Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.73 KB, 16 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

THÔNG TIN TRÊN TRANG NGHỀ BÁO
CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
(Khảo sát năm 2011 - 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – 2015


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

THÔNG TIN TRÊN TRANG NGHỀ BÁO
CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
(Khảo sát năm 2011 - 2012)
Chuyên ngành: báo chí học


Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MỴ

Hà Nội – 2015


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Thông tin trên trang Nghề báo của báo
Nhà báo và Công luận: Thực trạng và giải pháp phát triển (khảo sát năm 2011
– 2012)" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Phạm Thị Mỵ.
Tôi cũng xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, phát
triển và kế thừa những tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo
trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài, và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõ nguồn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa

Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận
tình giảng dạy và trang bị kiến thức cho tôi trong gần 3 năm học tại trường,
niên khóa 2011 - 2013.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Mỵ đã dành thời
gian tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với những người thân, các bạn học
viên trong lớp, các bạn đồng nghiệp đã tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân


3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBT

Ban Biên tập

BTV

Biên tập viên

CTV

Cộng tác viên

HNBVN


Hội Nhà báo Việt Nam

NB&CL

Nhà báo và Công luận

PV

Phóng viên

TBT

Tổng biên tập

TKTS

Thư ký tòa soạn


1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Thống kê chủ đề trên chuyên trang nghề báo năm 2011 ......... Error!
Bookmark not defined.
Và được thể hiện qua biểu đồ: ........................ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nhóm chủ đề trên chuyên trang Nghề báo năm 2011 Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Bảng thống kê chủ đề trên chuyên trang Nghề báo năm 2012 Error!
Bookmark not defined.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nhóm chủ đề trên trang Nghề báo năm 2012 ............ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Thống kê thể loại trên trang Nghề báo năm 2011Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thể loại trên chuyên trang nghề báo năm 2011 .......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.4: Thống kê thể loại trên trang nghề báo năm 2012Error! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thể loại trên trang nghề báo năm 2012Error!

Bookmark

not defined.
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của công chúng tới trang nghề báo ............ Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.5: Mức độ quan tâm của công chúng tới trang Nghề báo ....... Error!
Bookmark not defined.
Mô hình 3.1: Maket chuyên trang Nghề báo trên diện tích 1 trang ......... Error!
Bookmark not defined.
Mô hình 3.2: Maket chuyên trang Nghề báo với diện tích 2 trang .......... Error!
Bookmark not defined.


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN VÀ
THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Khái niệm thông tin và thông tin báo chí .. Error! Bookmark not defined.

1.2. Nâng cao chất lượng thông tin báo chí .... Error! Bookmark not defined.
1.3. Xu thế phát triển thông tin trên báo in trong tương laiError! Bookmark
not defined.
1.4. Báo in phải thay đổi theo nhu cầu tiếp nhận của công chúng ........... Error!
Bookmark not defined.
1.5. Chuyên trang trên báo in và đặc trưng thông tin theo chuyên trang ........ Error!
Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO
CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN TRONG 2 NĂM 2011 - 2012
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Sơ lược về báo Nhà báo và Công luận ..... Error! Bookmark not defined.
2.2. Kết quả khảo sát về nội dung và hình thức trên trang Nghề báo ...... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả tới trang Nghề báo ............. Error!
Bookmark not defined.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUYÊN TRANG
NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬNError!

Bookmark

not defined.
3.1. Giải pháp vĩ mô ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên chuyên trang Nghề báo
......................................................................... Error! Bookmark not defined.


3

3.3. Giải pháp nâng cao hình thức................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số mô hình đổi mới chuyên trang ..... Error! Bookmark not defined.

3.5. Giải pháp phát triển công tác phát hành báoError!

Bookmark

not

defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 7
PHỤ LỤC


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thời gian gần đây, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả
về hình thức, nội dung, đội ngũ những người làm báo và số lượng cơ quan báo chí, ấn
phẩm báo chí. Tính đến tháng 5 - 2011, trong lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan
báo chí với 1.003 ấn phẩm. Phát thanh, truyền hình có 3 đài Trung ương và các đài
phát thanh - truyền hình địa phương với 200 kênh chương trình trong nước và 67 kênh
nước ngoài. Cả nước có 46 báo mạng điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử
của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang tin điện tử của các cơ quan của Đảng,
Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội... Bên cạnh những loại hình báo
chí truyền thống và hiện đại như báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử; sự phát triển, tích hợp và hội tụ về công nghệ thông tin và truyền thông đang thúc
đẩy sự ra đời của một số loại hình và sản phẩm truyền thông mới…Cũng tính đến
tháng 5-2011, cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề.
Theo thông tin mới nhất từ hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2014 và
triển khai nhiệm vụ 2015 diễn ra vào ngày 31/12/2014, hiện cả nước có 845 cơ

quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn
quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình và 1.525 trang
thông tin điện tử tổng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng
truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin. Đến thời điểm này, cả
nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng
viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.
Có thể khẳng định rằng, sự phát triển mạnh mẽ, thần kỳ ấy đã mang đến một
diện mạo thông tin, một kỷ nguyên thông tin mới, được tạo dựng từ nền tảng, cơ sở
của truyền thông truyền thống, nhưng có những khác biệt rõ ràng. Truyền thông đại
chúng nói chung và báo chí nói riêng đã chịu sự ảnh hưởng, tác động vô cùng
mạnh mẽ. Với sự trợ giúp của những thành tựu khoa học kỹ thuật, truyền thông đại


