Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thiết kế quy trình sản xuất gạch xây dựng lò nung tuynen (thuyết minh+bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

LƠIØ MỞ ĐAU
À
Ngan
ø h vatä liệu xa dưn
ï g cua
û nươcù ta đã có từ ratá lau
â đơiø . Trong con
â g nghiep
ä hien
ä đaiï
cun
õ g như thủ con
â g và đơiø son
á g, ta thươn
ø g dun
ø g đen
á vatä lieu
ä xa dưn
ï g. Vatä lieu
ä xa dưn
ï g đươcï sử
dun
ï g ron
ä g raiõ trong mọi lónh vưcï đơiø son
á g như: xa dưn
ï g, trang trí vatä dun
ï g sinh hoạt ... đacë


bietä vơiù xã hoiä can
ø g phatù trien
å thì nhu cau
à tieu
â dun
ø g vatä lieu
ä xa dưn
ï g ngaỳ can
ø g nhieu
à . Hoa
ø
nhap
ä vơiù nen
à kinh tế nươcù ta, ngan
ø h con
â g nghiep
ä vatä lieu
ä xa dưn
ï g trong nhưn
õ g nam
ê gan
à đa đã
có nhưn
õ g bươcù chuyen
å mình to lơn
ù gop
ù phan
à vao
ø con
â g cuocä xa dưn

ï g đatá nươcù , giaiû quyetá con
â g
an
ê viecä lam
ø cho ngươiø lao đon
ä g. Cun
ø g vơiù sự phatù trien
å chung đó con
ä g vơiù nhu cau
à về san
û pham
å
vatä lieu
ä xa dưn
ï g ngaỳ can
ø g tan
ê g, chun
ù g ta dan
à thay thế cacù thietá bò lau
â nam
ê ban
è g cacù maý mocù
hien
ä đaiï hơn. Song song vơiù viecä thay đoiå nhưn
õ g thietá bò hien
ä đaiï chun
ù g ta can
à có nhưn
õ g day
chuyen

à con
â g nghệ hien
ä đaiï , nhưn
õ g phương phap
ù san
û xuatá mơiù nham
è nan
â g cao chatá lươn
ï g cun
õ g
như số lươn
ï g san
û pham
å . Chính vì va , đươcï sự đon
à g ý cua
û bộ mon
â Vatä Lieu
ä Silicat và cua
û Gian
û g
vien
â hươn
ù g dan
ã là tha Lê Minh Sơn, em đã chon
ï “ Thietá kế quy trình san
û xuatá gacï h xa dưn
ï g
nan
ê g suatá 40 trieu
ä vien

â / nam
ê ” lam
ø đề taiø Đồ An
Ù Mon
â Hocï .
Do chưa có nhieu
à kinh nghiem
ä thưcï tế và thơiø gian thưcï hien
ä Đồ An
Ù khon
â g lau
â nen
â chacé
chan
é sẽ ton
à taiï nhieu
à sai sotù . Mong q tha cô và cacù ban
ï sinh vien
â nhietä tình đon
ù g gop
ù ý kien
á .
TP. Hồ Chí Minh, than
ù g 06/2011

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 1



DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG

4

1.1. Khái niệm chung về vật liệu gốm xây dựng

4

1.2. Nguyên liệu dùng trong sản xuất gốm xây dựng

4

1.2.1. Đất sét

5

1.2.2. Ngun liệu gầy

6

1.2.3. Phụ gia cháy và phụ gia tăng dẻo

7


1.2.4. Phụ gia hạ nhiệt độ nung

7

1.2.5. Men

7

1.3. Tính chất của đất sét

7

1.3.1. Tính dẻo

7

1.3.2. Độ co dƣới tác dụng nhiệt

8

1.3.3. Sự biến đổi hóa lý của đất sét khi nung

8

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM
GẠCH XÂY DỰNG

9

2.1. Tình hình phát triển và nhu cầu về sản xuất sản phẩm gốm xây dựng nói chung và

gạch xây dựng nói riêng. Sự cần thiết của việc xây dựng và hiện đại hóa nhà máy sản xuất
gạch xây dựng.
2.2.

Giới thiệu chế độ làm việc và loại sản phẩm của nhà máy.

9
10

2.2.1. Chế độ làm việc của nhà máy

10

2.2.2. Sản phẩm nhà máy

10

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

11

3.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất gạch

11

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 2



DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

3.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ

12

3.2.1. Ngun liệu

12

3.2.2. Q trình làm rời, tơi đất sét

13

3.2.3. Q trình tạo hình: Tạo hình dẻo

13

3.2.4. Q trình sấy

14

3.2.5. Q trình nung

15

CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT SƠ BỘ VÀ THUYẾT MINH TÍNH
NGUYÊN LIỆU


17

4.1

17

Cân bằng vật chất cho sản phẩm gạch xây dựng

4.2. Thuyết minh lựa chọn nguyên liệu và tính toán

19

CHƯƠNG 5: CHỌN & TÍNH THIẾT BỊ

21

5.1. Nguyên tắc chọn thiết bò
5.2. Chọn thiết bò

21
21

5.2.1. Lịch vận hành sản xuất

21

5.2.2. Chọn và tính thiết bị

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 3


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

1.1.

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG.
Vật liệu Gốm xây dựng là vật liệu đá nhân tạo, nó được sản xuất từ nguyên liệu chính là
đất sét và được tạo thành bằng cách: gia công phối liệu + tạo hình + sấy nung.
 Ưu điểm của vật liệu Gốm xây dựng là:
 Độ bền và tuổi thọ cao.
 Sản phẩm có mẫu mã đa dạng và thích hợp với yêu cầu sử dụng, sản phẩm có tính
thẩm mỹ cao.
 Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu đất sét có ở đòa phương.
 Công nghệ sản xuất tương đối đơn giản và giá thành hợp lí.
 Những hạn chế của vật liệu Gốm xây dựng là:
 Giòn, dễ vỡ, tương đối nặng.
 Khó cơ giới hóa trong dựng ( đặc biệt là gạch ngói ).
Sản phẩm Gốm xây dựng rất đa dạng về chủng loại và tính chất. Để phân loại, người ta
dựa theo:

Theo cấu tạo vật liệu, sản phẩm Gốm xây dựng được chia ra:
o Gốm đặc ( độ hút nước theo khối lượng < 5% ) bao gồm: loại không tráng
men và loại có tráng men.
o Gốm rỗng ( độ hút nước theo khối lượng > 5% ) bao gồm: loại không tráng
men và loại có tráng men.
 Theo phương pháp sản xuất, sản phẩm Gốm xây dựng được chia ra:
o Gốm thô: thường có cấu trúc hạt lớn, sản xuất đơn giản ( ví dụ như gạch,
ngói, ống nước...).
o Gốm tinh: thường có cấu trúc hạt mòn, sản xuất phức tạp ( ví dụ như sứ vệ
sinh, tấm lát nền...).
 Theo công dụng, sản phẩm Gốm xây dựng được chia ra:
o Sản phẩm cách nhiệt, chòu nhiệt.
o Sản phẩm kỹ thuật – vệ sinh.
o Sản phẩm xây lợp thông thường...
1.2. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG SẢN XUẤT GỐM XÂY DỰNG.
Nguyên liệu chính để sản xuất Gốm xây dựng là đất sét. Ngoài ra, tùy theo sản phẩm mà
ta có thể sử dụng thêm các loại phụ gia phù hợp.


SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 4


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

1.2.1. Đất sét:
Đất sét là một loại nguyên liệu thiên nhiên, thuộc nhóm alumôsilicat, đất sét là sản phẩm

phong hóa của các khoáng đá. Khi nhào trộn đất sét với nước, nó trở thành hỗn hợp dẻo có thể
tạo hình các sản phẩm khác nhau; sau khi gia công nhiệt, nó chuyển sang trạng thái đá.
Có thể dựa vào quá trình hình thành mà ta chia đất sét thành các loại sau:


Đất sét nguyên sinh:
Đây là loại đất được hình thành từ các loại đá gốc, sau khi hình thành thì nằm
nguyên tại chỗ và hình thành các mỏ đất sét. Thành phần hạt lớn, độ dẻo thấp.
Thành phần hóa và thành phần khoáng rất ổn đònh, lượng SiO2 và các hạt chưa
phong hóa hết rất nhiều.



Đất sét thứ sinh:
Đây là loại đất sét được phong hóa lần hai do tác nhân gió, dòng chảy kéo đi, sau
đó lắng đọng lại tạo thành các mỏ đất sét. Thành phần hạt mòn, độ dẻo cao. Thành
phần khoáng và thành phần hóa không ổn đònh.

1.2.1.1. Thành phần khống của đất sét:
Thành phần chính của đất sét là khoáng dẻo ( là các alumôsilicat ngậm nước
nAl2O3.mSiO2.pH2O ) tạo thành do fenspat bò phong hóa. Tùy theo điều kiện môi trường mà
fenspat tạo thành các khoáng khác nhau:


Trong môi trường axit yếu (pH=6-7) fenspat bò phong hóa tạo ra caolinit. Khoáng
caolinit ( Al2O3.2SiO2.2H2O ) có khả năng chòu lửa tốt, độ dẻo kém, hầu như không
trương nở trong nước.
6SiO2.Al2O3.K2O + 2H2O + CO2 = 2SiO2.Al2O3.2H2O + 4SiO2 + K2CO3




Trong môi trường kiềm (pH=7.3-10.3) fenspat bò phong hóa tạo ra montmorilonit.
Khoáng montmorilonit ( Al2O3.4SiO2.nH2O ) có độ phân tán cao, khả năng hấp phụ
và trương phồng lớn, độ dẻo cao, độ co khi nung lớn.
6SiO2.Al2O3.K2O + nH2O + CO2 = 4SiO2.Al2O3.nH2O + 2SiO2 + K2CO3

 Khoáng illit, khoáng haloisit...
Ngoài ra, trong đất sét còn có các loại tạp chất vô cơ và hữu cơ. Tạp chất vô cơ hay gặp
là thạch anh ( SiO2 ), cacbonat ( CaCO3, MgCO3 ), hợp chất sắt ( Fe2O3, Fe(OH)3, FeS ). Tạp
chất hữu cơ hay gặp là than bùn.

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 5


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

1.2.1.2. Thành phần hóa của đất sét:
a. Thành phần oxit silic ( SiO2 ):
Trong đất sét, SiO2 tồn tại ở dạng liên kết ( trong các khoáng sét ) và tồn tại ở dạng tự
do; Tuy nhiên, SiO2 chủ yếu là tồn tại trong các khoáng sét. Tổng lượng SiO2 trong đất sét
chiếm 48%-70%.
SiO2 là một trong các oxit cơ bản để tạo thành khoáng sau khi nung, các khoáng này
đóng vai trò bộ khung ( khoáng silimanhit, khoáng mulit ). Lượng SiO 2 ảnh hưởng nhiều đến
độ dẻo của đất sét, nếu SiO2 tăng thì độ dẻo của đất sét giảm và độ co giảm.
b. Thành phần oxit nhôm ( Al2O3 ):
Trong đất sét, Al2O3 tồn tại ở dạng liên kết ( trong các khoáng sét và tạp chất mica ).

Lượng oxit nhôm trong đất sét chiếm 15%-37%. Oxit nhôm cũng là một trong các oxit cơ bản
để tạo thành khoáng đóng vai trò khung chòu lực sau khi nung.
Đất sét có hàm lượng oxit nhôm càng lớn thì đòi hỏi nhiệt độ nung càng cao nhưng lúc
đó khoảng kết khối lớn đáng kể.
Dựa vào hàm lượng Al2O3 trong đất sét ta chia đất sét thành các loại:
o Đất sét dễ chảy: lượng Al2O3 = 11%-22%
o Đất sét khó chảy: lượng Al2O3 = 22%-27%
o Đất sét cao lanh: lượng Al2O3 = 27%-37%
c. Thành phần oxit sắt:
Oxit sắt là chất trợ dung mạnh giúp giảm nhiệt độ nung. Oxit sắt có ảnh hưởng đến
màu sắc sản phẩm sau khi nung ( từ màu kem nhạt cho tới màu đỏ thẩm tùy theo hàm lượng
của chúng trong đất sét ).Hàm lượng oxit sắt trong đất sét ( tính quy đổi ra Fe 2O3 ) là 1%-10%.
Trong sản xuất gạch ngói, hàm lượng oxit sắt càng cao thì nhiệt độ nung càng nhỏ và
màu gạch ngói càng đẹp.
d. Thành phần oxit kim loại kiềm và kiềm thổ:
Đây là nững chất trợ dung mạnh, chúng có khả năng làm tăng co ngót, làm giảm nhiệt
độ tạo pha nóng chảy. Đa số những oxit kim loại kiềm và kiềm thổ có mặt trong tạp chất ở
dạng muối hòa tan và fenspat.
Khi trong nguyên liệu sét có mặt muối hòa tan sunfat, clorua của natri, canxi, manhê
thì sau khi nung sẽ xuất hiện các vết đốm trắng trên bề mặt sản phẩm, làm hư hỏng hình dạng
bên ngoài và phá hủy lớp bề mặt sản phẩm.
1.2.2. Ngun liệu gầy.
Nguyên liệu gầy được pha trộn vào đất sét nhằm làm giảm độ dẻo, giảm độ co khi sấy
và nung. Nguyên liệu gầy thường dùng là samốt, phế phẩm khi nung được nghiền nhỏ, cát, xỉ
hoạt hóa, tro nhiệt điện v..v.
SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 6



DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

1.2.3. Phụ gia cháy và phụ gia tăng dẻo.
Phụ gia cháy có tác dụng làm tăng độ rỗng của gạch và giúp cho quá trình gia công nhiệt
được đồng đều hơn. Ví dụ như mùn cưa, tro nhiệt điện, thải phẩm của xí nghiệp làm giàu than
đá v..v.
Phụ gia tăng dẻo có tác dụng tăng độ dẻo cho phối liệu, gồm các loại đất sét có độ dẻo
cao ( đất bentonit ) và phụ gia hoạt động bề mặt.
1.2.4. Phụ gia hạ nhiệt độ nung.
Phụ gia hạ nhiệt độ nung có tác dụng hạ thấp nhiệt độ kết khối, làm tăng cường độ và độ
đặc của sản phẩm. Phụ gia hạ nhiệt độ nung gồm hai nhóm:
Nhóm 1 : bao gồm những chất mà bản thân chúng có nhiệt độ thấp như fenspat,
pecmatit, sienit v..v.
 Nhóm 2 : gồm những chất bản thân có nhiệt độ nóng chảy cao nhưng trong quá trình
nung chúng có khả năng tác dụng với thành phần phối liệu để tạo ra chất có nhiệt
độ nóng chảy thấp; ví dụ như canxi, đôlômit v..v.
1.2.5. Men.
Men là lớp thủy tinh mỏng phủ lên bề mặt sản phẩm gốm, sau khi nung thì có khả năng
bám dính tốt với xương gốm. Lớp men có tác dụng bảo vệ sản phẩm chống lại tác dụng của
môi trường, tăng tính chống thấm, tăng tính mĩ quan v..v. Nguyên liệu chính của men là cát


thạch anh, cao lanh, fenspat, muối của kim loại kiềm và kiềm thổ v..v.
1.3. TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT SÉT.
1.3.1. Tính dẻo.
Tính dẻo của đất sét là tính chất khi nhào trộn với nước cho một hỗn hợp có khả năng tạo
ra hình dáng dưới tác dụng của ngoại lực và giữ nguyên hình dáng đó khi ngoại lực thôi tác
dụng.

Bản thân đất sét có cấu tạo lớp, có khả năng trao đổi ion và hấp phụ nước. Do đó khi gặp
nước, đất sét bò hydrat hóa và tạo ra màng nước bao quanh hạt sét. Màng nước này giúp cho
các hạt sét dễ dàng trượt tương đối với nhau, tạo ra tính dẻo của đất sét.
Để tăng tính dẻo của đất sét, ta có thể:
 Dùng thêm đất sét dẻo cao ( đất bentonit ).
 Tăng cường gia công cơ học ( nghiền nhỏ, ngâm ủ, nhào trộn v..v. ).
 Dùng phụ gia tăng dẻo (nước có mật đường, thải phẩm công nghiệp giấy).
Muốn giảm độ độ dẻo có thể cho thêm các chất trơ như samốt, bột đá, mùn cưa, bột than
v..v.

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 7


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

1.3.2. Độ co dưới tác dụng nhiệt.
Độ co là độ giảm kích thước và thể tích của đất sét khi sấy khô (co không khí ) và khi
nung ( co lửa ). Độ co tính bằng % so với kích thước ban đầu. Độ co tổng cộng là tổng độ co
khi sấy và khi nung, thường trong khoảng 5 – 18%.
Độ co khi sấy dao động trong khoảng 3 – 10% và phụ thuộc vào thành phần khoáng của
đất sét, thành phần hạt của đất sét và độ ẩm của đất sét. Để giảm co khi sấy, người ta thường
trộn thêm phụ gia gầy.
Độ co khi nung thường trong khoảng 2 – 3% tùy theo loại đất sét.
1.3.3. Sự biến đổi hóa lý của đất sét khi nung.
Đất sét là hệ đa khoáng, khi gia công nhiệt thì xảy ra các quá trình hóa lí phức tạp,
những khoáng mới được tạo thành.

Từ nhiệt độ thường đến 1300C, nước tự do trong đất sét bay hơi, đất sét bò co.Từ nhiệt độ
200 – 4500C, nước hấp phụ bay hơi, chất hữu cơ cháy, đất sét bò co đáng kể và có thể gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Từ nhiệt độ 500 – 6000C, nước hóa hợp mất, caolinit
(Al2O3.2SiO2.2H2O ) chuyển thành mêtacaolinit (Al2O3.2SiO2 ), đất sét mất tính dẻo. Từ nhiệt
độ 600 – 8800C, mêtacaolinit phân hủy thành Al2O3 và SiO2. Trong khoảng nhiệt độ 920 –
9800C, Al2O3 chuyển thành Al2O3, khoáng silimanit ( Al2O3.SiO2 ) được tạo thành, khoáng
cacbonat bò phân hủy. Trong khoảng nhiệt độ 1000 – 12000C, chủ yếu là sự tạo khoáng
silimanit và khoáng mulit ( 3Al2O3.2SiO2 ) bắt đầu hình thành. Nhiệt độ càng tăng thì quá trình
chuyển hóa silimanit thành mulit càng mạnh. Khoáng mulit làm cho sản phẩm có cường độ cao
và bền nhiệt.

