Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh qua thực tiễn ở tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.39 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THẢO

GI¸M S¸T CñA HéI §åNG NH¢N D¢N TØNH QUA THùC TIÔN ë TØNH H¦NG Y£N

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THẢO

GI¸M S¸T CñA HéI §åNG NH¢N D¢N TØNH QUA THùC TIÔN ë TØNH H¦NG Y£N

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của


riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

PHẠM THỊ THẢO

1


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chương 1: GIÁM SÁT LÀ CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.

Khái niệm, vai trò hoạt động giám sát của HĐNDError! Bookmark not defin


1.1.1. Khái niệm hoạt động giám sát của HĐNDError! Bookmark not defined.
1.1.2. Vai trò hoạt động giám sát của HĐNDError! Bookmark not defined.
1.2.

Chủ thể, đối tượng, hình thức giám sát của HĐND tỉnhError! Bookmark no

1.2.1. Chủ thể giám sát của HĐND cấp tỉnh Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đối tƣợng giám sát của HĐND tỉnh ... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Hình thức giám sát của HĐND tỉnh ... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊNError! Bookmark not defined.
2.1.

Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng YênError! Bookmar

2.2.

Cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Hưng YênError! Bookmark not defined.

2.3.

Quá trình hình thành, phát triển pháp luật về hoạt động
giám sát của HĐND cấp tỉnh ........... Error! Bookmark not defined.

2.4.

Thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnhError! Bookmark not

2.4.1. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnhError! Bookmark


2


2.4.2. Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hƣng Yên hiện nayError! Bookmark
2.4.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh qua
hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hƣng YênError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH HƯNG YÊNError! Bookmark not defined.
3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giám sát của

HĐND cấp tỉnh qua thực tiễn ở tỉnh Hưng YênError! Bookmark not defined
3.2.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh.................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và
hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnhError! Bookmark not defined.
3.2.2. Những giải pháp nâng cao năng lực các chủ thể thực hiện chức

năng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng YênError! Bookmark not defi
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10

3



ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân” [30, Điều 2]. Nhân dân là chủ thể, nguồn gốc tối cao của
quyền lực Nhà nƣớc và xã hội. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông
qua cơ quan đại diện là Quốc hội và HĐND. Vì vậy, Quốc hội và HĐND có
vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nƣớc.
Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của HĐND. Giám
sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng, bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; Là công cụ quan trọng, nhằm
giúp các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức thấy đƣợc những sai sót, bất cập trong
quản lý và hoạt động của mình.
Thông qua hoạt động giám sát, HĐND phát hiện những vấn đề bất cập,
chỉ ra nguyên nhân và có những kiến nghị, đề xuất nhằm giải quyết những tồn
tại, thiếu sót, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh tại địa phƣơng.
Do vậy, nâng cao hiệu quả giám sát không chỉ là quá trình nỗ lực,
phấn đấu không ngừng của cơ quan dân cử mà còn là đòi hỏi, mong đợi từ
phía cử tri.
Với sự ra đời của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cùng Quy
chế hoạt động của HĐND năm 2005. Đã bƣớc đầu thể hiện sự chú trọng, tạo
điều kiện cho vai trò kiểm tra giám sát của HĐND với UBND đƣợc phát huy
và các cơ quan đơn vị ở địa phƣơng liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng
nhƣ: Đầu tƣ, xây dựng và phát triển các dự án, các vấn đề y tế, giáo dục, an
sinh xã hội… Có thể nói, vai trò và trách nhiệm của HĐND ngày càng đi vào

4



cuộc sống. Bên cạnh những đạt đƣợc, thì vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, thể
hiện chủ yếu trong hiệu quả hoạt động của nó, hoạt động quyết định và giám
sát của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều
hạn chế, một số vấn đề về tổ chức của hoạt động giám sát HĐND vẫn chƣa
đƣợc làm rõ, chƣa có định hƣớng đổi mới một cách cơ bản lâu dài.
Việc ra đời Luật hoạt động giám sát của HĐND là yêu cầu cần đặt ra
nhằm xây dựng nội dung cụ thể quy định chặt chẽ về hoạt động giám sát của
HĐND. Chúng ta đã xây dựng Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm
2003, và bản Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực. Đặt ra yêu cầu cho việc ra đời
của Luật hoạt động giám sát HĐND và UBND là một đòi hỏi tất yếu và quan
trọng trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động giám
sát của HĐND nói chung, của HĐND cấp tỉnh nói riêng là nhu cầu cấp thiết.
Đặc biệt, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tại
một địa bàn nhƣ tỉnh Hƣng Yên lại càng có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan
trọng. Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài: “Giám sát của HĐND tỉnh - qua
thực tiễn ở tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đều quan tâm tập
trung theo một góc độ nhất định, giá trị mà các công trình nghiên cứu đó
hƣớng tới là sự hoàn thiện tổng thể. Trong đó Học viên đã tiếp cận một số
công trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến một số nhóm đề tài liên quan nhƣ:
a. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát
chung của HĐND
- GS.TS Đào Trí Úc (2003), “Quan niệm về giám sát việc thực hiện
quyền lực Nhà nước và các cơ chế thực hiện giám sát”, Tạp chí Nhà nƣớc và
pháp luật;

