Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương mác Lenin ĐH Bách Khoa HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.2 KB, 12 trang )

I.KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, TỒN TẠI VÀ ƯU THẾ, HẠN CHẾ CỦA
SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Khái niệm sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá là kiếu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm làm ra để trao đổi mua
bán trên thị trường
2. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện:
+ Một là: Có sự phân công lao động xã hội, tức là có sự chuyên môn hóa sản xuất và
trong xã hội xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm.
+ Hai là: sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất do các quan hệ
sở hữu khác nhau về TLSX quy định. Những người sản xuất vừa tách biệt lại vừa gắn bó
với nhau trong một hệ thống nên phải trao đổi mua bán với nhau.
* Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó
thì sản xuất hàng hoá không thể ra đời và cũng không thể tồn tại
3. Ưu thế, hạn chế của sản xuất hàng hoá
+ Vì sản xuất hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu thị trường và chính sự gia tăng nhu cầu
của thị trường đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Tính năng động trong sản xuất rất cao và chính sự cạnh tranh này làm cho lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ.
+ Sự phát triển của sản xuất xã hội làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa phát triển, tạo điều
kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực sản xuất hàng hóa còn có những mặt tiêu cực: Sự phân
hóa giầu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phái hoại môi trường sinh thái xã
hội ....
II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1. Nguồn gốc của tiền tệ.
Để tìm hiểu nguồn gốc của tiền tệ, ta hãy xem xét quá trình phát triển của các hình thái
biểu hiện của giá trị:


+ Hình thái giản đơn, ngẫu nhiên của giá trị: xuất hiện trong giai đoạn đầu của qúa


trình trao đổi hàng hóa, khi số lượng hàng hóa trao đổi còn rất ít. Ở đây,quan hệ trao đổi
mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng. Ví dụ như 1m vải= 10kg thóc
+ Hình thái đầy đủ hay mở rộng: xuất hiện khi một hàng hoá nào đó được trao đổi với
nhiều hàng hoá khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, nhiều hàng hoá khác nhau
đóng vai trò làm vật ngang giá. Tuy nhiên tỷ lệ trao đổi không còn chưa ổn định và vẫn
trao đổi trực tiếp hàng - hàng. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc =2 con gà = 0.01 chỉ vàng
+ Hình thái chung của giá trị. LLSX phát triển → mở rộng phân công LĐXH →
TĐHH đa dạng và thường xuyên → nhiều hàng hóa thành vật trung gian . Khi vật trung
gian được cố dụng lại ơ hàng hóa đc nhiều người ưa chuộng thì hình thái chung của gía
trị xuất hiện. VD 2kg thóc = 1kg đường , 1 con gà = 5kg đường , 1 con cừu = 100kg
đường
+ Hình thái tiền tệ: xuất hiện khi vật ngang giá chung đc cố định lại và ở một vật độc
tôn phổ biến .Lúc đầu, nhiều kim loại qúy đóng vai trò tiền tệ như đồng, bạc và cuối cùng
là vàng vì vàng khẳng định tính hơn hẳn: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, ko hư hỏng, thể
tích nhỏ nhưng giá trị lớn.
Như vậy, tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
2. Bản chất của tiền tệ
+ Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các
loại hàng hoá. Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản
xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
+ Tiền cũng là hàng hoá nên cũng có GT & GTSD
3. Chức năng của tiền tệ
+ Thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá
khác. Khi đó, giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là
giá cả hàng hoá. Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
Giá cả hàng hoá có thể lên xuống xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá
trị.Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của GTHH, GT của tiền, QH cung cầu HH, trong đó
GTHH đóng vai trò quyết định
+Phương tiện lưu thông: trao đổi hàng hoá vận động theo công thức H - T - H'. Tiền
mặt là môi giới trong qúa trình TĐHH .Ban đầu, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng



thoi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước
phát hành buộc XH công nhận.
+ Phương tiện cât trữ: tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại . Chỉ có tiền
vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng lưu
trữ. SX phát triển → HH nhiều →tiền cất trữ đưa vào lưu thông. SX giảm → HH ít
→tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ
+ Phương tiện thanh toán như trả nợ, đóng thuế, trả nợ tiền mua chịu hàng... Tiền làm
phương ti thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời như cầu của người sản xuất hoặc tiêu
dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng
khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới tiền tín dụng - xuất hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn.
+ Tiền tệ thế giới: xuất hiện khi buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành
quan hệ buôn bán giữa các nước. Để thực hiện trức năng này phải là tiền vàng hoặc tiền
tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.
III.NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG
NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA, BIỂU HIỆN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CỦA CNTB
1.Nội dung, yêu cầu
* Yêu cầu: Quy luật giá trị là quy luật giá trị cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá
của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết.
*Nội dung:
+ Trong sản xuất hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Tức là,
hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được
+ Trong lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, tức
trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
2. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
+ Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến
nơi giá cao.



+ Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
+ Ba là, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành
người giàu, người nghèo.
3. Biểu hiện trong các giai đoạn phát triển của CNTB:
+ Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá trở thành
giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá
cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
+ Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống trị trong lĩnh
vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả độc quuyền. Giá cả độc
quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở
của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó,
quy luật giá trị biểu hiện ra thành quy luật giá cả độc quyền.
IV. TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN
1. Tuần hoàn của tư bản
Tuần hòan của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đọan, lần lượt
mang ba hình thái khác nhau để rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị
thặng dư.

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.
GĐ1- giai đoạn lưu thông:

+ TB tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ
+ Chức năng: mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư
bản sản xuất.


GĐ2: giai đoạn sản xuất:


+ TB tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất
+ Chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất
ra hàng hóa là trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của
tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất. Kết thúc của giai đoạn thứ hai là
tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
GĐ3: giai đoạn lưu thông:
H' - T'
+ TB tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là
người bán hàng
+ Chức năng : tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ nhưng với số lượng lớn
hơn trước.
2. Chu chuyển của tư bản
+ Sự tuần hòan của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư
bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
+ Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng
dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
+ Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu
chuyển không giống nhau.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.


Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau:
n = CH/ch
Trong đó: (n) lả số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm;
(ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.

V, SỰ HÌNH THÀNH TỈ SUÁT LỢI NHUẬN BÌNH QUAN VÀ GÍA CẢ SẢN
XUẤT

1. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Trong nền sản xuất TBCN, có hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh trong nội bộ
ngành và cạnh tranh giữa các ngành.


Cạnh tranh trong nội bộ ngành

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một lọai hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
+ Biện pháp cạnh tranh:Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của mình sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng
hóa nhằm thu p siêu ngạch.
+ Kết quả: Hình thành nên giá trị xã hội (giá cả thị trường) của từng loại hàng hóa.


Cạnh tranh giữa các ngành

+ Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm
tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức có P’ lớn hơn
+ Biện pháp: Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.
+ Kết quả: hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân (p’), giá trị hàng hóa chuyển thành giá
cả sản xuất.



Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng
số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ký
hiệu là P’





Công thức tính tỉ suất lợi nhuận bình quân:

2. Sự hình thành giá cả sản xuất
*Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.
Hay: Giá cả sản xuất = k + p
+ Để giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất phải có nền đại công nghiệp phát
triển; có sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, tư bản tự do chuyển từ ngành này
sang ngành khác.
+ Và, nhìn từ góc độ tòan xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn luôn bằng tổng giá giá trị
hàng hóa.
*Như vậy, trong giai đọan cạnh tranh tự do của CNTB, khi giá trị thặng dư chuyển hóa
thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy
luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất
VI. TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP VÀ TƯ BẢN CHO VAY
1. Tư bản thương nghiệp
a. Khái niệm: là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu
thông hàng hóa. Hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho
quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp.
+ Công thức vận động của nó là: T - H - T'.
b. Đặc điểm
+ Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông
hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Trước chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận của tư bản thương
nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt.


+ Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính
độc lập tương đối.

+ Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công
nghiệp tách rời ra.
+ Tính độc lập tương đối biểu hiện ở chỗ: chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa
thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay
người khác.

2. Tư bản cho vay
a. Khái niệm: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó
cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó,
gọi là lợi tức .
+ Ký hiệu lợi tức: z
+ Công thức vận động của tư bản cho vay:
T – T’ trong đó (T’ = T + z)
b. Đặc điểm:
+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản (Tư bản đi vay là tư bản sử dụng; Tư bản
cho vay là tư bản sở hữu)
+ Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: vì khi cho vay người cho vay không mất
quyền sở hữu còn người đi vay chỉ được mua quyền sử dụng trong một thời gian nhất
định.
+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, do vận động theo công
thức: T - T' nên nó gây cảm giác tiền có thể đẻ ra tiền .
VII. GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Khái niệm


GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình hình
thành và phát triển của nền SX công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của LLSX có
tính chất XH hóa ngày càng cao; là LLSX cơ bản và tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã
hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH

2. Đặc trưng cơ bản của GCCN
• Về phương thức lao động sản xuất: GCCN là những (người lao động làm thuê công

nghiệp) tập đoàn người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao, quốc tế
cao.
• Về vị trí trong quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa: Trong xã hội Tư bản chủ nghĩa,

giai cấp công nhân là những người không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao
động cho nhà tư bản để kiếm sống
3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


GCCN gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của
nền sản xuất đại công nghiệp => có ý thức tổ chức kỉ luật cao



Trong chế độ TBCN, GCCN có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của
GCTS, bị bóc lột nặng nề => là giai cấp tiên phong, có tinh thần CM triệt để nhất (ý
thức được địa vị của mình).



