Tải bản đầy đủ (.doc) (510 trang)

GDCD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 510 trang )

Tuần 1
Ngày soạn:21 /08/2013
Ngày dạy: 8a / 08/2013
8b: /08/2011

Bài 1, Tiết 1: Tôn trọng lẽ phải
A - Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải .
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
2. Thái độ:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
3. Kĩ năng:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí dân tộc
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Phương pháp đóng vai
C. Chuẩn bị .
- Thầy : SGK, SGV, t liệu tham khảo .
- Trò : SGK, đọc trước bài .
D - Tiến trình dạy học:
I. ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: 4phút
- GV khái quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8


III. Bài mới:
- a. Vào bài (1ph): GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ
cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .
Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ
phải , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp
và lành mạnh biết bao .
Hoạt động của thầy
GV: gọi HS đọc to , rõ ràng câu
chuyện : Quan tuần phủ Nguyễn
Quang Bích.
GV: tổ chức học sinh thảo luận
nhóm tìm hiểu nội dung câu
chuyện.

Trò

Nội dung kiến thức
I-Đặt vấn đề.
.


Câu 1.
Những việc làm của tên tri huyện
Thanh Ba và với tên nhà giàu và
người nông dân ?
Câu 2:
Hình bộ thượng th – anh ruột tri
huyện Thanh Ba đó có hành
động gì ?
Câu 3:

Nhận xét về việc làm của quan
tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
Câu 4:
Việc làm của quan tuần phủ
Nguyễn Quang Bích thể hiện
đức tính gì ?

GV: Nguyễn Quang Bích 1832)
tại làng Trình Phố, huyện Trực
Định[1], phủ Kiến Xương, tỉnh
Nam Định (nay là làng Trình
Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền
Hải, tỉnh Thái Bình).là quan nhà
Ng, là nhà thơ và lãnh tụ cuộc
khởi nghĩa chống pháp ở vùng
Tây Bắc Khi còn ở quê nhà,
Nguyễn Quang Bích đem cái sở
kiến và uy tín của mình ra dạy
dân đắp đê ngăn nước mặn, lấy
thêm đất canh tác cho hai vụ
chiêm, mùa. Khi cầm quyền cai
trị, ông tthanh trừng được quân
cướp bóc, dân địa phương được
yên ổn làm ăn, nên họ tôn sùng
ông như một vị Phật sống.
Sau này, Lưu Vĩnh Phúc chặt
đầu tên tướng cướp thành Hà
Nội năm Quí Dậu (1873) là
Francis Garnier. Xét ra, cũng có
công của ông vì đã biết tài mà

tiến cử họ Lưu...
Từ khi Nam triều biết Nguyễn

- Nhóm 1.
+ ăn hối lộ của tên nhà
giàu
+ ức hiếp dân nghèo
+ Xử án không công bằng
đổi trắng thay đen
- Nhóm 2.
+ Xin tha cho tri huyện
Thanh Ba
- Nhóm 3 .
+ Bắt tên nhà giàu trả
ruộng cho nông dân
+ Phạt tiền nhà giàu vì tội
hối lộ, ức hiếp
+ Cách chức tri huyện
Thanh Ba.
+ Việc làm không nể nang
, đồng loã với việc xấu.
Dũng cảm, trung thực dám
đấu tranh với sai trái.
- Bảo vệ chân lý, tin tưởng
lẽ phải


Quang Bích có tài và có tâm với
nước, đã luôn cử ông vào nhiều
việc khó khăn. Thấy ông có uy

tín bao trùm xứ Bắc Kỳ, Pháp
cho Bố chính Hưng Hóa Bùi
Quang Bích và Tri phủ Lâm
Thao Nguyễn Khái Hợp lần lượt
tới dụ hàng, nhưng ông đã
khẳng khái từ chối. Không lay
chuyển được lòng ông, bọn thực
dân lại dở trò Tào Tháo bắt mẹ
Từ Thứ...Đến nỗi này ông chỉ
còn biết gạt nước mắt để tiếp tục
kháng chiến. Mẹ ông cũng chẳng
nhắn ông ra hàng, thật là đã nêu
cao tư cách của phụ nữ Việt
Nam.Ngày nay, tên Nguyễn
Quang Bích được đặt cho một
con phố thuộc quận Hoàn Kiếm
Hà Nội
GV: Tổ chức đối thoại với học
sinh liên hệ thực tế với phần
ĐVĐ.
- Trong cuộc tranh luận, có bạn
đa ra ý kiến nhng bị đa số các
bạn khác phản đối. Nếu thấy ý
kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự
như thế nào ?
- Nếu biết bạn quay cóp trong
giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?

- Đồng tình bảo vệ ý kiến
của bạn bằng cách phân

tích cho bạn thấy những
điểm mà em cho là đúng.
- Không đồng tình, vì sao
- Không đồng tình với
việc làm của bạn và phân
tích tác hại cho bạn thấy.

? Theo em trong các tình huống
1,2 , hành động nào được coi là
phù hợp và đúng đắn?
- Để có cách cư xử đúng
GV: từ việc phân tích, tìm hiểu ở đắn , phù hợp, cần có hành
trên chúng ta cùng nhau đi tìm
vi ứng xử tôn trọng sự
hiểu khái niệm và ý nghĩa của
thật, bảo vệ lẽ phải và phê
tôn trọng lẽ phải .
phán cái sai trái.
? Em hiểu thế nào là lẽ phải ?
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?

II- Nội dung bài học .
1- Thế nào là lẽ phải
và tôn trọng lẽ phải .


- Lẽ phải là những điều
đúng đắn phù hợp với đạo
lý và lợi ích của xã hội.
GV: Cho học sinh liên hệ các

hành vi tôn trọng và không tôn
trọng lẽ phải trong cuộc sống
hàng ngày. Bằng cách
GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức
trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi
hơn”.Mỗi đội từ 5-7 em
- Tìm những biểu hiện của hành
vi tôn trọng lẽ phải ?
- Tìm những biểu hiện của hành
vi không tôn trọng lẽ phải ?
GV: Nhận xét , bổ sung và kết
luận
Xung quanh chúng ta có nhiều
hành vi tông trọng lẽ phải song
cũng có nhiểu hành vi không tôn
trọng lẽ phải , chúng ta cần phê
phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ
phải , biết bày tỏ thái độ đồng
tình , ủng hộ và bảo vệ chân lý ,
lẽ phải .