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 8


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM GỐM XÂY DỰNG NÓI
CHUNG VÀ GẠCH NGÓI NÓI RIÊNG. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
HIỆN ĐẠI HÓA NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH NGÓI.
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quan hệ thương mại của
Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng và phát triển. Những thuận lợi đó đã tạo ra nhu cầu
xây dựng cơ sở vật chất trong nhiều lónh vực, tạo điều kiện phát triển ngành xây dựn g nói
chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Đặc biệt, công nghiệp vật liệu xây dựng có một
vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bộ Xây dựng đã
tiến hành nghiên cứu về tình hình tiêu thụ vật liệu và đưa ra các dự báo về nhu cầu tiêu thụ
như sau:

Loại sản phẩm

Đơn vò

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020

Gạch xây

Tỉ viên

10.94

13.07

15-16

Vật liệu lợp

Triệu m2

85

98

118-120


Gạch ốp lát

Triệu m2

62

75

95-100

Gạch chòu lửa

Nghìn tấn

86

115.5

160-165

Đá ốp lát

Triệu m2

1.5

2.0

2.2-2.5


Ximăng

Triệu tấn

23.04

34.34

53-54

Cát xây dựng

Triệu m3

25.7

32.8

44-45

Đá xây dựng

Triệu m3

25

30

42-43


Trong những năm gần đây, nhiều loại vật liệu xây - lợp mới được nghiên cứu chế tạo.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại vật liệu mới này còn rất hạn chế ở nước ta vì giá thành cao
và công nghệ chế tạo phức tạp.
Trong khi đó, các vật liệu xây lợp cũ, mang tính truyền thống ngày càng đa dạng về
mẫu mã, chất lượng cao, giá thành thấp và đáp ứng nhu cầu thẩm mó cao của người dân. Có
SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 9


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

thể nói rằng vật liệu gạch xây và ngói lợp ngày nay có một vò trí đặc biệt bền vững trong kiến
trúc – xây dựng hiện đại và nhu cầu về sản phẩm gạch ngói đã tạo ra một thò trường rộng lớn
có tính cạnh tranh lành mạnh.
Trên thò trường gạch ngói tại miền Nam hiện nay, ngoài một số ít nhà máy gạch ngói có
dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại với chủng loại sản phẩm đa dạng, còn lại hầu hết đều
là những lò gạch thủ công.
Các lò gạch thủ công đều thể hiện những yếu kém sau:
 Năng suất không cao, sản phẩm không đa dạng.
 Sản phẩm ra lò có chất lượng kém và không có màu sắc đẹp.
 Chi phí nhiệt lớn.
Do đó cần thay thế các lò gạch thủ công không có khả năng cạnh tranh này bằng các nhà
máy hiện đại hơn theo hướng:
Hiện đại hóa khâu gia công phối liệu và tạo hình.
 Hiện đại hóa khâu sấy nung bằng các lò vận hành liên tục mà cụ thể là lò tuy-nen.
Đồng thời sử dụng nhiên liệu có nhiệt trò cao, ít tro than để có thể đa dạng hóa sản
phẩm.

Nói tóm lại, việc xây dựng và hiện đại hóa nhà máy sản xuất vật liệu gạch ngói là cần
thiết. Trong đó, việc sử dụng lò nung tuy-nen với nhiên liệu đốt là dầu mazut có một ý nghóa to
lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và chủng loại sản phẩm.


2.2. GIỚI THIỆU CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ LOẠI SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY.
2.2.1. Chế độ làm việc của nhà máy:
Đối với khâu tạo hình:
 Nghỉ: 52 ngày chủ nhật + 8 ngày lể + 15 ngày bảo trì máy.
 Làm việc: (365-52-8-15) = 290 ngày.
 Ngày làm 2 ca, một ca 8 giờ.
Đối với khâu chất dỡ sản phẩm và sấy nung:
 Nghỉ: 15 ngày bảo trì lò.
 Làm việc: (365-15) = 350 ngày.
 Ngày làm 24h/24h.
2.2.2. Sản phẩm nhà máy:
Sản phẩm của nhà máy là gạch 4 lổ 180*80*80. Công suất nhà máy là 40000000*1.3 kg
đất sét thành phẩm ( tức là khối lượng tương đương 40 triệu viên gạch 4 lổ thành phẩm ) .
Kích thước:
 Dài = 180 mm.
 Rộng = 80 mm.
 Cao = 80 mm.
Trọng lượng = 1.3 ( kg/viên ).
SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 10


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng


GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Độ hút nước theo khối lượng = 12% < HP < 16%
Số viên/m2 = 56.
Độ ẩm ngay sau tạo hình = 22%.
Độ ẩm ngay sau khi phơi sấy tự nhiên = 12%.
Độ ẩm ngay sau khi sấy cưỡng bức = 4%.
Lượng mất khi nung = MKN = 8%.
Phế phẩm khi sấy và nung = 3%.

3.1.

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI.
Các phương pháp gia công nguyên liệu và chuẩn bò phối liệu như : phương pháp dẻo,
phương pháp bán khô và phương pháp hồ, có tính quyết đònh đến những sự khác biệt giữa các
sơ đồ công nghệ sản xuất, bởi vì các quá trình tiếp theo : tạo hình, sấy, nung không có sự khác
biệt về bản chất.
Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch ngói theo phương pháp dẻo để chuẩn bò phối liệu mặc dù
phức tạp và dài nhưng nó được phổ biến rộng rãi; thực tế hiện nay, hầu hết các nhà máy sản
xuất gạch ngói đều sử dụng sơ đồ công nghệ này.
Thiết lập và thuyết minh sơ đồ cơng nghệ

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 11


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

BÃI CHỨA ĐẤT

SÉT NGOÀI TRỜI

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn
Băng tải

Xe Xúc
CẤP LIỆU
THÙNG

MÁY NGHIỀN XA
LUÂN
Băng tải

Băng tải
KHO CHỨA Ủ

Băng tải
MÁY CÁN 2 TRỤC

MÁY CÁN 2 TRỤC

MỊN (<1mm)

THÔ (<3mm)

Xe xúc

Băng tải xích
CẤP LIỆU
THÙNG


MÁY NHÀO TRỘN 2 TRỤC

Máy cắt gạch

MÁY NHÀO, ĐÙN,

GẠCH MỘC

HÚT CHÂN KHÔNG

2 TUYNEL
TRỤC
SẤY

PHƠI SẤY TỰ NHIÊN

SẢN PHẨM

NUNG TUYNEL

MÁY THÁO GẠCH TỰ ĐỘNG

3.2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
3.2.1. Nguyên liệu:
Đất sét sau khi khai thác đƣợc xe chuyên chở đƣa về nhà máy, đổ thành đống lớn ở bãi
chứa ngoài trời. Đất sét ở đây đƣợc ủ khoảng 1-2 tháng để dự trữ nguyên liệu, nhƣng mục đích
chính của việc ủ là tạo cho đất sét có độ ẩm đồng đều và tăng tính dẻo cho đất sét.
Sau đó đất sét đƣợc xe xúc đƣa đến cấp liệu thùng, phối liệu đƣợc cuốn vào băng tải nhờ 2
cánh cuốn. Trong quá trình phối liệu di chuyển trên băng tải, cán bộ kỹ thuật kiểm tra tình trạng

đất để ƣớc lƣợng độ ẩm tạo hình. Từ băng tải phối liệu đƣợc đƣa vào máy nghiền bánh xe, thực
hiện quá trình nghiền.

