Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Các hiệp định của WTO liên quan đến đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.18 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
--------***--------

Bộ môn

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Đề tài
CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ

Nhóm

Mã lớp

BÒ SỮA LONG THÀNH

DTU310 – nhóm 02

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015


MỤC LỤC
Ý nghĩa tên nhóm và liên hệ với môn Đầu tư quốc tế ................................................1
Bảng đánh giá mức độ đóng góp.................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
Chương 1: HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN
THƯƠNG MẠI (TRIMs) .........................................................................................7
1.1. Khái quát về Hiệp định TRIMs .....................................................................7


1.1.1.

Hoàn cảnh ra đời.................................................................................7

1.1.2.

Mục đích ..............................................................................................8

1.1.3.

Ý nghĩa .................................................................................................8

1.2. Áp dụng hiệp định TRIMs .............................................................................9
1.3. Thực trạng áp dụng Hiệp định TRIMs vào Việt Nam .................................11
1.3.1.

Cam kết của Việt Nam với Hiệp định TRIMs ....................................11

1.3.2.

Tình hình thực hiện TRIMs tại Việt Nam và các vấn đề đặt ra .........13

1.3.3.

Các biện pháp thích nghi của Việt Nam ............................................14

Chương 2: HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS) ......16
2.1. Khái quát chung ...........................................................................................16
2.1.1.


Mục tiêu cơ bản .................................................................................16

2.1.2.

Tóm tắt nội dung của GATS ..............................................................17

2.1.3.

Các lĩnh vực mà GATS không điều chỉnh..........................................17

2.2. Nội dung chủ yếu của GATS.......................................................................17
2.2.1.

Cấu trúc và phạm vi của GATS .........................................................17

2.2.2.

Các nguyên tắc cơ bản trong GATS ..................................................18

2.2.3.

Các cam kết cụ thể trong GATS ........................................................19

2.2.4.

GATS và chính sách của từng chính phủ về thương mại dịch vụ ......20

2.3. Thực trạng áp dụng GATS vào Việt Nam ...................................................21
2.3.1.


Cam kết chung của Việt Nam dựa trên GATS ...................................21

2.3.2.
Cam kết cụ thể của Việt Nam và tác động của cam kết đối với một số
ngành dịch vụ ở Việt Nam .................................................................................22


Chương 3: HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG
MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPs) .................................................27
3.1. Khái quát chung ...........................................................................................27
3.2. Hiệp định TRIPs: Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế
27
3.2.1.
Hiệp định TRIPs: Thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí
tuệ cho đến nay..................................................................................................27
3.2.2.
Hiệp định TRIPS: Mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong
thương mại quốc tế ............................................................................................29
3.3. Thực trạng áp dụng Hiệp định TRIPs ở Việt Nam ......................................30
3.3.1.

Những động tái từ chính phủ và các cơ quan chức năng ..................30

3.3.2.

Những động thái từ phía doanh nghiệp và cộng đồng ......................30

3.3.3.
Những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp
định TRIPs ở Việt Nam .....................................................................................33

Chương 4: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
(ASCM) ....................................................................................................................35
4.1. Khái quát chung về ASCM..........................................................................35
4.1.1.

Hoàn cảnh ra đời...............................................................................35

4.1.2.

Mục tiêu .............................................................................................35

4.1.3.

Phạm vi điều chỉnh ............................................................................36

4.2. Nội dung chủ yếu của Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng .36
4.2.1.

Trợ cấp bị cấm...................................................................................36

4.2.2.

Trợ cấp có thể đối kháng ...................................................................36

4.2.3.

Trợ cấp không thể đối kháng .............................................................37

4.2.4.


Các lưu ý khác ...................................................................................37

4.3. Thực trạng áp dụng SCM tại Việt Nam.......................................................39
4.3.1.

Các chương trình đang áp dụng ........................................................39

4.3.2.

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng SCM tại Việt Nam .....................42

KẾT LUẬN ..............................................................................................................44


Ý nghĩa tên nhóm và liên hệ với môn Đầu tư quốc tế
Long Thành là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí chiến
lược: là trung tâm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ.
Nhắc đến Long Thành là nhắc đến các sản vật trù phú của miền Đông Nam
Bộ: bánh phèn, khô bò, muối tôm… và đặc biệt, không thể không nhắc đến: các chế
phẩm từ sữa bò chăn nuôi tại Long Thành: sữa tươi, sữa bột, kẹo sữa, bánh sữa, cốm
sữa... với thương hiệu được đăng ký độc quyền là LOTHAMILK.
Bằng việc phát triển chăn nuôi bò sữa, Long Thành đã hoàn toàn tách mình
ra khỏi các khu vực khác ở khắp miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long: nơi duy nhất chăn nuôi bò sữa và cung cấp sữa tươi nguyên chất trực tiếp cho
khắp miền Nam.
Như vậy, những đàn bò sữa Long Thành đã giúp người nông dân không chỉ
thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu một cách bền vững. Đồng thời, kết hợp với
vị trí đắc địa, Long Thành đã trở thành một trạm trung chuyển hành khách quốc nội
lớn. Đến Long Thành ngày nay, khách bộ hành không chỉ đơn thuần là dừng chân
mà còn có cơ hội được mua sắm, tham gia vào các loại hình dịch vụ liên quan đến

