Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận cao học tìm hiểu về tập đoàn truyền thông và sự lũng đoạn truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.89 KB, 25 trang )

Lời nói đầu
Ngành truyền thông trên thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Loài người bước vào kỉ nguyên thông tin, kỉ nguyên mà con người có thể đáp
ứng nhu cầu thông tin của mình mọi lúc mọi nơi kèm theo những dịch vụ tiện
ích ngày càng đa dạng, hiệu quả. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình toàn cầu
hóa thông tin. Toàn cầu hóa thông tin cũng là cơ sở, động lực cho xu hướng
hình thành các tập đoàn truyền thông trên thế giới, một xu hướng này làm thay
đổi bộ mặt của truyền thông thế giới. Vì vậy tìm hiểu về tập đoàn truyền thông
và sự lũng đoạn truyền thông không chỉ là đề tài để nghiên cứu mà còn là vấn
đề có tính nền tảng thực tiễn, làm cơ sở cho sự nhận thức đúng và tạo dựng
tương lai cho nền truyền thông thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

1


A. TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG:
Khái niệm:

I.

Theo Wikipedia, Tập đoàn (Conglomerate) là sự liên kết của hai hay
nhiều tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh khác khác nhau tạo thành một cấu
trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Ý nghĩa tập đoàn có thể hình
dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty con cùng bắt tay kinh
doanh. Tập đoàn là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường kinh
doanh đa quốc gia.
Tập đoàn truyền thông hay tập đoàn báo chí thực chất cũng là một tập
đoàn kinh tế. Tập đoàn báo chí hay tập đoàn truyền thông là tập đoàn kinh tế
mà báo chí, truyền thông đại chúng là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính
hoặc là một bộ phận tạo thành có ý nghĩa quan trọng, có vai trò độc lập tương
đối. Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông báo chí nào không có


hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại
chúng.
Tập đoàn truyền thông chính là những tổ chức độc quyền về thông tin.
Nhờ có tiềm lực mạnh, các tập đoàn này nắm được địa vị thống trị trong lĩnh
vực truyền thông, làm cho tính độc quyền thông tin tăng lên.

II.
1.

Quá trình hình thành
Nguyên nhân
Tập đoàn truyền thông ở các nước tư bản hình thành trên cơ sở cạnh
tranh giữa các cơ quan báo chí. Sự cạnh tranh này có thể dẫn đến hai trường
hợp:
+ Nhiều cơ quan báo chí nhỏ không đứng vững trong quá trình tự hạch
toán kinh doanh buộc phải liên kết, sáp nhập thành một doanh nghiệp báo chí
mạnh hơn.
+ doanh nghiệp báo chí mạnh có thể mua lại những cơ quan báo chí bên
bờ vực phá sản.

2.

Tiến trình
2


Cùng với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các loại hình phương
tiện truyền thông đại chúng, các chủ thể truyền thông đại chúng cũng phát
triển mạnh mẽ về quy mô, sức ảnh hưởng, hình thành nên các tập đoàn truyền
thông lớn. Có thể mô tả lộ trình phát triển quy mô của các chủ thể truyền

thông đại chúng trên thế giới như sau:
Ở thời điểm cuối thế kỷ XIX, thế giới chủ yếu chỉ biết đến những tờ báo
độc lập, hoạt động trong phạm vị địa phương, thành phố cụ thể và ở một số ít
quốc gia phát triển phương Tây mới có những tờ báo có phạm vi ảnh hưởng
trên phạm vi toàn quốc.
Đầu thế kỷ XX, bắt đầu hình thành những nền tảng đầu tiên của những
tập đoàn truyền thông ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia.
Giữa thế kỷ XX, các tập đoàn truyền thông bắt đầu quá trình mở rộng
tầm hoạt động, quy mô ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu.
Cuối thế kỷ XX, các tập đoàn truyền thông khổng lồ đẩy nhanh quá trình
toàn cầu hóa; bắt đầu sự hội tụ, tích hợp các loại hình truyền thông và các loại
hình dịch vụ sống trên mạng Internet.
Đầu thế kỷ XXI, truyền thông đa loại hình bắt đầu chi phối hoạt động
sống của con người trên phạm vi toàn cầu.
Tiến trình lịch sử báo chí thế giới đến khoảng giữa thế kỉ XIX đã chứng
kiến một bước ngoặt lớn. những người làm báo bắt đầu chú ý đến mục tiêu
kinh tế trong hoạt động báo chí và biết cách tổ chức, điều hành hoạt động báo
chí.
Có thể thấy bước ngoặt trên biểu hiện rõ nét ở nền báo chí Mỹ. Kể từ
năm 1970 trở đi, xư hướng tập trung trong báo chí Mỹ ngày càng tăng tốc .
Năm 1982, khi Scripts lập ra “chuỗi mắt xích” đầu tiên với 5 tờ báo thì cho
đến nay, ở Mỹ đã có khoảng 165 tập đoàn báo chí truyền thông
Những cơ quan báo chí nhỏ bé, tiềm lực kinh tế yếu khó có thể tồn tại
trước nhu cầu thông tin đa dạng, nhanh nhạy, kịp thời, đòi hỏi sử dụng các
phương tiện kĩ thuật hiện đại cảu công chúng. Điều này dẫn dến sự mua bán,
sáp nhập thường xuyên giữa các cơ quan báo chí nhỏ lẻ và các tập đoàn báo
chí truyền thông lớn trên thế giới.
3



