Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.96 KB, 101 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








PHẠM THỊ MAI







NGÔN NGỮ THỂ LOẠI TIN TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC










Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ MAI





NGÔN NGỮ THỂ LOẠI TIN TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY







Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG ANH









Hà Nội - 2008

1
Mục lục
Phần mở đầu 3
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 11
1.1. Khái quát về báo mạng điện tử 11
1.1.1. Các loại hình báo chí 11
1.1.2. Khái niệm báo mạng điện tử 12
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển báo mạng điện tử 15
1.1.4. Đặc điểm của báo mạng điện tử 16
1.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử 20
1.2. Thể loại tin trên báo mạng điện tử 24

1.2.1. Khái niệm thể loại báo chí và các thể loại báo chí 24
1.2.2. Thể loại tin 29
1.2.3. Thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 31
1.3. Khái quát về hai tờ báo điện tử Vietnamnet và Vnexpress 31
1.3.1. Báo điện tử Vietnamnet 32
1.3.2. Báo điện tử Vnexpress 33
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay 35
2.1. Tít tin trên báo mạng điện tử 36
2.1.1. Khái luận về tít và tít tin trên báo mạng điện tử 36
2.1.2. Cấu trúc của tít tin trên báo mạng điện tử 37
2.1.3. Ngôn ngữ tít tin trên báo mạng điện tử 39
2.1.4. Dung lượng tít tin trên báo mạng điện tử 44
2.1.5. Một số lỗi từ ngữ trên tít tin báo mạng điện tử Error! Bookmark not
defined.
2.2. Sapô của thể loại tin trên báo mạng điện tử 47
2.2.1. Khái luận về sapô 47
2.2.2. Sapô trên báo mạng điện tử 51

2
2.2.3. Sapô tin – đặc trưng riêng có của tin trên báo mạng điện tử 53
2.2.4.Đặc điểm ngữ nghĩa của sapô thể loại tin trên báo mạng điện tử 54
2.2.5. Đặc điểm về dung lượng từ ngữ, cấu trúc của sapô 59
2.3. Text của tin báo mạng điện tử 61
2.3.1. Ngôn ngữ text mang tính thông báo 61
2.3.2. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử ngắn gọn. 62
2.3.3. Cấu trúc tin rành mạch, dễ tiếp nhận 62
2.3.4. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử có nhiều thông tin nền 65
2.3.5. Tin báo mạng điện tử có dung lượng khá lớn 66
2.3.6. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử dễ mắc lỗi 70

Chương 3 Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 74
3.1. Cần giảm thiểu tình trạng mắc lỗi trên tin báo mạng điện tử 74
3.2. Tiếp tục phát huy tính ngắn gọn của ngôn ngữ tin 74
3.3. Nâng cao nhận thức của phóng viên trong việc sử dụng hiệu quả ngôn
ngữ trong thể loại tin 75
3.4. Nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ của đội ngũ người làm báo mạng
điện tử 78
3.4.1. Tăng cường việc đào tạo về ngôn ngữ và báo mạng điện tử trong các
chương trình đào tạo nhân lực báo chí 78
3.4.2. Đưa khả năng sử dụng ngôn ngữ trở thành một trong những tiêu chí
quan trọng khi tuyển dụng phóng viên, biên tập viên 81
3.4.3. Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về năng lực sử dụng ngôn từ
cho đội ngũ người làm báo mạng điện tử 83
3.4.4. Đẩy mạnh sự tự trau dồi kiến thức của người làm báo mạng điện tử 84
3.5. Cần sự phối hợp tốt giữa phóng viên và biên tập viên 87
3.6. Tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên, biên tập viên làm việc 88
Kết luận 91
Tài liệu tham khảo 95

3
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mỹ, đánh dấu
sự ra đời của loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo
mạng điện tử, hay còn gọi là báo trực tuyến, báo internet.
Đây cũng là loại hình báo chí du nhập vào nước ta trong khoảng thời
gian ngắn nhất. Nếu như báo in ở nước ta xuất hiện sau các nước trên thế giới
hàng trăm năm, với phát thanh, truyền hình là hàng chục năm thì với báo điện
tử, khoảng thời gian này chỉ mất 5 năm. Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương

công bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và
phát triển loại hình báo chí này tại Việt Nam. Làng báo Việt Nam có thêm
một thành viên mới.
So với các loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợi
thế vượt trội. Nó phá vỡ tính định kỳ của báo chí, tính chất thời sự của thông
tin được đẩy nhanh lên từng phút, từng giây. Để đăng tải thông tin, người ta
không cần một hệ thống nhà in hay máy phát sóng mà chỉ cần một máy tính
nối mạng và ấn enter.
Báo mạng với dung lượng gần như vô tận cũng phá vỡ sự gò bó về mặt
diện tích của báo in hay thời lượng phát sóng của truyền hình, phát thanh. Số
lượng tin bài đăng tải không hạn chế. Điều này làm cho thông tin vừa đảm
bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn…
Chính vì có nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên
vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có
hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử. Ngôn ngữ báo mạng điện tử
hiểu theo nghĩa rộng gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh…