ngành chăn nuôi “vắt ra vàng” của người dân Long Thành. Long Thành đã thực sự
trở thành “thủ phủ bò sữa Đông Nam Bộ”.
Nhưng ngày nay, nhắc đến Long Thành là cả xã hội lại rạo rực về một dự án
không hề có liên quan gì đến đàn bò hay sữa: làm sân bay!
Nhận thấy Việt Nam cần phải có một sân bay có quy mô lớn nhằm cạnh
tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai có một vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay
Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là một thủ phủ hàng không
của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các
chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là một khu
trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng
dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay v.v... cho các hãng hàng không trong nước
và quốc tế.
1


Có thể thấy, chính phủ đang có dự tính phóng thẳng một “thủ phủ bò sữa khu
vực” lên thành một “thủ phủ hàng không quốc tế”. Long Thành trong tương lai sẽ
không chỉ kết nối khách bộ hành trong nước mà nhận lãnh luôn trách nhiệm kết nối
toàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam và trở thành trung tâm trung chuyển hành
khách và hàng hoá trong khu vực Đông Nam Á, tiếp nhận hơn 50 triệu lượt khách
quốc tế hàng năm. khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là
rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay
Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước.
Và nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 của sân bay Long Thành là khoảng 5.45 tỉ
USD (còn đang tranh cãi!). Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư
phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài.
Trong đó, vay nước ngoài chiếm khoảng 60%. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014
triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo
dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD, theo đánh giá là "đắt kinh
ngạc".

Kèm theo đó, dự Long Thành còn đang đối mặt với sự phản đối gắt gao của
giới trí thức, xuất phát từ một thực tế thiếu sự minh bạch và độc lập trong việc xây
dựng dự án. Kèm theo đó là sự cạnh tranh quá lớn từ các đối thủ có truyền thống ở
Đông Nam Á như sân bay Hongkong, sân bay Singapore, Malaysia, Thái Lan. Sự
mong muốn sân bay Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế là không
thực tế và từ đó con số 100 triệu hành khách/ năm theo dự báo của “báo cáo đầu tư”
cũng là một con số không thực tế.
Chính phủ nói có, trí thức nói không, còn nhân dân thì đang chia rẽ. Mọi
người đều hầu như quên mất rằng: Long Thành không chỉ có sân bay (hay chưa hề
có sân bay). Mọi người đều quay cuồng với lợi ích “dự báo” trong tương lai mà
quên mất ích lợi chắc chắn trong hiện tại – ngành bò sữa.
Quả thực, để triển khai sân bay Long Thành, hơn 5000 ha đất nông nghiệp sẽ
bị thu hồi với hàng ngàn hộ dân bị giải tỏa. Ngành chăn nuôi bò sữa chắc chắn sẽ bị
ảnh hưởng bởi quá trình xây dựng sân bay Long Thành và các công trình phụ trợ.
2


Sẽ không nói làm gì nếu sân bay Long Thành đáp ứng được như kỳ vọng của chính
phủ. Thế nhưng, đứng trước quá nhiều “quả đấm thép của nền kinh tế” như
Vinashin, Vinalines, Alumin Tân Rai,… và thực trạng thiếu minh bạch trong quản
lý vốn đầu tư thì không ai dám khẳng định, Long Thành sẽ không phải là “ quả đấm
thép” tiếp theo đấm thẳng vào mặt nhân dân.
Lợi ích từ việc đầu tư sân bay thì chưa thấy, nhưng chắc chắn người dân sẽ
chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ các quyết định đầu tư này. Vì vậy, để
nhắc nhở mọi người về việc lắng nghe, cân nhắc thật sự kỹ lưỡng trước các khoản
đầu tư, dù cho nó có hào nhoáng đến đâu, nhóm chúng em quyết định chọn tên
nhóm là “Bò sữa Long Thành”.