Quá trình độc quyền hóa các phương tiện thông tin đại chúng, sự cạnh
tranh tư bản, tình hình nguồn thu quảng cáo giảm sút đã buộc các cơ quan báo
chí phải chấm dứt xuất bản các tờ báo không còn sinh lời. Đồng thời diễn ra
quá trình giảm bớt số lượng các tờ báo độc lập quy mô nhỏ. Tổng số các tờ
báo hằng ngày trên thế giới giảm nhanh chóng. Năm 1998 ở Mỹ có 20 tờ báo
hằng ngày đóng cửa, và con số này ở Pháp là hơn 20 tờ. Chỉ trong khoảng 10
năm trở lại đây, trên thế giới đã có 153 tờ báo hằng ngày đóng cửa, bên cạnh
đó, số lượng phát hành các tờ báo khác cũng không ngừng giảm sút.
Trên thế giới, quá trình tiến công vào các phương tiện thông tin đại
chúng đã dẫn đến sự tập trung tất cả các mạng lưới chỉ đạo báo chí vào tay
một số nhân vật, hình thành nên các tập đoàn báo chí truyền thông lớn kiểm
soát hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng. Ở Mỹ, theo tính toán của
chuyên gia thì 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu hết các phương tiện thông
tin đại chúng ở Mỹ.
Các tập đoàn báo chí lớn mạnh thường không dừng lại ở mức độ hoạt
động trong một nước mà có rất nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới, trở
thành các tập đoàn báo chí xuyên quốc gia.
III.

Xu hướng phát triển của các tập đoàn truyền thông
Các xu hướng của quá trình tập trung và độc quyền hóa các phương tiện
thông tin đại chúng:
Một là, sự hợp nhất các phương tiện thông tin đại chúng cùng loại thông
qua sáp nhập hoặc trên những nguyên tắc kí kết đối tác. Ngoài ra còn có hình
thức thành lập những phương tiện thông tin đại chúng cùng loại và phụ thuộc.
Hai là, sự hợp nhất các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau thành một
tổ hợp thống nhất, như một cơ quan báo chí đa loại hình hoạt động.
Ba là, các tập đoàn công nghiệp-tài chính mua lại các phương tiện thông
tin đại chúng.
Bốn là, các công ty thông tin đại chúng hung mạnh mua các xí

nghiệp công nghiệp có khi không liên quan gì đến nghành kinh doanh của
chính mình.
4


Năm là, trong quá trình cải tổ, cơ cấu các tổ chức thông tin đại chúng
độc quyền có sự phân phối lại các luồn thông tin trên các kênh thông tin. Cụ
thể là hiện tượng chuyên biệt hóa các luồng thông tin.
Ưu điểm và hạn chế của các tập đoàn truyền thông

IV.
1.

Tích cực
Khả năng nhạy bén với thông tin, đem lại cho khán giả những tin tức
mới nhất, nóng nhất, đầy đủ, toàn diện.
Các tập đoàn truyền thông có phạm vi phủ sóng ở nhiều quốc gia trên thế
giới, với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên ở khắp mọi nơi nên khả năng thâu
tóm thông tin rất cao. Thông tin được chuyển tải đến công chúng có độ chính
xác, tin cậy cao và tầm ảnh hưởng lớn, có thể làm thay đổi chiều hướng vận
động hay kết quả của một sự kiện, quá trình nào đó.

5


2.

Hạn chế
Các tập đoàn truyền thông có khi vì lợi ích của mình mà sử dụng thông
tin để tuyên truyền, áp đặt quan điểm, hệ tư tưởng của mình, hướng dư luận

xã hội theo mục đích đã đặt ra từ trước. điều này dẫn tới tình trạng thông tin
một chiều, không cân đối, không có sự tương tác giữa các cơ quan báo chí và
công chúng .
Sự hình thành các tập đoàn truyền thông cũng dẫn tới tình trạng thất
nghiệp của công nhân. Bởi tập đoàn càng lớn thì bộ máy vận hành càng gọn
nhẹ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động, và việc tinh giản biên chế, sa
thải nhân viên càng gia tăng.

B. MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG VÀ CHÂN DUNG
CÁC ÔNG TRÙM TRUYỀN THÔNG
1.
a.

I, Tập đoàn truyền thông
News Corporation (News Corp)
Lịch sử hình thành và phát triển
Sự hình thành của tập đoàn gắn liền với “nhà tài phiệt truyền thông”
người Mỹ gốc Úc Pupert Murdoch
Lịch sử của tập đoàn có thể viết gọn: thừa kế, sáng lập, sáp nhập, mua
bán.
Từ tờ báo tỉnh lẻ hạng hai Adelaide News được cha thừa kế lại, Purpert
Murdoch đã thành lập tập đoàn báo chí News Limited có tầm ảnh hưởng bậc
nhất nước Úc và hiện vẫn là 1 công ty con của News Corp.
News Limited chuyên mua lại những tờ báo làm ăn thua lỗ ở Úc và vực
dậy chúng bằng công nghệ tiên tiến và cải tổ nội dung.
Năm 1979, Murdoch thành lập News Corporationt trên đát Úc và bắt đầu
thu mua những tờ báo và tạp chí hàng đầu ở London, New York.
Qua công ti con News International , News Corp có ảnh hưởng trpng
làng báo Anh khoảng cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.
Năm 1973, Murdoch mua lại tờ San Amotonio News, thành lập tờ

Nation Star và tờ New York Post năm 1976 để bước chân vào thị trường Mỹ.

