Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Pháp luật của hàn quốc và việt nam về cho thuê tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.85 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THÚY HÀ

PHÁP LUẬT CỦA HÀN QUỐC
VÀ VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THÚY HÀ

PHÁP LUẬT CỦA HÀN QUỐC
VÀ VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số
: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NĂNG

Hà Nội – 2015



MỤC LỤC

D

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….

2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ CƠ BẢN VÀ CÁC VĂN
BẢN QUỐC TẾ VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH ................................

4

Khái niệm, đặc điểm và hình thức hoạt động cho thuê tài
chính.......................................................................................

4

Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của hoạt động cho
thuê tài chính đối với nền kinh tế ...........................................

5

Công ước UNIDROIT về cho thuê tài chính quốc tế .............

6

Bộ luật mẫu UNIDROIT về cho thuê ……………………….. 10
PHÁP LUẬT HÀN QUỐC VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ….

11

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Hàn Quốc về
cho thuê tài chính …………………………………………… 11
Nội dung pháp luật hiện hành của Hàn Quốc về cho thuê tài
chính ………………………………………………………… 13
Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………….. 16
THỰC TRẠNG VÀPHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH ....................... 17

Lịch sử hình thành và nội dung pháp luật hiện hành của Việt
Nam về cho thuê tài chính ………………………………….. 17
So sánh pháp luật Hàn Quốc, pháp luật Việt Nam về cho thuê tài
chính …………………………………………………………. 19
Thực tiễn thi hành pháp luật cho thuê tài chính ở Việt Nam:


những kết quả đã đạt được và những vướng mắc cần tháo gỡ …

20

Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cho thuê tài
chính ..............................................................................................

21

KẾT LUẬN CHUNG ………………………………………..


22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử phát triển kinh tế thế giới, nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh trong
vòng 60 năm qua. Hiện nay hoạt động thuê tài chính đã được sử dụng tại hơn
80 nước (khoảng 60 nước đang phát triển sử dụng dịch vụ này) với khối
lượng dư nợ cho thuê trên 500 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 12,5% đầu tư tư
nhân của toàn thế giới.
Tại Việt Nam, dịch vụ cho thuê tài chính bắt đầu hình thành vào
khoảng năm 1995. Doanh thu từ dịch vụ này tại Việt Nam mới đạt khoảng 0,3
tỷ USD/năm. Hiện nay, tại Việt Nam có 11 công ty cho thuê tài chính đăng ký
hoạt động, trong đó 8 công ty trong nước với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỉ
đồng và 3 công ty 100% vốn nước ngoài.
Thực tế hoạt động cho thuê tài chính trong những năm qua đã cho thấy,
còn nhiều bất cập về môi trường pháp lý cần phải tiếp tục giải quyết. Hoạt
động cho thuê tài chính liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân
hàng, xuất nhập khẩu, dân sự, thương mại, tài chính,…Các luật trong các lĩnh
vực này chưa đưa ra được đầy đủ và đồng bộ các quy định về hoạt động cho
thuê tài chính. Trong đó có luật hợp đồng và luật liên quan đến quyền sở hữu,
luật thuế, luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài ảnh hưởng lớn
đến hoạt động cho thuê tài chính. Quá trình hoàn thiện pháp luật dùng để điều
chỉnh hoạt động cho thuê tài chính cần được thực hiện trên cơ sở tiếp thu, kế
thừa những kinh nghiệm của các nước có ngành cho thuê tài chính phát triển,
đồng thời dựa trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ở Việt
Nam trong thời gian qua.