3



Bảng đánh giá mức độ đóng góp

1

Trần Thị Kim Dung

1301015080

Tốt

2

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

1301015098

Tốt

3

Trần Thị Kim Hậu

1301015143

Tốt

4

Phạm Mạnh Hùng


1301015173

Nhóm trưởng – Tốt

5

Nguyễn Thị An Khê

1301015202

Tốt

6

Trần Chính Quang

1301015395

Tốt

7

Võ Trần Anh Thư

1301015496

Tốt

8


Võ Văn Tình

1301015521

Tốt

4


LỜI MỞ ĐẦU
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Được thành lập và hoạt động vào ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết
lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. WTO kế
thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương
mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả
trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay. Có thể nói, kết quả của vòng đàm phán này
mang một ý nghĩa quan trọng bởi lẽ nó bao trùm tất cả các lĩnh vực thương mại
hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư.
Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt
Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này
không những nâng cao được vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế mà
còn nâng cao được mức sống của người dân. Một trong những động lực của sự phát
triển này là do Việt Nam, với tư cách là một thành viên chính thức của WTO, phải
tham gia ký kết và cam kết thực hiện tất cả các hiệp định đa phương của tổ chức
này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, Việt Nam vẫn đang gặp
nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hiệp định, trong đó có các hiệp định liên
quan đến đầu tư.
Để hiểu rõ hơn về các hiệp định của WTO liên quan đến đầu tư, nhóm chúng
em xin giới thiệu 4 hiệp định sau đây:

o Những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại hàng hóa (TRIMs) là
cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại hàng hóa của dự án đầu tư.
Hiệp định này nhằm xóa bỏ các hạn chế, các tác động tiêu cực đối với hoạt
động thương mại hàng hóa của các dự án đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do
hóa thương mại và đầu tư quốc tế.
o Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) là tập hợp đầu tiên và duy
nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Hiệp
định được soạn thảo trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng

5


nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát
triển nhờ cuộc cách mạng thông tin.
o Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS) với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong
hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo
hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm
rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở
thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp.
o Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (ASCM hay SCM) để điều
chỉnh việc trợ cấp công trong nước của các thành viên cũng như mô tả chi
tiết những trợ cấp nào gây hại trực tiếp và gián tiếp hoặc được coi là phá vỡ
ngành và lợi ích thương mại của một thành viên khác mà có thể là đối tượng
áp dụng biện pháp đối kháng.
Từ việc nghiên cứu các hiệp định trên cũng như thực tiễn áp dụng các cam
kết trong các hiệp định của Việt Nam, bài tiểu luận mong muốn làm nổi bật những
thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi áp dụng các cam kết. Vì thời gian nghiên
cứu còn hạn chế, nhóm chưa đưa ra được những đề xuất về việc thực hiện các hiệp
định liên quan đến đầu tư quốc tế có hiệu quả. Bài tiểu luận chỉ dừng lại ở việc trình

bày nội dung hiệp định và nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

6


Chương 1
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG
MẠI (TRIMs)
1.1.

Khái quát về Hiệp định TRIMs
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Trong thương mại quốc tế, đầu tư là hoạt động đem vốn, tài sản từ nước này

sang một nước khác để kinh doanh, thu lợi nhuận (đầu tư nước ngoài). Theo nghĩa
này, đầu tư bao gồm cả đầu tư gián tiếp (đầu tư thành lập hoặc mua lại doanh
nghiệp) và đầu tư gián tiếp (chủ yếu qua thị trường chứng khoán).
Quy định về đầu tư nước ngoài của nước nhận đầu tư có thể cản trở hoặc
thúc đẩy việc đầu tư và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận của hoạt
động đầu tư của nhà đầu tư đến từ các nước khác. Thương mại quốc tế từ đó cũng
có thể được khuyến khích hoặc bị hạn chế vì các quy định về đầu tư nước ngoài
này.
Vì vậy, để đảm bảo rằng các biện pháp của nước nhận đầu tư không cản trở
bất hợp lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dòng lưu chuyển vốn, tài
sản trong thương mại quốc tế, các nước thành viên WTO đã thống nhất thông qua
một Hiệp định về vấn đề này, gọi là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại (Hiệp định TRIMS). Biện pháp đầu tư ở đây được hiểu là bất kỳ
một quy định, điều kiện hay thủ tục nào mà nước nhận đầu tư áp dụng đối với nhà
đầu tư nước ngoài.
Hiệp định TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Urugoay và

chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Sự ra đời của hiệp định này được coi là
bước thoả hiệp ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về
việc đưa ra quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương
mại quốc tế.

7


1.1.2. Mục đích
Điều khoản của Hiệp định GATT 1994 đã đưa ra một số biện pháp dẫn đến
những tác động bóp méo và hạn chế thương mại quốc tế nên Hiệp định TRIMs đã ra
đời nhằm giúp tránh các tác động có hại đó.
TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà
vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Vì sự phát triển
của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa,
đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủ các nước đang phát
triển thường áp dụng TRIMs. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các
biện pháp đầu tư vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn
chế định lượng,
nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định
trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Mục tiêu chính của hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự
do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả
các nước tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơ sở đảm bảo tự do
cạnh tranh. Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại,
phát triển và khả năng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các
nước thành viên kém phát triển.
Nói cách khác, Hiệp định TRIMS chỉ quy định về các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu

tư nước ngoài.
1.1.3. Ý nghĩa
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là vấn đề có ý nghĩa to lớn.
Thực hiện nghĩa vụ của hiệp định TRIMs sẽ xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước
ngoài
8


(FDI), tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế
biến
nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu
cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút
vốn
đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Từ thực tiễn ở nhiều
quốc
gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những
ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh
cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển
những
ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật
cao,
buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm.
1.2.