6


Ngay sau dó tiến công sang lĩnh vực phim ảnh với sự thành lập xưởng phim
20th Century Fox, và phát thanh truyền hình.
Năm 1993, News Corp mua đài truyền hình Star (trụ sở Hồng K ông) để
mong tiến chân vào thị trường Trung Quốc, cũng đồng nghĩa chiếm lĩnh thị
trường truyền thông châu Á.
Đến giữa năm 2005, News Corp chuyển hướng sang lĩnh vự kinh doanh
b.

truyền thông với hiệu ứng từ website MySpace.com
Cơ cấu tổ chức
New Corp hoạt động như mộ tập đoàn kinh tế. Rupert Murdoch là chủ
tịch HĐQT kiêm CEO. Ban giám đốc gồm 14 người, quan sát, điều hành toàn
bộ hoạt động của công ti mẹ, đề ra phương hướng hoạt động của toàn bộ tập
đoàn. Ngoài ra còn có 3 ủy ban là Ủy Ban Kiểm toán, Ủy ban Đề cử và quản
trị, Ủy ban Bồi thường với người đứng đầu là những thành viên ban giám đốc

c.

không tham gia hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
+ Phim giải trí
News Corp được đánh giá là nhà cung cấp các phim giờ vàng hàng đầu
của nước Mỹ. Tập đoàn có khoảng 11 studio trong đó nổi tiếng nhất là 20th
Century Fox.
+ Truyền hình

Hoạt động trải khắp năm châu, tập đoàn truyền hình Fox trở thành mạng
lưới được người trẻ xem nhiều nhất. Các kênh truyền hình cáp nổi tiếng : Fox
College Sport, Fox Movie Channel, Fox News Channel.... Các kênh truyền
hình vệ tinh phát sóng trực tiếp: BskyB (anh), DirecTV (Mỹ), Foxtel (Úc),
Sky Itali (Ý)...
+ Tạp chí và phụ trương
Tập đoàn là cổ đông lớn nhất của Gem-TV Guide International, sở hữu
tạp chí News America Marketing, Big League, ALPHA là những tạp chí hàng
đầu về mua sắm, tiêu dùng, giải trí.
+ Báo chí
News Corp xuất bản báo chí tiếng Anhhơn 175 tờ báo khác nhau, in
khoảng 40 triệu bản/tuần, đội ngũ phóng viên khoảng 15000 người ở khắp nơi

7


trên thế giới. ở Úc có 21 tờ báo, ở Fiji có Fiji Times, ở Mỹ có New York
Times...
+Xuất bản sách: HarperColin Publishers
+Các hoạt động khác như Internet, web giải trí, game, quảng cáo ngoài
d.

trời...
Tầm ảnh hưởng
Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của mình, tầm ảnh hưởng của
News Corp đã rộng khắp trên toàn thế giới, ăn sâu vào tất cả các lĩnh vực
truyền thông.
Trong suốt thập nien 90 của thế kỉ 20, News Corp chiếm thị phần lớn
nhất trong lĩnh vự truyền hình trả tiền ở cả 3 châu lục.
Tính đến 30/6/2005 tập đoàn có tổng tài sản xấp xỉ 55 tỉ đôla, tổng

doanh thu hàng năm xấp xỉ 24 tỉ đola. Trong đó 70% lợi nhuận thu được ở
Mỹ.

2.

Associated Press(AP)
AP được thành lập tháng 5/1948, trụ sở tại New York.
AP là một tổ chức được hợp thành từ hơn 1500 thành viên là các báo tin
tức hàng ngày ở Hoa Kì. Cơ quan lãnh đạo của hãng này là Hội đồng các

a.

Giám đốc do các thành viên bầu với nhiệm kì 3 năm.
Các lĩnh vực hoạt động:
+ Báo chí:
Hãng sở hữu hơn 1700 tờ báo, trong đó có 3 công xưởng báo chí lớn:
Associated Press Illustrieted News Fishs, Wire Photo, Wire Wall làm công
viecj phổ biến các bức ảnh minh họa, bài viết, những sản phẩm in ấn khác
cho một số lượng lớn các cơ quan báo chí ở Mỹ và ở nước ngoài.
+ Phát thanh truyền hình:
AP có 5000 đài phát thanh và truyền hình.
Ngoài ra hãng có cơ sở dịch vụ chuyên đề kinh tế thương mại là AP –
Dow Jones chuyên cung cấp thông tin về thị trường dầu lửa thế giới.
AP cũng lập ra cơ quan thông tin đặc biệt chuyên phục vụ các đợt vận

b.

động bầu cử.
Tầm ảnh hưởng


8


AP là hãng thông tấn của Hoa Kì lớn nhất trên thế giới. Với phóng viên báo
và phóng viên ảnh làm việc trong hơn 200 văn phòng trên khắp hành tinh, AP là
một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho thế giới.
Thực tế trên các thị trường thông tin của tất cả các nước trên thế giới đều
có đại diện của hãng. Số lượng các tư liệu thông tin do hãng này phổ biến
chiếm tỉ lệ 75 -90% trong báo chí một số nước. AP có gần 8500 cơ sở đăng kí
mua tin từ 121 nước trên thế giới.
Hàng ngày hãng truyền thông tin bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, 1000
hình ảnh minh họa.
AP được coi là hãng tin hùng mạnh, am tường và đáng tin cậy nhất
trên thế giới.

9


3.

Reuter
Reuter là một trong những hãng thông tấn lớn nhất trên thế giới chuyên
cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa, video cho những tờ báo đài phát thanh, đài
truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác.

a.

Lịch sử
Reuter được thành lập năm 1851 tại London (Anh) bởi một người Đức
tên là Paul Julius Reuter.