4
còn theo nghĩa hẹp, đó là ngôn ngữ tồn tại dưới dạng chữ viết. Luận văn này
của chúng tôi chỉ khảo sát ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp này.
Như chúng ta đều biết, dùng từ, câu mơ hồ, không rõ nghĩa, sẽ làm cho
độc giả mất thời gian đọc mà không tiếp nhận được thông tin, còn dùng sai từ
sẽ dẫn đến việc người đọc hiểu sai thông tin. Bài báo lúc đó không chỉ không
có hiệu quả mà nhiều khi còn phản tác dụng. Cả hai điều trên đều làm xói
mòn niềm tin của công chúng với tờ báo. Mặt khác, báo chí là hoạt động
truyền thông đại chúng, nghĩa là tác động tới số đông, là một trong những
kênh thông tin chủ yếu để hình thành dư luận xã hội, là kênh thông tin có vai
trò định hướng tư tưởng, vì thế, thông tin sai sẽ khiến tới việc định hướng sai,
tạo dư luận xã hội lệch lạc, gây hiệu quả xã hội không tốt.
Trong khi đó, báo mạng điện tử với đặc thù lưu hành trên mạng internet

toàn cầu nên tốc độ chuyển tải thông tin gần như đồng thời, ngay khi tòa soạn
phát tin thì ở tận bên kia Trái Đất, người ta đã có thể tiếp nhận thông tin. Sau
khi người phụ trách đưa tin bài lên trang quyết định phát tin và ấn phím enter
thì lập tức, hàng triệu người trên toàn cầu có thể tiếp nhận thông tin cùng một
lúc. Vì thế, đăng tải thông tin sai sẽ làm cho hàng triệu triệu người ở khắp nơi
thu nhận sai, dẫn tới nhận thức sai và có thể có hành động sai. Xét ở một góc
độ khác, việc dùng ngôn ngữ chữ viết không chuẩn cũng làm giảm sút sự
trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt.
Là một thể loại xung kích đặc biệt quan trọng của báo điện tử (vì mang
tính thời sự cao), thể loại tin cũng chịu sự chi phối của các yếu tố trên. Tin
chiếm tới 80% lượng tin bài trên các báo điện tử [2, 66]. Vì thế, việc nâng cao
chất lượng chuyển tải thông tin của thể loại này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nâng cao chất lượng báo mạng điện tử. Bên cạnh đó, cũng giống

5
như các thể loại báo chí khác của báo mạng điện tử, ngôn ngữ chữ viết là
thành tố chính của ngôn ngữ thể loại tin. Vì thế, để nâng cao chất lượng thể
loại tin thì nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ chữ viết là yếu tố quyết định
đầu tiên.
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng sai ngôn ngữ chữ viết trên báo
mạng điện tử nói chung và ngôn ngữ chữ viết của thể loại tin trên loại hình
báo chí này nói riêng sẽ gây ra những tác động xấu khó lường. Tuy nhiên,
hiện nay, việc sử dụng chưa hiệu quả ngôn ngữ chữ viết vẫn xảy ra khá nhiều
trên các tin của báo mạng điện tử Việt Nam.
Trên các trang báo mạng điện tử, công chúng có thể gặp không ít các
lỗi như sai chính tả, dùng từ sai, ngữ pháp không chuẩn, câu mơ hồ… Những
hiện tượng này đã làm lệch lạc thông điệp mà tòa soạn muốn chuyển tải, đồng
thời làm sai lệch ngôn ngữ tiếng Việt.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ thể loại tin trên báo
mạng điện tử là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi,

chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đề tài này. Có thể thấy một số
nghiên cứu của các tác giả như PGS.TS. Hoàng Anh về ngôn ngữ sapô, các
đặc điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử, một số bài dịch của tác giả Lê
Quốc Minh trên trang Vietnamjournalism.com.vn hoặc một số bài viết trong
cuốn Những thủ thuật làm báo điện tử của Nhà xuấn bản Thông tấn in năm
2006… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này không mang tính hệ thống
và không đi sâu vào một thể loại cụ thể.
Công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên nghiên cứu về đề tài
ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

6
2. Tình hình nghiên cứu
Là một loại hình báo chí mới nên trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng, những công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử chưa nhiều. Công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử càng ít hơn.
Với cuốn “Writing for the web” (Viết bài cho web) in năm 1999, tác
giả Kilian Crawford gần như là người đầu tiên (theo các tài liệu liên quan mà
chúng tôi thu thập được) đề cập khá chi tiết việc sử dụng ngôn ngữ trong các
bài viết được đăng tải trên mạng. Tác giả chỉ dẫn từ việc dùng từ, đặt câu đến
trình bày đoạn văn như dùng dạng câu chủ động thay cho bị động, đặt câu
đơn giản, đoạn văn không nên quá 70 chữ, dài nhất là gồm 4 dòng, các đoạn
cách nhau một dòng…[2, 61].
Tiếp đó, năm 2002, một tác giả khác là Mike Ward cho ra mắt cuốn
“Journalism Online” (Báo chí trực tuyến). Cuốn sách chỉ ra những điểm nổi
bật mà các nhà báo cần quan tâm khi sử dụng ngôn ngữ trong loại hình báo
chí này như cần ngắn gọn, súc tích, dung lượng chỉ bằng 50% so với báo in,
đi thẳng vào vấn đề, mỗi câu chỉ mang một ý hoặc một thông tin nhất định,
dùng từ dễ hiểu và gần gũi…[2, 62].
Có thể nói, các tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về cách viết cho báo
mạng điện tử. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu mang tính tổng thể về việc

viết như thế nào, sử dụng ngôn từ như thế nào để phù hợp với việc thông tin
trên báo mạng điện tử nói chung chứ không đi sâu vào một thể loại báo chí cụ
thể.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo điện tử rất ít.
Hiện có một số cuốn sách chuyên sâu về ngôn ngữ báo chí là “Ngôn ngữ báo
chí” của tác giả Nguyễn Tri Niên (năm 2006), “Một số vấn đề về sử dụng
ngôn từ trên báo chí” (năm 2003) và “Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ

7
trong truyền thông đại chúng” (năm 2008) của PGS.TS. Hoàng Anh, giảng
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS. Vũ
Quang Hào, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH
KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH QGHN) in năm 2004 (tái bản
năm 2007, 2010). Tuy nhiên, các cuốn sách này đều không bàn về ngôn ngữ
báo mạng điện tử mà chỉ nói tới ngôn ngữ báo chí nói chung.
Cuốn “Các thủ thuật làm báo điện tử” trong bộ sách “Sổ tay phóng
viên” được nhà xuất bản Thông tấn in năm 2007 có thể coi là cuốn đầu tiên
bàn sâu về vấn đề ngôn ngữ báo mạng điện tử. Tuy nhiên, giống như hai tác
giả Kilian Crawford và Mike Ward đã nói ở trên, cuốn sách này chỉ tập trung
đi vào hướng dẫn cách đặt tít như thế nào, viết sapô làm sao, dung lượng câu
bao nhiêu… chứ không đi theo thể loại.
Trên website Vietnamjournalism.com, tác giả Lê Quốc Minh có một số
bài viết về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử như “Giật tít trên
báo điện tử”, “Nguyên tắc viêt bài cho báo điện tử”, “Đặt tít ngắn”, “Thủ
thuật biết bài cho website”. Loạt bài này cũng giống như cuốn “Các thủ thuật
làm báo điện tử”, thiên về kỹ năng nghề nghiệp chung cho báo mạng điện tử
trên cơ sở kinh nghiệm và không đi vào nghiên cứu trên một thể loại cụ thể
với những khảo sát mang tính cứ liệu khoa học.
Bên cạnh đó, có thể kể tới một số luận văn, khoá luận tốt nghiệp của
học viên, sinh viên chuyên ngành báo chí. Tác giả Nguyễn Thu An trong

“Ngôn ngữ báo chí Internet” (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, ĐH
KHXH&NV, ĐH QGHN) có nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử
nhưng theo hướng chỉ ra các đặc điểm chung về ngôn ngữ của loại hình báo
chí này.

8
Nhiều luận văn, khoá luận khác có bàn về báo điện tử nhưng chỉ xoay
quanh các vấn đề về quảng cáo (Nguyễn Thị Thanh Hoa, “Hiện trạng và xu
hướng quảng cáo trên báo trực tuyến”, khoá luận tốt nghiệp K45, ĐH
KHXH&NV, ĐH QGHN), về tính tương tác của báo trực tuyến (Vũ Thị Huệ,
“Sự tương tác giữa báo chí trực tuyến với công chúng”, khoá luận tốt nghiệp
K45, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN), về vấn đề sử dụng tít (Khương Thị Ngọc
Thương, “Thực trạng sử dụng tít báo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”,
khoá luận tốt nghiệp K49, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN)…
Một số khoá luận có nghiên cứu chuyên sâu về từng thể loại như phóng
sự (Lê Minh Thanh, “Phóng sự báo chí trực tuyến”, khoá luận tốt nghiệp K47,
ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN) hay giao lưu trực tuyến (Tô Mai Trang, “Giao
lưu trực tuyến”, khoá luận tốt nghiệp K47, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN).
Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào thể loại tin trên báo
mạng điện tử. Vấn đề ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử lại càng là
vấn đề mới, còn bỏ ngỏ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện
tử Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục các
hạn chế, phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông
của thể loại tin trên báo mạng điện tử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến ngôn ngữ thể loại tin.


9
- Đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên các báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay, cụ thể là trên các báo Vietnamnet và Vnexpress,
xét trên hai bình diện là nội dung và hình thức (kết cấu tin), chỉ ra những điểm
còn hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn
ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, khảo
sát trên các báo mạng điện tử Vietnamnet và Vnexpress.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tin đã đăng tải trên báo mạng điện tử Vietnamnet và Vnexpress từ
tháng 3 đến tháng 5 năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phuơng pháp luận: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp chung: Khảo sát thực tiễn, xử lý tài liệu, phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê…
6. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ hơn
những vấn đề lý luận về ngôn ngữ báo chí được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm như ngôn ngữ báo mạng điện tử, ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử…

10
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ đáng tin cậy để
các toà soạn báo, các phóng viên và biên tập viên báo mạng điện tử tham
khảo. Trên cơ sở đó, giúp họ có ý thức sâu sắc hơn về việc sử dụng ngôn ngữ
đối với thể loại tin, có những điều chỉnh phù hợp theo hướng tích cực trong

việc sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử, nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả truyền thông.
Ngoài ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đáng kể đối với các nhà
nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ báo mạng điện tử nói
riêng, đối với các giảng viên, học viên và sinh viên chuyên ngành báo chí của
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm đào tạo về báo chí -
truyền thông.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử - Những vấn đề
lý luận.
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiện quả
việc sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

11
Chương 1
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái quát về báo mạng điện tử
1.1.1. Các loại hình báo chí
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” do GS.TS. Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà
xuất bản (Nxb) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh in 2008, trang 111,
báo là “các ấn phẩm định kỳ, in trên giấy khổ lớn, có nhiều tin, bài, ảnh để
thông tin tuyên truyền”.
Có thể thấy khái niệm trên mới chỉ nói tới báo in, tạp chí, là loại hình
báo chí xuất hiện đầu tiên, mang tính truyền thống, chưa bao hàm hết được
các loại hình truyền thông đại chúng.
“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà
Nẵng, 2009) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn khi cho rằng báo là “hình thức

thông tin truyên truyền có tính chất đại chúng, được thể hiện qua các ấn phẩm
định kỳ hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền thanh,
truyền hình, internet” [29, 54].
Theo Điều 3, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm
1989 được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999, các loại hình báo chí gồm
“báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình
phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn
thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo mạng
điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng
các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”.

