Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HÃY góp PHẦN bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.58 KB, 23 trang )

HÃY GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG THIẾT THỰC
Cuộc sống có đẹp hay không phụ thuộc vào nơi mà chúng ta đang sống; đó chính
là nhà ở, xóm làng, cộng đồng, thành phố, đất nước, khu vực hay rộng hơn là Trái
đất.
Giữ gìn cho môi trường ở những nơi đó trong sạch và xanh tươi là trách nhiệm của
mọi người vì mỗi người đều đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa trong việc
bảo vệ môi trường. Nếu mỗi người đều góp những hành động đúng và những lẽ
phải cho môi trường, thì nơi ở của chúng ta sẽ được giữ gìn và cuộc sống của
chúng ta đã tốt đẹp lên nhiều.

1. Tại nhà
Thực hiện khẩu hiệu “Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế”
Nguyên tắc: “Càng ít chất thải ra môi trường càng tốt”
- Trong nhà nên có hai loại thùng đựng rác. Các giấy loại, sách, báo, tạp chí cũ,
chai lọ thuỷ tinh và các lon kim loại để vào thùng rác riêng. Nếu không có thùng
rác, có thể tận dụng các túi chất dẻo to để đựng riêng trước khi bỏ vào thùng rác
công cộng.
- Các túi, bao bì bằng chất dẻo, khó hoặc không tự phân huỷ trong môi trường,
trước khi bỏ vào thùng rác, nên cho chung vào một túi, tránh để bay tung toé, gây ô
nhiễm.
- Nên tận dụng giẻ rách hay quần áo cũ làm giẻ lau bàn, ghế, giường tủ, đặc biệt
lau những thứ bẩn dây ở nơi nấu nướng thay cho giấy lau hút nước.

2. Nơi công cộng
Giữ gìn cho cộng đồng sống quanh chúng ta trong sạch và tươi xanh phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội của mỗi người dân trong
cộng đồng, từ đó tạo nên những thói quen đúng đắn, đó chính là một phần trong
nếp sống thanh lịch. Hãy giữ gìn cho môi trường sống của bạn và hàng xóm sạch,
hoà thuận và trong lành.
- Rác thải gia đình nên đổ đúng nơi quy định: thùng rác công cộng thường trực, các


xe gom rác định giờ hay các hố rác xa nơi ở để ủ làm phân bón cho khu vực nông
thôn.
- Những không gian thoáng của các khu dân cư, có cây xanh hay không có cây
xanh là nơi mọi người hay dạo mát, ngồi nghỉ sau những giờ làm việc. Đây chính
là nơi cần giữ gìn sạch sẽ, không nên vứt, bỏ rác lại khi đi dạo hay ngồi nghỉ, mà
nên bỏ vào thùng rác công cộng.
- Không nên vứt rác vào cống, rãnh. Nước thải trong cống có thể trôi được, nhưng
rác rắn (nhất là chất dẻo) có thể gây tắc cống, hoặc khi mưa bị trôi ra sông, gây ô
nhiễm sông.
- Nơi công cộng, khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên khéo nhắc


nhở, nếu cần thiết, khéo yêu cầu họ nhặt bỏ rác vào thùng rác gần đó.
- Không nên bỏ đồ phế thải cồng kềnh (bàn, ghế, tủ, giường,…) và phế thải xây
dựng ra nơi công cộng.
- Nên tham gia và đóng góp có hiệu quả vào phong trào “Sạch ngõ xóm, đường
phố”.
- Nhà nuôi chó, không được thả rông. Khi dắt chó ra đường, nên đem theo túi chất
dẻo để nhặt phân cho vào thùng rác công cộng.
- Cộng đồng nên tổ chức thùng rác chuyên đựng các loại rác có thể tái sinh được để
bán cho người thu mua đồng nát, vì đây chính là khâu đầu tiên của chu trình tái
sinh.
- Nên nhắc nhở ý thức giữ gìn sạch đẹp nơi công cộng sao cho trở thành thói quen
xã hội, tiến tới một xã hội thanh lịch

3. Đi chợ mua sắm
Nguyên tắc: Đừng đem rác về nhà và chuyển sang nhà người khác
- Khi đi chợ mua thức ăn, nên đem theo làn, rổ, đồ đừng thay cho việc phải dung
giấy hay túi bằng chất dẻo. Như vậy sẽ giảm được rác thải có túi chất dẻo và giấy
gói.

-Khi mua các đồ dùng nhỏ, nên đựng ngay vào trong làn hay túi xách.
- Nên suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn mua quà tặng. Nó có thể trở thành đồ thải
nếu không thích hợp với người nhận, hoặc bao bì cầu kỳ bằng các loại không dùng
lại được, sẽ làm cho thùng rác của người nhận thêm đầy.
Nên giảm bớt dùng bao bì
- Khi có thể, nên mua đồ dùng với khối lượng lớn để dùng dần (bột giặt, xà phòng,
nước rửa bát,…) như vậy vừa rẻ hơn vừa bớt dùng nhiều bao bì.
- Tránh mua các hàng hoá có bao bì quá cầu kỳ và nhiều, vì đồ bao bì khi đóng gói
đã phải tiêu thụ nhiều năng lượng, khi in cũng thải ra nhiều chất nguy hiểm và cuối
cùng khi đốt rác sẽ sinh ra các chất độc hại khác.
- Nên mua các sản phẩm được bao gói hay đựng trong những bao bì đã được tái
sinh để dùng lại (các loại giấy, bìa, khuôn đựng trứng…). Như vậy, bạn đã góp
phần tiết kiệm nguyên liệu lấy từ tự nhiên.
Lựa chọn sản phẩm
- Nên tìm mua những sản phẩm có ghi “Không gây hại môi trường”, “Bạn môi
trường”, “Nhãn hiệu xanh”…
- Chọn mua loại hàng hoá có bao bì dễ tiêu huỷ trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại
nhiều lần.

4. Tại trường học
Ý thức và hành động bảo vệ môi trường không chỉ áp dụng ở nhà, ngoài cộng
đồng, mà còn ở trường học.
- Sách giáo khoa, truyện cũ không cần nữa nên cho bạn có nhu cầu hoặc cho thư


viện nhà trường để các học sinh, sinh viên khác có thể sử dụng.
- Nhà trường nên bố trí các thùng đựng rác tái sinh riêng cho từng loại như giấy và
các túi đựng đồ ăn, lon đựng đồ uống.
- Nên tận dụng viết cả hai mặt giấy và tận dụng giấy bỏ làm giấy nháp khi tính
toán.

- Nên dùng bút máy, bút chì máy thay cho chì gỗ hay bút bi, như vậy sẽ giảm được
rác.
- Nên tôn trọng nội quy bảo vệ cây xanh bong mát của nhà trường, vì đây là nơi tạo
không khí trong sạch.
Hành động thanh lịch
- Mỗi lớp nên có thùng đựng rác và giấy vụn đặt ở góc lớp. Mỗi học sinh nên bỏ,
nhặt rác cho vào thùng giấy vụn hoặc thùng rác riêng cho từng loại.
- Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên nhắc nhở lịch sự.
- Luôn có ý thức giữ gìn các phòng vệ sinh của nhà trường sạch sẽ.
- Giờ ra chơi, ở ngoài sân trường không nên vứt rác bừa bãi, tìm thùng rác của nhà
trường bỏ đúng chỗ.

5. Nơi làm việc
Nguyên tắc: Dùng các vật liệu có thể tái sinh và làm sao giảm bớt rác tại nơi làm
việc
- Nên tiết kiệm và dùng cả hai mặt giấy khi photocopy, viết và in.
- Dùng các loại giấy tái sinh được là góp phần gìn giữ môi trường, chẳng hạn, khi
chọn các cặp tài liệu, nên chọn loại bìa các tông giấy thay cho chất dẻo.
- Nếu có thể, nên dùng toàn các loại giấy đã được tái sinh, vì như vậy đã giúp giảm
được số cây bị chặt để làm giấy mới. Các loại danh thiếp, giấy mời họp, phong bì
có thể in trên loại giấy đã được tái sinh.
- Nên thu nhặt các loại giấy, báo, phong bì, bao bì, các tông không cần đến nữa bán
cho người thu mua đồng nát.
- Nên giữ những giấy in ra từ máy tính để dùng lại, làm sổ ghi nhớ hay sổ nhắn tin
điện thoại.
- Nên bố trí một thùng rác có thể tái sinh được. Nên bố trí hệ thống thu thập giấy
loại tập trung tại cơ quan làm việc.
- Nên dùng bút máy hút mực và bút chì bấm thay cho những loại bút bi hay bút chì
dùng chỉ 1 lần. Như vậy sẽ giảm được rác thải, đồng thời cũng tìm mua các loại bút
đánh dấu có thể đổ đầy lại mực để dùng nhiều lần.