5

chúng dần chiếm lĩnh, chi phối được quá trình tiếp nhận thông tin của cộng đồng.
Trong mỗi bước đi của cả nền báo chí cũng như mỗi cơ quan báo chí, đều có sự
ứng phó sao cho linh hoạt, phù hợp với thực tiễn xã hội, với từng đối tượng công
chúng tiếp nhận khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Thông tin không còn là
một chiều đơn lẻ nữa, và người tiếp nhận có thừa quyền lực để lựa chọn hay gạt bỏ
những luồng thông tin mà họ cảm thấy vô bổ, không thiết thực, không chính xác...
Báo Nhà báo và Công luận (NB&CL) là cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo
Việt Nam. Đây là tờ báo chuyên sâu về lĩnh vực nghề nghiệp, phản ánh về đời
sống báo chí của Việt Nam.
Trang Nghề báo nằm ở vị trí số 12 trong tổng số 20 trang của báo Nhà báo
và Công luận, được coi là một trong những trang quan trọng nhất của tờ báo.
Nhiệm vụ của trang là phản ánh mọi mặt của đời sống báo chí, sự sôi động của
hoạt động báo chí thông qua các bài phỏng vấn, hậu trường, chân dung nhà báo,
góc nhìn nghề nghiệp của những người làm báo... Đó có thể là những bài gặp gỡ
phỏng vấn các lãnh đạo quản lý báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí, các nhà báo,

phóng viên đang hoạt động nghề nghiệp, cũng có thể là những kinh nghiệm nghề
nghiệp được các nhà báo đúc kết, chia sẻ thông qua những kỉ niệm, những bài học,
trải nghiệm trong chặng đường tác nghiệp. Cơ cấu của chuyên trang thông thường
bao gồm một bài dài khoảng 1.500 chữ và 1 đến 2 bức ảnh, hoặc cũng có những số
báo thêm một số tin tức hoạt động, văn bản, quy định đạo đức nghề nghiệp…
Thông qua các cuộc trò chuyện, các bài hậu trường, bếp núc xoay quanh các
vấn đề nóng đã, đang diễn ra trong làng báo, những gương chân dung điển hình
hoạt động trong lĩnh vực báo chí, những tờ báo hoạt động hiệu quả, những khó
khăn của nghề nghiệp trong cơn bão thị trường… trang Nghề báo đã phần nào
mang đến cho công chúng những thông tin cập nhật, có tính phản biện nghề
nghiệp, khẳng định tính chuyên nghiệp của tờ báo, đáp ứng phần nào nhu cầu của
đời sống xã hội, nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của tờ báo.


6

Tuy nhiên, ngoài những giá trị đã được khẳng định thì vẫn còn một số hạn
chế về góc nhìn, đề tài, hình thức thể hiện, phong cách viết… Những đòi hỏi ngày
càng cao của thông tin dẫn đến việc cần có những đổi mới cấp thiết nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả. Từ đó, những giải pháp phát triển chuyên trang được đặt ra
như một yêu cầu của việc nâng cao vị thế và tầm vóc cho cả tờ báo trong tương lai.
Là phóng viên trực tiếp phụ trách chuyên trang, tôi có điều kiện để đi sâu
nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về thực trạng cũng như giải pháp phát triển cho
chuyên trang để ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp một cách hiệu quả. Từ đó góp
phần nâng cao chất lượng tờ báo Nhà báo và Công luận trong làng báo chí cách
mạng Việt Nam.
Với những lí do trên đây, tôi lựa chọn đề tài luận văn: Thông tin trên trang
Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận: Thực trạng và giải pháp phát triển
(Khảo sát năm 2011 - 2012).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài
nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề thông tin trên báo chí nói chung
nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về thông tin
trên chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận, về thực trạng và
giải pháp phát triển của chuyên trang. Tuy vậy, vẫn có nhiều tài liệu hữu ích,
quý giá có thể tham khảo như bài giảng của các giảng viên trong trường về
thông tin nói chung, thông tin trên báo chí, trên chuyên trang, chuyên mục


7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tiếng Việt:
1. TS. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. GS., TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2006), Những vấn đề toàn cầu trong
hai thập niên đầu của thế kỷ 21 (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội.
5. PGS.TS Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội.
6. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới & Xu hướng phát triển, NXB
Thông tấn, H.
7. Đỗ Quang Hưng(2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb ĐHQG Hà Nội.
9. Đinh Văn Hường(2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.