1



Đã có một số đề tài nghiên cứu ở trong nước về hoạt động cho thuê tài
chính [9]. Tuy nhiên, việc so sánh pháp luật của Việt Nam với quốc tế và
pháp luật một số nước về cho thuê tài chính vẫn chưa được đề cập trong bất
kỳ đề tài hoặc công trình nghiên cứu nào. Hàn Quốc là nước đã công nghiệp
hóa thành công, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc có thể
là hình mẫu cho Việt Nam đi theo. Dịch vụ cho thuê tài chính của Hàn Quốc
cũng rất phát triển. Chính vì thế đề tài luận văn thạc sĩ “Pháp luật của Hàn
Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính” sẽ đi sâu phân tích, so sánh từ khía
cạnh luật pháp về dịch vụ cho thuê tài chính tại hai nước, nhằm góp phần thúc
đẩy dịch vụ cho thuê tài chính tại Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài luận văn là phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận
pháp lý cơ bản về cho thuê tài chính, nội dung pháp luật quốc tế, pháp luật
Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính.
Nhiệm vụ của đề tài luận văn là:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về cho thuê tài chính,
một số quy định Quốc tế về cho thuê tài chính, pháp luật Hàn Quốc và rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích các quy định của pháp luật về cho thuê tài chính của Việt
Nam dưới góc độ so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế.
- Phân tích thực trạng ngành cho thuê tài chính của Việt Nam hiện nay,
các dạng tranh chấp pháp lý thường gặp trong cho thuê tài chính ở Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp thúc đẩy và hoàn thiện pháp luật cho thuê tài
chính ở Việt Nam.

2



3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp, so sánh để luận
giải vấn đề.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ước Quốc tế về cho thuê tài
chính, pháp luật Hàn Quốc và pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính, thực
tiễn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ước UNIDROIT về cho thuê tài
chính quốc tế, Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê; Luật KD TCTD chuyên
ngành của Hàn Quốc mới nhất; các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan
đến lĩnh vực cho thuê tài chính; số liệu thống kê về ngành cho thuê tài chính
Hàn Quốc trong vòng 10 năm trở lại đây; thực trạng hoạt động của các công
ty cho thuê tài chính tại Việt Nam trong vòng 20 năm qua.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Ngoại trừ những phân tích chung về bản chất, vai trò của ngành cho
thuê tài chính, cũng như các số liệu về ngành cho thuê tài chính của Việt Nam
là do tác giả luận văn trích dẫn lại từ nguồn báo chí và các công trình đã công
bố trong nước, toàn bộ nội dung, phân tích và đề xuất trong luận văn là lần
đầu tiên được công bố ở Việt Nam. Có thể xem đây như là những đóng góp
mới của đề tài luận văn vào hiểu biết chung về hệ thống luật pháp quốc tế,
cũng như pháp luật Hàn Quốc trong lĩnh vực cho thuê tài chính. Việc đề xuất
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về cho thuê tài chính là những đóng
góp mới của đề tài luận văn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm

3



thúc đẩy ngành cho thuê tài chính Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp lý cơ bản và các văn bản quốc tế về
cho thuê tài chính.
Chương 2: Pháp luật Hàn Quốc về cho thuê tài chính và những gợi ý cho Việt
Nam
Chương 3: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
cho thuê tài chính.

4


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ CƠ BẢN
VÀ CÁC VĂN BẢN QUỐC TẾ VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức hoạt động CTTC
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Có nhiều định nghĩa về hoạt động cho thuê tài chính. Theo Công ước
quốc tế UNIDROIT ký tại Ottawa (Canada) năm 1988 [10] thì giao dịch cho
thuê tài chính là giao dịch mà bên cho thuê dựa trên các điều khoản yêu cầu
của bên thuê, ký thỏa thuận với nhà cung cấp, theo đó bên cho thuê mua nhà
máy, tư liệu sản xuất hoặc các thiết bị khác theo các điều khoản đã được phê
duyệt bởi bên thuê, và cấp cho bên thuê quyền sử dụng các thiết bị đó để đổi
lại việc thanh toán tiền thuê. Như vậy theo Công ước UNIDROIT, cho thuê
tài chính là "mối quan hệ ba chiều đặc biệt" đòi hỏi phải có ba bên riêng biệt:

(i) bên cho thuê đã ứng trước kinh phí để mua các thiết bị cấu thành đối tượng
của giao dịch cho thuê, (ii) bên thuê, là người lựa chọn thiết bị và trả một
khoản phí thuê để có quyền sử dụng nó, và (iii) nhà cung cấp chuyên bán các
thiết bị cho bên cho thuê. Cho thuê tài chính cũng liên kết hai hợp đồng riêng
biệt, nhưng có liên quan với nhau: hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và
bên thuê, và hợp đồng cung cấp giữa nhà cung cấp và bên cho thuê. Theo
pháp luật của một số nước và trên thực tế, cho thuê tài chính không dứt khoát
phải là quan hệ 3 bên như Công ước UNIDROIT quy định. Ví dụ:
- Theo Hiệp hội cho thuê tài chính Nhật Bản thì “Hoạt động cho thuê
tài chính là quá trình Công ty Cho thuê tài chính cho bên thuê mượn tài sản
thay vì cho vay tiền vốn theo các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng cho
thuê tài chính, bên thuê phải thanh toán chi phí cố định hàng tháng dưới danh

