã
mang 60 tờ Lao Động vào phân phát cho các cơ sở Công hội ở Sài Gòn –
Chợ Lớn.
Ngày 3.12.1989, số 1 của Lao Động chủ nhật phát hành



Đầu tháng 3 năm 1990, Báo ra loạt phóng sự điều tra về tín dụng ở nước hoa
Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai.
Đến ngày 19.5.1999, báo Lao Động online ra đời, là tờ báo điện tử đầu tiên ở
Việt Nam.
Báo có 10 văn phòng đại diện ở khắp mọi miền đất nước như: TPHCM, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ
An, Đắc Lắc, Khánh Hòa,
Địa chỉ tòa soạn báo Lao Động tại: 51 Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: 04. 38252441, 38286744
Fax: 84.4.35332525
Website: www.laodong.com.vn
Email:

1. Đặc điểm của công chúng báo Lao Động
Báo Lao Động được bạn đọc yêu mến nhờ phong cách đưa tin nhanh nhưng
vẫn đảm bảo tính chính xác, chững chạc, không chạy theo thị hiếu giật gân, .
Bên cạnh việc thông tin nhanh nhạy các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, những loạt bài điều tra tiêu cực xã hội mang tính phát hiện, có tầm
ảnh hưởng rộng, những loạt bài chuyên đề có tầm nhìn sâu rộng; những loạt
bài phản bác lại những luận điệu xuyên tạc phản động, chống phá chế độ
XHCN, Báo Lao Động còn tổ chức tốt những hoạt động xã hội được đông đảo
bạn đọc quan tâm, ủng hộ và chia sẻ, như Qũy Từ thiện Tấm lòng vàng, các
chương trình trí tuệ Việt Nam, vinh quang Việt Nam, tổ chức thành công cuộc
thi viết “thi đua làm giàu đất nước”

1. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phóng viên của báo Lao Động



a, Nguồn nhân lực
Đội ngũ phóng viên của báo Lao Động hiên nay có khoảng hơn 200 người.
Trong đó đều có trình độ cao đẳng và đại học báo chí trở lên. Họ hầu như là
trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, hăng hái trong công việc.
Biên tập viên giàu kinh nghiệm, luôn có tư duy đổi mới trong công việc.
Mạng lưới cộng tác viên vô cùng nhiều, ngoài có ở 10 tỉnh thành văn phòng
đại diện còn có ở các vùng khác trong cả nước.
b, Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật
Báo được trang bị khá đầy đủ về phương diện kỹ thuật. Các văn phòng đại
diện đều có đầy đủ hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ cho việc phát hành báo
được đảm bảo.
II. THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO LAO ĐỘNG

1. Giới thiệu chung về nội dung của báo Lao Động
Báo có 8 trang, với gần 50 chuyên mục, phản ánh đầy đủ các mặt trong đời
sống về chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn quốc bằng phong cách
riêng của tờ báo giai cấp công nhân
Hiện nay Báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội
dung, Báo luôn luôn giữ quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh
vực của đời sống: chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật, .
Đối tượng Báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18
đến 60 tuổi
Về phát hành, đây là tờ báo duy nhất trong cả nước có trang địa phương miễn
phí tặng độc giả. Với năng suất phát hành từ 7 kỳ/tuần, 100.000 bản/kỳ, báo
Lao Động là một trong những tờ báo lớn nhất ở Việt Nam.


Theo đánh giá xếp hạng của trang web thư mục và tìm kiếm quốc tế 4
international Media & Newspapers, Việt Nam có báo Lao Động và Tuổi Trẻ

nằm trong tốp 100 tờ báo tại Châu Á.