Áp dụng hiệp định TRIMs
Hiệp định TRIMS cấm các nước thành viên WTO ban hành hoặc thực thi

các biện pháp vi phạm nguyên tắc của WTO (nêu trong Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại GATT 1994) sau đây:
o


Đối xử quốc gia;

o

Các hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu trong WTO.

Phụ lục của Hiệp định TRIMS liệt kê các ví dụ minh họa về các loại biện
pháp đầu tư có thể coi là vi phạm hai nhóm nguyên tắc nêu trên (gọi là Danh mục
minh họa TRIMS). Lưu ý rằng danh mục này chỉ mang tính minh họa, điều này có
nghĩa là có thể có những biện pháp khác bị xem là vi phạm dù không nằm trong
danh mục này.

9


Nhóm biện pháp

Ví dụ minh họa
Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ

Những yêu cầu về hàm lượng nội địa

nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ trong
nước hoặc từ các nguồn nội địa
Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối lượng

Những yêu cầu về cân đối thương mại

hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương đương

với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu
Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải ở

Những yêu cầu về cân đối ngoại hối

một tỷ lệ nhất định so với giá trị ngoại hối mà
doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ các
nguồn khác

Những yêu cầu về ngoại hối

Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của
doanh nghiệp - hạn chế nhập khẩu
Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng khối

Những yêu cầu về tiêu thụ trong nước

lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ trong nước
tương đương với sản phẩm xuất khẩu – hạn chế
xuất khẩu

Những yêu cầu về sản xuất
Những yêu cầu về xuất khẩu

Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản
xuất trong nước
Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu
Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những thị

Những yêu cầu bắt buộc về loại sản phẩm


trường nhất định một hoặc một số sản phẩm
được chỉ định hoặc được sản xuất/cung cấp bởi
một nhà sản xuất/cung cấp nhất định
Quy định cấm doanh nghiệp không được sản

Những hạn chế về sản xuất

xuất một số sản phẩm hoặc loại sản phẩm nhất
định ở nước nhận đầu tư

Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ

Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số loại
công nghệ nhất định (không theo các điều kiện
thương mại thông thường) và/hoặc yêu cầu các

10


loại hoặc mức độ nghiên cứu và phát triển
(R&D) phải được thực hiện ở nước nhận đầu tư
Quy định buộc nhà đầu tư phải chuyển giao
Những yêu cầu về việc chuyển giao quyền sử

công nghệ tương tự hoặc không liên quan đến

dụng bằng sáng chế (li-xăng)

công nghệ mà họ đang sử dụng tại nước đầu tư

cho doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư

Những hạn chế về chuyển lợi nhuận ra nước

Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc

ngoài

chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước

Những yêu cầu về tỷ lệ vốn trong nước

1.3.

Ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của doanh
nghiệp phải do nhà đầu tư trong nước nắm giữ

Thực trạng áp dụng Hiệp định TRIMs vào Việt Nam
1.3.1. Cam kết của Việt Nam với Hiệp định TRIMs
Việc thực hiện TRIMs đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nước đang

phát triển khi tham gia WTO, trong đó có Việt Nam. Đối với các nước đang phát
triển, thời hạn đó là 5 năm, các nước chậm phát triển là 7 năm. Tuy nhiên, thời gian
này thường vẫn không đủ để các quốc gia hoàn thành việc xóa bỏ những chính sách
đi ngược lại TRIMs. Khó khăn là ở chỗ nhiều nước không đủ khả năng để xác định
đâu là các biện pháp không phù hợp với TRIMs, nên không thể hoàn thành việc xóa
bỏ như TRIMs quy định đúng thời hạn.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO từ 1/2007 và chúng ta
đã cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định trong TRIMs kể từ thời điểm gia
nhập.Và hiện nay, chúng ta vẫn chưa thực hiện các biện pháp trong Hiệp định như

chính sách nội địa hóa, yêu cầu cân đối ngoại tệ… do chúng ta có thời gian quá độ 5
năm theo quy định của TRIMs.
Đối với Việt Nam, các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIMs không phải là điều
mới mẻ. Trong Hiệp định Thương mại song phương ký với Hoa Kỳ (BTA), Việt
Nam về cơ bản đã cam kết thực hiện đầy đủ các quy định như của Hiệp định
TRIMs, theo đó sẽ loại bỏ dần các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
11