5


nghĩa là phí sử dụng và có thể được chuyển quyền sở hữu sau khi hết thời hạn
thuê” [25].
- Theo Luật Tín dụng tài chính chuyên ngành của Hàn Quốc [22], thì
thuật ngữ cho thuê tài chính là phương pháp tín dụng bằng hàng hoá được
quy định tại Nghị định của Tổng thống do người cho thuê mua, và được cho
người khác thuê sử dụng cho một giai đoạn đặc trưng, tương ứng người thuê
sẽ thanh toán phí theo định kỳ. Sự chuyển nhượng hàng hoá tại thời điểm cuối
cùng sẽ được quyết định bằng sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
- Tại Việt Nam, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 nêu rõ
“Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở
hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài
chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu
cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê
tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê

tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp
đồng cho thuê tài chính” [6].
Có thể thấy, pháp luật của các quốc gia trên thế giới quy định khác nhau
về khái niệm cho thuê tài chính. Nhưng nhìn chung, khái niệm cho thuê tài
chính có thể tổng hợp qua 5 đặc điểm của giao dịch như sau:
- Đối tượng cho thuê là những tài sản thường có giá trị lớn, phục vụ cho
sản xuất kinh doanh.
- Người thuê có quyền được lựa chọn tài sản từ nhà cung cấp để đề nghị
bên cho thuê mua tài sản đó về cho mình thuê.
- Tiền thuê trả theo hợp đồng cho thuê tài chính phải đủ để khấu hao
toàn bộ hoặc một phần đáng kể các chi phí mua thiết bị.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
[1] Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
[2]. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
[3]. Nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê
tài chính tại Việt Nam.
[4]. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
[5]. Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/ 2005 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP
ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty
cho thuê tài chính.
[6]. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ qui
định về hoạt động của Công ty tài chính và cho thuê tài chính.

[7]. Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/7/2006 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số nội dung về hoạt động
cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo qui định
tại Nghị định số số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 và Nghị định số số
65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/ 2005 của Chính phủ.
[8]. Thông tư liên tịch của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư
pháp số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10/12/2007 về việc
hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho
thuê tài chính.
[9]. Hoàng Thị Thanh Hằng; Năng lực cạnh tranh của các công ty cho
thuê tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế; TP.
HCM 2013.
Tài liệu tiếng Anh:
[10]. UNIDROIT, Unidroit Convention on International Financial
Leasing, May 20, 1988.
[11]. UNIDROIT, Model Law on Leasing, adopted on 13 November
2008 by the Joint Session of the UNIDROIT General Assembly.

7


[12]. David A. Levy, Finalcial leasing under the Unidroit Convention
and the Uniform Commercial Code: A Comparative Analysis, Ind. Int'l
& Comp. L. Rev. Vol. 5:2; pp 268-302.
[13]. Matthew Fletcher, Rachel Freeman, Murat Sultanov, and
Umedjan Umarov; Leasing in Development: Lessons from Emerging
Economies; International Finance Corporation, Washington, D.C.,
2005.
[14]. Martin Stanford; UNIDROIT’s Preparation of a Model Law
on Leasing : the Crossing of New Frontiers in the Making of

Uniform Law; 14 Unif. L. Rev. 578 (2009); pp 578-598.
Websites
[15]. Hà Tâm, Công ty cho thuê tài chính dần rơi rụng, Báo Đầu tư
online ngày 05/5/2015.
[16]. Thành Trung, Cho thuê tài chính: Rủi ro và thách thức, Báo
Petrotimes ngày 10/04/2013.
[17].
/>18]. />[19]. />[20].
/>[21]. The History of
Leasing by Jeffrey Taylor.
[22].
Specialized
Credit
Finance
Business
Act;
/>[23]. />[24]. />[25]. />
8



×