1. Thực trạng về tin, bài trên báo Lao Động
a, Thế mạnh
Qua khảo sát tại báo Lao Động, tôi thấy cùng với báo giới cả nước, báo Lao
Động không chỉ tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chỉ đạo sát sao
kịp thời của Chính phủ, mà còn thường xuyên có nhiều bài hay, phân tích khá
sắc về tình hình kinh tế trong nước cũng như nước ngoài, đưa ra những cảnh
báo, dự báo khá chính xác về kinh tế được dư luận quan tâm, đánh giá cao.
Thể loại tin được sử dụng một cách triệt để trên báo Lao Động (chiếm ư thế
hơn so với bài viết, chiếm 60% trong tổng số). Báo phát hành hàng ngày sử
dụng rất nhiều dạng tin: tin ngắn, tin tổng hợp, chùm tin, tin ảnh,đặc biệt
là tin vắn xuất hiện mặc định tại trang 3 của tờ báo, ngoài ra nó còn xuất hiện
ở trang 2, và trang 5. Các dạng tin này chia theo nhiều lĩnh vực như: văn hóa
xã hội, chính trị nội chính, thể thao, giáo dục, văn hóa, y tế, . Nó được chia
thành một cột, bao gồm từ 7 đến 9 tin. Các tin này thông báo vắn tắt các sự
kiện xảy ra trong đời sống ở trong cũng như ngoài nước, đem đến cho độc giả
nhiều thông tin bổ ích trên bề nổi của sự kiện, và viết dưới dạng mô thức
hình tháp thường, (thông tin quan trọng đưa lên đầu), và ngược (thông tin
quan trọng đưa xuống cuối).
Ví dụ: trên số báo Lao Động xuất bản ngày: 11.4.2012 có các tin vắn ở lĩnh
vực nội chính trong nước:
Cứu một tàu cá cùng 32 thuyền viên. Rạng sáng 10.4, tàu cá QNg – 59591
cùng 32 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã được lai dắt an toàn về cảng Cam Ranh
(Khánh Hòa). Trước đó, trưa 6.4, tàu cá QNg – 59591 hành nghề câu mực


khơi, bị hỏng máy, thả trôi tự do cách TP.Nha Trang gần 140 hải lý. Nhận
được tin cấp cứu, tàu QNg 95290 đã tiếp cận và lai dắt tàu bị nạn vào bờ.
L.P

Kiến nghị cơ chế đặc thù cho giao thông Tây Nguyên. Từ ngày 9 – 10.4,
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thị sát một số tuyến quốc lộ chính
qua Tây Nguyên. Bộ trưởng cho biết, ngoài việc chỉ đạo các đơn vị thuộc bộ
tập trung vốn hoàn thành quốc lộ 14C và các ban dự án nâng cấp quôc lộ 26,
27, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên và các tỉnh trình
Chính phủ xây dựng cơ chế đầu tư đặc thù cho vùng Tây Nguyên.
Đ.T.K
Đại sứ Venezuela tại Việt Nam giúp công an bắt trộm. Ngày 10.4, ông
Ngô Hòa – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong ngày khi
ngài Alberto Jaime Kaminker – Đại sứ nước cộng hòa Argentina tại VN –
cùng phu nhân đang xem chương trình lễ hội đường phố vào chiều 8.4 thì bị
kẻ gian móc mất chiếc điện thoại di động. Lúc đó ngài Jorge Rondon
Uzcategui – Đại sứ nước cộng hòa Venezuela tại VN – đứng ở phía đối diện,
tình cờ chụp được khoảnh khắc tên trộm thò tay móc điện thoại của ngài Đại
sứ Argentina. Nhờ hình ảnh này mà công an đã truy bắt được thủ phạm.
H.V.M
Người dân ủng hộ dự án mở rộng TTHLTTQG Hà Nội. Hôm qua (10.4),
TTHLTTQG Hà Nội đã có cuộc gặp với đại diện UBND huyện Từ Liêm (Hà
Nội), UBND xã Xuân Phương và các hộ dân thuộc khu đất mà TTHLTTQG
Hà Nội đang xin cấp để mở rộng trung tâm. Tại cuộc gặp, các hộ dân đều bày
tỏ mong được chuyển diện tích đất nông nghiệp mà họ đang sử dụng sang cho
dự án mở rộng TTHLTTQG.
Quang Minh
TP.HCM: phát hiện 6kg ma túy qua cửa khẩu sân bay. Chiều 10.4, Chi
cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đêm 9.4, lực
lượng nghiệp vụ của chi cục đã phát hiện đối tượng C.K (quốc tịch Thái Lan)


×