Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.97 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ LAN

HOµN THIÖN QUY CHÕ THùC HIÖN D¢N CHñ ë CÊP X·

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ LAN

HOµN THIÖN QUY CHÕ THùC HIÖN D¢N CHñ ë CÊP X·
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC

Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 96
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN
CHỦ Ở CẤP XÃ .............................................................................. 101
1.1.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã .. 101

1.1.1. Thực hiện dân chủ ở cơ sở ................................................................ 101
1.1.2. Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã ... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Nội dung quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark not defined.

1.2.1. Hệ thống văn bản, quy định của quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookma

1.2.2. Nội dung quy định quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark not de
1.3.

Các tiêu chí hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmar

1.3.1. Tiêu chí chung của việc hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở
cấp xã ................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Tiêu chí riêng của hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở
CẤP XÃ .............................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.

Thực trạng quy định về quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.Error! Bookma

2.1.1. Thực trạng về văn bản quy định thực hiện dân chủ ở cấp xã.Error! Bookmark n

2.1.2. Thực trạng về quy định thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark not define
2.2.

Thực trạng thực hiện các nội dung thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmar

2.2.1. Thực trạng thực hiện công khai để dân biếtError! Bookmark not defined.

94


2.2.2. Thực trạng thực hiện dân bàn, dân tham gia ý kiếnError! Bookmark not define
2.2.3. Thực trạng thực hiện dân giám sát ...... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: HOÀN THIỆN QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở
CẤP XÃ .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.

Nhu cầu hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark no

3.1.1.

Nhu cầu xuất phát từ quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNError! Bookmark

3.1.2. Nhu cầu xuất phát từ quá trình hội nhập quốc tếError! Bookmark not defined.
3.1.3. Nhu cầu của cải cách nền hành chính quốc giaError! Bookmark not defined.

3.1.4. Nhu cầu của quá trình dân chủ ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.

Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quy chế thực hiện dân
chủ ở cấp xã........................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã cần đầy đủ và cụ thểError! Bookmark not
3.2.2. Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã cần hoàn thiện, đổi mới phù

hợp với điều kiện mới và cần được điều chỉnh ở cấp độ LuậtError! Bookmark n
3.3.

Giải pháp hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark n

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản về thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark no

3.3.2. Hoàn thiện quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xãError! Bookmark not define
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 102

95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, dựa vào dân. Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30
CT/TW về xây dựng quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Thể chế hóa Chỉ thi ̣của
Bô ̣ Chin
́ h tri,̣ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29-NQ/CP ngày 11/5/1998

và sau đó là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 kèm theo Quy chế
thực hiện dân chủ ở xã . Trước yêu cầ u về viê ̣c thực hiê ̣n dân chủ ở cấp xã , để
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện, ngày 20/4/2007 Ủy ban Thường
vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, về
việc thực hiê ̣n dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tiế p đó, Ban Bí thư Trung ương
Đảng, khóa X đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW, ngày 04/3/2010 về tiế p tục
thực hiê ̣n Chỉ thi ̣số 30-CT/TW của Bô ̣ Chiń h tri ̣khóa VIII về thực hiê ̣n quy
chế dân chủ ở cơ sở. Hiện nay Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong việc thực hiện dân chủ của nhân dân ở
cấp xã. Thực tế cho thấy việc ban hành Pháp lệnh đã đạt được những kết quả rất
rất lớn, góp phần quan trọng củng cố quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức
sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy vậy, quá trình
thực hiện vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém như: Quyền làm chủ của nhân
dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, cửa quyền, hách
dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và
nghiêm trọng mà chưa đẩy lùi được; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống. Ở Việt Nam, xã, phường, thị trấn là đơn vị
hành chính cơ sở trực tiếp nhất, gần dân nhất trong hệ thống chính trị; là nơi người

96


dân thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các
công việc trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, và học tập. Xã, phường, thị trấn
cũng là nơi nảy sinh và giải quyết những công việc hàng ngày trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị - xã hội; cũng là nơi hiện thực hóa mọi đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị

đã khẳng định: Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm
chủ của nhân dân ở cơ sở. Dân chủ ở xã, phường, thị trấn là thực hiện những
nội dung dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi, đến với từng người dân nhằm
phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội, an ninh, trật tự công cộng. Do đó, để người dân địa phương phát huy
tối đa quyền làm chủ của mình, đòi hỏi các văn bản, quy định của pháp luật
về thực hiện dân chủ ở cấp xã phải được hoàn thiện.
Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Việc triển
khai nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã" là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng
yêu cầu bức xúc hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam của dân, do dân và vì dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quy chế về thực hiện dân chủ ở cấp xã là tập hợp những văn bản,
quy định đã và đang được triển khai thực hiện trên thực tế. Hiện nay việc
thực hiện dân chủ ở cấp xã được quy định cụ thể nhất trong Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số
34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 và một số văn bản, quy định đó là:
Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN, ngày 17/4/2008
Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của
Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; các quy định về Ban

97


thanh tra nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 68, Điều 69, Điều 70 và
Điều 71 Luật Thanh tra 2010; Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTPBVHTT-BTTUBTUMTTQVN, ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa
Thông tin, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên
tịch số 04/2006/ TTLT/KH&ĐT-UBTUMTTQVN-TC, ngày 04/12/2006 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Bộ Tài chính.
Do nội dung của việc thực hiện dân chủ ở cấp xã rất sâu, rộng, ngoài
các văn bản, quy định trên còn được quy định tản mạn ở nhiều văn bản, quy
định khác. Vì vậy bài viết, công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở chỗ: Tìm hiểu
và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc triển khai thực hiện
các nội dung thực hiện dân chủ ở cấp xã như nội dung công khai để nhân dân
biết, nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có
thẩm quyền quyết định, nội dung nhân dân tham gia ý kiến và nội dung nhân
dân giám sát. Đồng thời đánh giá về thực trạng hệ thống các văn bản, quy
định thực hiện dân chủ ở cấp xã và quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy chế
thực hiện dân chủ ở cấp xã trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về dân chủ ở cấp xã và đánh giá thực trạng các văn bản, quy định về thực hiện
dân chủ ở cấp xã trong điều kiện hiện nay; luận văn đề xuất phương hướng và
các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các văn bản, quy định về thực hiện dân
chủ ở cấp xã hiện nay.
Luận văn có nhiệm vụ:

98


- Tìm hiểu, phân tích một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm nền dân chủ, bản chất, vai trò của dân chủ ở
cơ sở; khái niệm, nội dung, vai trò và tiêu chí hoàn thiện quy chế thực hiện
dân chủ ở cấp xã;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thi hành các nội dung thực hiện dân chủ

ở cấp xã hiện nay;
- Đối chiếu, liên hệ với những yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của
đất nước, trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, bước đầu đề
xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các văn bản,
quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã trong điều kiện mới.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Pháp luật về thực hiện dân chủ hiện nay có phạm vi điều chỉnh tương
đối rộng bao gồm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan hành chính, doanh
nghiệp, trường học… Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực
trạng thi hành và quan điểm hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã được
cụ thể trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PLUBTVQH11, ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một số văn
bản, quy định tại Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN,
ngày 17/4/2008 và các quy định về Ban thanh tra nhân dân cấp xã; Thông tư liên
tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN, ngày 31/3/2000
Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng
đồng; Thông tư liên tịch số 04/2006/ TTLT/KH&ĐT-UBTUMTTQVN-TC,
ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính.

99


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nền dân chủ XHCN, về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và
về lý luận xây dựng pháp luật nói riêng;
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp nghiên cứu của
chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Lịch

sử - cụ thể; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: Thống kê, so sánh,
điều tra xã hội học.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn nghiên cứu xác định khái niệm, tiêu chí hoàn thiện quy chế
thực hiện dân chủ ở cấp xã;
- Phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng và những
nguyên nhân tồn tại của quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy chế
thực hiện dân chủ ở cấp xã trong điều kiện mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện
nay đang đặt ra đối với hoạt động thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở.
- Luận văn thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy trong các trường pháp lý cũng như nghiên cứu hoàn thiện pháp luật
thực hiện quyền dân chủ ở Việt Nam trong thời gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Chương 2. Thực trạng quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Chương 3. Hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.

100


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ
1.1. Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã
1.1.1. Thực hiện dân chủ ở cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm dân chủ

Dân chủ là khái niệm xuất hiện từ thời cổ đại. Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân
chủ là do 2 từ hợp thành Demos (dân chúng) và Cratos (quyền lực hay cai trị).
Như vậy, với nguyên nghĩa của từ, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,
quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Từ điển Bách khoa
Việt Nam định nghĩa: "Dân chủ, hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã
hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận
nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và
hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định" [36, tr. 653].
Dân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân là một trong những hình
thức tổ chức chính trị Nhà nước của xã hội mà đặc trưng là việc tuyên bố
chính thức nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, thừa nhận quyền tự do,
bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là cội nguồn của quyền lực. Dân
chủ XHCN là một hình thức dân chủ do nhân dân lao động chủ động thiết lập
trong tiến trình đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân, thông qua đội chính trị tiên phong của nó, là Đảng cộng sản. Trong
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" C.Mác và Ph. Ăng - ghen đã cho rằng:
"Trước hết giai cấp công nhân phải tự mình tổ chức thành giai cấp thống trị
và giành lấy dân chủ với ý nghĩa trực tiếp của nó là giành lấy quyền lực Nhà
nước" [38]. Như vậy dân chủ XHCN có mục đích tự thân, giành lấy dân chủ
là để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội vì
mục tiêu đem lại hạnh phúc, ấm no, tự do, bình đẳng cho mọi người lao động.

101


.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (2001), Hướng dẫn triển khai quy chế

dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Ban Thư ký Chương trình 135 (2004), Báo cáo Kinh tế và phát triển, tr.18.