Năm 1941, hãng chuyển thành sở hữu của một số hãng tin và tổ chức tư
nhân gồm các cổ đông như: Hiệp hội các xuất bản báo (Anh) 40,5%, hãng tin
Press Association của Anh và Ailen 40,5%....
Ngày 15 tháng 7 năm 2007, hãng tin Canada Thomson đã thỏa thuận
xong việc mua sát nhập Reuters vào thành một hãng tin Thomson Reuters với
số tiền 17.2 tỉ USD, trở thành hãng nắm số thị phần thông tin tài chính lớn

b.

nhất thế giới lúc đó, vượt qua đối thủ Bloomberg.
Các hoạt động chủ yếu
Hãng cung cấp tin nước ngoài cho hơn 1500 tờ báo các hãng thông tấn,
các đài phát thanh và truyền hình các cơ quan chính phủ, các đại sứ quán Anh
ở 158 nước khác trên thế giới và khoảng 15000 khách hàng mua lại tin từ 112
nước trên thế giới.
Hàng ngày hãng này truyền tin tức bằng các tiếng Anh, Đức, Tây Ban
Nha và Ả-rập. 90% doanh thu từ các thông tin kinh tế tài chính trên cả
Internet.
Reuters kiếm tiền do những lợi tức thu được từ việc truyền tải dữ
liệu rộng khắp toàn cầu của thị trường tài chính điện tử – tỷ giá hối đoái tiền
tệ, giá cổ phiếu, giá hàng hoá – tới những ngân hàng, thương gia, môi
giới, nhà đầu tư và những công ty khắp nơi trên thế giới. Dữ liệu liên tục được
cập nhật khi các thị trường tài chính thay đổi. Reuters cũng bán phần
mềm cho phép những nhà phân tích dữ liệu tài chính và cho những giao

c.

dịch trực tiếp từ một máy tính đầu cuối.
Tầm ảnh hưởng
Tuy có ảnh hưởng lớn tại Anh nhưng Reuter lại giữ vị trí mạnh nhất tại

châu Phi và cậnĐông.
10


4.

Hãng thông tấn Agence France Press (AFP)
AFP là một doanh nghiệp thương mại nhận tài trợ của chính phủ.
AFP được Charles-Louis Havas thành lập vào năm 1835 (lúc đó dưới tên
Agence Havas).
Năm 1957, về hình thức hãng này trở thành hãng tin độc lập nhưng trong
thành phần hội đồng quản trị cảu hãng có cả địa điện chính phủ.
Hãng cung cấp tin cho khách hàng bao gồm chính phủ và các cơ quan
nhà nước của Pháp, 12000 tờ báo và tạp chí, hàng trăm đài phát thanh và
truyền hình, các hãng công nghiệp và du lịch...
Hàng ngày AFP thông tin bằng 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Tây ban
Nha, Bồ Đào Nha, Ả-rập.
Hãng có cơ sở kĩ thuật hiện đại, có mạng lưới phóng viên ở 165 nước và
110 văn phòng thông tin trên khắp nước Pháp.
AFP là hãng thông tấn xã lâu đời nhất trên thế giới. AFP là trung tâm
tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới, đứng
sau AP và Reuters.
Ngoài trụ sở chính đặt tại thủ đô Paris của Pháp, AFP còn có các trung tâm
khác đặt tại Washington D.C, Hong Kong, Nicosia và Montevideo.

11


5.


Tân Hoa Xã ( Xinhua News Agency)
Tân Hoa Xã là thông tấn xã chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất, cơ quan ngôn luận lớn
nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trong hai cơ quan ngôn
luận lớn của Trung Quốc, cơ quan kia là Trung Quốc Tân Hoa Xã.
Tân Hoa Xã được bắt đầu vào tháng 11 năm 1931 như Hồng Thông tấn
xã Trung Quốc và thay đổi tên như hiện nay vào năm 1937. Trong thời
gian chiến tranh Thái Bình Dương cơ quan phát sóng ở nước ngoài và thành
lập chi nhánh nước ngoài đầu tiên của mình. Nó bắt đầu phát sóng ra nước
ngoài bằng tiếng Anh từ năm 1944.
Trụ sở chính của Tân Hoa Xã, là ở vị trí thứ 57 Xuanwumenxi Street,
Bắc Kinh.Các trang web của báo này là Xinhua.org trang web của mình hoặc
Xinhuanet.com có trụ sở ở tầng hai mươi của Dacheng Plaza tại quận
Xicheng , Bắc Kinh.
Tân Hoa Xã có hơn 10.000 người, hoạt động 107 văn phòng nước ngoài
trên toàn thế giới, và duy trì 31 văn phòng ở Trung Quốc ở các tỉnh
thành. Tân Hoa Xã là một nhà xuất bản cũng như cơ quan tin tức, nó sở hữu
hơn 20 tờ báo và một tá tạp chí, và nó in trong tám ngôn ngữ: Trung Quốc,
Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, tiếng Ả Rập và Nhật Bản.
Cơ quan này gần đây đã bắt đầu hội tụ tin tức và phương tiện truyền
thông điện tử và tăng bảo hiểm tiếng Anh của mình thông qua dịch vụ dây và
trang web chinaview.cn. Tân Hoa Xã đã mua bất động sản thương mại trên
Quảng trường Thời đại New York và đang phát triển đội ngũ các phóng viên
bằng tiếng Anh hàng đầu. Tân Hoa Xã cũng đã bắt đầu một mạng lưới tin tức
truyền hình vệ tinh tiếng Anh.
Tân Hoa Xã đang lắp đặt 35 màn hình LED ở châu Âu để phát tin tức
thời sự hàng ngày, những sự kiện đặc biệt, và quý I/2010 số màn hình LED ở
khu vực này sẽ lên đến 100.
Năm 2010, Tân Hoa Xã đã thành lập hãng truyền hình (CNC) riêng để
phát thông tin về những sự kiện của Trung Quốc và thế giới.