không phù hợp với WTO (ví dụ tỷ lệ nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong
nước …) trong 5 năm, và các TRIMs khác (yêu cầu xuất khẩu sản phẩm) trong
khung thời gian tương tự.
Trong gần 05 năm thực hiện BTA, hệ thống pháp luật Việt Nam đã liên tục
được hoàn thiện nhằm đáp ứng hầu hết các nghĩa vụ theo BTA. Đặc biệt, Luật Đầu
tư năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006, đã nội luật hóa đầy đủ các cam kết của Việt
Nam trong BTA. Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường, đầu tư liên quan
đến thương mại, không bắt buộc nhà đầu tư thực hiện các yêu cầu như: (i) ưu tiên
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà
sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; (ii) xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt
một tỷ lệ nhất định, hạn chế số lượng, giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc
sản xuất, cung ứng hàng hóa trong nước;(iii) nhập khẩu hàng hóa với số lượng và
giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối
ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;(iv) đạt được tỷ lệ nội
địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất.
Việt Nam đã cam kết tuân thủ hoàn toàn Hiệp định TRIMs ngay khi trở
thành viên chính thức của WTO, cam kết xoá bỏ các rào cản về đầu tư, với mục tiêu
tổng thể để tăng cường tính hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch của môi trường
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn chung mức độ cam kết đối với TRIMs trong
WTO cao hơn nhiều so với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ. Việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TRIMs

góp phần xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư nước ngoài, nâng cao sức hấp dẫn của
Việt Nam trong thu hút nguồn này, đặc biệt là đầu tư trong các ngành trước nay vẫn
phải thực hiện các yêu cầu nói trên (như công nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy,
hàng điện tử, chế biến đường mía, dầu thực vật, sữa, gỗ...). Mặt khác, việc xóa bỏ
những yêu cầu về cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng tạo điều kiện để thu
hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm có lợi thế xuất
khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, việc thực hiện Hiệp định này cũng không đòi hỏi phải
điều chỉnh phải Luật Đầu tư cũng như các Luật có liên quan.

12


Tuy nhiên, để duy trì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đẩy mạnh
xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước,
cũng cần nghiên cứu áp dụng một số biện pháp mới thay thế cho các biện pháp
trước đây theo nguyên tắc bảo đảm mục tiêu phát triển nhưng vẫn phù hợp với quy
định của WTO. Chính phủ đang nghiên cứu áp dụng một số biện pháp thay thế,
trong đó có việc thay tiêu chí xuất khẩu (để được hưởng ưu đãi) bằng các tiêu chí
khác (về sử dụng lao động, về địa bàn đầu tư ..); khuyến khích các dự án đầu tư phát
triển công nghiệp phụ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và vùng
nguyên liệu tập trung, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
để hỗ trợ nguyên liệu cho các dự án nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông, lâm
nghiệp v.v…
Từ thực tế thực hiện TRIMs ở các nước đang phát triển, Việt Nam cần phải
rút ra cho mình những bài học quý giá. Trước hết chúng ta cần tạo lập một môi
trường đầu tư đồng bộ và tốt hơn, tích cực xây dựng năng lực, từ nguồn nhân lực
đến cơ sở vật chất và tài chính, nhằm đảm bảo năng lực đàm phán và thực thi hiệu
quả những cam kết kinh tế đa phương.
1.3.2. Tình hình thực hiện TRIMs tại Việt Nam và các vấn đề đặt ra
Thực tế cho thấy, TRIMs (các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại)

thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà trong chiến lược
phát triển kinh tế của mình, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan
tâm hàng đầu. Đặc điểm cơ bản của các nước này là nền kinh tế phát triển ở trình độ
thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
kém. Xuất phát từ nhận thức cần phải tránh những hạn chế do hoạt động của các
MNCs gây ra, vì sự phát triển của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh
tranh của các Công ty nội địa, đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán,
Chính phủ các nước đang phát triển thường áp dụng TRIMs. Đó là những công cụ
quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế của các nước này, mặc dù chúng có
những ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và đầu tư quốc tế. Khi gia nhập WTO,
các nước phải cam kết loại bỏ TRIMs, điều này đồng nghĩa với việc các nước phải

13


tìm các biện pháp vừa tuân thủ các quy định của WTO, nhưng đồng thời vẫn tạo cơ
hội phát triển cho các ngành công nghiệp trong nước.
Việt Nam đã có một quá trình áp dụng TRIMs với các mục tiêu cơ bản là
vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất
trong nước. Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua là yêu cầu về tỷ
lệ nội địa hoá, yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn
nguyên liệu trong nước và yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Trong đó, biện pháp
được tập trung áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành
sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy;
sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và phụ tùng thuộc ngành điện tử, cơ khí-điện.
Ngoài ra, các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật, đường mía cũng thuộc đối tượng
các ngành phải thực hiện chương trình nội địa hoá nhằm phát triển nguồn nguyên
liệu trong nước. Song, do tính đặc thù nên phần lớn các dự án thuộc ngành này được
xây dựng với mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước. Do vậy,
các nhà đầu tư sẽ tự nguyện thực hiện chính sách nội địa hoá, kể cả trong trường

hợp không được khuyến khích hoặc ưu đãi.
1.3.3. Các biện pháp thích nghi của Việt Nam
1.3.3.1.