SVTH: Văn Công Thi

Trang 12


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

3.2.2. Quá trình làm rời, tơi đất sét:
Thiết bị sử dụng: máy nghiền xa luân, máy nghiền trục thô, mịn.
Máy nghiền bánh xe nghiền nhỏ đất sét, nếu trong đất sét có lẫn đất đá thì cũng đƣợc
nghiền mịn trở thành nguyên liệu.
Nếu trong đất sét có lẫn tạp chất khó nghiền hoặc không thể nghiền đƣợc thì công nhân
theo dõi sẽ cho ngừng máy và lấy tạp chất ra.
Máy nghiền xa luân ngoài tác dụng nghiền, còn làm xít đặc và đuổi một phần khí ra khỏi
khối vật liệu, tăng độ bền của sản phẩm sau này. Phối liệu đƣợc đƣa vào máy cán thô, khe giữa 2
trục 8-10 mm. Phối liệu đƣợc đƣa vào máy cán thô nhằm nghiền lại đất sét sau khi ra khỏi máy
nghiền bánh xe nhƣng có kích thƣớc chƣa đạt, làm kích thƣớc hạt nhỏ lại và đồng đều hơn.
Sau đó đƣợc đƣa đến máy cán mịn: nhờ băng tải đƣa đến máy nghiền trục mịn, khâu này
tƣơng đối khá quan trọng, đảm bảo kích thƣớc hạt đúng yêu cầu ( kích thƣớc hạt lúc này nhỏ hơn
1 mm ).
Sau đó nhờ băng tải đƣa đến kho chứa ủ, đất sét đƣợc ủ nhằm đảm bảo độ ẩm tạo hình cần
thiết. Sau đó đƣợc băng tải đƣa đến cáp liệu thùng nhằm đồng nhất phối liệu.
Phối liệu theo băng tải xích đến máy nhào trộn 2 trục, ở đây phối liệu sẽ đƣợc nhào trộn để
đạt đƣợc độ dẻo cần thiết trƣớc khi đến công đoạn tạo hình.
Sau đó phối liệu đƣợc đƣa vào buồng nạp của hệ thống máy nhào đùn liên hợp nhờ băng

tải.
3.2.3. Quá trình tạo hình: Tạo hình dẻo.
Thiết bị sử dụng: Máy nhào đùn liên hợp có gắn buồng hút chân không.
Máy nhào trộn gồm 2 trục gắn các dao chém đất. Dao đƣợc bố trí nghiêng góc 45º so với
đƣờng thẳng vuông góc trục quay, để có thể vừa nhào trộn vừa đẩy đất về phía trƣớc. Trong giai
đoạn này, nƣớc đƣợc phun vào trong quá trình nhào trộn dƣới dạng sƣơng để phối liệu đạt độ ẩm
tạo hình. Trong quá trình sản xuất thực tế thì độ ẩm của đất sét thông thƣờng đƣợc xác định bằng
kinh nghiệm, bằng cảm quan của những cán bộ lành nghề.
Sau khi đƣợc nhào trộn và làm ẩm, phối liệu đƣợc đẩy qua lƣới lọc, đƣợc ép thành viên nhỏ
rồi rơi vào buồng hút chân không. Trong buồng hút chân không, phần lớn không khí trong đất
đƣợc hút ra trong quá trình phối liệu rơi xuống máy ép đùn.
Nhƣ đã phân tích ở trên, phối liệu trộn càng kĩ, càng đồng đều thì các tính chất về khả năng
tạo hình, tính sấy nung và độ bền cơ của sản phẩm đƣợc cải thiện rất lớn. Chẳng hạn giảm bớt độ
co, dẫn đến tránh đƣợc hƣ hỏng qua nhiều trong quá trình sấy nung.

SVTH: Văn Công Thi

Trang 13


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Phối liệu sau khi qua buồng hút chân không sẽ đi vào máy ép đùn lentô. Tại đây cánh vít sẽ
quay cuốn phối liệu, làm phối liệu dịch chuyển về phía trƣớc và bị ép chặt tại đầu ép. Tiếp theo
phối liệu đƣợc đẩy ra khỏi miệng đùn dƣới dạng một dải đất liên tục có kích thƣớc định sẵn. Sau
đó dải đất sẽ đƣợc cắt thành những viên gạch nhờ máy cắt tự động.
Sản phẩm mộc sẽ đƣợc đƣa đi phơi sấy tự nhiên trƣớc khi đƣợc chất lên xe goòng đƣa vào
lò sấy tuynel.

3.2.4. Quá trình sấy
Mục đích của quá trình sấy là loại bỏ nƣớc liên kết lý học (còn gọi là nƣớc tự do, nằm ở các
lổ trống giữa các hạt vật liệu) hay nƣớc liên kết hoá lý (bao gồm nƣớc hấp phụ, nƣớc hydrat hoá
và ở các loại khoáng sét ba lớp silicat là nƣớc trƣơng nở.
Chế độ sấy:
Đó là tổng hợp các biện pháp nhằm đảm bảo thời gian nhỏ nhất cần thiết để sấy sản phẩm
có tính đến những tính chất, hình dạng, kích thƣớc của chúng và những đặc điểm của các thiết bị
sấy, cũng nhƣ cách đƣa nhiệt đến sản phẩm một cách hợp lý với tổn thất nhiệt nhỏ nhất và hƣ
hỏng sản phẩm ít nhất.
Quá trình sấy đƣợc đặc trƣng bằng 3 giai đoạn: giai đoạn đốt nóng, giai đoạn hằng tốc độ
sấy và giai đoạn giảm tốc độ sấy.
 Giai đoạn đầu của quá trình sấy đƣợc đặc trƣng bằng sự đốt nóng nhanh bán thành phẩm
từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ của chất tải nhiệt đã bão hoà (ở một hàm ẩm cho trƣớc của chất
tải nhiệt). Nhiệt độ của nó tƣơng ứng với các chỉ số trên nhiệt kế ƣớt, còn nhiệt độ môi trƣờng,
tƣơng ứng các chỉ số trên nhiệt kế khô.
 Giai đoạn thứ hai của quá trình sấy đƣợc đặc trƣng bằng đoạn nằm ngang trên đƣờng
cong tốc độ sấy, điều đó chỉ ra rằng tốc độ sấy về trị số bằng tốc độ bốc hơi ẩm trên bề mặt của
bán thành phẩm. Hàm ẩm của bán thành phẩm thay đổi hầu nhƣ theo đƣờng thẳng.
 Giai đoạn ba của quá trình sấy đƣợc đặc trƣng bởi sự giảm tốc độ sấy và sự tăng nhiệt độ
của bán thành phẩm. Cƣờng độ tách ẩm của giai đoạn này tỉ lệ với độ ẩm trung bình của vật liệu
trong khoảng từ độ ẩm tới hạn đến độ ẩm cuối cùng.
Yêu cầu chung đối với thiết bị sấy:
- Tốc độ sấy lớn nhất cho phép song vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm.Tiêu tốn nhiệt
năng riêng ít.
- Sấy đảm bảo đồng đều.
3

- Cƣờng độ bốc hơi ẩm trên một đơn vị (m ) thiết bị lớn
- Dễ điều chỉnh các thông số của động lực sấy.
- Cơ giới hoá việc bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm và đạt điều kiện vệ sinh.

Trong các yêu cầu trên, yêu cầu về đạt độ đồng đều là quan trọng hơn cả.
SVTH: Văn Công Thi

Trang 14


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Phối liệu chứa vật chất sét và cao lanh nói chung là khó sấy.
Nghiên cứu quá trình sấy sản phẩm gốm sứ bằng phƣơng pháp đối lƣu với động lực sấy là
hỗn hợp không khí đƣợc gia nhiệt bằng hơi nƣớc quá bão hoà.
Để đạt đƣợc mục đích sấy nhanh, an toàn, rẻ, mỗi loại sản phẩm với các đặc tính kỹ thuật
của phối liệu riêng cần nghiên cứu kỹ để xây dựng cho chúng chế độ sấy tối ƣu.
Việc lựa chọn động lực sấy hợp lý sẽ góp phần hạ giá thành. Việc này cần dựa vào tiêu
chuẩn về chất lƣợng của các loại sản phẩm để chọn cho đúng.
Sấy sản phẩm gốm xây dựng do đòi hỏi về chất lƣợng sản phẩm về mặt màu sắc không
nghiêm ngặt, cho phép chọn lò sấy tunel, động lực sấy là khói lò hay không khí nóng đƣợc gia
nhiệt bằng khói lò.
3.2.5. Quá trình nung
Nung là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ. Nó ảnh hƣởng quyết định
đến chất lƣợng và giá thành. Khi nung, cụ thể trong vật liệu sẽ xảy ra phản ứng nhiệt độ cao của
các cấu tử trong nguyên liệu, quá trình kết khối, quá trình xuất hiện pha lỏng, quá trình hoà tan
và tái kết tinh các tinh thể. Tóm lại, nói tổng quát khi nung xảy ra đồng thời các quá trình trao
đổi nhiệt và trao đổi chất, các quá trình này lại do những biến đổi hoá học và biến đổi pha diễn ra
rất phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là kết quả của quá trình nung: tạo ra vật liệu mới có
vi cấu trúc mới.
Cấu trúc xƣơng sản phẩm gốm là một hệ thống nhiều pha phức tạp bao gồm các pha thuỷ
tinh, pha tinh thể và pha khí. Tỉ lệ số lƣợng của các pha này là thành phần pha của xƣơng sản

phẩm, nó xác định tính chất vật lý của xƣơng sản phẩm.
Vi cấu trúc của vật liệu đƣợc định nghĩa nhƣ là những đặc điểm vi cấu tạo của vật liệu, thể
hiện qua hình dạng và kích thƣớc các hạt, cách phân bố, hƣớng và sự tiếp xúc giữa các hạt, số
lƣợng và chất lƣợng pha thuỷ tinh và sự hiện diện của lổ xốp.
Chúng ta biết rằng pha rắn tinh thể tồn tại dƣới hai dạng: các tinh thể đơn (trong đó các đơn
vị cấu trúc nhƣ nguyên tử, ion, phân tử đƣợc sắp xếp lặp đi lặp lại theo chu kỳ một cách hoàn
chỉnh và trong suốt toàn bộ mẫu vât), hay dƣới dạng pha rắn đa tinh thể. Pha tinh thể trong cấu
trúc vật liệu gốm sứ là một pha rắn đa tinh thể, nó đƣợc tạo nên từ tập hợp của rất nhiều các hạt
tinh thể, hay đƣợc gọi ngắn gọn là hạt. Các hạt này sắp xếp sát cạnh nhau, cách nhau bởi vùng có
cấu trúc không trật tự gọi là biên giới hạt nhƣ trong hình 21.
Trong vật liệu gốm sứ điển hình các hạt có kích thƣớc nằm trong khoảng 1-50 μm và chỉ
đƣợc nhìn thấy dƣới kính hiển vi.
Quá trình nung không những là điều kiện để hình thành nên vật liệu mới, mà ngay trong
chính bản thân quá trình cũng chứa đựng nguy cơ: có thể làm cho sản phẩm bị biến dạng hay
SVTH: Văn Công Thi

Trang 15


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

thậm chí phá hoại sự nguyên vẹn của nó, tức là làm cho sản phẩm có thể bị cong vênh hay thậm
chí nứt, vỡ. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi dùng những nguyên liệu đất sét rất nhạy khi nung.

SVTH: Văn Công Thi

Trang 16



DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

4.1.

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO SẢN PHẨM GẠCH.
Công suất gạch 4 lổ: 40 triệu viên/năm
Khối lượng 1 viên gạch ngay trước khi nung ( sau sấy cưỡng bức ) là:
1.3 (kg)
1.3 (kg)
1.413
M (W  4%; MKN  8%)  1 - MKN  1 - 0.08 
 1.472 (kg/viên)
1 - 0.04
1 - 0.04 1  0.04

Khối lượng viên gạch ngay trước khi sấy cưỡng bức là:
1.3 (kg)
1.3 (kg)
M (W  12%)  1  MKN  1  0.08  1.605 (kg/viên)
1  0.12
1  0.12

Khối lượng viên gạch ngay trước khi phơi sấy tự nhiên là:
1.3 (kg)
1.3 (kg)
M (W  22%)  1 - MKN  1 - 0.08  1.812 (kg/viên)
1 - 0.22

1 - 0.22

Khối lượng nước tự do của 1 viên gạch mất đi trong khi nung:

mG1  1472  1413  59 (g)
Khối lượng nước của 1 viên gạch mất đi trong khi sấy cưỡng bức:

mG 2  1605  1472  133 (g)
Khối lượng nước của 1 viên gạch mất đi trong quá trình phơi sấy:

mG3  1812  1605  207 (g)
Số lượng viên gạch ngay trước khi nung ( sau khi sấy cưỡng bức ):

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 17


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

 40*106 (vien/nam)*(1  0.07)  428*105 ( vien/nam )
 428*105 350  122285.7 ( vien/ngay )  122285.7 24  5095 ( vien/gio )

Số lượng viên mộc ngay trước khi sấy cưỡng bức ( lúc xếp lên goòng ):

 428*105 (vien/nam)*(1  0.07)  45864000 ( vien/nam )
 45864000 350  131040 ( vien/ngay )  131040 24  5460( vien/gio )
Giai đoạn


Độ ẩm viên Khối lƣợng 1 Số lƣợng viên Khối lƣợng đất
gạch (%)
viên gạch (kg)
gạch (viên/ giờ) sét (kg/giờ)

Trƣớc khi nung

4

1.472

5095

7725.2

Trƣớc khi sấy cƣỡng bức

12

1.605

5460

8423.2

Trƣớc khi phơi sấy tự nhiên

22


1.812

Khối lượng đất sét sau khi nung:

 45864000 (vien/nam)*1.3 (kg/vien)  59623200 ( kg/nam )
 59623200 350  170352 ( kg/ngay )  170352 24  7098 ( kg/gio )
Khối lượng đất sét ngay trước khi nung:

 45864000 (vien/nam)*1.472 (kg/vien)  67511808 ( kg/nam )
 67511808 350  192890.88 ( kg/ngay )  192890.88 24  8037.12 ( kg/gio )
Khối lượng đất sét ngay trước khi sấy cưỡng bức:

 45864000 (vien/nam)*1.605 (kg/vien)  73611720 (kg/nam )
 73611720 350  210319.2 ( kg/ngay )  210319.2 24  8763.3 ( kg/gio )
Lượng nước tự do mất đi trong quá trình nung:

 45864000 (vien/nam)*0.059 (kg/vien)  2705976 ( kg/nam )
 2705976 350  7731.36 ( kg/ngay )  7731.36 24  322.14 ( kg/gio )
Lượng nước mất đi trong quá trình sấy cưỡng bức:

 45864000 (vien/nam)*0.133 (kg/vien)  6099912 ( kg/nam )
 6099912 350  17428.32 ( kg/ngay )  17428.32 24  726.18 ( kg/gio )

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 18


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng


Công đoạn

Tỉ lệ phế
phẩm (%)

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Độ ẩm làm
việc (%)

Thành phẩm

Lượng thành phẩm
Viên/năm

Tấn/ năm

Lượng nguyên
liệu ẩm

45864000

59623200

59623200

Sấy nung

4


45864000

67511808

67511808

Sấy cưỡng bức

12

45864000

73611720

73611720

Sấy tự nhiên

22

45864000

83105568

106545600

Xếp và vận chuyển

0.2


22

45955912

83272112.2

Tạo hình

0.2

22

46048008

83438990.2

Nghiền mòn

0.1

13

46094102

83522512.7

Trộn
Nghiền thô
Tách đá
Cấp liệu

Kho
Bãi

0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1

13
13
13
13
13
13

46140242
46186429
46232661
46278940
46325265
46371637

83606118.8
83689808.6
83773582.2
83857439.7
83941381
84025406.5


106759118.2
106973064.4
96002888.18
96098987.17
96195182.35
96291473.82
96387861.69
96484346.03
96580926.96

4.2. THUYẾT MINH LỰA CHỌN NGUN LIỆU VÀ TÍNH TỐN
Khi lựa chọn ngun liệu ta cũng nên chú ý đến chi phí vận chuyển, nguồn ngun liệu ổn
định, do đó ta nên sử dụng ngun liệu ở gần nhà máy.
 Thành phần hóa của đất sét Tân Un ( % )
SiO2(%)

Al2O3(%)

Fe2O3(%)

CaO(%)

MgO(%)

Na2O(%)

K2O(%)

TiO2(%)


P2O5(%)

MKN(%)

65.50

5.75

6.35

5.95

3.35

1.37

6.65

0.03

0.05

5.00

 Bảng qui đổi khơng tính mất khi nung ( % )
SiO2(%)

Al2O3(%)


Fe2O3(%)

CaO(%)

MgO(%)

Na2O(%)

K2O(%)

TiO2(%)

P2O5(%)

MKN(%)

68.95

6.05

6.68

6.26

3.53

1.44

7.00


0.03

0.05

0.00

 Biểu thức tính nhiệt độ nóng chảy:
3  ( RO  R2O )
Tnc  360 R2O0.288

SVTH: Văn Cơng Thi

Trang 19


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

6.263.531.147
Tnc  3606.056.680.288
 1232
Tnung = ( 0.8 – 0.9 ).Tnóngchảy
Ta chọn Tnung=0.8T nóng chảy=0.8*1232~9850C

SVTH: Văn Công Thi

Trang 20



DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

5.1. NGUYÊN TẮC CHỌN THIẾT BỊ.
-

Đáp ứng nhu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.
Tiêu hao nhiên liệu và năng lƣợng ít.
Ƣu tiên lựa chọn thiết bị sản xuất đƣợc trong nƣớc.
Vốn đầu tƣ hợp lý, chi phí sửa chữa, bảo trì thấp.
Hiệu suất sử dụng cao.