GCCN lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, có điều kiện đoàn kết chặt chẽ
với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB



GCCN có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao

động  có khả năng tập hợp, lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác, có bản chất quốc
tế, khả năng đoàn kết với cả nhân loại thực hiện SMLS



GCCN có hệ tư tưởng riêng, độc lập – hệ tư tưởng Mác – Lênin

So sánh với các giai cấp và tầng lớp trung gian: nông dân, tầng lớp trí thức, tiểu
thương, tiểu chủ… không có những đặc điểm như GCCN
• Chỉ duy nhất GCCN có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ CNTB, từng bước xây dựng CNXH,
CNCS trên phạm vi toàn thế giới


VIII. THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH


1. Khái niệm:
Là thời kì cải tiến CM, 1 cách sâu sắc và triệt để từ XH cũ thành XH mới XHCN, nó
được bắt đầu từ khi giai cấp tư sản giành chính quyền bắt tay vào xây dựng XH mới và
kết thúc khi xây dựng thành công CNXH cả về LLSX, QHSX cơ sở kinh tế và kiến trúc
thượng tầng.
2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu để cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội
mới:


CNTB và CNXH khác nhau về chất. Muốn có XH dựa trên công hữu về TLSX,
không còn giai cấp đối kháng, không còn áp bức, bóc lột thì phải có thời kì lịch sử
nhất định




Phải có thời gian tổ chức sắp xếp lại cơ sở vật chất kĩ thuật mà CNTB đã tạo ra để
xây dựng được nền sản xuất công nghiệp có trình độ cao của CNXH



Phải có thời gian để xây dựng, phát triển những quan hệ xã hội mới XHCN



Xây dựng CNXH là công việc mới mẻ, khó khăn, phứ tạp, cần phải có thời gian để
GCCN từng bước làm quen

3. Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội
Những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen và đấu
tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
• Chính trị: Tồn tại nhà nước chuyên chính vô sản
• Về Kinh tế: Xây dựng Kinh tế: tồn tại nền KT nhiều thành phần
• Về xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, vừa hợp tác, vừa đấu tranh
• Về Tư tưởng -văn hóa : tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng văn hóa khác nhau

4. Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội


• Về kinh tế: Sắp xếp, phối trí lại các LLSX hiện có của XH, cải tạo QHSX cũ, xây dựng

QHSX mới đảm bảo phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân;

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa TBCN, phải tiến hành
CNH XHCN nhằm tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH, với nhiệm vụ trọng tâm của
thời kì quá độ là tiến hành CNH, HĐH nền KT theo định hướng XHCN với những nội
dung cụ thể
• Trong lĩnh vực CT: đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây
dựng CNXH; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững
mạnh; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng
trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ mỗi thời kì lịch sử
• Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa: tuyên truyền, phổ biến tư tưởng CM, KH của GCCN
trong toàn XH; khắc phục tư tưởng, tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xây
dựng CNXH; xây dựng nền văn hóa mới XHCN đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại
• Trong lĩnh xã hội: khắc phục tệ nạn XH do XH cũ để lại; từng bước khắc phục chênh
lệch phát triển giữa các vùng miền, tầng lớp XH, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng
XH; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người – người
IX. KHÁI NIỆM NỀN VĂN HÓA, NỀN VĂN HÓA XHCN, NỘI DUNG PHƯƠNG
THỨC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XHCN, VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC
1. Khái niệm
+ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao
động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển
xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
+ Nền văn hóa XHCN: là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư
tưởng của GCCN, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng
lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành
chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
2. Nội dung và phương thức
a) Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
+ Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới
+ Xây dựng con người phát triển toàn diện

+ Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa.


+ Xây dựng gia đình văn hóa.
b) Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
+ Giữ vững và tăng cừờng vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời
sống tinh thần cùa xă hội.
+ Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà
nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.
+ Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế
thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
của văn hóa nhân loại.
+ Tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào các hoạt động sáng tạo văn hóa.

3.Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
+ Nền văn hóa tiên tiến: tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí, về trình độ khoa học và
công nghệ; tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên tiến do sự kết
hợp giữa hiện đại và truyền thống, cả về hình thức và về nội dung. Nền văn hóa tiên tiến
Việt Nam còn là sự kết hợp sáng tạo giữa truyền thống dân tộc với chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: các hoạt động văn hóa, sinh hoạt văn hóa, sáng
tạo văn hóa, tác phẩm văn hóa phải thể hiện rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần của dân
tộc.Tuy nhiên, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này chỉ có thể phát triển bền vững và
phát huy đầy đủ bản sắc của nó trên cơ sở tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ của loài
người, nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không thể
tách khỏi quan hệ với thế giới.




×