- Nên lựa chọn các loại máy in la-de có hộp mực tháo lắp, đổ đầy lại được.

6. Đi dã ngoại, tham quan, du lịch
Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… là những công trình tự nhiên hay do bàn
tay con người ghi dấu các nền văn hoá từ ngàn xưa. Rác của thời nay sẽ gây nên ô
nhiễm.


- Cá nhân hay từng nhóm một, tổ chức vãn cảnh đền, chùa, không nên mua đồ
cúng gói bằng chất dẻo, nên mua vàng hương đủ dùng tối thiểu. Như vậy, khi đốt
sẽ giảm được lượng đioxit cacbon thải vào không khí.
- Bỏ rác và đốt vàng mã đúng nơi quy định.
- Nên thể hiện sự thanh lịch tại những nơi văn hoá như trên.
- Tổ chức ăn uống sẽ có giấy, chất dẻo, chai lọ và các lon kim loại, nên tìm bỏ
đúng chỗ hoặc gom lại đem về bán hay cho những người thu mua.
- Ăn uống, vui chơi ở những bãi cỏ vắng, thoáng đãng nên đem theo túi đựng sử
dụng được nhiều lần hay tận dụng những túi chất dẻo to thu gom rác đem về bỏ
đúng nơi thích hợp.
- Ngồi hóng mát, ngắm cảnh cạnh hồ, ao không nên tiện tay vứt giấy gói, chất dẻo,
lon hay những đót thuốc lá xuống nước. Nên gói lại đem bỏ đúng nơi thích hợp.
- Giấy, chất dẻo, lon kim loại không nên bỏ lại trên bờ biển, bờ hồ, khi thuỷ triều
lên hoặc mưa sẽ kéo theo xuống nước, chỗ tắm sẽ bị ô nhiễm.
- Không nên tìm thức ăn làm từ đặc sản quý, hiếm, lấy từ rừng hay biển đã được
Nhà nước quy định về hạn chế săn bắt, buôn bán,…
- Khi đi săn hay câu cá, nên tìm đúng nơi được phép và quy định những sinh vật
được săn bắt và bằng phương tiện hạn chế.
Nguồn: Tổng cục Môi trường.

Tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích gì?
- Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.

- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn vè thế hệ con cháu
của bạn.
- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.
- Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho
bạn và cả gia đình.


Chung tay bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của cộng đồng
Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây
phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh
đẹp từ thiên nhiên.
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung
cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi
chứa đựng chất thải.
Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu
bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu
dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi
trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản
xuất.
Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với
con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường
là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi môi trường.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng,
khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường,
suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra

trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối
mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt
các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng
tự phân hủy.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo
vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại
“bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.


Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ
chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác
thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường.
Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và
chống biến đổi khí hậu chưa?”.

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một
máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của
pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng
góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần
bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành
động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành
động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành
nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải
làm như sau:
Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực
và cụ thể như:
- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi.
Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện
vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với
những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng,
tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản
trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay
vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi,
picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác
xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây
xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ
gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…


- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao
hồ, bờ biển…
Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong
mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung
tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng
ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6),
toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố,
trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực
hiện.
Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ
quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa
các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa
phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ
sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo
vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác
hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi
trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia

đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.
Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng
rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp
phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.
Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng
được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận
hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi
trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ
môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Bộ trưởng Môi trường ASEAN sẽ bàn
về khói mù xuyên biên giới
Các đại biểu sẽ xem xét, thảo luận về vấn đề liên quan đến các lĩnh vực biến
đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, quản
lý môi trường đô thị...