Nhóm giải pháp liên quan đến đầu vào của các ngành công

nghiệp
o Thứ nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh
tế.
o Thứ hai, phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
o Thứ ba, Việt Nam cần có chiến lược khuyến khích chuyển giao công nghệ,
đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.
o Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
o Thứ năm, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu.

14


1.3.3.2.

Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển các ngành công

nghiệp phụ trợ
o Thứ nhất, xây dựng quy hoạch phát triển cho các ngành, trong đó định hướng
sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
o Thứ hai, nhà nước tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ phát triển bằng
cách tạo các điều kiện về đầu vào như đất đai và nguyên vật liệu, hỗ trợ đào
tạo phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin công nghệ, tham gia triển
lãm sản phẩm; không phân biệt đối xử doanh nghiệp trong nước với nước

ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
o Thứ ba, xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như
các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
o Thứ tư, đối với các doanh nghiệp trong nước, cần tạo dựng các sản phẩm chủ
đạo, nổi trội.
1.3.3.3.

Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô và chiến lược của

doanh nghiệp
o Thứ nhất, tăng cường hơn nữa tính minh bạch và chiến lược của doanh
nghiệp.
o Thứ hai, xây dựng quy chế phê duyệt và quản lý dự án đầu tư thông thoáng
đơn giản và hiệu quả.
o Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết
để đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài nói riêng và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung.

15


Chương 2
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS)
2.1.

Khái quát chung
GATS là tên viết tắt của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General

Agreement on Trade in Services)
Đây là một hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm 1995, quy định các

nguyên tắc về thương mại dịch vụ. Các nguyên tắc trong Hiệp định này áp dụng bắt
buộc đối với tất cả các nước Thành viên WTO. Tuy nhiên, đây chỉ là các nguyên tắc
chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc
mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ
các nước thành viên WTO khác) được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của
nước đó (Biểu này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó
khi gia nhập WTO).
2.1.1. Mục tiêu cơ bản
GATS được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu sau đây trong thương
mại dịch vụ giữa các nước thành viên WTO:
o Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy.
o Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham
gia (nguyên tắc không phân biệt đối xử)
o Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết chính sách.
o Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa dần dần (tạo
điều kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ
dàng hơn, đặc biệt là khách hàng ở thị trường nước khác.

16


2.1.2. Tóm tắt nội dung của GATS
GATS bao gồm 03 nhóm nội dung sau:
o Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói
chung.
o Các Phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch
vụ cụ thể.
o Các cam kết tự do hoá đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu
trong Biểu cam kết dịch vụ của từng nước thành viên.
2.1.3. Các lĩnh vực mà GATS không điều chỉnh

GATS điều chỉnh tất cả các ngành dịch vụ, trừ các lĩnh vực sau:
o Các dịch vụ của Chính phủ (ví dụ các chương trình an sinh xã hội và
các dịch vụ công khác như y tế, giáo dục… được cung cấp dựa trên các điều
kiện phi thị trường). Những dịch vụ này được cung cấp không trên cơ sở
thương mại và không cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác;
o Một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không (ví dụ quyền lưu
không và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quyền lưu không).
GATS không có định nghĩa chính thức về dịch vụ. Thông thường, người ta
phân biệt dịch vụ với hàng hoá ở đặc tính “vô hình” và “không nhìn thấy được” của
dịch vụ (trong khi đó hàng hoá lại “hữu hình” và “có thể nhìn thấy”). GATS cũng
không có quy định chính thức về cách thức phân loại dịch vụ. Tuy nhiên, Ban Thư
ký của WTO đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành
(mỗi ngành bao gồm nhiều phân ngành).
2.2.

Nội dung chủ yếu của GATS
2.2.1. Cấu trúc và phạm vi của GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS được chia làm ba phần

chính:
o Phần I: Hiệp định chính bao gồm 29 điều quy định, quy tắc và nghĩa
vụ.
17


o Phần II: phần phụ lục với các quy định riêng rẽ cho từng lĩnh vực.
o Phần III: các cam kết cụ thể của các nước tham gia vòng đàm phán
Uruguay, đưa ra các điều kiện để tiếp nhận dịch vụ của các nước này.
Về mặt phạm vi, Hiệp định GATS được áp dụng đối với các biện pháp tác
động đến thương mại dịch vụ của các thành viên theo bốn phương thức cung ứng đã

