Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

XÁC ĐỊNH các TIÊU CHÍ về NĂNG lực TRONG đào tạo GIÁO VIÊN âm NHẠC của TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội đáp ỨNG NHU cầu đổi mới GIÁO dục ở hà nội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.17 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ VỀ NĂNG LỰC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
ÂM NHẠC CỦA TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

TS. Trần Quốc Việt
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Hiện nay, Hà Nội có những yêu cầu mới về phẩm chất của người
giáo viên âm nhạc. Vì vậy, trường ĐH của Hà Nội cũng phải có những đổi mới về tiêu
chí chất lượng đầu ra cho sinh viên chuyên ngành SPAN đáp ứng yêu cầu của Thủ đô.
Bài viết này xác định cụ thể những tiêu chí mới đối với sinh viên chuyên ngành SPAN
đầu ra không chỉ có kỹ năng thực hành âm nhạc toàn diện hơn, mà còn có thêm khả
năng khai thác ý nghĩa văn hóa trong âm nhạc và hướng nghiệp.
Từ khóa: giáo viên âm nhạc, chất lượng đầu ra
Abstract: Hanoi has new requirements for the quality of the music teachers
presently. Therefore, Hanoi’s university must also be change on output qualities for
music training teaches as what Hanoi wants . This presentation says about that, in
which music training teaches not only better on music skills but also can exploit the
cultural of music and career guidance.
Key words: music teaches, output qualities
1. Đặt vấn đề
ĐHTĐHN là trường đại học đa ngành của Thủ đô, chủ yếu đào tạo nguồn
nhân lực là giáo viên TH và THCS cho Hà Nội. Trong các ngành đào, ngành SPAN
có bề dày truyền thống hàng chục năm nay. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, Hà nội đều có
những yêu cầu riêng về những phẩm chất, năng lực của người giáo viên âm nhạc mà
việc đào tạo giáo viên chuyên ngành này của nhà trường luôn hướng tới các tiêu chí
tương ứng. Tuy nhiên, những yêu cầu về nguồn lực giáo viên âm nhạc của Hà Nội hiện
nay có những đổi thay đòi hỏi việc đào tạo của nhà trường cũng cần có những tiêu chí


phù hợp về năng lực đầu ra của sinh viên chuyên ngành sư phạm âm nhạc. Vì vậy,
trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về khía cạnh xác định các tiêu chí về năng
lực trong đào tạo giáo viên âm nhạc của trường ĐHTĐHN đáp ứng nhu cầu đổi mới
giáo dục ở Hà Nội hiện nay.
2. Nội dung

646


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Trước hết, chúng tôi sẽ làm rõ những yêu cầu mới về chất lượng của người
giáo viên âm nhạc của Thủ đô hiện nay.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục
phổ thông mới), Bộ GD&ĐT, 2015, trình bày về Định hướng xây dựng chương trình
môn Âm nhạc (tài liệu do thac sỹ Đỗ Thanh Hiên cung cấp), nhiệm vụ giáo dục môn
học này ở bậc TH và THCS hiện nay được xác định rõ bao gồm 2 giai đoạn với các
yêu cầu về phương pháp dạy học như sau:
- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Học sinh được trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân mình trong môi
trường âm nhạc, thông qua các hoạt động: ca hát, nghe nhạc, vận động, nhảy múa, chơi
nhạc cụ, tập đọc nhạc, trình diễn, sáng tạo âm nhạc. Học sinh nhận thức được sự đa dạng
của thế giới âm nhạc, mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử và các loại nghệ
thuật, học sinh có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Học sinh phát triển được năng khiếu âm nhạc, ứng dụng các kiến thức và kỹ
năng âm nhạc vào đời sống. Học sinh tìm hiểu, tiếp cận với những nghề nghiệp liên
quan đến âm nhạc.
- Phương pháp dạy học cần sử dụng các phương pháp truyền thống, kết hợp với
phương pháp dạy học Âm nhạc tiên tiến, sử dụng hợp lý nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn

và công nghệ thông tin. Hình thức tổ chức dạy học Âm nhạc cần thông qua các hoạt
động trải nghiệm, khám phá, cảm thụ, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.
Những yêu cầu trên cho thấy thời gian này, Hà Nội cần một đội ngũ giáo viên
âm nhạc phổ thông không chỉ có khả năng tổng hợp về âm nhạc và phương pháp
giảng dạy, mà còn có kỹ năng nghiên cứu khái thác văn hóa qua âm nhạc và khả năng
vận dụng âm nhạc vào cuộc sống, hướng nghiệp cho học sinh.
Để xác định được những tiêu chí cụ thể trong viêc đào tạo giáo viên âm nhạc
phổ thông cho Hà Nội của trường ĐHTĐHN hiện nay, cần nghiên cứu, đánh giá thực
trạng đội ngũ giáo viên âm nhạc ở phổ thông.
Qua những kết quả khảo sát về giáo viên âm nhạc, các chuyến đi thực tế phổ
thông , tham gia chấm thi các cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc ở nhiều trường
TH và THCS thuộc Hà Nội…, chúng tôi rút ra một số nhận xét, đánh giá về chất lượng
đội ngũ giáo viên âm nhạc của Thủ đô hiện tại như sau:

647


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Về số lượng, giáo viên dạy nhạc phổ thông ở Hà Nội không thiếu (thậm chí
thừa) nên vấn đề cần quan tâm là chất lượng. Về khía cạnh này, chúng tôi có một số
nhận xét dưới đây:
- Năng lực của đội ngũ giáo viên âm nhạc phổ thông chưa toàn diện: đàn, hát
khá tốt nhưng dàn dựng, tổ chức biểu diễn âm nhạc còn yếu
- Thiếu kiến thức về Văn hóa âm nhạc và Dân tộc nhạc học do đó chưa khai
thác được khía cạnh văn hóa trong âm nhạc
- Chưa hiểu sâu về âm nhạc ứng dụng và các ngành nghề liên quan tới âm
nhạc yếu về kỹ năng nghiên cứu khai thác âm nhạc dân gian ở địa phương, kỹ năng

sáng tạo và ứng dụng âm nhạc vào cuộc sống.
- Có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống
và hiện đại, sử dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin hỗ
trợ việc dạy học nhưng thiếu cập nhật với cuộc sống hiện tại.
Như vậy, các giáo viên âm nhạc của Thủ đô có những năng lực đáp ứng được
một số yêu cầu mới cho việc đổi mới giáo dục môn âm nhạc của Hà Nội, nhưng cũng
còn yếu, khiếm khuyết ở một số khía cạnh.
Vì vậy, việc đào tạo chuyên ngành SPAN ở trường ĐHTĐHN hiện nay cần
hướng tới phát huy những điểm mạnh đã có, khắc phục những điểm còn hạn
chế vừa nêu để đầu ra của sản phẩm sinh viên âm nhạc được trường đào tạo có đầy đủ
các năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Thủ đô. Để thực hiện việc này,
chúng tôi thấy ở trường ĐHTĐHN có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
+ Đội ngũ giảng viên âm nhạc của nhà trường chuyên sâu, giỏi tay nghề và
có kiến thức toàn diện cả về các chuyên ngành của âm nhạc, văn hóa – âm nhạc
và dân tộc nhạc học hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và bồi
dưỡng nâng cao, hoàn thiện kiến thức của các giáo viên đang giảng dạy tại các cấp TH
và THCS ở Hà Nội hiện nay.
+ Phần lớn các giáo viên âm nhạc phổ thông của Hà Nội đều do trường
ĐHTĐHN đào tạo ra nên các giảng viên âm nhạc của trường ĐHTĐHN hiểu
hơn ai hết về những điểm mạnh, yếu của đội ngũ giáo viên âm nhạc phổ thông của Hà
Nội. Điều đó rất thuận lợi cho việc đổi mới trong đào tạo sinh viên và đào tạo lại giáo
viên âm nhạc phổ thông.