- Tôn trọng là bảo vệ,
công nhận, ủng hộ tuân
theo và bảo vệ những
điều đúng đắn; Biết điều
chinhe suy nghĩ, hành vi
của mình theo hướng tích
cực; không chấp nhận và
không làm những việc sai
trái


- Lẽ phải là những
điều đúng đắn phù
hợp với đạo lý và lợi
ích của xã hội.
- Tôn trọng là bảo vệ,
công nhận, ủng hộ
tuân theo và bảo vệ
những điều đúng đắn;
Biết điều chinhe suy
nghĩ, hành vi của
mình theo hướng tích
cực; không chấp nhận
và không làm những
việc sai trái

- Đi bên phải đường
- Chấp hành nội quy quy
định của lớp học, trường
học, nơi cư trú
- Bảo vệ môi trường
- Không nói chuỵên riêng
- Vâng lời cha mẹ
- Không a dua, nói xấu
bạn bè...

? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

? Những biểu hiện trái với tôn
trọng lẽ phải


- Chấp hành tốt mọi quy
định, nội quy nơi mình
sinh sống, học tập và làm
việc
- Không nói sai sự thật
-Không vi phạm đạo đức
và pháp luật
- Biết đồng tình và ủng hộ
ý kiến, quan điểm, việc
làm đúng
- Có thái độ phê phán đối
với ý kiến, quan điểm,
việc làm sai trái
* Trái với tôn trọng lẽ

2. Biểu hiện của tôn
trọng lẽ
Phải
- Chấp hành tốt mọi
quy định, nội quy nơi
mình sinh sống, học
tập và làm việc
- Không nói sai sự
thật
-Không vi phạm đạo
đức và pháp luật
- Biết đồng tình và
ủng hộ ý kiến, quan
điểm, việc làm đúng

- Có thái độ phê phán
đối với ý kiến, quan


phải là không tôn trọng lẽ
phải: xuyên tạc, bóp méo
sự thật, vu khống, bao che,
làm theo điều sai trái,
không dám bảo vệ sự thật,
bảo vệ cái đúng, cái tốt,
không dám đáu tranh
chống lại
? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng
lẽ phải trong cuộc sống ?

GV: cho học sinh đọc yêu cầu
bài tập 1 SGK.
Yêu cầu học sinh cả lớp cùng
suy nghĩ

GV yêu cầu học sinh đọc và làm
bài tập 2

Tôn trọng lẽ phải
+ Giúp con người có cách
cư xử phù hợp
+ Góp phần xây dựng các
mối quan hệ lành mạnh,
tốt đẹp
+ Góp phần thúc đẩy xã

hội ổn định, phát triển.
Bài tập 1.
- Đáp án: Chọn đáp án C
vì trước đó chúng ta cần
tôn trọng bạn là lắng nghe.
Nếu ý kiến đó là đúng ta
cần đồng tình, ủng hộ và
đồng thời phân tích cho
các bạn khác cùng hiểu .
Đây là hành vi biết tôn
trọng lẽ phải.
Bài tập 2.
- Đáp án. Chọn phương
án C , vì một ngời bạn tốt
là ngời chỉ cho ta thấy
những khuyết điểm của
mình . Trong tình huống
này , nếu ta buông xuôi thì
bạn càng lún sâu vào
khuyết điểm . Vì vậy ta
cần giúp bạn bằng cách
góp ý chân thành với bạn
để bạn tiến bộ.

IV. Củng cố (3ph)
HS đọc lại nội dung bài học
Giải thích câu : gió chiều nào theo chiều ấy

điểm, việc làm sai trái
* Trái với tôn trọng lẽ

phải là không tôn
trọng lẽ phải: xuyên
tạc, bóp méo sự thật,
vu khống, bao che,
làm theo điều sai trái,
không dám bảo vệ sự
thật, bảo vệ cái đúng,
cái tốt, không dám
đáu tranh chống lại
cái sai
3- ý nghĩa.
Tôn trọng lẽ phải
+ Giúp con người có
cách cư xử phù hợp
+ Góp phần xây dựng
các mối quan hệ lành
mạnh, tốt đẹp
+ Góp phần thúc đẩy
xã hội ổn định, phát
triển.
III- Bài tập .


>Không có lập trường vững vàng, cha biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo
hướng tích cực
GV: hệ thống toàn bài:
Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều mqh xã hội khác nhau,nếu ai càng có cách
ứng xử đúng đắn,biết tôn trọng lẽ phải,thực hiện tốt quy định chung của gia đình,nhà
trường,cộng đồng.. thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh,tốt đẹp
hơn.

- GV có thể kể chuyện cho hs nếu có thời gian
- Ông già Ba Tri – thành ngữ ấy từ lâu đi vào trong ký ức dân gian, trong sử sách và
đã vượt khỏi địa giới của Bến Tre, trở thành một giai thoại sống động ngợi ca về tinh
thần cương trực, tôn trọng sự thật, dám đấu tranh cho lẽ phải của các cụ già trong thời
kỳ khai hoang, lập ấp, lập làng, ổn định đời sống của cư dân vùng đất ven biển bên
cửa Hàm Luông. Câu chuyện gắn liền với việc đắp đập, ngăn sông liên quan đến sự
phát triển kinh tế giữa hai làng ở gần nhau trên cùng con rạch Ba Tri. Cũng như những
chuyện tranh chấp khác về lãnh thổ, thủy lợi, về bến sông, chợ búa vốn xảy ra thường
xuyên dưới chế độ phong kiến, mâu thuẫn của hai dân làng ở nơi đây không giải quyết
được, phải kiện lên quan tỉnh Vĩnh Long. Kết quả phân xử của quan tỉnh không làm
họ hài lòng, nên dân làng góp tiền gạo, cử ba bô lão mang đơn ra triều đình Huế thưa
kiện.
Đường từ Ba Tri đến kinh đô Huế dài cả ngàn cây số và lúc bấy giờ chỉ có hai cách
đi: một là đi bằng thuyền, phải chờ mùa gió thuận, chưa nói đến bão tố nguy hiểm xảy
ra thường xuyên; hai là bằng đường bộ thì lại lắm đèo, nhiều dốc hiểm trở, đầy cọp,
beo và giặc cướp ở dọc đường. Thế nhưng những trở ngại to lớn ấy đã không ngăn
được ý chí và quyết tâm của các vị bô lão, đại biểu của dân làng Ba Tri. Các cụ già đã
ra tận kinh đô bằng sức của đôi chân, đã tiếp kiến được nhà vua để trình bày mọi lẽ,
và cuối cùng các cụ đã thắng cuộc, trở về. Lẽ phải ở về phía dân làng đi thưa kiện.
- "Nếu sống có tình, có lý, tôn trọng lẽ phải và công bằng, chúng ta sẽ làm những
người liên quan hài lòng,vui sướng; còn nếu ác tâm, muốn hại người khác, thì người
chịu đau khổ chính là chúng ta"...
Đó chính là phương châm sống giúp Vikrom Kromadit vươn lên từ hai bàn tay trắng
trở thành một trong những người giàu nhất Thái Lan với tài sản ròng 145 triệu USD
và là Chủ tịch của tập đoàn Amata.
V.Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học .Làm các bài tập còn lại SGK


Tuần 2
Ngày soạn: 24/08/2011

Ngày dạy: 8a / 08/2011
8b: /08/2011

Tiết 2: Bài 2 - Liêm Khiết
A - Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1Kiến thức
- Hiểu được thế nào là liêm khiết; phân biệt đợc hành vi liêm khiết và không liêm
khiết trong cuộc sống hàng ngày .
- Vì sao phải liêm khiết , muốn liêm khiết cần phải làm gì?
2. Thái độ
- Có thái độ đồng tình ,ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm
khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống hàng
ngày
3. Kĩ năng:
- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có
lối sống liêm khiết .
B. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại
- Thảo luận nhóm
C. Chuẩn Bi:
1-Thầy : SGK, SGV, các mẩu chuyện , tài liệu tham khảo .
2-Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà.
D. Tiến trình dạy học :
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.(5ph)
GV chi bàng làm hai và gọi học sinh lên bảng
Câu 1 : Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải ?



Câu 2 : Tìm những hành vi học sinh không biết tôn trọng lẽ phải ?
GV nhận xét , bổ sung và cho điểm.
III. Bài mới. (3ph)
a.Vào bài : Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư .Rèn luyện và
tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo
Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp
bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải
giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện.
Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười
biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là
phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên
một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt
Nam độc lập”. Để làm được những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo
dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”
b. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
kiến thức
I- Đặt vấn
1- Nhận xét tình huống

đề.(12Ph)
GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc
tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt
vấn đề.
GV : tổ chức HS thảo luận nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3
câu hỏi sau :
Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có
những việc làm gì? Hành động đó Nhóm 1.
thể hiện đức tính gì?
- Bà Mari Quy-ri và chồng đã có
những đóng góp cho thế giới
những sản phẩm có giá trị khoà
học và kinh tế.
- Không giữ bản quyền sáng chế
cho mình ,sẵn sàng sống túng
thiếu.
- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ
côi
- Không nhận món quà của tổng


Câu 2. Hãy nêu những hành động
của Dương Chấn . Những hành
động đó thể hiện đức tính gì?

Câu 3. Hành động của Bác Hồ
được đánh giá như thế nào ?
Những hành động đó của Bác thể
hiện đức tính gì ?


thông
. - Bà không vụ lợi, tham lam
sống có trách nhiệm với gia đình
và xã hội.
Nhóm 2.
- Từ chối vàng bạc Vương Mật
mang đến biếu.
- Ông nói tiến cử người làm việc
tốt chứ không cần vàng.
- Đức tính thanh cao , vô tư
không vụ lợi.

Nhóm 3.
- Cụ sống như những người Việt
Nam bình thờng
- Khước từ nhà cửa , quân
phục ,huân huy chương
- Cụ là người Việt Nam trong
sạch và liêm khiết.
- Những cách xử sự đó là những
tấm gương sáng để chúng ta học
tập và noi theo.
- Những cách xử sự đó nói nên
lối sống thanh tao , không vụ lợi,
không hám danh , làm việc vô tư
GV nhận xét và bổ sung và đặt câu có trách nhiệm, không đòi hỏi
hỏi chung cho cả lớp .
vật chất.
- Em có suy nghĩ gì về những cách

xử sự trên ?
- Theo em những cách xử sự trên
có điểm gì giống nhau ? Vì sao
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, con
người cần có 4 đức: cần, kiệm,
liêm, chính.
Trên Báo Cứu Quốc ngày 1-61949, Người đã chỉ ra rằng, liêm
là trong sạch, không tham lam.
Người cũng phân tích rõ, người
tham tiền của, tham địa vị, tham
danh tiếng, tham ăn ngon, sống
yên đều là bất liêm. Liêm phải
điđôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra
tham lam. Do bất liêm mà đi đến
trộm cắp, dù công khai hay bí
mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất


liêm tức là trộm cắp.
Cuộc đời của Người là tấm gương
sáng chói cho mỗi chúng ta về
thực hành liêm khiết. Đi thăm cơ
sở, Người phê bình việc mổ trâu
bò linh đình đón tiếp, mà ăn cơm
nắm mang theo. Kháng chiến
thành công, Người từ chối đề nghị
của Trung ương dành Phủ toàn
quyền Đông Dương trước đây làm
Phủ Chủ tịch - nơi ở cho mình, mà
chỉ đồng ý ở trong một ngôi nhà

sàn khiêm tốn. Dự đại tiệc ở thủ
đô nước Pháp nhưng Người vẫn
nhớ dành quả táo cho em bé ăn
xin nơi góc đường. Kêu gọi cả
nước nhường cơm sẻ áo cho
thương binh, gia đình liệt sỹ,
Người xung phong gửi 1 áo lụa, 1
tháng lương, 1 bữa ăn của bản
thân mình. Trong thư gửi Báo Vệ
Quốc quân tháng 3-1947, Người
nêu 12 điều, trong đó có "Tuyệt
đối không đem của công dùng vào
việc tư, không động đến cái kim
sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc
kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của
dân cho sạch sẽ; mua bán phải
công bình, mượn cái gì phải trả tử
tế, hỏng cái gì phải bồi thường" Đó chính là thực hành liêm khiết.
GV tổ chức học sinh liên hệ thực
tế tìm hiểu những tấm gương liêm
khiết.
Câu 1. Việc học tập đức tính liêm
khiết đối với chúng ta có phù hợp
và cần thiết không ? Có ý nghĩa gì
không ?
- Việc học tập đó làm cho cuộc
Câu 2. Nêu những hành vi biểu
sống tốt đẹp hơn nên rất cần thiết
hiện lối sống liêm khiết trong cuộc và có ý nghĩa.
sống hành ngày .

- Làm giàu bằng tài năng , sức
lực.
- Kiên trì học tập , vươn lên bằng


sức lực của mình .
- Trưởng thôn làm việc tận tuỵ
không đòi hỏi vật chất.
- Lớp trưởng vất vả hết mình với
phong trào của lớp không đòi hỏi
quyền lợi riêng .
- ông B bỏ vốn xây dựng công ty
Câu 3 . Nêu những hành vi trái với giải quyết công ăn việc làm cho
đức tính liêm khiết.
mọi người.

Sự liêm khiết được biểu thị cho
việc không tồn tại của lòng tham.
Thường một người liêm khiết
không tùy tiện cho ai bất cứ vật gì
dù là nhỏ nhất, cũng như không
tùy tiện nhận bất cứ vật gì dù là
nhỏ nhất từ những người khác.
Vật nhỏ nhất có thể là một ngọn
cỏ. Người đó cũng sẽ chẳng tùy
tiện cho một ngọn cỏ cho một ai
đó hay tùy tiện lấy vật của người
khác. Đây là ý nghĩa của sự liêm
khiết, là thanh tịnh và không có
lòng tham. Một con người có đặc

tính như vậy được coi là rất cao
quý.
GV gọi một vài học sinh lên bảng
trình bày và cho điểm.
GV kết luận và chuyển ý .
GV : Nói tới đức tính liêm khiết là
nói tới đức tính trong sạch trong
đạo đức dù là người dân hay là
người có chức quyền . Từ xa đến
nay, chúng ta rất coi trọng những
người liêm khiết.

- Lợi dụng chức quyền tham
ô….
- Lâm tặc móc lối với công an ,
cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ
- Công ty A làm ăn gian lận .
- Công ty B trốn thuế nhà nớc.
- Bạn A không quan tâm đến
phong trào của lớp , chỉ lo vun
vén cho cá nhân mình
- Không tham gia các hoạt động
công ích……


GV: đối thoại với học sinh
bằng những câu hỏi.
Em hiểu thế nào là liêm
khiết ?


GV hướng dẫn hs làm bài
tập 1

- Liêm khiết là sống trong
sạch, không hám danh,
hám lợi, không bận tâm về
những toan tính nhỏ nhen,
ích kỉ

II- Nội dung bài học
(16ph).
1- Liêm khiết.
- Liêm khiết là sống trong
sạch, không hám danh,
hám lợi, không bận tâm về
những toan tính nhỏ nhen,
ích kỉ

- Những hành vi không
liêm khiết: b,d,e,-> Vì đây
là những việc làm không
liêm khiết tham lam, nhỏ
nhen ích kỉ..

? Nêu một số biểu hiện của
tính liêm khiết và biểu
- Không tham lam, không
hiện không liêm khiết
tham ô tiền bạc, tài sản
chung, không nhận hối lộ,

không sử dụng tiền bạc, tài
sản vào mục đích cá nhân;
không lợi dụng chức
quyền, quyền để mưu lợi
cho bản thân

2. Biểu hiện của liêm khiết
- Không tham lam, không
tham ô tiền bạc, tài sản
chung, không nhận hối lộ,
không sử dụng tiền bạc, tài
sản vào mục đích cá nhân;
không lợi dụng chức
quyền, quyền để mưu lợi
cho bản thân
- Trái với liêm khiết: Toán - Trái với liêm khiết: Toán
tính nhỏ nhen, ích kỉ, tham tính nhỏ nhen, ích kỉ, tham
ô, tham nhũng, sử dụng
ô, tham nhũng, sử dụng
tiền của, tài sản chung vào tiền của, tài sản chung vào
mục đích riêng của cá
mục đích riêng của cá
nhân, ăn hối lộ, làm giàu
nhân, ăn hối lộ, làm giàu
bất chính
bất chính

? Ý nghĩa của đức tính
liêm khiết trong cuộc
sống ?


3- ý nghĩa
- Sống liêm khiết giúp con - Sống liêm khiết giúp con
người thanh thản, đàng
người thanh thản, đàng
hoàng, tự tin, không bị phụ hoàng, tự tin, không bị phụ
thuộc vào người khác và
thuộc vào người khác và
được mọi người xung
được mọi người xung
quanh kính trọng, vị nể
quanh kính trọng, vị nể

? Là HS em phải phải sống
như thế nào cho liêm khiết - Biết phân biệt hành vi
liêm khiết không liêm
khiết

4. Rèn luyện tính liêm
khiết như thế nào
- Biết phân biệt hành vi


- Đồng tình, ủng hộ, quý
trọng người liêm khiết, phê
phán hành vi thiêu khiết
- Thường xuyên rèn luyện
để có thói quen sống liêm
khiết


Yêu cầu học sinh đọc nội
dung bài tập 2 SGK.
HS cả lớp suy nghĩ và làm
bài.
Học sinh đọc yêu cầu của
đề bài và suy nghĩ tìm đáp
án trả lời.
- GV yêu cầu học sinh
giải thích việc lựa chọn
đáp án trả lời của mình.

liêm khiết không liêm
khiết
- Đồng tình, ủng hộ, quý
trọng người liêm khiết, phê
phán hành vi thiêu khiết
- Thường xuyên rèn luyện
để có thói quen sống liêm
khiết
III- Bài tập(4 Ph) .
Bài tập 2.

Đáp án: không đồng tình
với tất cả các ý kiến trên .

IV. Củng cố (3ph):Tìm những câu nói nổi tiếng, ca dao, tục ngữ nói về tính liêm khiết
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Hay: “Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho”
- “ Một câu nhịn, chín câu lành”

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Quan hệ hàng xóm láng giềng, thủy chung...
“Bán họ hàng xa, mua láng giềng gần”
Hay : “Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm
GV hệ thống toàn bài:Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá
nhân của từng người. Liêm khiết rất cần cho mỗi người và cho xã hội. Sẽ tốt đẹp biết
bao khi mọi người sống thanh cao,trong sáng,có trách nhiệm với mình,với mọi
người,đem sức mình xây dựng cuộc sốn cho mình,cho gia đình,xã hội ngày càng tốt
đẹp hơn.Nhân dân rất coi trọng liêm khiết,chê bai ghét bỏ những kẻ chộm cắp, tham
nhũng. HS chúng ta phải biết tôn trọng, học tập, noi gương những người có đức tính
liêm khiết.
V. Hướng dẫn học bài (2ph)
Học thuộc bài .
Làm các bài tập còn lại
Sưu tầm ca dao , tục ngữ nói về liêm khiết.


Chuẩn bị bài “ tôn trọng lẽ phải.”
Tài liệu: Marie Skłodowska-Curie (7 tháng 11, 1867 – 4 tháng 7, 1934) là một nhà vật
lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính
phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được haiGiải Nobel trong hai lĩnh vực
khác nhau, vật lý và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại
học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon
ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.
Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích
xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Marie cố gắng học thật tốt, nhiều lúc, Marie còn quên
cả ăn, cả ngủ. Ít lâu sau, Marie đỗ thủ khoa, nhưng do không có tiền, Marie phải đi
làm gia sư để có tiền đi học. Nhưng cô đã bỏ lại tất cả để chị gái thứ ba, được vào Đại
học Y ở Paris.
Marie tiếp tục đi kiếm tiền và cuối cùng cũng đến Paris như mong ước của mình.

Marie đỗ đầu trường Sorbonne và trở thành cử nhân. Sau đó, Marie về thăm quê một
năm để thăm cha.
Sau khi tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra urani có tính phóng xạ (phát sáng), Marie
và Pierre cùng nhau nghiên cứu các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani
uraninit, có tính chất kỳ lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến 1898 họ đã
có giải thích hợp lý: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani; ngày 26 tháng 12 Marie
Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này.
Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên
tố nữa mà Marie phát hiện ra là polonium theo tên quê hương của Marie (Pologne
theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên radi vì khả năng
phóng xạ của nó (radiation). Pierre và Marie quyết định lọc radi ra khỏi pichblend, và
trong tám tấn pichblend thì chỉ có một gram radi nhỏ. Vì thế, nó rất đắt và quý.
Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri
Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.
Tám năm sau, bà nhận giải Nobel hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai
nguyên tố hóa học radium và polonium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình
tách radium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó.
Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà một ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Hà
Nội và một ở Hải Phòng

Tuần 3
Ngày soạn:28/ 08./ 201
Ngày dạy:.../.08/ 2010
Tiết 3.

Bài 3 :Tôn trọng người khác


A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
1.Kiến thức :

- Hiểu thế nào là tôn trọng người khác
- Nêu được một số biểu hiện tụn trọng người khác.
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng người khác
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng họ những hành vi biết tôn trọng người khác
- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác
B. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
- Kết hợp giảng giải với đàm thoại
- Thảo luận nhóm…..
C- Chuẩn bị .
1-Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2-Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà.
D- Tiến trình dạy học .
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ. 5phút
Em hãy kể về một mẩu chuyện về tình liêm khiết (sự việc diễn ra trong gia đình,nhà
trờng , xã hội)
Đọc một vài câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính liêm khiết.
III- Bài mới.
a. ĐVĐ: 3phút
GV dẫn dắt học sinh vào bài bằng một mẩu chuyện.
Sau 20 lưu lạc … người em được anh trai và mẹ của mình . nhưng người em không tin
anh mình ngày hai bữa cháo loãng, con cái gầy gò, đói rách. chia tay người anh trở về
thành phố, người em cho người anh một khoản tiền nhưng người anh không nhận nói
rằng : “20 năm anh em đi tìm nhau là để được gặp nhau chứa không phải vì số tiền
nay”. người em ôm lấy người anh và khóc … từ trong sâu thẳm người em càng thương

và kính trọng người anh của mình
b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động củatTrò
Nội dung kiến
thức
GV: gọi 3 học sinh đọc các
tình huống SGK.
I- Đặt vấn
Tổ chức lớp thành 3 nhóm
đề(11PH).
thảo luận.
Câu 1. Nhận xét về cách cư
xử, thái độ và việc làm của
Mai ?
Hành vi của Mai sẽ


được mọi người đối xử như
thế nào ?

Câu 2. Nhận xét về cách cư
xử của một số bạn đối với
Hải?
Hải đã có những suy
nghĩ nh thế nào ? Thái đội
của Hải thể hiện đức tính
gì?
Câu 3. Nhận xét việc làm
của Quân Và Hùng . Việc

làm đó thể hiện đức tính
gì ?
HS các nhóm thảo luận cử
th ký và đại diện để trả lời
câu hỏi.
GV nhận xét , bổ sung .
GV: Kết luận: chúng ta phải
biết lắng nghe ý kiến người
khác, kính trọng
người trên, nhường nhịn và
không chê bai, chế giễu người khác; cư xử đúng đắn,
đúng mực tôn trọng …..phê
phán sai trái…..

- Mai là học sinh giỏi 7 năm
liền nhng Mai không kiêu căng
và coi thường người khác.
- Lễ phép , cởi mở , chan hoà ,
nhiệt tình , vô tư ,
gương mẫu.
- Mai được mọi người tôn
trọng và yêu quý.
- Các bạn trêu trọc Hải vì em là
người da đen.
- Hải không cho rằng da đen là
xấu mà Hải còn tự hào vì được
hưởng màu da của cha.
- Hải biết tôn trọng cha mình.
- Quân và Hùng đọc truyện, cười đùa trong lớp .
- Quân và Hùng thiếu tôn trọng

người khác.