5



- Phạm Ngọc Kỳ (2001), “Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và
kỹ năng giám sát cơ bản”, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội;
- Nguyễn Hải Long (2012), “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám
sát của HĐND”, Luận án Tiến sỹ, Khoa Luật - ĐHQGHN.
b. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh
- Vũ Mạnh Thông (1998), “Nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND cấp
tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Hải Long (2006), “Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND
cấp tỉnh”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật - ĐHQGHN.
c. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát của
HĐND qua thực tiễn ở một số tỉnh
- Hồ Thị Hƣơng (2006), “Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”;
- Đề tài nghiên cứu khoa học của HĐND tỉnh Thanh Hóa (2007),
“Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Thường
trực HĐND các cấp ở Thanh Hóa”;
- Phạm Quang Hƣng (2007), “Năng lực thực hiện chức năng giám sát
của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước
về đất đai”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các đề tài dƣới các góc độ khác nhau, đã đề cập đến các
vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của HĐND. Từ trƣớc tới
nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về hoạt động
giám sát của HĐND cấp tỉnh cụ thể trên địa bàn ở tỉnh Hƣng Yên. Với
phƣơng diện là một đề tài độc lập, đi sâu nghiên cứu những hoạt động thực
tiễn để tìm ra những mặt ƣu điểm và hạn chế trong tổ chức và hoạt động để


6


qua đó đƣa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất những giải pháp có giá trị
thực tiễn nhằm tăng cƣờng hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám
sát của HĐND tỉnh Hƣng Yên trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Với đề tài “Giám sát của HĐND tỉnh - qua thực tiễn ở tỉnh Hƣng Yên”
Học viên mong muốn:
- Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về giám sát HĐND. Qua đó, phân
tích thực trạng quy định pháp luật và việc thực hiện pháp luật về giám sát của
HĐND cấp tỉnh nói chung và ở tỉnh Hƣng Yên nói riêng.
- Từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập trong những quy định pháp luật;
Đề ra những phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám
sát của HĐND.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng trực HĐND, các Ban của
HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh.
- Các quy định của Hiến pháp 1946 - 1959 - 1980 - 1992 - Hiến pháp
sửa đổi 2002 và Hiến pháp hiện hành 2013, Luật tổ chức HĐND và UBND
qua các thời kỳ và Quy chế hoạt động của HĐND các văn bản có liên quan
đến tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các lĩnh vực sau:
- Các tài liệu, tƣ liệu, văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt
động giám sát của HĐND.
- Các báo cáo về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hƣng Yên và các
loại văn bản khác có liên quan.


7


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
- Về mặt cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về HĐND và chức năng giám
sát của HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phƣơng pháp biện chứng, lịch sử
Xem xét pháp luật về giám sát của HĐND theo từng thời kỳ. Mỗi
giai đoạn sẽ có pháp luật phù hợp. Từ đó tìm ra quy luật của sự phát triển
pháp luật về hoạt động giám sát sao cho phù hợp với từng giai đoạn của
thực tiễn lịch sử.
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên
cứu về hoạt động giám sát HĐND. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép
vì đã có sự sắp xếp và phân tích dƣới góc nhìn của tác giả.
+ Phƣơng pháp thống kê
Từ những kết quả số liệu thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng hoạt
động để đề ra những giải pháp hợp lý.
+ Phƣơng pháp hội thảo và chuyên gia.
Thông qua những kết quả thu đƣợc của các cuộc hội thảo về lĩnh vực
liên quan đến đề tài và các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, là những
nguồn tài liệu nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn cho luận văn.
6. Ý nghĩa đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn đi sâu nghiên cứu những hoạt động liên quan đến giám sát
của HĐND tỉnh Hƣng Yên, luận văn có những đóng góp mới sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh
Hƣng Yên.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động giám sát

của HĐND tỉnh Hƣng Yên.

