Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

đoc tieu thanh ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.06 KB, 55 trang )

Đề tài : ĐỘC TIỂU THANH KÝ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN
VĂN HỌC
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do, mục đích của đề tài:
1.Lý do chọn đề tài:
Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giả trị thẩm mỹ là một quá
trình liên tục và bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn
nào cũng có vị trí quan trọng . Giai đoạn đầu tiên là tác phẩm văn
học được nảy sinh trong ý đồ của ngườI nghệ sĩ và được phát triển
thành một thế giớI nghệ thuật trọn vẹn tồn tạI dướI dạng tinh thần
trong ý thức ngườI nghệ sĩ.Giai đoạn tiếp theo là tác phẩm văn học
ấy được thể hiện vào một phương tiện vật chất nhất định để trở
thành một tác phẩm có thể sử dụng được như để đem ra hát , đọc,
trình diễn trên sân khấu … Sau đó nó được tách ra khỏI ý thức tinh
thần của tác giả và khi đó nó tồn tai độc lập trong xã hộI.Tác phẩm
ấy tồn tạI như một văn bản chứ chưa trở thành một tác phẩm văn
học đích thực. Để chuyển từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị
thẩm mỹ thì sản phẩm của ngườI nghệ sĩ cần đến giai đoạn thứ ba –
giai đoạn của mỹ học tiếp nhận. BởI những phạm trù của mỹ học này
có vai trò hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học.Hay nói
cách khác tiếp nhận văn học biến nộI dung văn bản thành một thế
giớI tinh thần ,biến tác phẩm trở thành một yếu tố của đờI sống ý
thức xã hội. Đúng như Umberto Eco đã từng nói:” Tất cả mọI tác
phẩm ,dù được sáng tạo theo thi pháp tất yếu nào cũng mở theo các
kiểu đọc mang tớI cho tác phẩm một đờI sống mớI từ một triển vọng
nào đó theo thị hiếu cá nhân ngườI đọc”
Từ việc ý thức rõ vai trò lớn lao của vấn đề tiếp nhận - một lĩnh
vực nghiên cứu văn học còn chưa được đề cập nhiều trong các công
trình nghiên cứu thảo luận.Tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này
nhằm làm sáng tỏ tác phẩm văn học từ một cách nhìn mớI, một góc
độ mớI bên cạnh cách nhìn của thi pháp học,văn hóa học…Trong


khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề tiếp nhận đốI vớI tác
phẩm Độc tiểu thanh ký.Vì sao lạI chọn bài thơ này của Nguyễn Du?
BởI lẽ đây là một tác gia lớn, một nghệ sĩ lớn ,một trái tim lớn ,một
nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam.Những kiệt tác mà ông để lạI
đã mở ra cả một chân trờI rộng lớn ,mở ra rất nhiều cách hiểu, cách
đọc khác nhau và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi chưa được ngã
ngũ. Độc tiểu thanh ký là một ví dụ điển hình.Mặt khác đây cũng là
bài thơ chữ Hán duy nhất của Nguyễn Du được giảng dạy trong nhà
trường phổ thông, tìm hiểu các cách tiếp cận nó cũng là mở ra một
hướng nghiên cứu mớI nhằm hiểu bài thơ trong một chỉnh thể toàn
diện hơn – giúp cho công tác giảng dạy trong nhà trường phổ thông
đạt hiệu quả cao hơn.
2.Mục đích của đề tài:
Đặt vấn đề Độc tiểu thanh ký nhìn từ góc độ tiếp nhận văn học chúng
tôi không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ các cách nhìn, cách hiểu bài
thơ của độc giả đạI chúng trong suốt mấy trăm năm qua.Do sự hạn
chế của phạm vi tư liệu tìm được và kinh nghiệm thẩm mỹ cá nhân
,chúng tôi chủ yếu chỉ đi vào tìm hiểu Độc tiểu thanh ký và các cách
hiểu nó trong khoảng năm mươi năm trở lạI đây của phần lớn là các
dạng độc giả đặc biệt ( nhà văn và nhà phê bình).Nhằm mục đích tìm
hiểu các giá trị kinh nghiệm thẩm mỹ vớI tác phẩm này qua sự biến
đổI của từng giai đoạn lịch sử - văn hóa xã hộI khác nhau.Tuy nhiên
chỉ một vấn đề nhỏ ấy cũng góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu
và đánh giá đúng đắn nhất về con ngườI Nguyễn Du cũng như
những đóng góp của ông đốI vớI nền văn học dân tộc. Đặt vấn đề
tiếp nhận Độc tiểu thanh ký trong hệ thống văn học nói chung qua
các thờI kỳ ,chúng ta còn có thể hiểu được cả quá trình vận động
biện chứng của nộI tạI nền văn học.
II- Phương pháp nghiên cứu - phạm vi tư liệu - kết cấu bài viết -
dự kiến đóng góp:

