Tuần: 15, 16 Tiết PP: 15, 16 Ngày soạn: 01/12/2008
TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xây dựng chương trình có cấu trúc rẽ nhánh.
- Làm quen với các công cụ iệu chỉnh chương trình của Turbo Pascal.
2. Kỹ năng:
- Viết được một chương trình có cấu trúc rẽ nhánh.
- Sử dụng đượccác công cụ hiệu chỉnh chương trình.
3. Thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng lập trình trên máy tính.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Các thao tác cài đặt chương trình đơn giản trên máy tính.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trọng tâm: Nêu vấn đề, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
- Bổ trợ: Thảo luận, nhóm nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
- Phương tiện: Chuẩn bị phòng máy.
- Tài liệu: Sgk Tin học 11, Sách giáo viên, sách bài tập.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
2. Nội dung bài mới:
Họat động 1: Tìm hiểu bài toán
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV: Gọi một HS đọc nội dung bài toán
GV: Em hãy xác định Input và Output của bài toán?
GV: Nêu ý tưởng của bài toán và yêu cầu Hs viết
BTLG kiểm tra?
GV: Nhận xét, có thể cho điểm khuyến khích.
GV: Viết 1 chương trình thô:
Khai báo biến;
Begin
Nhập dữ liệu từ bàn phím cho a,b,c;
nếu (a*a = b*b + c*c) hoặc (b*b = a*a+c*c)
hoặc (c*c = a*a + b*b) thì thông báo a, b, c
là bộ số Pitago
Ngược lại thông báo a,b,c không phải là bộ số
Pitago.
End.
Sau đó yêu cầu HS lên bảng viết chương trình hoàn
chỉnh trong Pascal.
GV: Nhận xét, có thể cho điểm khuyến khích.
HS: Đọc nội dung bài toán, các HS khác
theo dõi.
HS: trả lời, các HS khác nhận xét.
HS: Lên bảng.
HS: Lên bảng viết chương trình.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành trên máy tính, chạy chương trình
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV: Dành thời gian cho HS gõ chương trình vào máy.
Sau đó hướng dẫn HS làm các thao tác sau:
+ Nhấn F2 để lưu chương trình với tên là Pitago.pas.
+ Nhấn Ctrl+F9 để dịch chương trình và hướng dẫn
HS sửa một số lỗi thường gặp.
+ Nhấn F7 để theo dõi quá trình thực hiện từng lệnh
của chương trình và hướng dẫn HS cách nhập dữ liệu.
HS: Từng bước thực hành theo sự hướng dẫn
của GV, trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
+ Nhấn F7 để theo dõi giá trị của các biến trên cửa sổ
Watch.
+ Nhấn F7 để theo dõi quá trình rẽ nhánh.
+ Hướng dẫn HS nhập các bộ l mới như trong SGK.
+ Hướng dẫn HS tìm ra kết luận và giải thích nguyên
nhân làm thay đổi kết quả.
GV: Nhận xét buổi thực hành và rút ra một số kết luận.
Nội dung ghi bảng
1.Tìm hiểu bài toán :
*Bài toán: SGK.
- Input: a, b, c
∈
R.
- Output: Thông báo: a, b, c là bộ số Pitago hoặc a, b, c không là bộ số Pitago.
- Ý tưởng: a, b, c là bộ số Pitago khi: a
2
= b
2
+ c
2
hoặc b
2
= a
2
+ c
2
hoặc c
2
=a
2
+ b
2
. Ngựơc lại thì a,
b, c không phải là bộ số Pitago.
- Biểu thức logic kiểm tra: a
2
= b
2
+ c
2
OR b
2
= a
2
+ c
2
OR c
2
=a
2
+ b
2
* Chương trình:
Program Pitago;
Var a, b, c: Real;
Begin
Write(‘Nhập a, b, c=’); Readln(a,b,c);
If (a*a = b*b + c*c) or (b*b = a*a+c*c) or (c*c = a*a + b*b) then
Writeln(‘a,b,c là bộ số Pitago’)
Else
Writeln(‘a,b,c không phải là bộ số Pitago’);
Readln;
End.
2. Thực hành trên máy:
3.
VI. Củng cố:
Một số kiến thức chính:
- Câu lệnh trước Else không có dấu chấm phẩy.
- Khi nhập giá trị cho nhiều biến thì giữa các giá trị phải cách nhau ít nhất một dấu cách.
- Một số lỗi thường gặp của chương trình.
Bài tập:- Làm các bài tập trong SGK trang 51.
VII. Rút kinh nghiệm: