Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.29 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN HUY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
FESTIVAL Ở HUẾ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LHQ



: Liên Hiệp Quốc

UNESCO

: The United Nations Organization for Education, Science
and Culture

NCC

: National Capital Commission

GDP

: Gross Domestic Product

USD

: United States Dollar

HIV

: Human Immunodeficiency Virus

AIDS

: Acquired Immune Deficiency Syndrome

KKT


: Khu Kinh Tế

FDI

: Foreign Direct Investment

KCN

: Khu Công Nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………….. 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
6. Bố cục luận văn ...................................................................................... 11
7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ ......................................... 12
1.1. Tổng quan về du lịch Festival ............................................................ 12
1.1.1. Festival và du lịch Festival ............................................................ 12
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Festival ............................... 17
1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch Festival ............................... 19
1.2. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch Festival. ............ 19
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế ...................................................................... 20
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................ 24
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 28

CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG ......................................... 30
2.1. Giới thiệu ………………………………………………………...… 30
2.2. Tài nguyên du lịch Festival ở Huế…………………………………37
2.3. Thị trƣờng khách du lịch Festival..................................................... 41
2.4. Các sản phẩm du lịch Festival ở Huế................................................ 47
2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Festival ở Huế ......................... 51
2.6. Nhân lực du lịch Festival ở Huế ........................................................ 61
2.7. Tổ chức, quản lý du lịch Festival ở Huế ........................................... 62
2.8. Tuyên truyền quảng bá du lịch Festival ở Huế................................ 67


2.9. Bảo vệ môi trƣờng văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế… 70
2.10. Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế ................. 72
1.2.1. Điều kiện chủ quan……………………………………………… 72
1.2.2. Điều kiện khách quan

…………………………………..….77

Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 80
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở
HUẾ ................................................................................................................ 82
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................... 82
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế .................................. 82
3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế .................................................................. 83
3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế....................................................... 84
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể................................................................. 85
3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival .... 85
3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Festival... 87
3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch Festival ....................... 88
3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch Festival ....................... 90

3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Festival .................. 90
3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch Festival ................... 91
3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong hoạt động du
lịch Festival .............................................................................................. 92
3.2.8. Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch………………………… 94
3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 95
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................... 95
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch…………………………..………. 96
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương................................... 96
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượt khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ tổ chức 41
Bảng 2.2. Tổng hợp số nước, đoàn khách tham dự Festival Huế trong 8 kỳ . 45
Bảng 2.3. So sánh chương trình chính tại 5 kì Festival Huế gần nhất ............ 48
Bảng 2.4. Du khách đánh giá về chương trình Festival Huế 2014 ................. 49
Bảng 2.5. Tỷ lệ mục đích chuyến đi của du khách ......................................... 50
Bảng 2.6. Tỷ lệ khách tại các cơ sở lưu trú khác nhau ................................... 52
Bảng 2.7. Tỷ lệ số đêm khách lưu trú tại thời điểm diễn ra festival............... 53
Bảng 2.8. Du khách đánh giá về dịch vụ lưu trú ............................................ 54
Bảng 2.9. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ ăn uống ........................ 55
Bảng 2.10. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung khác .............. 57
Bảng 2.11. Tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại............................. 59
Bảng 2.12. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển ................. 60
Bảng 2.13. Du khách đánh giá về câu khẩu hiệu chương trình ...................... 63
Bảng 2.14. Du khách đánh giá về thời lượng chương trình............................ 64
Bảng 2.15. Du khách đánh giá về thời gian tổ chức chương trình ................. 65

Bảng 2.16. Số lần du khách tham dự chương trình festival ............................ 66
Bảng 2.17. Tỷ lệ du khách biết trước về chương trình festival ...................... 68
Bảng 2.18. Du khách biết về festival thông qua các phương tiện .................. 69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượt khách tham dự trong 8 kì festival .................................. 43
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lượt khách thăm quan và du lịch trong 8 kì festival ......... 44
Biểu đồ 2.3. Số lượng khách nội địa và quốc tế trong 8 kì festival ................ 44
Biểu đồ 2.4. Số nước tham dự qua 8 kì festival .............................................. 45
Biểu đồ 2.5. Số đoàn tham dự trong 8 kì festival ........................................... 46
Biểu đồ 2.6. Số diễn viên, nghệ sĩ tham dự trong 8 kì festival ....................... 46
Biểu đồ 2.7. Khảo sát ý kiến du khách về chương trình Festival Huế ........... 49
Biểu đồ 2.8. Khảo sát mục đích chuyến đi của du khách ............................... 50
Biểu đồ 2.9. Khảo sát tỷ lệ khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú ....................... 52
Biểu đồ 2.10. Khảo sát tỷ lệ số đêm khách lưu trú ......................................... 53
Biểu đồ 2.11. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú ............................ 54
Biểu đồ 2.12. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống .......................... 56
Biểu đồ 2.13. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác ................. 58
Biểu đồ 2.14. Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại........... 60
Biểu đồ 2.15. Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển .. 61
Biểu đồ 2.16. Khảo sát ý kiến du khách về câu khẩu hiệu chương trình ....... 63
Biểu đồ 2.17. Khảo sát ý kiến du khách về thời lượng chương trình ............. 64
Biểu đồ 2.18. Khảo sát ý kiến du khách về thời gian tổ chức ........................ 66
Biểu đồ 2.19. Khảo sát số lần tham dự festival của du khách ........................ 67
Biểu đồ 2.20. Khảo sát tỷ lệ du khách biết trước chương trình festival ......... 68
Biểu đồ 2.21. Khảo sát tỷ lệ du khách biết về festival qua các phương tiện .. 69