1.Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài báo cáo này, ngườI viết đã sử dụng tổng hợp nhiều
phuơng pháp nghiên cứu khác nhau : phương pháp diễn
dịch,phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích so sánh , phương pháp đốI chiếu, phương pháp hệ
thống,phương pháp lịch sử-xã hội….và thành tựu của các ngành
khoa học khác như xã hộI học, văn hóa học….
2.Phạm vi tư liệu:
Độc tiểu thanh ký của Nguyễn Du và một số bài viết về tác phẩm này.
3.Kết cấu bài viết:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,nộI dung bài viết được chia
thành các phần như sau:
Sơ lược về tác gia Nguyễn Du và thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Độc Tiểu Thanh ký nhìn từ góc độ tiếp nhận văn học.
4.Dự kiến đóng góp:
Có thể nói từ xưa đến nay có hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu
về Nguyễn Du nhưng việc tìm hiểu kỹ lưỡng và sâu sắc về vấn đề
tiếp nhận vớI các sáng tác của ông thì hầu như còn là một khoảng
trống.Chúng tôi hy vọng vớI hướng tìm hiểu này sẽ là một hướng
nghiên cứu mớI góp phần hoàn thiện hơn các cách tiếp cận sản
phẩm tinh thần của nhà thơ, nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn, sáng rõ hơn
con ngườI, cuộc đờI tác giả cũng như ý nghĩa nhân sinh mà Nguyễn
Du muốn gửI gắm qua Độc Tiểu Thanh Ký.
B - PHẦN NỘI DUNG
I.Sơ lược về tác gia Nguyễn Du và thơ chữ Hán Nguyễn Du:
1.Một vài nét khái quát về cuộc đờI:
Nguyễn Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, ông
sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc quyền quý,gốc gác ở
Thanh Oai – Hà Tây.Tổ tông Nguyễn Du từng theo nhà Mạc nên khi
nhà Mạc sụp đổ,gia tộ họ Nguyễn đã chạy vào Hà Tĩnh sinh sống tạI

quê làng Tiên Điền ,huyện Nghi Xuân.
Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm( 1708-1776)là ngườI thông
minh, tài năng đã từng giữ chức tể tướng trong triều đình Lê -
Trịnh.Mẹ Nguyễn Du là ngườI thiếp thứ ba tài sắc của Nguyễn
Nghiễm có tên là Trần Thị Tần(1740-1778) con gái của một ông làm
chức câu kê quê ở Hoa Thiêù – Đông Ngàn xứ Kinh Bắc ( Bắc Ninh
ngày nay).
Nguyễn Du có 4 ngườI anh chị em ruột cùng do bà Tần sinh ra là :
Nguyễn Trụ( mất sớm), Nguyễn Nễ, Nguyễn Ức ,Nguyễn Thị Diên
ngoài các anh chị em cùng cha khác mẹ.
Thủa nhỏ Nguyễn Du sống trong một gia đình đạI quý tộc, được học
tập trong một nền giáo dục tốt nhất.Tuy nhiên ông sống trong nhung
lụa không được lâu.MườI tuổI Nguyễn Du mồ côi cha, mườI hai tuổI
mất mẹ.Bốn anh em Nguyễn Du phảI đến nương tựa ngườI anh cả
cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản- nổI tiếng là một ngườI phong
lưu.Bấy giờ Nguyễn Khản đang giữ chức Tả thị Lang Bộ Hình kiêm
Hiệp trấn Sơn Tây. Ông rất được chúa Trịnh Sâm trọng dụng. Đến
khi Nguyễn Du 18 tuổI,Nguyễn Khản mất thế,bị kiêu binh truy đuổI,bỏ
chạy về Hà Tây.Do đó mà cuộc sống Nguyễn Du gặp nhiều khó
khăn.
Năm 1783, Nguyễn Du thi đỗ tam truờng ở kì thi Hương Sơn Nam
nhưng ông không thi cao hơn nữa.
Năm 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long mượn danh nghĩa
phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu Thống nhưng
không kịp nên phảI sống nhờ vào ngườI anh vợ là Đoàn Nguyễn
Tuấn- lúc đó là một mệnh quan giữ chức Thị Lang Bộ LạI trong triều
Tây Sơn.Năm 21 tuổI, ông về sống ở quê vợ là tỉnh Thái Bình sau đó
trở về Hà Tĩnh. Đây được coi là quãng thờI gian “mườI năm gió bụI”
trong cuộc đờI Nguyễn Du.Nhà thơ có cơ hộI được tiếp xúc ,chứng
kiến đờI sống khó khăn của nhân dân. Đó là tiền đề giúp cho Nguyễn

Du sáng tác những bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn sau sự kiện
Nguyễn Ánh lật đổ vị vua trẻ của triều Tây Sơn là Nguyễn Quang
Toản,lên làm vua đóng đô ở Huế.Nguyễn Du làm quan võ ngắn hạn
sau đó ông được bổ làm chức quan tri huyện - huyện Phù Dung phủ
Khoái Châu – Hưng Yên. Đường công danh của Nguyễn Du phát
triển tuơng đốI thuận lợI .Năm 1805 ông được thăng chức Đông Các
điện học sĩ,phong tước Du đức hầu.1807 được bổ làm giám khảo kỳ
thi Hương ở HảI Dương.1809 đến 1813 ông giữ chức cai bạ ở
Quảng Bình.
Năm 1813, Nguyễn Du được thăng chức Cần chánh điện ĐạI học sĩ :
là một trong bốn vị đạI thần tốI cao của triều đình và đuợc cử làm
chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ nhất.Sau khi đi sứ về Nguyễn Du
tiếp tục được thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ(1818).
Năm 1820, Nguyễn Du tiếp tục được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc
lần thứ hai sau khi vua Minh Mạng lên ngôi.Nhưng chưa kịp đi thì
Nguyễn Du đột ngột qua đờI trong một đạI dịch ghê gớm gây chết
hàng vạn ngườI ,huởng thọ 54 tuổi.( Có tài liệu ghi chép rằng
Nguyến Du nhiễm dịch nhưng không uống thuốc ,kiên quyết cự tuyệt
việc chữa bệnh , ông “nuơng bệnh mà chết”)
Nguyễn Du là một con ngườI tài hoa, phong lưu, đa tình.Sự nghiệp
văn chương của ông bao gồm cả hai thể loạI viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm.Các sáng tác bằng Chữ hán có các tập thơ tiêu biểu như :
Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm,Bắc hành tạp lục.Các
sáng tác bằng chữ Nôm nổI tiếng nhất là Truyện Kiều(Đoạn trường
tân thanh).Ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng thơ lục Bát
như: Thác lờI trai phường Nón, văn tế có Văn tế sống trường lưu nhị
nữ, Văn tế thập loạI chúng sinh.
2.Một số đặc điểm thơ chữ hán Nguyễn Du:
Thơ chữ hán Nguyễn Du gồm 249 bài thơ được sáng tác trong

khoảng 30 năm(1786-1813).249 bài thơ đó được xếp vào ba tập thơ
lớn là :Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp
lục.
Thanh Hiên tiền hậu tập là tập thơ bao gồm 78 bài, được sáng tác
trong 3 giai đoạn chủ yếu :
Giai đoạn từ năm 1786 khi quân Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra bắc
cho đến năm 1796 khi Nguyễn Du trở về sống ở Hà Tĩnh.Giai đoạn
sáng tác trong “mườI năm gió bụI” ,phong trần của nhà thơ.
Giai đoạn từ năm 1796 đến 1802:từ khi Nguyễn Du trở về sống ở Hà
Tĩnh đến khi ra làm quan cho triều Nguyễn.Tựa đề cho sáng tác giai
đoạn này là” DướI chân núi Hồng”.
Giai đoạn từ 1802-1804: thờI gian Nguyễn Du ra làm quan tri huyện
ở Hưng yên.
Nam trung tạp ngâm bao gồm 40 bài đựơc làm trong khoảng từ năm
1805 đến 1812.Bắt đầu từ khi Nguyễn Du ra làm quan ở kinh đô và
được thăng chức Đông các điện học sĩ đến hết thờI gian ông giữ chứ
cai bạ ở Quảng Bình.
Bắc hành tạp lục gồm 131 bài được làm khi Nguyễn Du đi sứ Trung
Quốc lần thứ nhất.Bài đầu của tập là Long Thành cầm giả ca làm khi
nhà thơ đi qua Thăng Long (tháng 2 năm 1813) và bài cuốI cùng là
Chu Phát ( cuốI năm 1813).Các bài thơ trong tập thơ này chủ yếu là
được làm trong hoàn cảnh “tức cảnh sinh tình”.
Độc Tiểu Thanh Ký là bài thơ thuộc Thanh Hiên tiền hậu tập hay Bắc
hành tạp lục hiện nay còn rất nhiều tranh cãi và thực sự chưa được
ngã ngũ. Đây là bài thơ “có vấn đề” bậc nhất trong toàn tập thơ chữ
hán Nguyễn Du , bởI xét sự tiếp nhận Độc Tiểu Thanh Ký trong tổng
thể Thanh Hiên tiền hậu tập hay tổng thể Bắc hành tạp lục sẽ tạo
nên cách hiểu có những nét khác nhau.Tuy nhiên có nhiều ý kiến
nghiêng về cách đọc tác phẩm này trong tổng thể Thanh Hiên tiền
hậu tập.