648


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

+ Một số giảng viên âm nhạc của ĐHTĐHN tham gia biên soạn các giáo trình

âm nhạc cho các hệ TH và THCS nên nắm chắc những điểm mạnh, yếu trong nội
dung, phương pháp giảng dạy môn học này ở phổ thông.
+ Tập thể giảng viên và lãnh đạo trường - khoa - tổ giàu nhiệt huyết quyết
tâm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên âm nhạc cho Thủ đô.
Khó khăn:
+ Sinh viên đầu vào ngày càng yếu về năng khiếu âm nhạc cũng như học lực
chung.
+ Cơ sở vật chât phục vụ cho việc đào tạo chuyên ngành SPAN chưa
theo kịp sự đổi mới về chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp giảng dạy
của giảng viên âm nhạc.
+ Cách quản lý của nhà trường chưa chú trọng tới những đặc thù của bộ
môn âm nhạc nên những hoạt động trải nghiệm, sáng tạo và vận dụng âm nhạc
vào thực tiễn cuộc sống của giảng viên và sinh viên còn rất hạn chế.
Từ thực tế như vậy, để đạt được chất lượng cao đầu ra như các yêu cầu của Hà
Nội về người giáo viên âm nhạc phổ thông, trước tiên phải xác định rõ những tiêu chí
cần đạt tới trong việc đào tạo giáo viên chuyên ngành SPAN của trường ĐHTĐHN
hiện nay, từ đó định hướng cho các khía cạnh liên quan khác. Từ những phân tích
trên, theo chúng tôi, có thể xác định các tiêu chí cần đạt được như sau:
Về các tiêu chí đầu vào:
+ SV phải đạt mức TB khá trở lên về học lực phổ thông
+ Có năng khiếu âm nhạc khá (tối thiểu phải đủ) để tiếp thu chương trình đào
tạo
+ Có năng khiếu sư phạm (giọng nói, hình thức, diễn đạt)
- Về các tiêu chí đầu ra, sinh viên SPAN của trường ĐHTĐHN ra trường phải
đạt được các năng lực cụ thể bao gồm:
+ Năng lực nghiệp vụ chuyên môn: phải đạt mức độ toàn diện, sâu sắc
cả về các kiến thức lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành âm nhạc. Người giáo
viên âm nhạc phổ thông phải thành thạo cả đàn, hát, biểu diễn và dàn dựng chương
trình.
+ Năng lực nhận thức: Thẩm mỹ - tư duy âm nhạc phù hợp thời đại, nhận


649


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

thức được mối quan hệ văn hóa với âm nhạc, có ý thức bảo tồn, phát huy,
truyền bá âm nhạc truyền thống.
+ Năng lực truyền đạt: Nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và sử dụng
các phương tiện hỗ trợ dạy học.
+ Năng lực sáng tạo: Biết nghiên cứu, sưu tầm khai thác vận dụng sáng tạo
âm nhạc nói chung và âm nhạc truyền thống nói riêng phù hợp với thực tiễn.
Để thực hiện được những tiêu chí đó, còn cần có sự đồng bộ về nội dung
chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, kế hoạch thực hiện,
phương pháp quản lý. Tuy nhiên, việc xác định các tiêu chí này là tiền đề cho các vấn
đề liên quan khác.
3. Kết luận
Hà Nội đang hướng tới việc đào tạo thế hệ tương lai vừa mang bản sắc dân tộc
vừa hòa nhập được với văn hóa khu vực và thế giới. Vì vậy, việc giáo dục môn
âm nhạc ở phổ thông không chỉ toàn diện mà còn gắn với tình yêu – niềm tự hào về
quê hương đất nước, định hướng nghề nghiệp và bản lĩnh hoạt động trên trường quốc
tế. Những tiêu chí chúng tôi đề xuất một mặt có tính kế thừa, nâng cao những mặt
mạnh vốn có như đàn, hát, dàn dựng, biểu diễn cũng như phương pháp giảng dạy, mặt
khác bổ sung những khía cạnh mới về văn hóa âm nhạc, dân tộc nhạc học và kỹ năng
nghiên cứu, vận dụng âm nhạc vào cuộc sống.
Ngoài ra, những tiêu chí này cũng giúp định hướng cho các giảng viên âm nhạc
của trường ĐHTĐHN tự hoàn thiện bản thân mới có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường và nhu cầu đổi mới giáo dục ở Hà Nội hiện nay.


650



×