GV : Tổ chức trò chơi nhanh mắt , nhanh tay .
GV: ghi lên bảng phụ bài tập .(Thảo luận , tìm hiểu biểu hiện hành vi tôn trọng và
không tôn trọng người khác trong các trường hợp sau )
Mỗi tổ chọn 1 học sinh nhanh nhất lên bảng điền vào ô trống.
Hành vi
Địa điểm

Tôn trọng người khác

Không tôn trọng

Gia đình

Vâng lời bố mẹ

Xấu hổ vì bố đạp xích lô

Lớp – Trường

Giúp đỡ bạn bè

Chê bạn nhà nghèo


Công cộng

Nhường chỗ cho người già
trên xe buýt


Em cho biết ý kiến đúng về
tôn trọng người khác.
1.Biết đấu tranh cho lẽ phải.
2. Bảo vệ danh dự, nhân
phẩm người khác.
3. Đồng tình , ủng hộ việc
làm sai trái của bạn.
4. Biết cách phê bình bạn để
bạn tiến bộ.
5. Chỉ trích , miệt thị khi bạn
có khuyết điểm .
6. Có ý thức bảo vệ danh dự
của bản thân
GV: Chốt lại tôn trọng người
khác là thể hiện hành vi có
văn hoá, chúng ta cần biết
điều chỉnh hành vi ….
? Em hiểu thế nào là tôn
trọng người khác?

? Hãy kể những cử chỉ lời
nói… về tôn trong và không
tôn người khác của em, hoặc
em đã chứng kiến
? Hãy nêu những biểu hiện
của sự tôn trọng người khác
và hành vi thiếu tôn trọng
người khác


Dẫm lên cỏ , đùa nghịch
trong công viên .

- Đáp án đúng : 1,2,4 và .
6
- Hành vi thể hiện sự
tôn trọng người khác :a
vì đây là hành vi cư xử
lễ phép lịch sự
- Các hành vi còn lại
đều thể hiện hành vi
thiếu tôn trọng người
khác

II- Nội dung bài học(20ph) .
1- Thế nào là tôn trọng người
- Đánh giá đúng, coi
khác.
trọng danh dự , nhân
- Đánh giá đúng, coi trọng
phẩm, lợi ích của người danh dự , nhân phẩm, lợi ích
khác, thể hiện lối sống của người khác, thể hiện lối
có văn hoá.
sống có văn hoá.

2. Biểu hiện:
- Biết lắng nghe.
- Biết lắng nghe.
- Biết cư xử lễ phép,
- Biết cư xử lễ phép, lịch sự

lịch sự với người khác. với người khác.
- Biết thừa nhận và học - Biết thừa nhận và học hỏi
hỏi các điểm mạnh của các điểm mạnh của người
người khác.
khác.
- Không xâm phạm tài - Không xâm phạm tài sản,
sản, thư từ, nhật kí, sự
thư từ, nhật kí, sự riêng tư của
riêng tư của người khác người khác
- Tôn trọng những sở
- Tôn trọng những sở thích,
thích, thói quen, bản
thói quen, bản sắc riêng của
sắc riêng của người
người khác...
khác...
* Hành vi thiếu tôn trọng
* Hành vi thiếu tôn
người khác:


trọng người khác:
- Văng tục, nhục mạ,
làm tổn thương người
khác
- Chen lấn, xô đẩy, làm
mất trật tự nơi công
cộng.
- Tự tiện sử dụng ách
vở, đồ dùng của người

khác
- Xâm phạm bí mật
riêng tư của người
khác...
? Ý nghĩa của việc tôn trọng
người khác trong cuộc sống
hàng ngày.?

? Chúng ta cần rèn luyện
đức tính tôn trọng người
khác như thế nào ?

GV: cho học sinh đọc yêu
cầu bài tập 1 SGK .
Những hành vi nào thể hiện
sự tôn người khác .

- Văng tục, nhục mạ, làm tổn
thương người khác
- Chen lấn, xô đẩy, làm mất
trật tự nơi công cộng.
- Tự tiện sử dụng ách vở, đồ
dùng của người khác
- Xâm phạm bí mật riêng tư
của người khác...

3 – Ý nghĩa của đức tính tôn
- Tôn trọng người khác trọng người khác .
mới nhận được sự tôn
- Tôn trọng người khác mới

trọng của người khác
nhận được sự tôn trọng của
đối với mình .
người khác đối với mình .
- Mọi người tôn trọng
- Mọi người tôn trọng lẫn
lẫn nhau sẽ góp phần
nhau sẽ góp phần làm cho mối
làm cho mối quan hệ xã quan hệ xã hội trong sáng,
hội trong sáng, lành
lành mạnh và tốt đẹp
mạnh và tốt đẹp
4 - Cách rèn luyện đức tính
tôn trọng người khác .
- Biết tôn trọng bạn bè - Biết tôn trọng bạn bè và mọi
và mọi người trong
người trong cuộc sống hàng
cuộc sống hàng ngày
ngày
- Đồng tình, ủng hộ
- Đồng tình, ủng hộ những
những hành vi tôn trọng hành vi tôn trọng người khác
người khác
- Phản đối hành vi thiếu tôn
- Phản đối hành vi thiếu trọng người khác
tôn trọng người khác
III- Bài tập .
III- Bài tập .
Bài 2: Phải thể hiện
được