Từ ngày 26 đến 30/10, hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 (AMME
13) và chuỗi hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị hướng tới
mục tiêu kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong
khu vực giữa hai kỳ hội nghị, thảo luận về nội dung hợp tác mới, đồng thời đề xuất
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian
tới.
Các đại biểu sẽ xem xét, thảo luận về vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như: biến
đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, quản lý
môi trường đô thị... Đây là hoạt động định kỳ ba năm một lần trong cơ chế hợp tác
môi trường ASEAN, được tổ chức luân phiên tại quốc gia thành viên.
Song song với AMME 13 là chuỗi sự kiện liên quan như Hội nghị bộ trưởng môi
trường ASEAN 3 lần thứ 14 (AMME 3 lần thứ 14); Hội nghị Ủy ban thực hiện

hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 (COM 11)...
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), việc Việt Nam đóng
vai trò là chủ nhà tổ chức thành công chuỗi hội nghị sẽ khẳng định và nâng cao vị
thế trong khu vực cũng như quốc tế, đồng thời góp phần củng cố khối ASEAN
trước những diễn biến chính trị hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay.
Trước đó đầu tháng 10, TP HCM và nhiều tỉnh thành Nam Bộ xuất hiện hiện tượng
mù khô ở cả đô thị, trên biển và vùng rừng núi, làm hạn chế tầm nhìn. Nguyên
nhân được xác định là cháy rừng ở Indonesia.

Đổ rác sang nhà hàng xóm
Nhà bạn tôi ở Sài Gòn. Mỗi lần về nước đến chơi, tôi rất ngạc nhiên về đống
rác luôn thường trực cạnh tường phía trước nhà bạn. Bạn kể: “Nhà đóng cửa
suốt ngày, hàng xóm cứ mang rác ra đó thả, dù mình đã đến từng nhà đề nghị
họ để trong nhà chờ xe thu gom. Có lẽ họ muốn tiết kiệm tiền đổ rác...”.
Nghe mà tôi muốn khóc cho bạn. Không lẽ vì tiết kiệm nên họ chỉ nghĩ làm sao
cho nhà mình sạch, còn hàng xóm, cộng đồng thì kệ?
Tôi đang sống Adelaide, một trong những thành phố sạch nhất nước Australia.
80% rác được thu gom và tái chế. Những nhà có vườn rộng thường mua thùng rác
tự hủy đặt ngoài vườn để chôn những loại rác có thể hủy làm phân bón cho cây,


vừa đỡ gây ô nhiễm chung. Mua hàng siêu thị không được dùng túi nilon nên
chúng tôi phải mang theo túi lớn dùng nhiều lần. Bạn dắt chó đi dạo cũng phải
mang theo bao nilon để nhặt phân rơi.
Ở Australia, mọi người luôn coi môi trường là vấn đề quan trọng. Nhà nước có
trách nhiệm làm luật bảo vệ môi trường và chi tiền để thực hiện các chương trình
bảo vệ và làm đẹp môi sinh. Họ có cơ quan kiểm tra và giải quyết vi phạm luật môi
trường (Environment Protection Authority). Bất kể một khu dân cư nào cũng phải
làm hệ thống hạ tầng xử lý rác thải trước rồi mới chia lô, bán đất xây nhà. Các cơ
sở kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ nghiêm túc từ chất lượng nước thải, chất thải,