12
Như vậy, ngoài báo in, tạp chí, báo chí còn bao gồm báo phát thanh,
truyền hình, báo ảnh, tạp chí, và báo mạng điện tử.
Trong các loại hình báo chí trên thì báo mạng điện tử trẻ nhất, ra đời
muộn nhất nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất
1
.
1.1.2. Khái niệm báo mạng điện tử
Do báo mạng điện tử mới ra đời nên các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa
có cách gọi thống nhất đối với loại hình báo chí này. Vì thế, dù thiếu tên quy
chuẩn nhưng báo mạng điện tử đồng thời cũng là loại hình báo chí nhiều tên
nhất.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có những tên gọi như online
newspaper (báo chí trên mạng, báo trực tuyến), electronic-journal (báo điện
tử)…
Ở Việt Nam cũng có nhiều cách gọi như báo điện tử, báo mạng, báo
internet, báo trực tuyến…. Trong đó, báo điện tử là thuật ngữ được sử dụng
phổ biến nhất như báo Lao động điện tử, Nhân dân điện tử, báo điện tử
Vietnamnet, báo điện tử Vnexpress… Ngoài ra còn có thuật ngữ báo online

như Tuổi trẻ online, Tiền phong online…
Hiện vẫn chưa tìm được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu báo chí
và cơ quan quản lý Nhà nước về thuật ngữ này.
Các văn bản pháp quy của Việt Nam thường dùng thuật ngữ báo điện
tử. Luật báo chí được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X năm
1999 gọi loại hình báo chí này là báo điện tử. Văn bản Luật cũng nêu rõ “báo

1
Theo tập thể tác giả trong cuốn “Báo phát thanh”do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Đài
tiếng nói Việt Nam biên soạn (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2002), báo giấy xuất hiện từ cuối thế kỷ XVI.
Những năm hai mươi của thế kỷ XX, báo phát thanh ra đời. Hai mươi năm sau đó, báo chí có thêm sự góp
mặt của truyền hình. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, báo mạng điện tử chính thức trình làng. Trong khi
báo in, phát thanh và truyền hình phải mất vài chục năm để phủ sóng toàn thế giới thì báo mạng điện tử chỉ
mất khoảng 10 năm.

13
điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính”
[18].
Văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá Thông tin cấp cho các tờ báo trực
tuyến đầu tiên của Việt Nam cũng được gọi là “Giấy phép hoạt động báo điện
tử”.
Đây cũng là thuật ngữ được dùng trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP về
quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, điều 12: “Dịch vụ thông tin trên Internet
là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo
chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và
dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại có quan điểm khác.
Theo Nguyễn Sỹ Hoàng, “thuật ngữ điện tử có nghĩa rất chung chung,
không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo phát hành trên mạng như thuật
ngữ báo trực tuyến. Theo định nghĩa của các từ điển tin học, khái niệm trực

tuyến hiểu theo nghĩa phổ biến nhất dùng để chỉ trạng thái của một máy tính
khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt động. Thuật ngữ này rất
phù hợp với việc đọc báo phát hành trên mạng. Để đọc được báo, người đọc
phải có một máy tính có khả năng kết nối vào mạng và ở tình trạng trực
tuyến. (…) Ở Việt Nam, khái niệm điện tử một thời gian được sử dụng để chỉ
phát thanh và truyền hình. Nếu sử dụng lại có thể gây ra sự nhầm lẫn” [13,
40].
Đồng quan điểm này, tác giả Phan Văn Tú trong luận văn thạc sĩ Báo
chí học, năm 2006, ĐH KHXH&NV - ĐH QGHN, với đề tài “Báo chí trực
tuyến ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” cho rằng, khái niệm
báo trực tuyến là hợp lý. Tác giả viện giải, thuật ngữ “điện tử” không làm rõ
đặc điểm của báo chí phát hành trên mạng như thuật ngữ trực tuyến, nghĩa là
không làm rõ tính chất yêu cầu phải kết nối mạng của loại hình báo chí này.

14
Theo Phan Văn Tú, cách gọi báo trực tuyến là hợp lý “bởi nó cho phép nắm
bắt và hiểu một cách rõ ràng, nhanh chóng về bản chất, đặc trưng cô đọng
nhất của loại hình báo chí mới được hình thành và phát triển gắn chặt với
mạng Internet” [44, 18].
Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, Học viên Báo chí và Tuyên
truyền, trong đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm về Tổ chức và quản lý báo
mạng điện tử ở Việt Nam (năm 2007), lại cho rằng, cả hai thuật ngữ báo điện
tử và báo trực tuyến đều chưa chuẩn xác.
Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, báo trực tuyến không thể nói hết
được đặc điểm của tờ báo mạng điện tử là sử dụng tối đa nền tảng kỹ thuật
của dịch vụ Internet và sự sáng tạo của con người trong quy trình sản xuất
thông tin. Mặt khác, thuật ngữ báo trực tuyến chưa được Việt hoá. Còn thuật
ngữ báo điện tử dễ gây nhầm lẫn, đồng nhất loại hình báo chí thứ tư này với
hai loại hình báo điện tử trước đó là phát thanh và truyền hình. Hơn nữa, cách
gọi như vậy không chuẩn xác về thuật ngữ khoa học. [37, 3- 4]