6.

Herald and Weekly Times Limited (HWT)
12


Đây là một công ty xuất bản tờ báo có trụ sở tại Melbourne, Úc. Nó
thuộc sở hữu và điều hành bởi tờ báo News Limited của Rupert Murdoch,
người mua HWT trong năm 1987.
HWT xuất bản các buổi sáng hàng ngày tờ báo lá cải Herald Sun (1990)
từ sự hợp nhất của giấy báo lá cải buổi sáng của công ty, The Sun News –
Pictorical , giấy khổ lớn buổi chiều của nó, The Herald. Kể từ năm 1840 (The
Herald) và 1922 (The Sun News - Pictorial) các tờ báo được xuất bản riêng
biệt. HWT cũng xuất bản tờ Weekly, nhằm nông dân và doanh nghiệp nông
thôn.
HWT đã mua The Sun trong năm 1925.HWT mua cổ phần kiểm soát
trong The Advertiser of Adelaide vào năm 1929. Các nhà quảng cáo lấy
một cổ phần trong tờ The News hai năm sau đó. The News đã được bán
trong năm 1949. Năm 1969, HWT mua The West Australian, nhưng bán lại
cho Robert Holmes à Court trong năm 1987 như là một phần của News
Limited.
II.
1.

Chân dung các ông trùm truyền thông
Ted Turner

Ted Turner là một nhà tài phiệt lừng danh của giới truyền thông – cha đẻ
của CNN. Nói về CNN, ông nói rằng: ông không tạo nên một điều kì diệu nào

ngoài việc để sự thật lên tiếng.
13


Ted Turner có tên đầy đủ là Robert Edward Turner III, sinh ngày 19-111938 tại Cincinnati, bang Ohio, nước Mỹ.
Năm 1960, Ted Turner bắt đầu làm việc cho công ty quảng cáo của cha
mình tại chi nhánh Macon, bang Georgia. Ở tuổi 24, Ted Turner thừa kế sự
nghiệp của cha, đổi tên doanh nghiệp cũ thành Công ty quảng cáo Turner.
Năm 1970, Ted Turner bước vào công nghiệp truyền hình bằng quyền
mua độc lập kênh số 17 của Đài truyền hình địa phương Atlanta, sau này phát
triển thành WTBS. Trong năm đầu, ông thua lỗ nửa triệu USD. Tuy vậy,
Turner vẫn kiên trì phát sóng các chương trình được nhiều người ưa thích nên
chẳng bao lâu, Turner chiếm được 16% thị phần và bắt đầu thu lợi nhuận từ
quảng cáo.
Tháng 6-1980, Ted Turner xây dựng kênh truyền hình mang tên Cable
News Network (CNN) - mạng truyền hình cáp đầu tiên ở Mỹ thực hiện phát
sóng 24 giờ suốt bảy ngày trong tuần nhằm cập nhật tin tức liên tục về tất cả
các sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới.
Từ thành công của CNN, Ted Turner tiếp tục mở rộng vương quốc của
ông trong lĩnh vực truyền hình. Năm 1982, ông thành lập thêm kênh Headline
News Network chuyên phát các tin tức tóm lược được cập nhật cứ 30 phút
một lần và suốt 24/24h
Năm 1988, Turner tiếp tục mở rộng của mình bằng việc khai trương
kênh truyền hình khác với tên gọi Turner Network Television (TNT). Hiện
nay TNT là kên truyền hình khá được ưa chuộng tại Mỹ với khoảng 61 triệu
hộ gia đình là khán giả thường xuyên.
Năm 1996, Turner bắt tay với Time Warner để tạo ra một liên minh mới
với nhiều tương lai và triển vọng.
Ted Turner không chỉ là một doanh nhân thành công, mà còn là một nhà
hảo tâm nổi tiếng với các hoạt động gây quỹ từ thiện, bảo vệ môi trường,

phản đối chiến tranh. Giá trị các quỹ do ông sáng lập lên đến hàng triệu USD.
Ông đã quyên góp 1 tỷ dollar cho LHQ với lý do: "Tất cả tiền bạc đều ở trong
tay một số kẻ giàu có và không ai trong số họ chia sẻ cho người khác. Thật
nguy hiểm cho chúng ta".
14


Ted Turner được hàng triệu người biết đến như là một ông trùm truyền
2.

thông, người áp dụng công nghệ cáp và vệ tinh vào đế chế truyền hình.
Keith Rupert Murdoch