- Biết lắng nghe.
- Biết cư xử lễ phép,
lịch sự với người khác.
- Biết thừa nhận và học
hỏi các điểm mạnh của
người khác.
- Không xâm phạm tài
sản, thư từ, nhật kí, sự


riêng tư của người khác
- Tôn trọng những sở
thích, thói quen, bản
sắc riêng của người
khác...
IV- Củng cố (5ph)
GV cho học sinh làm bài tập tình huống
- TH1. An không tôn trọng chú Hoàng vì chú Hoàng lời lao động , lại ăn chơi, nghiện
ngập .
- TH2 . Trong giờ học môn GDCD Thắng có ý kiến sai , nhưng không nhận cứ cão
với cô giáo là đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi thảo luận
tiếp . ý kiến của em về cô giáo và bạn Thắng.
- TH 3: Giải thích câu ca dao :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau
*Đáp án:
- Tình huống 1 việc làm của An là đúng.
- Tình huống 2 . Thắng không biết tôn trọng lớp và cô giáo .
Cô giáo tôn trọng Thắng và có cách xử sự hợp lý
- Tình huống 3: Cân nhắc , suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa

lòng . Lời khuyên ấy đúng cho chúng ta cho tất cả mọi người. Cao hơn thế là lối sống
có văn hoá,biết tôn trọng người khác.Mỗi HS chúng ta phải thấy rõ sự cần thiết phải
rèn luyện đạo đức để có được phẩm chất cao đẹp . Biết chăm lo gữi gìn nhân
phẩm,danh dự của mình và của người khác.
? Đọc những câu ca dao tục ngữ hay nói về tính tôn trọng người khác
* Tục ngữ: áo rách cốt cách người thương
ăn có mời , làm có khiến.
Kính già yêu trẻ
Danh ngôn: Yêu mọi người , tin vài người và đừng xúc phạm đến ai.
V. Hướng dẫn về nhà .(1ph)
- Học thuộc bài
- Làm các bài tập còn lại
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ , mẩu chuyện
- Chuẩn bị bài “Giữ chữ tín

Tuần 4
Ngày soạn:. 11/9./ 2013
Ngày dạy: 8a /.../.9./ 2013
8b/ .../9./ 2013

TIẾT 4, BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN
A- MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:


1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là giữ chữ tín
- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữa chữ tín

2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày
3. Thái độ: Có ý thức giữ chữ tín
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Giảng giải, đàm thoại
C- CHUẨN BỊ:
1- Thầy : SGK, SGV, tục ngữ , cao dao , các mẩu chuyện, bài tập tình huống.
2- Học sinh : SGK, đọc trước bài ở nhà .
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp .
II. Kiểm tra bài cũ.
- Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Làm bài tập 2 SGK.
- Hằng và Mai chơi với nhau rất thân . Trong giờ kiểm tra môn GDCD Mi giở tài liệu
để chép , Hằng biết nhng không nói gì. Nếu em là Hằng em se xử sự như thế nào ?
III. Bài mới .
- GV : Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song
Hùng đều không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái
phạm nữa . Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất
vọng về Hùng.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?
Hành vi của Hùng có tác hại gì?
Hoạt động của trò

Hoạt động của trò

GV: cho học sinh đọc kỹ
mục đặt vấn đề trong
SGK.

Tổ chức lớp thành 4 nhóm
thảo luận các nội dung
sau:
Câu 1. Tìm hiểu việc làm
của nước Lỗ. Tìm hiểu
những việc làm của Nhạc
Chính Tử? Vì sao Nhạc
Chính Tử làm như vây?

Nội dung
I- Đặt vấn đề (7ph).
Nhóm 1.

- Nước Lỗ phải cống nạp
cái đỉnh cho nước Tề .
Vua Tề chỉ tin người
mang đi là Nhạc Chính
Tử .


- Nhưng Nhạc Chính Tử
không chiụ đưa sang vì
đó là chiếc đỉnh giả .
- Nếu ông làm như vậy
thì vua Tề sẽ mất lòng
tin với ông .
Câu 2. Một em bé đã nhờ
Bác điều gì? Bác đã làm gì - Em bé ở Pác Bó nhờ
và vì sao Bác làm nh vây? Bác mua cho một chiếc
vòng bạc. Bác đã hứa và

giữ lời hứa.
- Bác làm như vậy vì
Bác là người trọng chữ
tín.
Câu 3. Người sản xuất,
kinh doanh hàng hoá phải - Đảm bảo mẫu mã, chất
làm tốt việc gì đối với
lượng, giá thành sản
người tiêu dùng ? Vì
phẩm , thái độ…. vì nếu
sao ?
không sẽ mất lòng tin
Ký kết hợp đồng phải làm với khách hàng
đúng điều gì ? Vì sao
- Phải thực hiện đúng
không được làm trái các
cam kết nếu không sẽ
quy định kí kết ?
ảnh hưởng đến kinh tế,
thời gian ,uy tín…..đặc
biệt là lòng tin.
Câu 4. Theo em trong
công việc, những biểu
hiện nào được mọi người
tin cậy và tín nhiệm ?
? Trái ngược với những
việc làm đó là gì? Vì sao
không được tin cậy , tín
nhiệm ?


GV nhận xét, đánh giá và
tổ chức học sinh rút ra bài
học .

- Làm việc cẩn thận , chu .
đáo, làm tròn trách
nhiệm , trung thực.
* Làm qua loa đại khái,
gian dối sẽ không được
tin cậy, tín nhiệm vì
không biết tôn trọng
nhau , không biết giữ
chữ tín
* Bài học : Chúng ta
phải biết giữ chữ tín, giữ
lời hứa , có trách nhiệm
với việc làm .
Giữ chữ tín sẽ được mọi
người tin yêu và quý


trọng
GV tổ chức học sinh liên
hệ , tìm hiểu những biểu
hiện của hành vi giữ chữ
tín.
Câu 1. Muốn giữ được
lòng tin của mọi người thì
chúng ta cần làm gì?


- Làm tốt công việc được
giao, giữ lời hứa, đúng
hẹn, lời nói đi đôi với
việc làm , không gian
dối.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng:
giữ chữ tín chỉ là giữ lời
- Giữ lời hứa là quan
hứa. Em cho biết ý kiến và trọng nhất, song bên
giải thích vì sao ?
cạnh đó còn những biểu
hiện như kết quả công
việc, chất lượng sản
phẩm, sự tin cậy.
Câu 3. Tìm ví dụ thực tế
không giữ lời hứa nhưng
cũng không phải là không
giữ chữ tín.

- Hs có thể đưa ra VD
- Bạn A hứa đi chơi với
B vào chủ nhật , nhưng
không may hôm đó bố
bạn B bị ốm nên bạn
không đi được

Từ các nội dung đã tìm
hiểu ở trên , chúng ta rút
ra thế nào là giữ chữ tín ,

sự cần thiết phải giữ chữ
tín trong cuộc sống hàng
ngày và chúng ta phải biết
cách rèn luyện như thế nào
.
Thế nào là giữ chữ tín?