Với các phân tích trên, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng, người Việt
Nam hay dùng từ internet = mạng (ví dụ như lên mạng, vào mạng, kết nối
mạng…). Thay vì gọi “báo internet” thì gọi “báo mạng” có vẻ Việt Nam và dễ
hiểu hơn nhiều.
Đây cũng là tên gọi được Học viện Báo chí & Tuyên truyền thống nhất
lựa chọn với các lý do:
“Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: Loại hình báo chí thứ tư là con đẻ
của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các
phương tiện kỹ thuật số tiên tiến, các máy tính nối mạng và các server, các
phần mềm ứng dụng.
Thứ hai, tên gọi này cho phép hiểu một cách chính xác về bản thất, đặc
trưng cơ bản của loại hình báo chí thứ tư: tính đa phương tiện, tính tương tác

15
cao, tính tức thời, tính phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn
chế, lưu trữ thông tin dưới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên kết – các
trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn
chế.
Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: người làm báo và người đọc báo phải có
trình độ kỹ thuật nhất định, có thể giao lưu với nhau trực tiếp bằng nhiều hình
thức như email, chat, diễn đàn…
Thứ tư, tên gọi này là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như
báo, mạng, điện tử. Chính vì vậy, tên gọi này thoả mãn được các yếu tố Việt
hoá, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí thứ tư, khắc phục được sự thiếu
về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai” [37, 6].
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng để tạo sự thống nhất trong
quá trình nghiên cứu cũng như trình bày, trong luận văn này, chúng tôi xin
được gọi loại hình báo chí thứ tư này bằng thuật ngữ báo mạng điện tử.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển báo mạng điện tử
“Tờ báo mạng điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1992 ở Mỹ,

nhưng mới chỉ với tính chất là phiên bản trên mạng Internet của tờ báo in
Chicago Tribune” [2, 60]. Sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã mở đầu cho
thời đại thông tin mới: thời đại thông tin internet toàn cầu. Lập tức, một loạt
các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của mình trên mạng như Los
Angeles Time, USA Today… Cùng trong năm đó, 11 tờ báo khác của châu Á
cũng xuất hiện trên mạng như China daily (Trung Quốc), Utusan (Malaysia),
Asahi Simbun (Nhật Bản)… [43, 16].
Tại Việt Nam, ngày 19/11/1997, nước ta chính thức mở cổng Internet
[45, 48]. Ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương của Uỷ ban về người Việt Nam
ở nước ngoài được đưa lên mạng, khởi đầu cho sự xuất hiện của hàng loạt báo

16
mạng điện tử khác của Việt Nam nối tiếp nhau ra đời như Vietnamnet,
Vnexpress… [2, 60; 18, 14].
Cùng với tốc độ phủ sóng nhanh chóng của Internet trên thị trường Việt
Nam, báo mạng điện tử cũng ngày càng chiếm lĩnh lực lượng công chúng
đông đảo hơn, nhất là với giới trẻ
1
. Nhận thức được điều này, hàng loạt các tờ
báo giấy cũng nhanh chóng cho ra phiên bản báo mạng điện tử như Tuổi trẻ
với địa chỉ tuoitre.com.vn, Tiền phong với tienphongonline.com.vn…, Nhân
dân với nhandan.com.vn, Lao động với laodong.com.vn, Người lao động có
nld.com.vn, Sài Gòn giải phóng có sggp.org.vn…
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, hiện số lượng báo mạng điện
tử ở Việt Nam đã rất phong phú và được chia làm hai dạng. Thứ nhất là các
báo mạng điện tử hình thành và phát triển độc lập, không kèm báo giấy như
Vietnamnet, Vnexpress, Vnmedia, VietnamPlus… Đây cũng là những báo
mạng điện tử có lượng công chúng lớn.
Loại thứ hai là các báo mạng điện tử ra đời gắn liền với các tờ báo
“mẹ” là báo giấy như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên, Lao động… Các báo

này hầu như là phiên bản của báo giấy. Mặc dù thời gian gần đây, các toà
soạn này cũng đã có nhiều cố gắng để phát triển báo mạng điện tử độc lập
nhưng về cơ bản, nó vẫn chịu sự chi phối lớn của các tờ báo giấy.
1.1.4. Đặc điểm của báo mạng điện tử
Với sự hậu thuẫn của khoa học kỹ thuật, so với các loại hình báo chí
xuất hiện trước đây như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử có
những đặc điểm chiếm ưu thế vượt trội như khả năng đa phương tiện, tính
tương tác, tính thời sự của thông tin…

1
Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thu Giang trong đề tài luận văn cao học ngành báo chí tại Khoa Báo chí và
Truyền thông, Đại học ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN, năm 2007, với đề tài Công chúng Hà Nội với việc đọc
báo in và báo điện tử, cho thấy “nếu như tuyệt đại đa số người thuộc nhóm tuổi 15-24 đã từng vào mạng
internet, chiếm 99%, thì tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 65 chỉ là 18%” (trang 52).

17
Ưu thế đầu tiên phải kể đến là tính đa phương tiện. Nhờ đó, nó có khả
năng tích hợp được ưu thế của các loại hình báo chí khác như tính văn bản và
khả năng lưu trữ dưới dạng văn bản của báo in, hình ảnh động và âm thanh
của truyền hình, âm thanh của phát thanh. Nó cũng khắc phục được tính đơn
điệu và tĩnh của báo in cũng như hạn chế trong trật tự tuyến tính thời gian
phát sóng của phát thanh và truyền hình. Trên báo mạng điện tử, công chúng
có thể đọc, nghe và xem. Các yếu tố chữ viết, đồ họa, video clip được sử dụng
linh hoạt tạo ra nhiều cổng thông tin để công chúng tiếp cận dễ dàng. Chính
sự tích hợp này làm cho báo mạng điện tử thực sự phong phú, đa dạng, sinh
động và hấp dẫn trong cách chuyển tải thông tin.
Ưu thế tiếp theo phải kể đến của báo mạng là tính tương tác. Đây vốn là
một hạn chế của các loại hình báo chí khác nhưng lại là một lợi thế của báo
điện tử. Ở đây, độc giả có thể phản hồi ngay tức thì các ý kiến của mình về
bài viết của phóng viên dưới từng bài báo hoặc gửi tới toà soạn các thông tin,

vấn đề mình quan tâm thông qua hệ thống mạng. Có thể nói, không có loại
hình báo chí nào hiện nay có thể cạnh tranh với báo điện tử về khả năng tương
tác. Nhiều khi, một bài báo nhưng có tới hàng trăm ý kiến phản hồi gửi về toà
soạn, trong đó có hàng chục ý kiến được đăng tải và có lúc, ý kiến phản hồi
của độc giả cuối bài báo còn dài hơn dung lượng tác phẩm, thậm chí được toà
soạn biên tập, cấu thành các bài báo độc lập.
Lợi thế này cũng được các toà soạn báo mạng điện tử khai thác triệt để
để thực hiện các cuộc giao lưu trực tuyến, tư vấn trực tuyến hoặc tổ chức các
chuyên trang riêng dành cho bạn đọc cùng tham gia làm báo (như báo Tuổi
trẻ, Vnexpress). Chính khả năng tương tác cao của báo mạng điện tử đã là
một cầu nối kéo công chúng lại gần hơn.
Một lợi thế vượt trội khác của báo mạng điện tử mà các loại hình báo
chí khác khó có thể cạnh tranh là tính thời sự của thông tin. Nếu báo in bị giới

18
hạn bởi thời gian in, phát hành báo, báo mới hôm nay chỉ có thể đăng tải
những thông tin của hôm qua thì báo mạng điện tử có thể cập nhật thông tin
tới từng giây. Ngay khi sự kiện xảy ra, phóng viên đã đưa thông tin ban đầu
lên mạng, có thể chỉ là tít và một câu thông báo sự kiện, sau đó liên tục cập
nhật các thông tin mới.
Đội ngũ người làm báo vẫn thường có câu nhận định về vai trò cũng
như thế mạnh của các loại hình báo chí trước một sự kiện là “phát thanh đưa
tin, truyền hình phản ánh, báo in bình luận”. Tuy nhiên, “đối với các sự kiện
lớn được công chúng quan tâm, báo điện tử có thể tường thuật trực tiếp sự
kiện bằng hình ảnh, bằng âm thanh (web TV) kết hợp với chữ viết để độc giả
có thể theo dõi thông tin liên tục và đa chiều ngay khi sự kiện đang diễn ra”
[27, 11]. Phát thanh, truyền hình mặc dù cũng có thể đưa thông tin nóng,
nhanh nhưng lại bị lệ thuộc nhiều vào hệ thống máy móc trong khi phóng
viên báo mạng điện tử có thể tác nghiệp khá linh hoạt, chỉ cần một máy tính
kết nối mạng hoặc gọi điện về cho người ở toà soạn cập nhật, phát tin bài.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của phương tiện máy móc, phát thanh và
truyền hình có thể làm trực tiếp tại hiện trường, nhưng do hạn chế về thời
lượng phát sóng nên tốc độ cập nhật thông tin không thể liên tục được như
báo mạng, nơi mà phóng viên có thể “tiếp tục cập nhật”, bổ sung thông tin
trong từng phút. Chính khả năng cập nhật thông tin liên tục của báo mạng
điện tử giúp cho loại hình báo chí này chiếm ưu thế tuyệt đối về tính thời sự
của thông tin, đồng thời vỡ tính định kỳ vốn là một đặc trưng của báo chí.
Đây cũng là lý do để giả Phan Ánh gọi phóng viên báo mạng điện tử là “vừa
chạy, vừa xếp hàng” [3, 21]. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc áp
lực về tốc độ thông tin của phóng viên báo mạng điện tử là rất lớn vì sự cạnh
tranh thông tin giữa các báo có khi chỉ được tính bằng giây.

19
Bên cạnh các ưu thế trên, báo mạng điện tử còn là loại hình báo chí có
khả năng chuyển tải lượng thông tin khổng lồ nhất khi không bị hạn chế bởi
diện tích trang như báo giấy hay thời lượng phát sóng như phát thanh, truyền
hình. Chính sự không giới hạn về số trang giúp cho báo mạng điện tử có thể
đăng tải rất nhiều thông tin phong phú, đa dạng, trên nhiều lĩnh vực chuyên
biệt đáp ứng yêu cầu tin tức ngày càng lớn của công chúng.
Khả năng siêu liên kết, tìm kiếm và lưu trữ thông tin cũng là một lợi thế
riêng có của báo mạng điện tử. Chỉ cần một lần bấm chuột vào các cụm từ đã
được lập đường dẫn sẵn trong bài báo, độc giả có thể tìm thấy các thông tin
khác có liên quan hoặc một loạt các bài báo về cùng một vấn đề, một sự kiện.
Thông thường, với các sự kiện gây được tiếng vang trong xã hội, được dư
luận quan tâm, các báo mạng điện tử sẽ tập hợp thành một chùm bài để công
chúng tiện theo dõi. Người đọc cũng có thể chủ động tìm các thông tin mà
mình cần thông qua hệ thống tra cứu được đặt ngay trên măng séc của các
báo. Báo mạng điện tử là một kho thông tin khổng lồ mà người đọc có thể tra
cứu, tìm kiếm dễ dàng. Nếu để tìm các bài viết xung quanh một sự kiện trên
báo giấy, người ta có thể mất cả tháng để lật lại từng số báo, và công việc