Là ông chủ của tập đoàn truyền thông News Corporation.
Năm 1952, ông được sở hữu tờ The Adelaide News – một tờ báo tỉnh lẻ
do cha ông lập ra rồi biến nó thành một trong những tập đoàn truyền thông
lớn nhất thế giới News Corporation.
Bắt đầu sự nghiệp với báo giấy, tạp chí và những kênh truyền hình tại
quê nhà Úc, Murdoch đã phát triển News Corp tới thị trường truyền thông
Anh, Mỹ và châu Á.
Năm 1964, Murdoch lập ra tờ nhật báo được phát hành trên toàn quốc
đầu tiên tại Australia lấy tên là The Australian.
Năm 1972, Murdoch thâu tóm được tờ tin vắn buổi sáng của Sidney là
The Daily Telegraph.
Những năm gần đây ông trở thành nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực
truyền hình vệ tinh cũng như ngành công nghiệp điện ảnh, Internet và truyền
thông.
Vụ tai tiếng nghe lén thông tin điện thoại của hơn 4000 người vào tháng
7/2011do tờ báo lá cải News of the World gây ra (một ấn phẩm của News
International, thuộc News Corp) đã làm giảm sút uy tín của tập đoàn truyền

thông này. Theo đó, sự phẫn nộ của công chúng cùng với hàng loạt vụ điều tra
15


của cơ quan chức năng ở nhiều nước về cách thức hoạt động của News Corp
đã đưa đế chế truyền thông của Murdoch đứng bên bờ vực thẳm. Vụ bê bối
cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc đóng cửa tờ báo News of the
World đã tồn tại 168 năm.
Tuy nhiên, hiện nay News Corp đang dần lấy lại được hình ảnh cũng như
địa vị của mình trong làng truyền thông thế giới.
Đến nay đã 76 tuổi nhưng ông trùm sừng sỏ của giới truyền thông dường
như vẫn chưa muốn dừng lại. Đế chế truyền thông của ông hiện bao trùm cả
châu Á, châu Úc và nước Mỹ. Ông là chủ sở hữu của những kênh truyền
thông lớn mạnh nhất toàn cầu: 175 tờ báo với số lượng in hằng tuần hơn 40
triệu bản như: The Times, New York Post; những tờ báo được cộng đồng sử
dụng tiếng Anh ưa chuộng nhất: The News of the World, The Sun và Star;
hãng phim 20th Century Fox và hệ thống Fox Network liên kết 35 đài truyền
hình, cạnh tranh với CNN; trang MySpace.com; kênh truyền hình vệ tinh
DirectTV ở Mỹ, BskyB ở Anh và Star TV ở châu Á với lượng thuê bao gần
200 triệu. Ông có cổ phần tại hàng chục nhà xuất bản, đài phát thanh trên
khắp thế giới.
Theo Tạp chí Forbes, Murdoch là người giàu thứ 37 tại Mỹ, giàu thứ 122
và nắm nhiều quyền lực thứ 13 trên toàn thế giới với số tài sản lên đến 7,4 tỷ
USD. Trong cuộc bình chọn 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm
2008 của Tạp chí Time, ông được xếp vào những nhân vật hàng đầu trong
nhóm “Nhà xây dựng và Người phi thường.” Báo chí gọi ông là “vua truyền
thông”, “tên cướp biển” hung bạo, “nhà đầu tư tài ba”…
Hiện nay số nhân viên làm việc tại vương quốc truyền thông của
Murdoch lên tới 30000 người đủ mọi quốc tịch.
3.


Subhash Chandra

16


Subhash Chandra sinh ngày 30/11/1950 tại bang Haryana, Ấn Độ.
Chandra là người đầu tiên ở Ấn Độ đã tìm cách để khai thác tiềm năng kinh
doanh to lớn của các kênh truyền hình vệ tinh và sau đó đã trở thành ông trùm
trong lĩnh vực truyền thông ở Ấn Độ.
Ông là người đàu tiên của Ấn Độ đã cách mạng hóa nền công nghiệp
truyền hình bằng cách tung ra kênh truyền hình vệ tinh Zee TV vào năm 1992
và sau đó là kênh tin tức tư nhân đầu tiên Zee News.
Là chủ tịch công ty Zee Telefilm Ltd và tập đoàn Essel Group, ông kiểm
soát gần 20 kênh truyền hình, một xưởng phim hoạt hình và một tờ báo có
lượng độc giả lên tới 350 triệu người tại hơn 120 quốc gia trên thế giới.
Năm 2004, ông được trao danh hiệu “Nhân vật giải trí Ấn Độ toàn cầu
của năm”.
4.

Lê Thụy Cương

17


Là chủ tịch tập đoàn truyền thông Thượng Hải – tập đoàn truyền thông
lớn thứ hai của Trung Quốc với 13 kênh truyền hình, 11 đài phát thanh, 5 tờ
báo và tạp chí, một công ty dịch vụ truyền hình internet.
Dù ông là một quan chức chính phủ, điều đó không ngăn cản các hãng
lớn như Viacom, Sony, Universal Music, và CNBC muốn ký hợp đồng với

ông.
5.

David Montgomery

18


David Montgomery sinh ngày 6/11/1948 tại Bắc Ai-len.
Montgomery là biên tập viên của News of the World từ 1985-1987. Sau
đó ông trở thành giám đốc của News Limited, một công ty con của News
International thuộc sở hữu của News Corp.
Là người sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Mecom Group, một tập đoàn
đầu tư truyền thông có trụ sở tại Anh, David Montgomery quản lý nhiều tờ
báo từ Ucraina đến Na Uy.
Montgomery đã có gần 2 thập niên kinh nghiệp trong lĩnh vực kinh
doanh báo chí tại Anh, từng làm chủ bút tờ lá cải được nhiều người quan tâm
tại Anh là News of the World.