II- Độc Tiểu Thanh Ký nhìn từ góc độ tiếp nhận văn học:
1.Lịch sử sưu tầm - giớI thiệu tác phẩm và đôi nét khái quát về
câu chuyện cuộc đờI nhân vật nàng Tiểu Thanh:
Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký chính thức được tìm thấy văn bản chữ
hán ( bản thơ mà các dịch giả sử dụng để dịch nghia - dịch thơ) vào
năm 1959 trong bản thơ chữ hán Nguyễn Du được lưu trong tủ sách
của Vụ Bảo Tồn ( Sở văn hóa) sưu tầm sau thờI kì cảI cách ruộng
đất mang tên Thanh Hiên thi tập.tuy nhiên tập thơ này lạI chép lẫn
lộn sáng tác của Nguyễn Du qua cả 3 thờI kỳ.Duy chỉ có 2 câu cuốI
của bài thơ là được lưu truyền từ những năm hai mươi của thế kỷ
này và có một số ý kiến cho rằng đó là 2 câu thơ khẩu chiếm Nguyễn
Du buột miệng đọc trước khi mất.
Về nhân vật nàng Tiểu Thanh hiện nay cũng có rất nhiều ý kiến khác
nhau.Có nhânđịnh cho rằng đó chỉ là nhân vật văn học nhưng cũng
có ý kiến khẳng định nhân vật đó hoàn toàn có thật.Câu chuyện về
cuộc đờI nàng được ghi chép trong sách Tình sử, Nữ liêu trai chí dị
sau Trương Triều đầu đờI Thanh đưa vào sách Ngu sơ tân chí và có
tên là “ Tiểu Thanh truyện”.Câu chuyện về nữ tài tử giai nhân này có
thể tóm tắt đôi dòng như sau:
Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái tài sắc sống ở đầu đờI
Minh.Nàng họ Phùng tên thường gọI là Huyền Huyền (hay Nguyên
Nguyên).Từ nhỏ nàng đã tỏ ra là ngườI thông minh ,thông thạo nhiều
môn nghệ thuật như thi ca,hộI họa , âm nhạc.Năm Tiểu Thanh 16
tuổI, nàng được gả làm thiếp một công tử quyền quý nhưng là ngườI
bồng bột,xốc nổI, ngốc nghếch họ Phùng quê ở Hổ Lâm, nhà ở
Quảng Lăng ,Giang Tô.Vợ cả là ngườI độc ác lạI hay ghen bắt nàng
phảI ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ.Không cho tiếp xúc vớI
chồng .Cô buồn khổ , ấm ức tấm lòng gửI cả vào thơ,từ.Tiểu Thanh
sinh bệnh vì buồn khổ và chết ở tuổI 18.Vợ cả đốt hết cả tranh vẽ
nàng cùng toàn bộ thơ,từ.Chỉ còn sót lạI 9 bài tuyệt cú,1 bài cổ thi,1