càng cực nhọc hơn nếu các thông tin liên quan đến sự kiện đó kéo dài từ năm
này qua năm khác thì với báo mạng, chỉ cần một nháy chuột hoặc gõ cụm từ
cần tìm kiếm và ấn phím enter.
Tuy có nhiều lợi thế nhưng báo mạng điện tử cũng có không ít hạn chế.
Mặc dù báo điện tử có số trang không hạn chế nhưng việc tiếp xúc tin
của độc giả lại chỉ bó hẹp trong giao diện màn hình máy tính, vì thế, việc đọc
thông tin trên máy tính cũng dễ gây mỏi, nhức mắt.
Tốc độ thông tin nhanh chóng là một lợi thế nổi trội của báo điện tử
nhưng nó cũng đặt ra thách thức về độ tin cậy của thông tin. Do khối lượng
thông tin đăng tải lớn, yêu cầu về tính thời sự của thông tin cao nên thời gian

20
để kiểm định thông tin khá hạn chế. Vì thế, nhiều khi chất lượng thông tin
trên báo điện tử chưa được cao như mong đợi. Các lỗi về diễn đạt hoặc chính
tả trên báo mạng điện tử hơn so với báo in. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thu Giang, công chúng nhận định: mặc dù độ cập nhật tin tức của
báo mạng điện tử hơn nhiều so với báo in nhưng mức độ tin cậy của tin tức
trên báo mạng điện tử lại “kém nhiều” [10, 95].
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có điều kiện trở thành công chúng
của báo mạng điện tử. Để đọc báo điện tử, cần có máy tính kết nối mạng
internet, người đọc cũng phải biết sử dụng máy tính cũng như cách truy cập
internet. Đây cũng là lý do báo mạng điện tử chủ yếu phủ sóng ở các khu đô
thị và trong giới trẻ. Khu vực nông thôn, miền núi vẫn là thị trường gần như
độc quyền của báo giấy, phát thanh và truyền hình.
1.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử
Theo Giáo sư Hoàng Phê, ngôn ngữ là “hệ thống những âm, từ và
những quy tác kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một
cộng đồng”, đồng thời cũng là “hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để
diễn đạt, thông báo” [29, 885].
Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ là một khái niệm khá rộng và được hiểu

một cách linh hoạt, bao gồm tất cả các yếu tố có thể chuyển tải thông tin với
nhiều dạng thức khác nhau. Ngôn ngữ cuả hội họa là màu sắc, đường nét.
Ngôn ngữ của điêu khắc là hình khối. Ngôn ngữ của âm nhạc là cung bậc
thanh âm. Ngôn ngữ của múa là ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ của một tác
phẩm báo chí không chỉ đơn thuần là phần chữ mà còn có maket, ảnh, phông
chữ (gồm kiểu chữ, cỡ chữ)… vì tất cả các thành tố này đều có khả năng
chuyển tải thông tin tới công chúng. Nói cách khác, ngôn ngữ của một tác

21
phẩm báo chí bao gồm toàn bộ các thành tố cấu thành, cấu trúc nên tác phẩm
đó.
Các loại hình báo chí khác nhau sử dụng ngôn ngữ không giống nhau.
Ngôn ngữ báo hình có hình ảnh, âm thanh, góc quay… trong đó, ngôn ngữ
hình ảnh chiếm vai trò chủ đạo. Ngôn ngữ báo phát thanh có tiếng, giọng
điệu, tiếng động hiện trường, nhạc… trong đó tiếng có vị trí quan trọng nhất.
Ngôn ngữ báo in có phần chữ viết, phông chữ, ảnh… trong đó ngôn ngữ chữ
viết chiếm vai trò chủ đạo. Ngôn ngữ của báo mạng điện tử có các yếu tố hình
ảnh, âm thanh, chữ viết, ảnh… Có thể thấy, báo mạng điện tử là loại hình báo
chí đa dạng nhất về thành tố ngôn ngữ.
Không chỉ khác về thành tố cấu thành so với các thể loại báo chí khác,
ngôn ngữ báo mạng điện tử còn có sự khác nhau về vị trí, vai trò, cấu trúc…
của từng thành tố do chịu sự chi phối bởi đặc điểm của loại hình báo chí này
(như đã phân tích ở trên).
Báo điện tử do có đặc điểm đa phương tiện nên ngôn ngữ báo mạng
điện tử “là sự kết hợp của ngôn ngữ thuộc nhiều loại hình báo chí, trên cơ sở
lấy chữ viết làm hạt nhân” [2, 65]. Cụ thể, trong ngôn ngữ báo mạng điện tử
có ngôn ngữ chữ viết của báo in, ngôn ngữ tiếng nói của phát thanh và ngôn
ngữ bằng hình ảnh của truyền hình, song nó có sự gần gũi nhất với ngôn ngữ
báo in. Điểm khác biệt giữa ngôn ngữ báo mạng điện tử và báo in là trong các
thành tố ngôn ngữ báo mạng điện tử không có ngôn ngữ của kiểu chữ, cỡ chữ

do phông chữ trên báo điện tử được sử dụng đồng nhất.
Để phát huy được tính tương tác, các tác phẩm báo chí đăng tải trên báo
mạng điện tử thường có kết cấu mở. Yếu tố mở được thể hiện khá đa dạng, đó
là những cửa sổ thông tin đánh giá, phản hồi đặt ngay dưới từng bài báo để
công chúng có thể gửi ý kiến, là những chuyên trang dành riêng để đăng tải
thông tin độc giả gửi đến… Kết cấu mở còn thể hiện ở khả năng siêu liên kết