khí thải đến tiếng ồn. Chuyện vi phạm lớn đã đành, chuyện nhỏ như máy điều hòa
của hàng xóm ồn quá làm bạn khó chịu, bạn phản ánh, nếu hàng xóm không chịu
sửa thì phải kêu ra cơ quan này vì hàng xóm làm ô nhiễm tiếng ồn.
Chính quyền cơ sở (local council, tương đương với cấp quận ở Việt Nam) là nơi
quản lý trực tiếp về môi sinh. Một trong các nhiệm vụ cơ bản của họ là giữ cho khu
vực sạch, đẹp và an toàn. Khác với Việt Nam, các chính quyền cơ sở này nhỏ gọn,
không có chức năng quản lý các ngành chuyên môn như cảnh sát, pháp lý, giáo
dục, giao thông, y tế... Các chức năng chuyên môn nói trên chỉ có ở cấp tiểu bang
và liên bang. Để gom rác hiệu quả, chính quyền cơ sở cung cấp cho mỗi nhà 3
thùng rác to, cỡ 500 lít để đựng rác thường, rác tái sinh và rác xanh (cỏ, cây xanh
cắt từ vườn). Một tuần một lần gom rác thường, vài tuần một lần gom rác khác,
theo lịch. Rác được gom theo loại bằng xe cơ giới chuyên dụng riêng biệt. Rác
chung thì được chở ra bãi rác để chôn. Rác tái chế được chở vào các xưởng tái chế.
Rác xanh được chở đến bãi chế biến phân. Việc đi gom rác, chế biến rác thành các
sản phẩm thương mại... cũng là một hoạt động kinh doanh. Chính quyền cơ sở nhỏ
gọn, không có chức năng làm kinh tế, vì vậy các công việc kể trên được giao cho
các nhà thầu. Chính quyền cơ sở xét duyệt thiết kế đô thị, nhà ở... để cho khu vực
hài hòa, đồng bộ.
Chính quyền cơ sở còn có trách nhiệm cọ rửa các lò BBQ và vệ sinh toilet trong
các công viên. Đến Australia, bạn sẽ thấy hệ thống toilet công cộng tiện lợi, sạch,
luôn có giấy vệ sinh và không mất tiền. Trong thành phố, ngoài các toilet công
cộng lớn trong khu mua bán và vui chơi, các trạm bán xăng đều có toilet cho khách
đi đường. Biển báo nhắc nhở và thùng rác còn được đặt ở mọi chỗ công cộng có
thể có rác. Tiền để làm việc này lấy từ thuế nhà (council rate) được tính theo giá trị
nhà.
Ý thức về môi trường được nhà nước Australia đặc biệt chú trọng từ trong giáp dục
nhà trường, được người lớn nhắc nhở và làm gương trong gia đình và ngoài xã hội.


Những gì trải qua trên đất nước này, tôi có thể nói rằng bạn chỉ cảm thấy thoải mái

và an toàn khi sống trong một cộng đồng tốt, biết quan tâm giúp đỡ nhau và cùng
đóng góp cho môi trường sống tốt hơn.
Câu chuyện thả bịch rác sang nhà hàng xóm ở Việt Nam không mới nhưng tôi cho
rằng là vấn đề rất quan trọng. Nó cho thấy tâm lý “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ
túi” đã và đang tạo ra những sản phẩm độc hại, những sự thờ ơ vô cảm mà mỗi
người vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Đừng nói với tôi là đất nước người ta giàu
nên người ta làm được như vậy. Giàu hay nghèo, bạn không thể sống tách rời cộng
đồng. Bạn và người thân phải ra đường, phải uống nước, phải hít thở không khí,
phải ăn thực phẩm và dùng dịch vụ từ cộng đồng. Ta không có quyền xả rác ra
đường, ra mương, ra sông, ra ruộng hay sang cửa nhà hàng xóm.
Để có môi trường xanh, sạch, “thơm” và an toàn, tôi cho rằng, cần có sự kết hợp
đồng bộ của tất cả, từ nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở và cơ bản
nhất là ý thức người dân. Đây thực sự là công việc lâu dài và khó khăn.
Chỗ tôi cũng vậy. Rác từ hàng xóm. Quét đường không hốt mà hất tứ tung qua nhà người khác. Khạc nhổ ra đường
kinh tởm. Cửa cuốn mà đêm hôm kéo muốn sập nhà. Đi về còi xe inh ỏi kêu gọi um sùm. Ra đường nói chuyện lớn
tiếng... Âu cũng là ý thức quá tồi!
Chau Hoang - 15:57 18/07

Trả lời | Thích 329 | Vi phạm | Chia sẻ
y thuc va trach nhiem bat dau tu ban than minh dung do loi cho chinh quyen ban oi
anhle1986t - 07:46 21/07

Trả lời | Thích 3 | Vi phạm | Chia sẻ
Bây giờ còn tư tưởng ngăn chặn xả rác là của chính quyền địa phương thì đúng là chả có chuyển biến gì.