bài từ kèm theo một bài trong bức thư gửI cho vị phu nhân nào đó ,
tổng cộng là 12 bài , được ngườI đờI sau khắc in gọI là tập Phần dư.
Về tình hình tiếp nhận Độc Tiểu Thanh ký ,chúng tôi tạm chia làm các
giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ đầu thế kỷ hai mươi đến năm 1959.
Giai đoạn 2: từ năm 1959 đến 1975.
Giai đoạn 3: Từ 1975 đến 1991.
Giai đoạn4: từ 1991 đến 1999.
Giai đoạn5 :từ 1999 đến nay.
Sở dĩ có sự tạm chia các giai đoạn tiếp nhận theo các mốc thờI gian
như vậy là chúng tôi có tham khảo sự phân chia các quá trình nghiên
cứu thơ chữ hán Nguyễn Du trong bài viết :Vài nét về việc sưu tầm
,dịch thuật ,giớI thiệu và nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du của tác
giả Nguyễn Thị Nương đăng trên tạp chí Hán Nôm số 1 – 2006.
( Trong bài viết này tác giả đã phân chia quá trình nghiên cứu thơ
chữ hán Nguyễn Du làm ba giai đoạn: từ đầu thế kỷ hai mươi đến
năm 1954, từ 1954 đến 1975,từ 1975 đến 2004).Mặt khác chúng tôi
có chọn thêm các mốc thờI gian cụ thể khác như: 1959,1991,1999
bởI vì trong những năm đó có một số sự kiện liên quan đến việc tiếp
nhận bài thơ.Như năm 1959 : bài thơ chính thức tìm thấy nguyên bản
chữ Hán.Năm 1991 bắt đầu nổ ra cuộc tranh luận về cách hiểu bài
thơ do tác phẩm này được đưa vào giảng dạy trong trường
THPT.NgườI châm ngòi đầu tiên cho cuộc tranh luận này là tác giả
Nguyễn Danh Đạt và kéo dài cho đến năm 1999 thì tương đốI chấm
dứt.
2.Quá trình tiếp nhận Độc Tiểu Thanh ký:
Giai đoạn từ đầu thế kỷ hai mươi đến năm 1959:
Do giai đoạn này tình hình văn bản bài thơ chưa được sưu tầm, giớI
thiệu rộng rãi nên thơ chữ Hán Nguyễn Du vẫn chưa được chú ý tiếp
nhận và nghiên cứu.MọI ảnh huởng của Nguyễn Du đều tập trung

trong sáng tác Nôm nổI tiếng Truyện Kiều.Có thể nói tranh luận về
Truyện Kiều là một cuộc tranh luận kéo dài suốt từ khi tác phẩm mớI
ra đờI đến nay.Có lẽ vì thế mà thơ chữ Hán Nguyễn Du được tiếp
nhận muộn hơn chăng? Đầu thế kỷ hai mươi những dịch giả đầu tiên
bước vào sưu tập thơ chữ Hán Nguyễn Du là Lê Thước, Phan Sĩ
Bàng(1920), Đào Duy Anh (1940). Duy chỉ có hai câu cuốI bài thơ là
được nhắc đến trong giai đoạn này. Các độc giả chỉ coi đó là hai câu
thơ nhà thơ đọc trước khi mât.Lần đầu tiên hai câu thơ này được
công bố là năm 1924 trong cuốn Truyện cụ Nguyễn Du( Lê Thước –
Phan Sĩ Bàng),dựa theo ý kiến của ông nghè Nguyễn Mai thuộc thế
hệ thứ mườI của dòng họ Nguyễn Tiên Điền.Các độc giả giai đoạn
này đều nhận định 2 lờI khẩu chiếm đó là tâm sự “ phảI làm những
điều bất đắc dĩ,không giữ được cái nghĩa trung thần bất sự nhị quân”
của nhà thơ.Tất nhiên là tâm sự đó gắn liền vớI truyện Kiều.Họ hiểu
ba trăm nữa biết ai khóc Tố Như như ông đã khóc Thúy Kiều( học
giả Phan Văn Hùm). Đến năm 1941,tác giả Đào Duy Anh lạI công bố
kết quả tìm kiếm tư liệu của mình dướI dạng một bài nghiên cứu trên
tạp chí Tri tân , ông khẳng định đó không phảI là 2 câu thơ khẩu
chiếm của Nguyễn Du mà đó là 2 câu kết của một bài thơ chữ Hán
được nhà thơ viết sau khi đọc chuyện về nàng Tiểu Thanh cùng ở
đờI Minh như Thúy Kiều.Năm 1942 Đào Duy Anh cho công bố toàn
bộ bài thơ trên tạp chí Thanh Nghị số 22 tháng 10.Và dịch nghĩa bài
thơ này.Về bản chữ hán mà dịch giả Đào Duy Anh có được là do một
ngườI bạn của ông ở Vinh cho mượn tập thơ Thanh Hiên thi tập.Tuy
nhiên bản này có một số điểm khác so vớI bản hiện nay đang dùng
và được tiếp nhận rộng rãi hơn bản mà Đào Duy Anh tìm thấy.Vì vậy
chúng tôi vẫn xếp thờI gian Độc Tiểu Thanh Ký chính thức xuất hiện
là năm 1959.
Trong giai đoạn này tình hình tiếp nhận bài thơ chưa có gì đáng
bàn,duy chỉ có một vài ý kiến bước đầu đánh giá nhìn nhận về giá trị