- GV chia lớp ra thành 3
nhóm đểthảo luận trả lời
Câu 4. GV dùng bảng phụ:
em hãy tìm những biểu

- Coi trọng lòng tin của
mọi người đối với mình,
biết trọng lời hứa và tin
tưởng ở nhau

II- Nội dung bài học .
(18ph)
1- Giữ chữ tín.
- Coi trọng lòng tin của
mọi người đối với mình,
biết trọng lời hứa và tin
tưởng ở nhau


hiện giữ chữ tín và không
giữ chữ tín trong cuộc
sống hàng ngày.


Giữ chữ tín

Gia đình
Nhà trường
Xã hội

Chăm hoc, chăm làm, đi học
đúng giờ, không giấu giếm
điểm kém với bố mẹ
Thực hiện đúng nội quy, nộp
bài đúng quy định, biết sửa
chữa những khuyết điểm

Lười học, lười làm.hay nói
dối,nói rồi lại bỏ không chịu
thực hiện..
Nộp bài không đúng quy định,
không chịu sửa chữa những
khuyết điểm..

Giúp đỡ người già cô đơn,
thực hiện đúng việc làm.

Không thực hiện đúng ký kết
hợp động.

? Hãy nêu một số
biểu hiện của giữ
chữ tín và không - Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn
giữ chữ tín

trọng những điều đã cam kết,
có trách nhiệm với lời nói,
hành vi và việc làm của bản
thân
* Không giữ chữ tín: Nói một
đằng làm một nẻo, chỉ nói
không làm, không giữ lời hứa
? Ý nghĩa của
việc giữ chữ tín ?

? Là hs em phải
làm gì để giữ
được chữ tín với
mọi người
? Lấy VD cụ thê
GV nhận xét , bổ
sung

Không giữ chữ tín

2. Biểu hiện của giữ chữ tín
- Giữ lời hứa, đã nói là làm,
tôn trọng những điều đã
cam kết, có trách nhiệm với
lời nói, hành vi và việc làm
của bản thân
* Không giữ chữ tín: Nói
một đằng làm một nẻo, chỉ
nói không làm, không giữ
lời hứa

3- ý nghĩa của việc giữ chữ
tín.
- Được mọi người tin cậy, tín
- Được mọi người tin cậy,
nhiệm , tin yêu . Giúp mọi ng- tín nhiệm, tin yêu . Giúp
ười đoàn kết và hợp tác.
mọi người đoàn kết và hợp
tác.
4- Cách rèn luyện .
* Biết giữa chữ tín:
* Biết giữa chữ tín:
- Làm tốt nghĩa vụ của mình
- Làm tốt nghĩa vụ của mình
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Giữ lời hứa, đúng hẹn
- Giữ lời hứa, đúng hẹn
- Giữ lòng tin
- Giữ lòng tin
* Đồng tình, ủng hộ nhưngc
* Đồng tình, ủng hộ nhưngc
hành vi biết tôn trọng người
hành vi biết tôn trọng người
khác
khác
* Phản đối những hành vi
* Phản đối những hành vi thiếu thiếu tôn trọng người khác
tôn trọng người khác
III- Bài tập .



- Em hãy giải
thích câu :
Người sao
một hẹn thì nên
Người sao chín
hẹn thì quên cả
mời .
bảy lần từ chối
con hơn một lần
thất hứa
Gọi hs đoc và xác
định yêu cầu đề
bài
Gọi HS làm bt
Ghi vở chốt vấn
đề

IV. Củng cố(4ph)

-> hành động không biết giữ
chữ tín, nếu chúng ta không
thực hiện được thì không nên
hứa, không nên hứa rồi không
thực hiện.
III- Bài tập (5ph)
Bài tập 1.
a.-Việc làm hộ bài của minh là
sai .vì Minh ko giữ lời hứa là
giúp Quang tiến bộ mà chỉ làm

Quang lười và ỉ lai
b. Bố Trung ko phải là
người không biết giữ lời hứa vì
có việc đột xuất – do hoàn cảnh
khách quan đem lại.
c. ý kiến của Nam là sai . vì đã
nhận lỗi và hứa sữa lỗi thì phải
Thực hiện và phải quyết tâm
làm được mới tiến bộ.
Bài tập 2
? Em có đồng tình với những
biểu hiện sau đây không ? Vì
sao ?
- Làm việc cẩu thả
- Nói hay làm dở
- Để bổ mẹ, anh chị nhắc nhở
nhiều
-Thường xuyên vi phạm kỷ luật
nhà trường
- Mắc lỗi nhiều lần không sửa
chữa
- Nhiều lần không học bài
- Nghỉ học hứa chép bài song
không thuộc bài
- Học sinh tự bày tỏ quan điểm
của mình . Đây đều là những
biểu hiện của hành vi không
biết giữ chữ tín.



Sắm vai
Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi , và
hứa phải đi đón em vào giờ đó.
Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín:
Ca dao:
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà.
Nói chín thì nên làm mười,
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
VG hệ thống toàn bài:Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng
ở mức độ,lời nói việc làm của mình. Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá
nhân,gia đình,xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không trọng nhân nghĩa,ăn
gian nói dối,làm trái đạo lí. HS chúng ta phải biết rèn luyện chữ tín để luôn là một
công dân tốt.
V. Hướng dẫn học bài (1ph)
- Học thuộc bài và làm bài tập 4 SGK
- Chuẩn bị bài : Pháp luật và kỷ luật
- Đọc trước phần đặt vấn đề.
Tuần 5
Ngày soạn: 17/9/2013
Ngày giảng: 8a,b: /9/2013

Tiết 5. BÀI 5: PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức- Thế nào là pháp luật , kỷ luật
- Hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật .
- Hiểu được ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi
- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp
luật và kỉ luật

3. Thái độ
- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những
hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Giảng giải, đàm thoại
C- CHUẨN BỊ:
1- Thầy : SGK , SGV, liệu tham khảo
2- Trò: SGK, đọc trước bài
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
I- Ổn định lớp.
II- Kiểm tra bài cũ.(4ph)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×