Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.19 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN
Môn học: GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA TRONG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tên đề tài:
“MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỘNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH”
Giảng viên giảng dạy: TS.LƯƠNG THANH CƯỜNG
Học viên thực hiện: LÊ CHÍ QUỐC MINH
Lớp: Cao học HCC-Khóa 16M tại Huế
Thành phố Huế, tháng 3 năm 2013
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH 5
1.1. Khái niệm hoạt động và hiệu quả hoạt động của HĐND 5
1.2. Các nội dung trong hoạt động giám sát của HĐND 6
II. CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐND 7
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 9
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề
tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ
máy Nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng trong đó
có Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là yêu cầu khách quan và tất yếu. Là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của nhân dân, do đó, xây dựng hoạt động của Hội đồng nhân dân
các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm là một yêu cầu
bức xúc hiện nay. Với hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định những vấn đề


quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân thì chức năng giám sát có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đảm bảo HĐND
thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng
nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám
sát là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của
HĐND.
Trong thời gian qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã không
ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó,
hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đưa lại nhiều kết quả khả quan,
bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân
dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong
thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như cách thức tổ chức giám sát chưa
khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung
giám sát chưa được đổi mới toàn diện, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá
trình giám sát của đại biểu HĐND tỉnh còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan
chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 3
HĐND tỉnh còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn
đến làm giảm hiệu quả giám sát. Để khắc phục tình trạng nêu trên, yêu cầu cấp
thiết đặt ra đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian tới là phải
nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát của HĐND, để HĐND thực sự là cơ quan đại
diện cho quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu nội dung “Nâng
cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” là thực sự cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 4

NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP
TỈNH:
1.1. Khái niệm hoạt động và hiệu quả hoạt động giám của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh:
Trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 tuy không định
nghĩa cụm từ giám sát nhưng các nội dung trong chương III của luật này quy định
cụ thể nội dung mà Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát bao gồm: giám sát tổ
chức hoạt động của các cơ quan do HĐND bầu ra và giám sát việc thi hành pháp
luật và nghị quyết của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND thông qua các
hình thức: xem xét báo cáo công tác của những đối tượng theo quy định pháp luật;
xem xét trả lời chất vấn của những đối tượng này; tổ chức các đoàn giám sát; bỏ
phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, thông qua việc tiếp dân và
theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến HĐND
Như vậy, giám sát là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND, thông
qua hoạt động giám sát chúng ta có thể kiểm chứng lại tính đúng đắn, sự phù hợp
về các quy định của pháp luật đã, đang được áp dụng trong cuộc sống và những
chủ trương biên pháp mà HĐND đã quyết nghị; giúp chúng ta phát hiện ra những
khó khăn, vướng mắc và kịp thời có những giải pháp thảo gỡ để thực hiện nhiệm
vụ một cách chủ động. Hoạt động giám sát còn là cơ sở để thực hiện công tác thẩm
tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác, bảo đảm các nghị quyết ban
hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Trong tình hình thực tế hiện nay, xác định hiệu quả giám sát là một nhiệm vụ
phức tạp và đầy khó khăn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Theo các nhà ngôn ngữ
học, khái niệm hiệu quả được hiểu là kết quả đạt được trong việc thực hiện một
nhiệm vụ nhất định. Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: hiệu
quả là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa
lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ
đầu ra, đầu vào. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về hiệu quả giám sát của HĐND,
cần phải đặt hiệu quả trong mối quan hệ với hiệu lực giám sát của HĐND. Hiệu

Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 5
quả cao hay thấp phụ thuộc vào việc HĐND thực hiện chức năng giám sát của
mình theo quy định của pháp luật đến đâu cũng như những kết luận kiến nghị từ
hoạt động giám sát có được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh
hay không. Để đảm bảo hiệu lực, hoạt động giám sát có chất lượng, nghĩa là phải
đưa ra những kết luận đề xuất đúng đắn. Trong mối quan hệ giữa chất lượng và
hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm thực hiện hiệu lực
nhưng để đảm bảo hiệu lực giám sát cần có sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của
các chủ thể bị giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn rút ra từ hoạt động
giám sát. Đồng thời cần có các biện pháp xử lý đối với các chủ thể không chấp
hành nghiêm các kết luận đề xuất đó. Một khi chất lượng và hiệu lực giám sát được
đảm bảo thì đương nhiên hiệu quả giám sát sẽ tốt hơn. Như vậy giữa hiệu lực và
hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, vì tính hiệu quả
của hoạt động giám sát, bên cạnh việc đảm bảo về mặt hiệu lực phải tính toán
những chi phí đầu tư cần phải ở mức tối ưu.
Do vậy, muốn đạt được hiệu quả giám sát thì trước hết, HĐND phải thực hiện
đúng chức năng giám sát như luật định và đảm bảo cho các kiến nghị, kết luận của
mình được thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tính hiệu quả của hoạt động giám
sát, bên cạnh việc đảm bảo về mặt hiệu lực, phải tính toán đến những đầu tư, chi
phí (thời gian, vật chất, nguồn lực lao động ) cho hoạt động giám sát.
Từ những phân tích trên, hiệu quả giám sát của HĐND được hiểu là hiệu lực
thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát, đem lại kết quả phù hợp với mục
đích giám sát, với những chi phí hợp lý về thời gian, trí lực, vật lực….cho hoạt
động giám sát.
1.2. Các nội dung trong hoạt động giám sát của HĐND
Chủ thể giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám
sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại
biểu HĐND.
Đối tượng giám sát của HĐND bao gồm hoạt động của Thường trực HĐND,
UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp, Tòa án nhân dân, Viện

kiểm sát nhân dân cùng cấp, HĐND cấp dưới trực tiếp và các cơ quan nhà nước
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 6
khác, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân
ở địa phương trong việc chấp hành pháp luật và nghị quyết của HĐND.
Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động công tác của các cơ quan do HĐND
bầu ra hoặc theo quy định của pháp luật là đối tượng phải báo cáo công tác trước
HĐND, giám sát việc thi hành pháp luật và nghị quyết của HĐND đối với đối
tượng thuộc quyền giám sát của HĐND.
Để hoạt động giám sát có hiểu quả, Hội đồng nhân dân thực hiện thông qua
các hình thức như: xem xét báo cáo công tác của những đối tượng theo quy định
của pháp luật; xem xét trả lời chất vấn của các đối tượng này; tổ chức các đoàn
giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, thông qua việc
tiếp dân và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến
HĐND……
II. CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐND:
2.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND, bởi
các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện vai
trò, chức năng và nhiệm vụ của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục,
trách nhiệm, quyền hạn….của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì
việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình
thức. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 đã cụ thể, chi tiết hóa chức năng giám sát của HĐND
nên trong những năm vừa qua đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Như vậy, để
nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND thì đòi hỏi quan trọng nhất là phải ban hành
đủ các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giám sát của HĐND nói riêng và toàn bộ
hoạt động của HĐND nói chung.
2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của HĐND
Để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát đòi hỏi
HĐND phải có tổ chức bộ máy hoạt động khoa học, linh hoạt, năng động và hiệu

quả. Bởi thực tế cho thấy, bất kỳ một cơ quan nào, nếu có tổ chức bộ máy hợp lý
và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và mang lại hiệu quả cao.
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 7
2.3. Năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của
đại biểu HĐND
Suy cho cùng, đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến
chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Con người là yếu tố quyết định hiệu lực hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do vậy,
bên cạnh việc đảm bảo về mặt số lượng, trình độ am hiểu pháp luật, người đại biểu
cần phải có năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát.
Các đại biểu phải có đủ tâm, đủ tài và đủ tầm. Ngoài việc công nhận cái đúng còn
phải chỉ rõ và đề ra các kiến nghị, các biện pháp hữu ích để loại bỏ những cái tiêu
cực, trái pháp luật, phát hiện cái sai của người khác, của các ngành chức năng. Như
vậy, người đại biểu nhân dân phải có trình độ, bản lĩnh vững vàng, có cái nhìn sáng
suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý. Dám nói thẳng, nói thật, không nể
nang, né tránh, phải vì lợi ích của nhân dân, của nhà nước.
2.4. Kế hoạch và chương trình giám sát của HĐND
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị. Trong quá
trình giám sát, xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là điều
kiện để đảm bảo thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Hơn thế, giám sát là công việc khó khăn và phức tạp bao gồm nhiều khâu,
nhiều công đoạn, đồng thời đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén, nếu không có kế hoạch
nghiên cứu trước các đối tượng được giám sát thì rất dễ rơi vào hình thức. Mặt
khác, phạm vi giám sát của HĐND rất rộng, lại đặt trong điều kiện chúng ta đang
thực hiện chương trình hoạt động giám sát nên việc xây dựng chương trình, lên kế
hoạch, lựa chọn hình thức giám sát phù hợp là những việc làm hết sức cần thiết.
Chương trình giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, nội dung giám sát cần tập
trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc được đa số đại biểu HĐND biểu quyết
tán thành và được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm.
2.5. Điều kiện vật chất, chi phí hoạt động giám sát của HĐND

Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, cần đầu tư chi phí và điều kiện
vật chất cho hoạt động giám sát như kinh phí, phương tiện và con người phục vụ
cho hoạt động giám sát. Bởi lẽ, nếu có đầu tư thỏa đáng sẽ góp phần tích cực nâng
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 8
cao hiệu quả giám sát của HĐND. Chẳng hạn, ở những địa phương thuộc vùng
sâu, vùng sa, vùng cao công việc giám sát lại chủ yếu diễn ra ở cơ sở nên cần có
chế độ kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp xuống giám sát, tạo điều kiện thuận
lợi cho đoàn giám sát trong thời gian làm việc tại cơ sở. Đồng thời, đầu tư chi phí
cho hoạt động giám sát phải tối ưu, nghĩa là chỉ đủ mức cần thiết và triệt để tiết
kiệm, chống lãng phí. Không phải bao giờ và ở đâu, cứ tăng đầu tư chi phí thì khi
đó và ở đó công tác giám sát có hiệu quả. Ngược lại, nhiều khi chỉ ở mức kinh phí
hạn hẹp nhưng nếu tổ chức thực hiện tốt, tìm ra những hình thức, phương pháp
thích hợp thì cũng có thể mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, khi nói tới hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào nói chung và giám sát
nói riêng đều đòi hỏi phải tính đến mức đầu tư chi phí hợp lý, tối ưu.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND, trong thời gian tới cần tập
trung giải quyết các nội dung sau:
Một là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND.
Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND, bởi các
quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền
năng của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục, trình tự, nhiệm vụ,
quyền hạn của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì việc ghi nhận
chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật khác cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn phát
triển của luật tổ chức HĐND và UBND (từ năm năm 2003, Luật Tổ chức HĐND
và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân nên
trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả đáng kể).
Hai là: Kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của HĐND. HĐND là cơ quan
hoạt động không thường xuyên, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND hoạt động theo

chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Hơn
nữa HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, về mặt tổ chức lâu
nay vẫn chưa được chú ý cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng
của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy làm
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 9
việc đủ mạnh và năng động. Thực tế cho thấy bất kỳ một cơ quan nào, nếu có tổ
chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng, hiệu quả.
Ba là: Nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám
sát của Đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan
đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo về mặt số lượng, trình độ am hiểu pháp
luật, người đại biểu cần phải có năng lực bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các
hoạt động giám sát. Nghĩa là các đại biểu dân cử phải có đủ tâm và đủ tài. Bởi
người làm công tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng còn phải chỉ rõ và đề ra các
kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp
luật; để phát hiện cái sai của người khác, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức.
Như vây, người đại biểu nhân dân phải có quan điểm, trình độ, bản lĩnh vững
vàng, có cách nhìn sáng suốt và phương pháp làm việc khoa học, hợp lý. Phải có
bản lĩnh dám nói thẳng sự thật, không nể nang né tránh, phải vì lợi ích của dân, của
nhà nước.
Bốn là: Điều kiện vật chất, kinh phí hoạt động giám sát của HĐND phải được
đảm bảo.Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, cần phải đầu tư
kinh phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát./.
Lê Chí Quốc Minh-Lớp Cao học 16M tại Huế 10

×