8


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Giám sát là chức năng quan trọng của HĐND.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động giám sát HĐND tỉnh Hƣng Yên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh - qua thực tiễn ở tỉnh Hƣng Yên.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Công tác lập pháp thuộc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2006), Báo
cáo khoa học đề tài đổi mới hoạt động giám sát và xây dựng quy trình
giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu
Quốc hội.

2.

Ban Nội chính Trung ƣơng (2015), Một số vấn đề góp phần tăng cường
hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Hà Nội.

3.


Ban Pháp chế hội đồng nhân dân Hƣng Yên (2014), Báo cáo công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hƣng Yên.

4.

Ban Tuyên giáo tỉnh Hƣng Yên (2015) Giám sát việc thực hiện đề án dạy
và học ngoại ngữ tại Hưng Yên, Hƣng Yên.

5.

Ban Tuyên giáo tỉnh Uỷ Hƣng Yên (2015), Điều kiện tự nhiên - Kinh tế
xã hội tỉnh Hưng Yên.

6.

Báo Điện tử pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), “Có quá nửa số
phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức”, Thành phố Hồ Chí Minh.

7.

Báo Điện tử Quảng Trị (2015), “Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân”, Quảng Trị.

8.

Báo Điện tử VnExpress (2012), “Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cƣỡng
chế thu hồi đất”.

9.


Báo Hải quan online (2015), “Sẽ quy định cụ thể về giám sát chuyên đề
của Quốc Hội”, Hà Nội.

10. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
11. Nguyễn Nhƣ Du (2004), “Cử tri đang mong chờ vào hiệu quả giám sát”,
Báo ngƣời đại biểu nhân dân.
12. Nguyễn Đăng Dung (2015), Về dự thảo Luật giám sát Quốc Hội và Hội

10


đồng Nhân dân, Hà Nội.
13. Đại biểu nhân dân Cần thơ (2015), “Thực trạng thi hành pháp luật trong
hoạt động giám sát”, Cần Thơ.
14. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Khoa học đề tài đổi mới hoạt động giám
sát và xây dựng quy trình giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
15. Vũ Đức Đán (2012), “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh”, Tạp chí quản lý nhà nước.
16. Trần Hữu Đức (2006), “Nâng cao chất lƣợng giám sát của Hội đồng
nhân dân”, Bản tin Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên (2011), Nghị quyết 95/2011/NQHĐND về Xác nhận kết quả bầu cử các chức danh của HĐND khóa XV,
nhiệm kỳ 2011 - 2016, Hƣng Yên.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên (2013), Báo cáo kết quả hoạt động và
phương hướng nhiệm vụ hoạt động chủ yếu 2014, Hƣng Yên.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2014, Hƣng Yên.
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động của

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên năm 2015, Hƣng Yên.
21. Hồ Thị Hƣơng (2006), Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
22. Vũ Đức Khiển (2009), “Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm: Từ mong muốn
đến hiện thực”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (147).
23. Nguyễn Hải Long (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát
của HĐND, Luận án Tiến sỹ, Khoa Luật - ĐHQGHN.
24. Đinh Ngọc Quang (2005), “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009”, Tạp chí quản lý Nhà nước.

11


25. Quốc hội Việt Nam (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội Việt Nam (1962), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban
hành chính, Hà Nội.
27. Quốc hội Việt Nam (1988), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.
28. Quốc hội Việt Nam (1994), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân, Hà Nội.
29. Quốc Hội Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân, Hà Nội.
30. Quốc hội Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
31. Quốc Hội Việt Nam (2015), Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc
Hội và Hội đồng nhân dân, Hà Nội.
32. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Đinh Xuân Thảo (2014), Chế định chính quyền địa phương theo Hiến
pháp 2013, Nxb Lao động xã hội.
34. Thƣờng trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Tham
luận chất vấn tại kỳ họp là một hình thức giám sát tốt của Hội đồng

Nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Phan Trung Tú (2014), “Những bất hợp lý trong tổ chức Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh và các kiến nghị đổi mới”, Tạp chí tổ chức Nhà nước, Hà Nội.
36. Từ điển học sinh (1971), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử (2010), Hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội - Nhận thức lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
38. Viện Chính sách công và pháp luật (2014), Bình luận khoa học Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Lao động xã hội.
39. Viện Ngôn Ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
40. Vụ Công tác đại biểu (2005), Những điểm mới trong quy chế hoạt động

12



×