III. LŨNG ĐOẠN TRUYỀN THÔNG:
1.

Khái niệm
Lũng đoạn là sự liên hợp lại và thống trị của một số nhà tư bản lớn hay
một số tập đoàn tư bản nắm độc quyền việc sản xuất và tiêu thụ số lớn sản
phẩm của một hay vài ngành sản xuất qua đó nắm được và củng cố quyền
thống trị về sản xuất hàng hoá, thị trường tiêu thụ, giá cả… nhờ đó thu được
19



lợi nhuận kếch xù, lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận độc quyền, giữ địa vị chi
phối không những về kinh tế mà cả trong đời sống chính trị của xã hội tư bản
chủ nghĩa.
Khái niệm lũng đoạn truyền thông
Như vậy, có thể hiểu lũng đoạn truyền thông là sự liên kết và thống trị
của 1 số ông trùm truyền thông hoặc một số công ty truyền thông lớn trong
việc sản xuất và truyền bá thông tin. Đây là hình thức kinh doanh khôn ngoan
nhất của các nhà truyền thông tư bản, qua độc quyền truyền thông, các ông
trùm thu về những lợi nhuận kếch sù và trở thành những người chi phối
truyền thông. Không chỉ chi phối ngành truyền thông thế giới, các ông chủ
truyền thông, các tập đoàn truyền thông lớn còn tạo được vị thế về kinh tế và
dần chi phối về chính trị
Lũng đoạn truyền thông- xu hướng phát triển của báo chí hiện đại
Trường hợp một công ty truyền thông lớn chiếm địa vị thống trị trong
một ngành truyền thông chính là minh chứng cho sự lũng đoạn
Tập đoàn truyền thông hình thành trên cơ sở cạnh tranh giữa các cơ quan
báo chí. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các công ty truyền thông nhỏ
không có khả năng tồn tại độc lập, phải sáp nhập và phụ thuộc vào các công
ty lớn. Chính sự lớn mạnh của những công ty này đã tạo nên sự lũng đoạn
truyền thông ở các quốc gia
Các công ty truyền thông lớn có thế lực về kinh tế, chi phối đời sống xã
hội và dần đi sâu vào đời sống chính trị. Điều này đã tạo nên sự độc quyền về
truyền thông tại các nước tư bản.
2.

Thực trạng hiện nay
Có tới 85% lượng thông tin trong thế giới tư bản tập trung vào 4 hãng
thông tấn hàng đầu là AP, CNN, Reuters và AFP. Với gần 3 vạn "chân rết" tỏa
khắp toàn cầu gồm các đài phát thanh và truyền hình, các hãng thông tấn địa
phương, sách báo và tạp chí... khiến tin tức từ 4 hãng lớn nhất này tới được

hàng trăm triệu người sử dụng, một lợi thế "vô giá" tuyên truyền cho lối sống
thực dụng phương Tây.
20


Còn Hãng Truyền hình Luxembourg (LTC) thì kết hợp với Radio
Luxembourg thiết lập các chương trình đa dạng với nhiều thứ tiếng ở Trung
và Tây Âu, thành Tổ hợp RTL Plus (RTL +). Đứng đằng sau dạng độc quyền
thông tin đa quốc gia mới này là các ông chủ đầy thực lực cả về nguồn tài
chính cũng như khả năng đầu tư.
Riêng trong lĩnh vực truyền hình qua vệ tinh, mọi sự cũng không nằm
ngoài mục đích "thống trị thông tin" từ các nước tư bản phát triển nhất với đa
số các quốc gia còn lại ở châu Á, Trung và Viễn Đông, Bắc và Nam Mỹ, cả
lục địa Đen châu Phi cũng không thoát khỏi nanh vuốt của chúng.
"Con cá mập" của ngành truyền thông đại chúng quốc tế Rupert
Murdoch người Mỹ gốc Australia chiếm đa số cổ phiếu của Công ty Truyền
hình Anh "thủ cựu" TVPLC, trung bình hàng ngày dành 12 giờ phát các
chương trình ra nước ngoài bằng tiếng Anh. Hiện R.Murdoch là đồng sở hữu
của 93 tờ báo (kể cả các nhật báo huyền thoại như Times hay New York Post),
15 tạp chí định kỳ, 4 hãng truyền hình, một công ty truyền hình tư ở
California chuyên truyền qua vệ tinh, các hãng vận tải, các liên hợp sản xuất
giấy, các nhà in khổng lồ...
R.Murdoch còn có nhiều cổ phiếu trong ngành công nghiệp quốc phòng
của Anh. Còn 3 hãng phát thanh và truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ - ABC, CNN
(của siêu tỉ phú Ted Terner) và CBS - "kiểm soát" 280 đài phát thanh - truyền
hình quốc gia ở 3 châu lục. Trong một vài vùng, nhất là tại châu Mỹ Latinh,
các hãng thông tin độc quyền xuyên quốc gia này "quy định" tới 70% lượng
tin chứa đựng trong các chương trình phát sóng hàng ngày.
Kỹ nghệ và thị trường điện ảnh năm châu do các "công ty mẹ" gồm
Warner Bros, Paramount, Universal, Columbia, 20th Century Fox và United