nêu ở trên. Ngoại lệ của GATS sẽ là các dịch vụ được cung ứng để thi hành thẩm
quyền của chính phủ và một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không ( ví dụ
như quyền lưu không và dịch vụ liên quan đến quyền lưu không); hay các biện pháp
liên quan đến tiếp cận thị trường lao động, công việc vĩnh viễn, di dân và cư trú
nước ngoài. Những biện pháp mà GATS nêu ra là bất kỳ biện pháp nào của một
nước thành viên, cho dù dưới hình thức một luật lệ, một quy định, một quy tắc, thủ
tục, quyết định, hoạt động quản lý hành chính hay bất kỳ một hình thức nào khác.
Các biện pháp có thể do Chính phủ, các cơ quan trung ương, vùng hay địa phương
áp dụng hoặc do các cơ quan phi chính phủ áp dụng khi thực hiện các quyền hạn mà
các cơ quan chính phủ, trung ương, vùng hay địa phương giao cho.
2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong GATS
GATS đưa ra rất nhiều nguyên tắc, trong đó đề cập đến các nguyên tắc
chính như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MFN), nguyên tắc tính minh bạch, và
các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp độc quyền.
Nguyên tắc về đối xử tối huệ quốc ( MFN) nêu rõ “mỗi thành viên phải
ngay lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và những nhà cung cấp dịch vụ của
bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà
thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước
nào khác”. Nguyên tắc này dùng để để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành
cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ
được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới. Ngoại lệ của
nguyên tắc này là các hiệp định ưu đãi song phương hay các hiệp định ưu đãi trong
khuôn khổ hợp tác khu vực.

18


Nguyên tắc về tính minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc mà
GATS đưa ra nhằm đảm bảo môi trường thương mại tự do, lành mạnh cho tất cả
chủ thể tham gia kinh doanh. Các thông tin về luật pháp, chính sách điều tiết thương

mại dịch vụ đều phải được các thành viên công bố, hay bất kỳ bổ sung, sửa đổi về
luật, thủ tục hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam
kết cụ thể theo Hiệp định này các nước thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi
năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ. Ngoài ra các thành viên
phải thành lập các điểm thông báo với thời hạn là 2 năm kể từ ngày hiệu lực để
cung cấp thông tin cho các thành viên khác khi họ có yêu cầu.
Một nguyên tắc nữa là các nguyên tắc liên quan đến độc quyền và các doanh
nghiệp kinh doanh độc quyền. Mỗi thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung
cấp dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổ của mình không hành động trái với các
nghĩa vụ của thành viên đó theo quy định tại Điều II của hiệp định và các cam kết
cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên quan. Ngoài ra, nếu một
nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các công ty
trực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình và thuộc
các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì Thành viên đó phải đảm bảo rằng nhà
cung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạt động
trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên này. Hơn thế nữa, các nước thành
viên phải thiết lập các thủ tục hành chính và nguyên tắc tố tụng minh bạch, khách
quan đối với các doanh nghiệp dịch vụ độc quyền.
2.2.3. Các cam kết cụ thể trong GATS
Cam kết đầu tiên trong GATS là cam kết về tiếp cận thị trường, trong đó
mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành
viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều
khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể của
mình. Tuy nhiên việc cam kết tiếp cận thị trường chỉ có ý nghĩa đối với sáu biện
pháp được đề cập đến trong hiệp định. Đó là những biện pháp liên quan đến số
lượng các nhà cung cấp dịch vụ, giá trị của các hoạt động dịch vụ được thực hiện,

19



số lượng hoạt động dịch vụ được thực hiện, số lượng nhân viên, hình thức pháp lý
của nhà cung cấp dịch vụ và mức độ góp vốn trong liên doanh…
Cam kết thứ hai trong GATS là cam kết về đối xử quốc gia (NT). Mỗi thành
viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào
khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch
vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình. Trừ khi có cam kết khác trong biểu cam kết,
các thành viên không được phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài. Trên thực tế, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, mức độ cam kết mở
cửa còn dè dặt và có nhiều hạn chết trong từng ngành, phân ngành dịch vụ đối vơi
từng nước thành viên. Vì vậy nguyên tắc NT áp dụng rất hạn chế, phân biệt đối xử
giữa các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhà cung cấp dịch vụ trong nước còn
tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau.
Ngoài ra GATS còn có quy định về những cam kết bổ sung, liệt kê các biện
pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc
về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế đối xử quốc gia.
2.2.4. GATS và chính sách của từng chính phủ về thương mại dịch vụ
GATS công nhận quyền của Chính phủ các thành viên trong việc quản lý,
điều tiết việc cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách của mình.
GATS cũng không can thiệp vào mục tiêu chính sách của mỗi nước. Vì vậy chính
sách thương mại dịch vụ của mỗi nước vẫn do Chính phủ nước đó quyết định. Các
doanh nghiệp thực hiện thương mại dịch vụ ở đâu vẫn phải tuân thủ quy định nội
địa ở đó. Tuy nhiên, GATS đưa ra một hệ thống các nguyên tắc chung mà các nước
thành viên WTO đều phải tuân thủ, qua đó có thể đảm bảo rằng các quy định về
dịch vụ ở các nước này được quản lý, thực hiện một cách hợp lý, khách quan, công
bằng và không tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại. Do đó, doanh
nghiệp có thể so sánh các chính sách, quy định về thương mại dịch vụ nội địa liên
quan với các nguyên tắc chung của GATS để bảo vệ quyền lợi của mình.