22
được gắn với từng từ hay cụm từ trong các bài báo, các đường dẫn đưa tới các
bài báo đã đăng tải trước đó có nội dung liên quan hoặc các chỉ dẫn “trở về”,
“xem tiếp” hay “chi tiết” để kéo người đọc tới các trang báo khác.
Đặc điểm tiếp theo của ngôn ngữ báo mạng điện tử là tính ngắn gọn, cô
đọng, súc tích trong chuyển tải thông tin. Do đặc thù đọc thông tin trên máy
tính dễ mỏi mắt, đối tượng công chúng lại là lực lượng trẻ, là những người
thường xuyên bận rộn, đọc lướt nhiều hơn là đọc toàn bộ tác phẩm nên ngắn
gọn là yêu cầu quan trọng của báo mạng điện tử. Thông thường, một tin chỉ ở
mức 200 đến 300 chữ, dung lượng một bài ở mức 700 đến 900 chữ. Đây cũng
là lý do các tác giả cuốn “Các thủ thuật làm báo điện tử” đã dành hẳn một bài
viết riêng “Giải pháp 10%” cho báo điện tử. Theo đó, nhà báo sau khi viết
xong nên đọc lại bản thảo của mình thì cố gắng cắt bớt từ ngữ thừa để “bản
thảo thứ 2 = bản thản thứ nhất – 10%” với tiêu chí “mất vài chữ, thêm nhiều
người đọc” [38, 49 – 50].
Do yêu cầu cô đọng của dung lượng nên câu từ báo điệu tử đặc biệt đơn
giản. Ngôn ngữ thông báo chiếm vai trò chủ đạo. Một câu không quá dài,
dùng ở thể chủ động và nên chỉ có một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Khác với
báo giấy, việc tách đoạn trong báo mạng điện tử được phát huy tối đa.
Thường một bài báo được tách làm rất nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn chỉ 2 – 3
câu với dung lượng 3 – 4 dòng. Khoảng cách giữa các đoạn lớn. Việc tách
đoạn nhỏ và tạo khoảng trống giữa các đoạn giúp cho độc giả đọc đỡ mỏi mắt
và dễ tiếp thu thông tin hơn.

Bên cạnh đó, tính thời sự phi định kỳ của báo mạng điện tử cũng làm
cho các yếu tố ngôn ngữ chỉ thời gian trong loại hình báo chí này chi tiết, cụ
thể, mang tính thời sự nhất trong các loại hình báo chí. “Báo mạng điện tử
thường sử dụng các cụm từ như “hôm nay”, “sáng nay”, “chiều nay”… thay
vì “chiều qua”, “hôm qua” như báo in. Thời gian trên báo mạng điện tử được

23
thể hiện bao gồm cả giờ và phút, thậm chí có báo còn ghi cả giây cập nhật
thông tin. “Điều này nhằm mục đích khẳng định khoảng cách giữa thời điểm
xảy ra sự kiện và thời điểm phát tin là ngắn nhất, và do vậy, giúp công chúng
cảm nhận rõ nét hơn về độ “nóng” của thông tin” [2, 70].
Ngôn ngữ báo mạng điện tử yêu cầu rất cao về đặt tít, viết sapo. Có thể
nói, so với báo in, báo điện tử có lợi thế về dung lượng chuyển tải, diện tích
vô hạn. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, báo điện tử lại có diện tích mặt
báo nhỏ hơn so với báo in vì chỉ khuôn trong giao diện màn hình máy tính.
Trong một diện tích nhỏ hẹp như vậy, tòa soạn phải quảng bá được nhiều
thông tin và là những thông tin hấp dẫn, mới, “nóng”. Vì thế, thay cho cả một
bài viết hiện ra trước mắt độc giả, báo mạng điện tử chỉ có thể đưa được các
tít báo ra bên ngoài. Nếu các tít báo trên trang nhất của báo in có thể tạo điểm
nhấn bằng cách tạo hình thức khác biệt như in đậm, in nghiêng, dùng nhiều cỡ
chữ, kiểu chữ khác nhau hoặc dùng màu sắc, hình ảnh thì báo mạng điện tử
không có được lợi thế đó. Các báo mạng điện tử thường xếp thành một danh
sách các tít bài cùng một cỡ chữ và chạy thành cột.
Nếu tít, sapô trong báo in thường gắn chặt và đi liền với phần text,
người đọc mở trang báo ra là thấy cả một khối nguyên vẹn các thành tố trong
một bài báo thì báo mạng điện tử, các thành tố này lại mang tính độc lập cao
vì chúng không phải lúc nào cũng đi liền nhau và chủ yếu là tách rời, màn
hình chỉ giới thiệu một lượng thông tin giới hạn. Chỉ khi người đọc nhấp
chuột vào trang trong mới có thể thấy toàn bộ tác phẩm báo chí hiển thị với
đầy đủ tít, sapo, text, ảnh. Còn lại, trên trang chủ, trong chuyên trang hoặc khi

đóng vai trò là đường dẫn đến tin tham khảo thì hầu như chỉ có sự hiện diện
của tít bài, trong trường hợp là thông tin mới, nóng thì có thêm vài dòng
thông tin tóm tắt. Vì thế, khi lướt qua một danh mục tin tức, người đọc

×