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, từ Festival xuất hiện lần đầu là ở Festival Huế đầu tiên có tên

là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992, cho đến năm 2000 thì đổi tên là
Festival Huế, tại thời điểm diễn ra sự kiện mọi người vẫn còn xa lạ với thuật ngữ
này, sau đó người ta thường xuyên sử dụng, dần dà quên mất xuất xứ của nó và sử
dụng như một từ thuần Việt. Tuy nhiên, không ít người đồng nhất khái niệm
„Festival‟ và „Lễ hội‟ hay „Liên hoan‟ mặc dầu ý nghĩa của chúng không hoàn toàn
giống nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, từ „festival‟ là một từ cổ xuất hiện khá
sớm trong lịch sử loài người.
Nói đến Lễ hội người ta thường nghĩ đến những hoạt động văn hóa cộng
đồng địa phương, do địa phương tổ chức nhằm tôn kính, tôn vinh các vị thần,
những người công lao to lớn trong việc giúp đỡ, khai canh, khai cư hay phản ánh
những ước mơ, nguyện vọng chính đáng của chính họ. Các lễ hội truyền thống ở
Việt Nam có thể phân thành một số loại như: Lễ hội dan gian, lễ hội lịch sử, lễ hội
tôn giáo, thường được tổ chức hầu như đầy đủ các tháng trong năm, từ tháng Giêng
ta có Lễ Tết Nguyên Đáng đến tháng Chạp ta có Lễ tiễn Ông Táo về trời.
Du lịch lễ hội ở Việt Nam là một loại hình hoạt động văn hóa luôn song hành
với người dân Việt, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một chúng ta từ đời này sang
đời khác, từ cổ chí kim, ở đâu có người Việt, ở đó có lễ hội, là một hoạt động văn
hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống tinh thần, vật chất của mỗi người,
lâu lâu phải đi „xem Lễ‟ để nhớ về nguồn cội, lâu lâu phải đi „trẩy Hội‟ để giao lưu,
du hí.
Festival Huế được tổ chức hai năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được
tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế.
Đến nay đã tổ chức được 8 kì, có những kì thành công và những kì chưa được



thành công mĩ mãn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ
nhận một điều là Festival Huế đã trở thành một điểm hội tụ các di sản văn hóa năm
châu bốn bể đáng ghi nhớ cho khách du lịch.
Với câu khẩu hiệu ‘Du lịch di sản văn hóa và hội nhập’ Festival Huế là điểm
hội tụ của nhiều di sản văn hóa quốc gia và quốc tế, nó mang đầy đủ tính kế thừa,
tôn tạo, phát triển giữa các nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên thế giới, là một
điểm đến lí tưởng cho du khách muốn tìm hiểu, phám phá những nét văn hóa đặc
thù, những di sản văn hóa thế giới độc đáo còn lưu lại đến hôm nay và trên hết
khách du lịch Fesitval Huế sẽ có một cơ hội quý báu để tận hưởng những nét văn
hóa đặc thù của xứ Huế, xứ Thần Kinh trước đây của Việt Nam.
Trước những tiềm năng du lịch to lớn, tài nguyên du lịch phong phú, dồi
dào, Festival Huế đang được nhiều nước bạn quan tâm, giúp đỡ, được đa số du
khách ủng hộ, tham gia, du lịch Festival đã trở thành một phần không thể thiếu
trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh nhà và quốc gia.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch Festival là một loại hình du lịch khá non trẻ và
mới mẻ tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên
sâu về lĩnh vực này, đa số chương trình được cóp nhặt, chỉnh sửa từ kinh nghiệm
của các nước bạn, nên đâu đó vẫn còn những bất cập, tính ứng dụng và khả thi
chưa cao, hẳn nhiên chưa khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển du lịch
Festival vốn có của nó.
Do vậy, nhằm khai thác tốt hơn du lịch festival, hoàn thiện hơn chất lượng
dịch vụ, chương trình lễ hội, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho điểm đến, tác giả chọn
đề tài này để nghiên cứu nhằm góp chút công sức cho sự nghiệp phát triển Festival
Huế nói riêng và các loại hình Festival khác nói chung ở Việt Nam.


2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế nhìn từ nhiều góc độ


khác nhau của sự kiện này, xét về góc độ Festival Huế nói chung và du lịch
Festival Huế nói riêng.
Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ
chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh
giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng
kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn
như: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân
dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là
Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế - Xét ở góc độ du
lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài
Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề
Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại
thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát
triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất
bản ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Diệu Trang,
năm 2011, “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế,
VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010)”,..
Xem xét các công trình nghiên cứu trước đây, ta có thể tóm lược lại những
vấn đề đã được nghiên cứu như sau:
-

Các báo cáo tổng kết, đánh giá toàn bộ hoạt động Festival Huế qua từng kì,

nghiên cứu đúc rút thực tiễn, nhận định những ưu, khuyết và khắc phục cho những
kì festival sau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Võ Hương An (2006) "Huế" có tự khi mô của, tập "Huế của một thời", Nxb
Nam Việt.

2.

Minh Anh (2008), 25 Lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

3.

Nguyễn Sơn Anh (2009), Lễ hội cầu phúc cầu lành ở Việt Nam. Nxb Văn
hóa – Thông tin.

4.

Toan Ánh (1991), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TPHCM.

5.

Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du
lịch, Nxb Văn hoá Thông tin.

6.

Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 2010. Nxb Thống kê,
2011.

7.


Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư.

8.

Đề cương tuyên truyền 2014, Ban tuyên giáo trung ương, Ban tổ chức
Festival Huế 2014

9.

Thuận Hải (2006), Bản sắc văn hoá lễ hội: Văn hóa dân gian đặc sắc
qua những lễ hội truyền thống trong năm, Nxb Giao thông vận tải.

10.

Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng,
Nxb Khoa học Xã hội, H.

11.

Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở
Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

12.

Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch
Việt Nam, số 10.

13.

Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng

đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc
gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08.


14.

Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội
hiện đại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

15.

Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hoá lễ hội truyền thống cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.

16.

Nguyễn Văn Khoa (2010), Lễ hội đặc sắc Thế giới. Nxb Giao thông vận tải.

17.

Kỷ yếu hội thảo (2004) „Du lịch lễ hội và sự kiện‟, Huế, trang 58.

18.

Kỷ yếu hội thảo (2004) „Du lịch lễ hội và sự kiện‟, Huế, trang 60.

19.

Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, tập II, trang 254.


20.

Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại.
Nxb Văn hoá.

21.

Luật du lịch (2005) Luật số 44/2005/QH11, Điều 5. Nguyên tắc phát triển du
lịch.

22.

Luật du lịch năm 2005 (2010) trang 33, Nxb Chính trị quốc gia.

23.

Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam
khu vực phía Bắc. Đại học Quốc gia.

24.

Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối
với nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 7.

25.

Trần Thị Mai, chủ biên (2008) Nghiên cứu tác động của Festival Huế đối
với kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 5.

26.


Hoàng Thanh Minh (2010), Văn hoá Lễ hội Việt Nam, NXb Văn hoá dân
tộc.

27.

Huỳnh Yên Trầm My (2002), Việt Nam lễ hội cổ truyền, NXb Đà Nẵng.

28.

Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010

29.

Nghị quyết về việc phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình,
Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành.

30.

PGS.TS Phan Đăng Nhật (1998) Tăng cường và chỉnh đốn du lịch hội lễ,
Tuần du lịch số 6, trang 2.


31.

Niên giám thống kê năm 2013.

32.

Lê Phan (1999) Mấy suy nghĩ về liên hoan du lịch, Tạp chí Du lịch số 12,

trang 26.

33.

Qua truông Nhà Hồ (2001) Đặc san Quảng Trị, Xuân Tân Tỵ, Virginia,
USA, trang 142.

34.

Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp
thứ 7 (2005), Luật du lịch.

35.

Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các
trang 172,199,215,216,217.

36.

Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007.

37.

Quyết định 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh Thừa thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

38.

Quyết định 355-CT năm 1992 công nhận thành phố Huế là đô thị loại II do
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành.


39.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 86/2009/QĐ-TTg ngày17/06/2009.

40.

"Rồng chầu ngoài Huế", mục "Nguyên ủy chữ Huế", (1997) Việt Nam Gấm
Hoa, Làng Văn, Canada, trang 147-149.

41.

Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hoá.

42.

Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo
dục Việt Nam.

43.

Thơ Văn Lê Thánh Tông (1981) Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã
Hội, Hà Nội, trang 134.

44.

TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, Theo Niên giám
thống kê 2009.

45.


Lê Trung Vũ – Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb văn hóa thông
tin.

46.

BAVH., No.1, 1922, pg. 53.


47.

BAVH., No.4, 1918, pg. 285.

48.

BOUDET & MASSON (1931) Iconographie Historique de l’Indochine
Française, Paris, Pl. XVI.

49.

CADIÈRE (1915) Les Européens qui ont vu le Vieux-Hué, BAVH., No.3,
pg. 231.

50.

CADIÈRE (1929), Les Français au service de Gia Long, XII.
Correspondance, BAVH., No.4, pg. 364.

51.


L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chine-JOIC
(1902), pg. 147.

52.

Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet
1899) (1902)-JOIC, pg. 150.

53.

Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la
10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898) (1902) Journal officiel de l'
Indo-chine française (JOIC), pg. 150.



×