5.2. CHỌN THIẾT BỊ.
5.2.1. Lịch vận hành sản xuất:
Thời gian làm việc trong suốt quá trình sản xuất:
STT Công đoạn
1
Gia công phối liệu
2
Tạo hình
3
Sấy
4
Nung
5.2.2. Chọn và tính thiết bị:
Thiết bị của
STT từng công đoạn
Kho nguyên liệu
1

(máy ủi)

Năm suất/
năm (Tấn)

Ca/ngày
2
2
3
3

Năng suất/
ngày (Tấn)

Ngày/ năm
290
290
350
350

Năng suất/ca
(Tấn)

Năng suất/h
(Tấn)
m3/giờ

96484.35

332.70


166.35

20.79

17.10

96387.86

332.37

166.19

20.77

17.09

3

Máy cấp liệu
Máy tách đá và
sắt

96291.47

332.04

166.02

20.75


17.07

4

Nghiền thô

96195.18

331.71

165.85

20.73

17.05

5

Trộn

96098.99

331.38

165.69

20.71

17.03


6

96580.93

333.04

166.52

20.81

17.12

7

Nghiền mịn
Nhào bùn và
bơm hút chân
không

106973.06

368.87

184.44

23.05

18.96


8

Máy cắt gạch

106759.12

368.13

184.07

23.01

18.92

9

Lò sấy

106545.60

304.42

101.47

12.68

11.78

2


SVTH: Văn Công Thi

Trang 21


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

5.2.2.1. Máy ủi:
Cung cấp nguyên liệu cho thùng cấp liệu.
Từ công suất của khâu sản xuất là 17.1 m3/h.
Với kích thƣớc của máy ủi là:
-

Chiều cao máng ủi: 1.4m
Chiều dài máng ủi: 2m
Khối lƣợng nguyên liệu mỗi lần ủi: 1.3 m3

Ta có tốc độ ủi của máy trên 1 giờ là: 17.1/1.3=13.2 lần/h hay làm tròn 14 lần ủi trong 1 giờ.
Thông số kỹ thuật của máy ủi:
Năng suất máy ủi:

13 m3/h

Chiều cao má:

1.4m

Tốc độ ủi:


14 lần/h

Công suất động cơ:

100 Hp

5.2.2.2. Máy cấp liệu: Năng suất cần đáp ứng: 20.77 tấn/h.
Qua khảo sát ta thấy máy cấp liệu ký hiệu G7D 250x75 phù hợp, với số lƣợng 1 máy.
Thông số máy nhứ sau:
Kích thƣớc máng cấp(mm): 2500X750
Công suất máy (kW):

1.5

Trọng lƣợng máy (Tấn):

1.5

Kích thƣớc máy (mm):

2580x1430x600

5.2.2.3. Máy nghiền thô.
Năng suất máy cần thiết 20.75 tấn/h. Khoảng cách khe hở 2 trục cán là 5mm, chính là kích thƣớc
cục đất sét qua máy.
Ta chọn máy ký hiệu IAPD-I21, chọn 1 máy.
Thông số kỹ thuật máy:
Công suất máy:
SVTH: Văn Công Thi


35 tấn/h.
Trang 22


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Chiều dài trục cán:

600mm.

Khe hở giữa 2 trục cán:

2mm.

Công suất động cơ điện:

41 kW.

Trọng lƣợng:

5 tấn.

5.2.2.4. Máy nhào trộn 2 trục.
Năng suất máy cần thiết 20.71 tấn/h. Ta chọn máy nhào 2 trục để có thể nhào trộn đƣợc
đất ẩm 13%. Kí hiệu máy USM 105, chọn 1 máy.
Thông số kỹ thuật máy:
Năng suất máy:


25 tấn/h

Tần số quay của trục:

26 vòng/phút

Công suất động cơ điện:

45.2kW

Trọng lƣợng:

4.4 tấn

5.2.2.5. Máy nghiền mịn.
Năng suất máy cần thiết 20.81 tấn/h. Với cục đất sét có kích thƣớc ≤2mm, chính là khe hở
của 2 ống cán. So với nghiền thô là 5mm. Ta chon máy có ký hiệu IAPD-I20, chọn 1 máy.
Thông số kỹ thuật máy:
Công suất máy:

25 tấn/h.

Đƣờng kính trục cán:

1000mm.

Chiều dài trục cán:

800mm.


Khe hở giữa 2 trục cán:

2mm.

Công suất động cơ điện:

52kW.

Trọng lƣợng:

5 tấn.

5.2.2.6. Máy đùn ép hút chân không.
Năng suất máy cần thiết: 46048008 viên/năm. Suy ra 9925 viên/h.
Qua khảo sát ta chọn máy IAPD- 00.
Thông số kỹ thuật của máy:
SVTH: Văn Công Thi

Trang 23


DAMH: QT CNSX Gạch Xây Dựng

GVHD: Th.S Lê Minh Sơn

Công suất máy:

12500 viên/h.


Đƣờng kính họng đùng:

475mm.

Công suất động cơ điện:

200kW.

Trọng lƣợng:

14.5 tấn.

5.2.2.7. Máy cắt gạch:
Từ năng suất cần máy đùn 9925 viên/h. Với họng đùn hai luồng đất và máy cắt 7 dây thì
mỗi lần cắt cho ta lƣợng gạch mộc là 12 viên. Thì tốc độ cắt của máy là 9925/12=827 lần cắt/h,
hay 827/60=14 lần cắt/phút.
Ta có thông số kỹ thuật sau:
Năng suất cắt:

18.92 m3/h.

Tốc độ cắt:

14 lần/phút.

5.2.2.8. Băng tải:
Năng suất băng tải cần thiết: 79234 viên/ca. Ta chọn băng tải ký hiệu QTY 10-15.
Thông số kỹ thuật băng tải:
Năng suất:


35 viên/khung (200x100x60).

Chu trình:

15 giây

Năng suất theo ca:

80000 viên/ca.

Tần số rung:

50 Hz.

Lực rung:

100kN.

Công suất điện:

48 kW.

Kích thƣớc máy:

7.064x2.060x2.868m.

SVTH: Văn Công Thi

Trang 24



DAMH: QT CNSX Gch Xõy Dng

GVHD: Th.S Lờ Minh Sn

TI LIU THAM KHO
[1]. ẹinh Quang Huy - Saỏy- Nung Vaọt Lieọu Xaõy Dửùng - NXB Xaõy Dửùng - 1995.
[2]. Quang Minh - K thut sn xut vt liu gm s - NXB DH QG Tp.HCM
[3]. V Minh c - Cụng Ngh Gm Xõy Dng - NXB Xõy dng.
[4]. Trn Xoa, Nguyn Trng Khuụng -S tay Quỏ trỡnh & Thit b cụng ngh húa cht tp 2
- NXB Khoa Hc K Thut - 2005.
[5]. Lờ Tn Vang - Bi ging in t Nguyờn lý lũ Silicat 2007.
[6]. B mụn Silicat Hng dn thit k tt nghip nh mỏy Silicat Trng H Bỏch Khoa
H Ni 1971.

SVTH: Vn Cụng Thi

Trang 25


×