3.

Ban thư ký chương trình 135 (2008), Tạp chí kinh tế và phát
triển, (85), tr.18.

4.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm
2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5.

Bộ Nội Vụ (2003), Tờ trình số 89/TTr – BNV ngày 15/1/3003 về việc ban
hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.

6.

C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7.

C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, tập 4, tr. 628, Nxb Sự thật, Hà Nội.


8.

Nguyễn Cúc (chủ biên) (2002), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
trong tình hình hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Chính phủ (1998), Chỉ thị số 22/1998/CT – TTg ngày 15/5 của Thủ tướng
Chính phủ về việc triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.

10.

Chính phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ – CP ngày 11/5 về việc
ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.

11.

Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ – CP ngày 7/7 về ban
hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.

12.

Chính phủ (2004), Báo cáo số 1317/CP – VIII ngày 23/9 về kết quả
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở từ 1998 đến năm 2004, Hà Nội.

102


13.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ
khóa 7, Hà Nội.

14.

Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, tr. 66 – 67, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị 30/CT – TW, ngày 18/2/1998
của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở, Hà Nội.

17.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, tr. 238 – 239, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


19.

Đảng và Nhà nước (2004), Các văn bản về Quy chế dân chủ ở cơ sở, tr. 9,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20.

Lê Xuân Đình (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản, (20).

21.

Nguyễn Văn Động (2010), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb Bộ Tư pháp, Hà Nội.

22.

Bùi Xuân Đức (2003), “Hương ước mới những vấn đề điều chỉnh pháp
luật”, Tạp chí KHPL, (4).

23.

Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai
đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp.

24.

Trương Quang Được (2002), “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản.


25.

Vũ Công Giao (2013), “Về thực hành dân chủ trực tiếp ở nước ta”, Tạp
chí Cộng sản, (ngày 21/08).

103


26.

Bùi Thị Hạnh (2009), Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc Giang – Thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính quốc gia.

27.

Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2004), Phát huy dân chủ ở xã, phường, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình lý luận
chung về nhà nước và pháp luật, tr. 173, Nxb lý luận - chính trị Hà Nội.

29.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, tr. 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, tr. 245, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

31.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, tr. 205 – 207, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

32.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, tr. 237 – 551, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

33.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, tr. 499 – 586, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

34.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, tr. 508, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

36.

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (1995), Từ điển Bách khoa Việt
Nam, tập I, tr.653, Nxb Sự thật, Hà Nội, Hà Nội.


37.

Nguyễn Đại Khởn (2004), “Kết quả và kinh nghiệm bước đầu sau 5
năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tỉnh Nam Định”, Tạp
chí Tổ chức nhà nước, (7).

38.

Mác-Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 4, tr. 628, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.

39.

Dương Xuân Ngọc (chủ biên) (2000), Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp
xã một số vấn đề lý luận và thực tiễn (sách tham khảo), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

104


40.

Nguyễn Đăng Quang (1992), “Một số cách tiếp cận khái niệm dân
chủ”, Tạp chí thông tin lý luận, (9).

41.

Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.


42.

Quốc hội (2001), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992 (sửa đổi), Nxb Lao động, Hà Nội.

43.

Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

44.

Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

45.

Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

46.

Nguyễn Thị Tâm (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc
thực hiện QCDC ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ
Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

47.

Tỉnh ủy Thanh Hóa (1998), Chỉ thị số 12/CT – TU về tổ chức triển khai
quy chế thực hiện dân chủ ở xã, này 1/9/1998, Thanh Hóa.


48.

Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (1998), Công văn số 138/CV- TU ngày
27/2/1998 hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị 30, Thiên Huế.

49.

Đỗ Phú Thọ (2013), “Cần cái nhìn khách quan về bản Hiến pháp (sửa
đổi)”, Báo Quân đội nhân dân, (ngày 01/12).

50.

Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát
đầu tư của cộng đồng và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐTUBTUMTTQVN-TC, ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính,
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám
sát đầu tư của cộng đồng, Hà Nội.

105


51.

Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,
tr. 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52.


Đào Trí Úc (2011), Chủ nghĩa lập hiến hiện đại ở Việt Nam: Những
thành tựu và các vấn đề đang đặt ra, trong “Hiến pháp: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn”, tr. 80, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

53.

Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PLUBTVQH11 ngày 20/4/2007 của UBTVQH thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, Hà Nội.

54.

V.I. Lênin (1976), Toàn tập, Tiếng việt, tr. 33, tr, 101, Nxb Tiến bộ,
Mat - Xcơ - Va.

55.

V.I.Lênin (1971), Toàn tập, tập 27, tr. 343, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

56.

V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva

57.

V.I Lênin (1976), Toàn tập, tập 32, tr. 515 - 516, Nxb Sự thật Hà Nội.

58.

V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva


59.

V.I.Lênin (2003), Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

II. Tài liệu Trang web
60.

.

61.

.

62.

.

106



×