Artists chiếm lĩnh. Chúng sản xuất và phát hành tới 82% tổng lượng phim
hàng năm trên toàn thế giới. Trong thập niên vừa qua, trung bình cứ 100
người dân Liên minh châu Âu (EU) thì có 52 người xem phim Mỹ. Hiện
tượng xảy ra ở EU, nơi các hãng phim xuyên quốc gia cực mạnh hoạt động
21


nhộn nhịp trên thị trường sản xuất và phát hành các sản phẩm điện ảnh, cho
thấy rõ "sự thống trị" của người Mỹ trong lĩnh vực này; lẽ đương nhiên với
các lục địa khác cũng vậy. Điện ảnh Hoa Kỳ cùng với truyền hình nhiều tập
dạng "Dallas" hay "Denver" đang trở thành "người cầm cờ" trong nền văn hóa
chung của thế giới tư bản.
Cùng với sự ra đời của kỹ thuật video, công nghiệp điện ảnh xuyên lục
địa lại có dịp chiếm lĩnh những thị trường mới, cũng như sự áp đặt các nhãn
quan chính trị mới. Phần lớn các nhà sản xuất phim video những năm 80, 90
thế kỷ trước đều ưu tiên dành cho chủ đề "chiến tranh tinh cầu", cổ vũ cho
"Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI" trước kia, hay "Chương trình lá chắn
tên lửa -NMD" hiện nay của Washington. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là việc
tổ hợp điện tử khổng lồ Atari của người Mỹ chuyên cho "ra lò" các thiết bị
chinh phục không gian, liên kết với Hãng phim Warner Communications. Vai
trò chính của thể loại phim "ăn khách" mới này là điều miễn bàn cãi: công
chúng cần phải làm quen với các cuộc vũ trang trên vũ trụ, và mặc nhiên thừa
nhận sự tồn tại của các hệ vũ khí hạt nhân tốn kém mang tính hủy diệt hàng
loạt (!).
Hãng độc quyền Bertelsmann của Đức chỉ đạo các nhà xuất bản, truyền
hình, điện ảnh và âm nhạc tại 27 nước, có tới 13 triệu fan thành viên quy tụ
trong các club "mê" các ấn phẩm và đĩa hát của hãng. CBS Publishing Group
thì phổ biến rộng rãi mọi ấn phẩm qua các nhà xuất bản đa quốc gia của mình
bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn Tổ hợp
thông tin độc quyền ASET của người Pháp có hơn 75 cơ quan đại diện tại

nước ngoài, chủ yếu là ở châu Phi. Riêng hãng độc quyền Mỹ Magrohil lại
thiên về việc mở rộng các văn phòng đại diện trước hết ở Ấn Độ, Mexico và
Trung Đông.
Trụ sở USAID tại Washington D.C.
Lẽ đương nhiên, cần phải ghi nhận rằng trong nhiều vùng tại châu Á,
châu Phi và Mỹ Latinh sẽ không xuất hiện các sáng tạo văn hóa của các nhà
22


văn hoặc nhà thơ nổi tiếng của nền văn học thế giới, cũng như các thông tin
về khoa học kỹ thuật mới nhất, nếu không có các cơ sở phát hành của
Bertelsmann hay Magrohil. Nhưng một điều không ai được phép quên là
trong quá trình hoạt động, các hãng thông tin độc quyền đa quốc gia luôn tìm
cách áp đặt các "quan điểm vô tư" của họ, cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ
người tiêu dùng bản xứ.
Còn đây là các bằng chứng về mối tương quan mật thiết giữa thông tin
độc quyền với công nghiệp quân sự độc quyền:
Các tổ hợp công nghiệp quân sự thường tuyên truyền có lợi cho mình
bằng cách bí mật hùn vốn, giúp tạo ra và gắn bó với các hãng tin độc quyền
qua các nhân vật đại diện đầy quyền uy.
Như Hãng Phát thanh và Truyền hình National Broadcasting Company
(NBC) thực chất chỉ là một "chi nhánh" của RCA - một trong những công ty
chế tạo vũ khí lớn nhất của Mỹ, suốt từ thời có cuộc chiến tranh Việt Nam tới
giờ liên tục có lời nhờ cuộc chạy đua vũ trang của Lầu Năm Góc. RCA cung
cấp các thiết bị điện tử cho Không quân Mỹ, các dụng cụ điều khiển tên lửa
đất đối không, cũng như thiết lập mạng lưới các phòng thí nghiệm tốn kém
chuyên nghiên cứu về vũ khí laser và vũ khí hóa học. "Vòng quay quỷ quái"
của RCA lên tới hơn 6 tỉ USD/năm.
Còn ABC có trong Hội đồng Quản trị của mình các đại diện từ General
Dynamic (một tổ hợp ngang ngửa với RCA), General Motors, Cơ quan Năng

lượng nguyên tử Mỹ (AEA) và Cơ quan Quản trị Không gian (NASA). Riêng
CBS thì thường dùng nguồn kinh phí do Lầu Năm Góc "rót" để phát triển hệ
thống thu phát tin qua vệ tinh. Mạng lưới báo chí GANET lại gắn bó mật thiết
với CER-MACGI, một công ty Mỹ chuyên sản xuất vũ khí hạt nhân và thiết
bị vũ trụ cộm cán nhất. GANET cũng "chơi thân" với cả McDonald Douglas,
một hãng sản xuất máy bay quân sự hàng đầu thế giới.
Ngoài ra các hãng thông tin độc quyền còn được sử dụng cả các viện
nghiên cứu khoa học về chiến lược tuyên truyền. Như Học viện Truyền thông
23


ở Nam California là một ví dụ đặc trưng, hoặc các học viện cấp nhà nước
khác, cũng như các trường đào tạo giới sĩ quan cao cấp về chiến tranh tâm lý.
Một dạng thông tin không kém phần quan trọng nhằm phục vụ các nhu
cầu tuyên truyền của Nhà Trắng: các văn phòng đại diện rải khắp hành tinh
thuộc Cơ quan Thông tin Mỹ (USAID). Chúng hoạt động chủ yếu dựa trên
hai yếu tố căn bản: xây dựng và mở rộng, nhằm "khuếch trương hết công
suất" với lượng thông tin trói buộc người sử dụng vào các quan điểm có lợi
nhất cho "thế giới tự do"...

24


MôC LôC

25


×