10. PTS.Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo
quản lý, NXB Chính trị quốc gia.
11. Hội nhà báo Việt Nam (2002), Phỏng vấn trong báo viết, Công ty in tạp chí
Cộng sản, Hà Nội.
12. Hội nhà báo Việt Nam (2007), Giáo trình thực hành kỹ thuật và thể loại báo in,
Công ty in Tạp chí Cộng Sản, Hà nội.
13. Khoa Báo chí (1998), Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, Nxb Lao động,
Hà Nội.


8

14. TS. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp trong môi trường truyền thông hiện
đại, NXb Thông tin và Truyền thông.
15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
16. Nhiều tác giả (1994), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, Nxb ĐHQG TPHCM.
18. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Báo chí - những điểm nhìn từ thực
tiễn (tập I, II), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
19. Phân viện Báo chí Tuyên truyền (1998), Nhà báo, bí quyết, kỹ năng, nghề nghiệp
(kinh nghiệm nghề nghiệp của báo chí phương Tây), Nxb Lao động.
20. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm
Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
21. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Hà Huy Phượng(2004)- Giáo trình nhập môn báo in.
23. Quy hoạch phát triển ngành xuất bản - in - phát hành đến năm 2010 (2002),
Bộ Văn hóa –Thông tin. Hà Nội.
24. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí

truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. PGS.TS Dương Xuân Sơn, Vai trò của báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hóa quốc tế, Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
27. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
28. Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.


9

29. Hữu Thọ (2000), Bình luận báo chí thời kỳ đổi mới, NXB Giáo dục.
30. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
31. Ngọc Trân, Cẩm nang phóng viên, tài liệu dịch từ Aladin Masson (Trung tâm
đào tạo về báo chí Pháp).
32. Nguyễn Uyển (2004), Báo chí mấy thể loại thông dụng, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
Sách dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt:
33. Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý
thức hệ mới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
34. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nhà xuất bản thông tấn, Hà
Nội.
35. Carmilla Floyd (2009), Ban Quản lý dự án “Đào tạo nâng cao báo chí Việt
Nam” - Viện Đào tạo nâng cao báo chí Fojo Kalmar, Thụy Điển, Tổ chức
tòa soạn đa phương tiện, Bộ Thông tin và truyền thông.
36. Thomas L. Friedman (2007), Thế giới phẳng, tóm lược Lịch sử thế giới thế kỷ
21, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

37. Philippe Gaillard (2003), Nghề làm báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
39. Grabennhicop (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông tấn.
40. Brian Horton (2003), Ảnh báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội.
41. Jean Luc Martin – Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
42. G.V. Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.
42.V.Lênin (1970), Về vấn đề báo chí, Nxb Sự thật, Hà Nội.


10

43. Jacques Locquin (2003), Truyền thông đại chúng: Từ thông tin đến quảng cáo,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.
44. Jean - Luc Martin – Lagardette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, NXB Thông
tấn. Hà Nội.
45. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập, NXB Thông
tấn. Hà Nội.
46. Koichiro Matsuura (2005), Vai trò UNESCO trong thế kỷ XXI, Nxb Khoa học
xã hội, Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.
47.

X.A.Mikhailop (2004), Báo chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và
nghịch lý, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

48. The Missouri group (2009), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Hà Nội.
49. E.P. Prokhorop (2004), Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1,2), Nxb Thông tấn, Hà
Nội.
50. Line Ross (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
51. Iu.A.Suliagin Petrov (2004), Nghề quảng cáo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

52.

Michel Voirol (2003), Hướng dẫn cách biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

53. V.V. Vorosilop (2004), Nghiệp vụ báo chí: Lý luận và thực tiễn, Nxb Thông tấn,
Hà Nội.
Báo và tạp chí
54. Báo Nhà báo & Công luận, Báo in thời số hóa: Tồn tại hay là chết, Số 26 +
27, ngày 21/6/2013.
55. Hà Oanh, Sự tác động của tính phi định kỳ đến báo chí hiện đại, Website Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum. 22/10/2012.
55. Truyền thông đại chúng chinh phục giới trẻ, ( />

11

57. Lê Văn Thiềng, Nâng cao tính chuyên nghiệp trong báo chí hiện đại.
( &dhname
=Nang-cao-tinh-chuyen-nghiep-trong-bao-chi-hien-dai).
58. www.congluan.vn
59. www.baochivietnam.vn
60. www.songtre.vn
61. www.vja.org.vn



×