thơ chữ Hán Nguyễn Du “là nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu cái
phẩm cách phức tạp và bi đát của Nguyễn Du”( Đào Duy Anh).Học
giả Trương Chính cũng khẳng định” Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có
một ngòi bút hiện thực , điều hiếm gặp trong các thi tập đờI xưa”.
Giai đoạn từ năm 1959 đến 1975:
Năm 1959 ngườI ta phát hiện ra bản dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du ở
tủ sách của Vụ Bảo Tồn ( Sở Văn hóa) sưu tầm sau thờI kỳ cảI cách
ruộng đất mang tên Thanh Hiên thi tập,ký hiệu (HVE.50).Tuy gọI là
Thanh Hiên thi tập song do tập thơ chép lẫn lộn cả ba thờI kỳ sáng
tác của Nguyễn Du mà gia phả họ Nguyễn Tiên Điền có ghi tên từng
tập.Vì vậy các cụ Bùi Kỷ,Phan Võ , Nguyễn Khắc Hanh đã dựa vào
nộI dung để xếp bài thơ này vào tập thơ Bắc hành tạp lục.
Năm 1965,các cụ Lê Thước – Trương Chính có tìm được tập thơ
Bắc hành tạp lục bằng chữ hán nhưng không có bài thơ Độc Tiểu
Thanh Ký trong tập thơ này nên có thể vì lẽ đó mà các cụ xếp nó
sang Thanh Hiên thi tập .
Các độc giả trong giai đoạn này về cơ bản không đánh giá ,nhìn
nhận nộI dung ,giá trị của một bài thơ chữ Hán nào cụ thể mà chủ
yếu là đánh giá giá trị toàn tập thơ chữ Hán Nguyễn Du.Vì vậy có lẽ
cũng phảI xem xét sự tiếp nhận Độc Tiểu Thanh ký trong sự tiếp
nhận chung ấy.VớI cái nhìn trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó( giai đoạn
đất nước đang trong chiến tranh),các độc giả đánh giá khuynh
hướng thơ chữ Hán Nguyễn Du là khuynh hướng phê phán hiện
thực nửa cuốI thế kỷ mườI tám ( Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam -
Nguyễn Đổng Chi – nhà xuất bản Văn Sử Địa , H.1959).Các độc giả
này cũng cho rằng cộI nguồn của những đau buồn, u uất, bao trùm
thơ chữ hán chính là sự thất vọng của nhà thơ trước bản chất thốI
nát của xã hộI đương thờI.Thơ chữ hán chính là tấm lòng cảm
thông,xót thuơng của Nguyễn Du vớI những kiếp ngườI đau khổ.Các
độc giả này cũng đi sâu vào thế giớI nhân vật mà Nguyễn Du mô tả

trong thơ Chữ Hán để khẳng định những lờI thương cảm,trìu mến
nhất dành cho ngườI phụ nữ.Bên cạnh đó họ cũng nhìn nhận giá trị
thơ chữ hán Nguyễn Du nhằm tìm kiếm chân dung của chính tác giả.
( Tiêu biểu cho cách hiểu này là Nguyễn Huệ Chi trong tìm hiểu thơ
chữ Hán Nguyễn Du và Nguyễn Du một tâm hồn lạc loài trong xã hộI
phong kiến., TC văn học tháng 2 năm 1971).
Nói chung trong giai đoạn này lúc đầu thơ chữ Hán Nguyễn Du còn
bị tiếp nhận khuôn hẹp ở tâm sự cô trung và thái độ vớI các triều
đại.Sau đó do trường thẩm mỹ được mở rộng ,các độc giả đã chú
trọng tiếp nhận giá trị thơ chữ Hán Nguyễn Du trên cơ sở khám phá
và khẳng định những nộI dung cảm xúc sâu xa như vấn đề cuộc đờI,
niềm trăn trở trước thân phận con người.Các học giả đều tập trung
khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo độc đáo của các thi
tập.Tuy nhiên sự tiếp nhận đó chỉ dừng lạI ở giá trị nộI dung tác
phẩm,chứ chưa đi vào tiếp nhận mặt giá trị nghệ thuật và chưa thật
sự thống nhất về tư tưởng chính trị xã hộI của Nguyễn Du.
Giai đoạn từ năm 1975 đến 1991:
Sau khi đất nước thống nhất các thi tập của Nguyễn Du được tiếp
nhận theo nhiều hướng mới. Trong giai đoạn này cụ Đào Duy Anh có
đưa ra những chứng cớ về việc sưu tầm,tìm hiểu chuyến đi sứ Trung
Quốc của Nguyễn Du và khẳng định Độc Tiểu Thanh ký được nhà
thơ làm trong khi đi sứ, đương nhiên phảI xếp nó vào trong Bắc hành
tạp lục. Ở giai đoạn này có một số độc giả tiếp nhận giá trị thơ chữ
Hán Nguyễn Du trên cơ sở là những biến đổI về tư tưởng xã hộI và
triết học.Nhưng về cơ bản Độc Tiểu Thanh Ký vẫn được tiếp tục tiếp
nhận trên lãnh địa của giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực.
Giai đoạn từ 1991 đến 1999:
Năm 1991, Độc Tiểu Thanh ký được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường THPT.Từ năm 1991 đến năm 1999 có hàng chục bài viết
đóng góp ý kiến về cách hiểu bài thơ này.DướI đây chúng tôi xin tạm