20



2.3.

Thực trạng áp dụng GATS vào Việt Nam
2.3.1. Cam kết chung của Việt Nam dựa trên GATS
Dựa trên hiệp định GATS, Việt Nam cũng đưa ra biểu cam kết riêng cho

các ngành, nhóm ngành dịch vụ của mình trong đó các dịch vụ được chia thành 11
ngành, 110 phân ngành. Phần cam kết nề của Việt Nam có nội dung như sau:
2.3.1.1.

Hạn chế về tiếp cận thị trường

Việt Nam chưa có quy định gì với phương thức cung cấp dịch vụ (1) và (2).
Điều này hàm ý nếu Việt Nam không duy trì các quy định hoặc, biện pháp hạn chế
áp dụng chung cho 2 phương thức này. Biện pháp hạn chế nếu có sẽ được nêu tại
cam kết của từng ngành, phân ngành.
Nếu dịch vụ được cung ứng theo phương thức (3), Việt Nam không hạn chế
nếu không có các quy định nào khác trong biểu cam kết cụ thể. Các doanh nghiệp
được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài nếu không có cam kết gì khác, trong đó hiện diện dưới hình thức đại diện
thương mại không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Việt Nam
chưa cam kết việc thành lập chi nhánh trừ khi việc cho phép đó được quy định trong
biểu cam kết cụ thể (ví dụ dịch vụ ngân hàng hay dịch vụ máy tính được). Các
doanh nghiệp có giấy phép đã được cấp ra trước ngày cam kết đưa ra được phép bảo
lưu hiện trạng, tức là không bị thu hẹp lại những gì đã được cho phép trước ngày gia
nhập WTO.
Trong khi về việc cho thuế đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài khá chung chung thì vấn đề góp vốn được quy định khá chi tiết. Trừ khi có

quy định khác, việc góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại
Việt Nam không được vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiếp đó. Sau
1 năm gia nhập, hạn chế về tỷ lệ góp vốn sẽ bị bãi bỏ, trừ việc góp vốn mua cổ phần
của các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành cam kết trong biểu cam
kết này.

21


Đối với phương thức (4) Việt Nam chưa cam kết ngoài trừ các biện pháp
liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân là người di chuyển
trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ và người chịu
trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại và người cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng. Trong đó chỉ những cá nhân là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và
các nhân sự khác ( thông thường là nhân sự được thuê để làm chức vụ quản lý trong
công ty) được lưu trú tối đa 3 năm tại Việt Nam và có thể được gia hạn thêm thời
gian lưu trú. Các đối tượng còn lại thì chỉ được lưu trú tối đa 90 ngày tại Việt Nam
và không được gia hạn thêm thời gian lưu trú. Trình độ chuyên môn, số lượng nhân
sự nước ngoài trong từng trường hợp và một số điều kiện khác cũng được quy định
rõ ràng, đầy đủ trong biểu cam kết.
2.3.1.2.

Hạn chế về đối xử quốc gia

Việt Nam không có quy định gì đối với phương thức (1) và (2); không hạn
chế đối với phương thức (3) ngoài trừ các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà
cung cấp dịch vụ Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ
Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành cho trợ cấp một lần để thúc đẩy
và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam
kết này. Tuy nhiên đối với các khoản trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển, y

tế, giáo dục và nghe nhìn, các hoạt động nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm
cho đồng bào thiểu số thì Việt Nam vẫn chưa có cam kết. Phương thức (4) chúng ta
cũng chưa cam kết trừ các biện pháp đã nêu tại cột tiếp cận thị trường.
2.3.2. Cam kết cụ thể của Việt Nam và tác động của cam kết đối với một số
ngành dịch vụ ở Việt Nam
2.3.2.1.

Dịch vụ phân phối

Đối với dịch vụ phân phối, Việt Nam cam kết đối với các loại hình dịch vụ
là dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền. Theo nội
dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài phải chịu hạn chế về diện mặt hàng được
phép phân phối ở Việt Nam. Hạn chế này có thể được chia thành hai nhóm danh
mục. Một là danh mục hạn chế lâu dài bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật
22


×