tóm tắt từng ý kiến trong cuộc tranh luận trong phạm vi tư liệu chúng
tôi sưu tầm được.
Đầu tiên là tác giả Bùi Văn Nguyên trong Nguyễn Du ngườI tình và
Nguyễn Du tình ngườI ( Nxb Khoa học xã hộI và Nxb Mũi Cà
Mau,1992,tr.13 –15), cho rằng bài thơ Độc Tiểu Thanh ký chỉ có 6
câu chứ không phảI là 8 câu.Tức là ông đi vào tính toàn vẹn của bài
thơ,tách 2 câu cuốI ra khỏI tác phẩm và chỉ hiểu nộI dung -giá trị của
Độc Tiểu Thanh Ký ở sáu câu đầu.Bùi Văn Nguyên hoài nghi “ không
lẽ Nguyễn Du lạI kí thác tâm sự vào một bài thơ thất niêm”.Về cơ bản
Bùi Văn Nguyên dựa vào kết cấu để phân tích bài thơ và hiểu giá trị
thẩm mỹ của nó.
Có thể nói mở đầu cho cuộc tranh luận về tác phẩm này thì ngườI
trực tiếp châm ngòi la TS Nguyễn Danh Đạt vớI bài viết Góp phần
tìm hiểu thêm về nộI dung bài Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du
đăng trên tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1993.Trong bài viết này độc giả
Nguyễn Danh Đạt đã đề cập đến phần dịch nghĩa và dịch thơ trong
sách Văn 10 ( in lần thứ hai do Nxb giáo dục ấn hành năm 1991 ở Hà
NộI trang 104).Nguyễn Danh Đạt chủ yếu đề cập đến hoàn cảnh
sáng tác bài thơ.Theo ông Tiểu Thanh ký là truyện kể về nàng Tiểu
Thanh. Ông cũng cho rằng bài thơ này nằm trong Bắc hành tạp
lục.Bài thơ được viết khi Nguyễn Du tình cờ được biết tớI câu
chuyện nàng Tiểu Thanh khi đi sứ Trung Quốc.
Nguyễn Danh Đạt hiểu Độc Tiểu Thanh Ký là bài thơ thể hiện tấm
lòng cảm thông cùng cảnh ngộ của Nguyễn Du vớI nàng Tiểu Thanh.
Ông đã dựa hẳn vào xuất xứ bài thơ để tìm hiểu, đánh giá giá trị
thẩm mỹ bài thơ.Từ đó ông đưa ra những băn khoăn về cách dịch
nghĩa, dịch thơ trong sách Văn 10. Ông lần lượt xem xét lạI cách dịch
nghĩa trong SGK rồI so sánh vớI ý hiểu của mình.Từ đó Nguyễn
Danh Đạt đi đến dịch nghĩa lạI 6 câu đầu như sau:


Vườn hoa Tây Hồ (xưa),(nay) đã thành gò hoang rồI
Riêng ta viếng khóc tập sách trước cửa sổ
Son phấn vốn có hồn nên dù có mất đi rồI vẫn được ngườI
thương
Văn chương không có số mệnh mà còn vương vấn
MốI hận từ ngàn xưa tớI nay khó mà hỏI trờI được
NỗI oan của ngườI đã khuất tự lòng ta xin mang
Theo Nguyễn Đình Chú ,Nguyễn Danh Đạt đã sử dụng ngữ pháp
trung văn hiện đạI để giảI mã Độc Tiểu Thanh ký.NộI dung chủ đạo
của bài thơ được Nguyễn Danh Đạt tiếp nhận là “ thể hiện tâm sự
sâu kín của nhà thơ.Trước tập sách kể về nỗI oan hờn của ngườI đã
khuất,Nguyễn du thật sự đau khổ xót xa. Ông chia sẻ và an ủI nỗI
niềm cay đắng vớI số kiếp hờn oan.Ngẫm ngườI lạI nghĩ đến mình
trước cảnh đờI đen bạc nhà thơ than thở:Chẳng biết ba trăm năm lẻ
nữa,ngườI đờI ai khóc Tố Như chăng?”
Nguyễn Đình Chú trên báo Văn nghệ số 24 ra ngày 12 tháng 6 năm
1993 có bài viết : Về lờI dịch Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du
.Nguyễn Đình Chú là chủ biên chịu trách nhiệm xuất bản SGK văn 10
tạI thờI điểm đó nên cách hiểu của Nguyễn Đình Chú gần như có
những nét tương đồng vớI cách hiểu của SGK.
Trong bài viết này Nguyễn Đình Chú đã sử dụng tứ và từ để giảI
thích nộI dung bài thơ. Ông cho rằng hoàn cảnh sáng tác bài thơ
được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ Trung Quốc.Hiển nhiên là nó
được xếp vào Thanh Hiên thi tập.( Ông dựa vào cơ sở là tư liệu
nghiên cứu văn học của cụ Trương Chính trong tập thơ chữ Hán
Nguyễn Du).Theo Nguyễn Đình Chú chữ Độc của câu thơ thứ hai
không phảI là phó từ làm trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ Điếu mà
nó có một chức năng riêng.Nguyễn Đình Chú cũng giảI thích rằng
câu thơ: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư có nghĩa “ Nguyễn Du chỉ
viếng nàng qua một tập sách trước cửa sổ” còn Nguyễn Danh Đạt thì

giảI thích câu này theo nghĩa : chỉ nhìn thấy sách là đã khóc rồi.Chữ
Độc được Nguyễn Danh Đạt hiểu là “riêng”,là “một mình” còn Nguyễn
Đình Chú hiểu Độc là “chỉ”. Ông cho rằng dịch là “chỉ” sẽ đắt hơn bởI
đâu chỉ riêng Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh hẳn còn là bao ngườI ở
bao đờI nay nữa chứ! Hai câu thực SGK dịch :
Son phấn có thần phảI xót thương vớI những việc đã xảy ra vớI
Tiểu Thanh cả sau khi nàng đã chết.
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.

Có điểm khác vớI Nguyễn Danh Đạt dịch :

Son phấn có hồn thì dẫu mất đi rồI vẫn có ngườI thương (ở đây là
Nguyễn Du thương)
Văn chương không có số mệnh mà còn vương vấn.
Trong 2 câu luận ông Đạt hiểu “ phong vận” có nghĩa là chỉ ngườI
đẹp. ( Dựa vào nghĩa phong vận trong “ có chiều phong vận,có chiều
thanh tân” của Truyện Kiều).Nguyễn Đình Chú dựa vào sự dịch
nghĩa của cụ Vũ Tam Tập và nhà thơ Quách Tấn để giảI thích chữ
“phong vận” có liên quan đến các từ “phong lưu”,”phong nhã” và từ
này còn có một nghĩa nữa là văn chương.Nghĩa gốc bắt nguồn từ 2
chữ phong và nhã trong Kinh thi vốn là tác phẩm sưu tập thơ ca dân
gian cổ đạI Trung Quốc.Cũng theo Nguyễn Đình Chú chữ “Cư” ở
trong câu luận phảI hiểu là ở - tức là đặt mình vào cùng thì đắt nghĩa
hơn là dịch “Cư “ thành “chịu “,” mang” như Nguyễn Danh Đạt đã
dịch.Tóm lạI Nguyễn Đình Chú trên quan điểm sử dụng cú pháp thơ
thất ngôn bát cú đường luật ,sử dụng hiện tượng ngắt ngừng
( pause) không hiện rõ trong logic thơ.Nguyễn Đình Chú cũng dựa
trên sự phốI hợp giữa hiện tượng này vớI cái vô thức
( inconscience),cái phi lý ( abisurde),cái “ý tạI ngôn ngoạI”,cái đa
nghĩa trong từng câu thơ trên cơ sở thực tế .( Tư liệu Nguyễn Du chỉ

đọc phần dư cảo, đọc Tiểu thanh ký mà thương xót nàng Tiểu Thanh
chứ chưa hề đến thăm mộ nàng) .Tức là Nguyễn Đình Chú vẫn dựa
trên nền tảng hoàn cảnh xuất xứ làm tiền đề kết hợp vớI tiếp cận giảI
thích tứ - từ.Nhằm hướng tớI cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “
không chỉ là thương xót cho nỗI đau,nỗI oan của ngườI con gái đã
khuất mà còn là một ngườI con gái vừa đẹp vừa có tài năng văn
chương đã khuất”.
Tác giả Mai Quốc Liên trong bài Những bí ẩn và rắc rốI trong bài Độc
Tiểu Thanh ký in trên báo Văn nghệ số 34 ( 21/8/1993) có đưa ra
những rắc rốI trong thờI điểm sáng tác bài thơ này.Mai Quốc Liên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×