Fz Kr Pioneer - 16:53 20/07

Trả lời | Thích 14 | Vi phạm | Chia sẻ



Xem tất cả 5 trả lời

Bức xúc lắm, cái ông hàng xóm nhà mình ông ấy sửa nhà, ổng đổ Xà bần sang nhà mình, nhắc đến lần thứ 5 mà vẫn lén lút đổ
sang, rồi còn đổ sang nhà khác nữa. Người ta bảo "quá tam ba bận" nay đến bận thứ 5, ...
Thuận An - 15:28 18/07
Trả lời | Thích 192 | Vi phạm | Chia sẻ

Mong bài này đến được với nhiều người, nên in ra nhiều phát cho các trường học , công, tư sở , nói cho thực tế :
cho mọi người đang sống và đang xả rác hằng ngày , cám ơn tác giả , một vấn đề nổi cộm của hôm qua , hôm nay
và ngày mai .
migasuviet - 15:51 18/07

Trả lời | Thích 132 | Vi phạm | Chia sẻ

Chưa được đến Australia nhưng đọc bài viết của TG Nguyễn Thị Nhuâân làm cho tôi muốn được sống ở đó quá!

Đức Lợi - 15:15 18/07
Trả lời | Thích 101 | Vi phạm | Chia sẻ

@Đức Lợi: Chị này nói quá đúng. Ý thức người dân cao, họ sống cho họ , cho mọi người và con cái họ sau này vì môi trường trong
sạch.... Tôi đã ở Adelaide nơi Chị nói...khí hậu mát và trong lành... Tôi thích
Dat Tran - 15:17 19/07
Trả lời | Thích 27 | Vi phạm | Chia sẻ

Được mở rộng con mắt về nước bạn , vì một cộng đồng xanh sạch đẹp :)
Dũng Trương - 15:34 18/07

Trả lời | Thích 66 | Vi phạm | Chia sẻ

những câu chuyện cũ không bao giờ hết sốt.



Đê95 - 16:21 18/07
Trả lời | Thích 52 | Vi phạm | Chia sẻ

tôi yêu ADELAIDE và rất tâm đắc với ý kiến của bạn. Mong VN cũng được như thế !

Thanh Kỳ Nguyễn - 15:39 18/07

Trả lời | Thích 45 | Vi phạm | Chia sẻ

Mình cho là vấn đề trước mắt là có một cơ quan quản lý về vấn đề mới trường, làm luật gìn giữ môi trường và lựa
chọn những người có khả năng làm việc nghiêm túc, mình bạch để giải quyết xử phạt vi phạm và động viên những
gương tốt.
nhuann2000 - 13:24 19/07

Trả lời | Thích 3 | Vi phạm | Chia sẻ
VN cung se lam duoc dieu do voi dieu kien: Ha tang co so phai day du va dong bo, luat phap phai kin ke, xu ly vi
pham phai toi noi toi chon, ko vi ne-thien vi, ko danh trong bo dui, cuoi cung la y thuc con nguo (loai cay nay trong rat
lau va cham bon tot moi thu hoach duoc

ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
1 Trần Thị Dung
2 Đặng Thế Vũ
3 Nguyễn Thị Dung


4 Trương Nhật Lâm

Giáo Viên Hướng Dẫn
Cô: Lê Thị Quỳnh Anh
CÔNG CỤ QuẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc
biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng
phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
Theo thống kê đến cuối năm 2012, Việt Nam có 755 đô thị, tỷ lệ đô
thị hóa đạt 32,45%. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn
đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất,
phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân
và nổi cộm nhất đó là tác động đến môi trường.
Để xem xét tác động của đô thị hóa đến môi trường một cách cụ thể,
nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “ đô thị hóa và những tác động
đến môi trường tại Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tổng quan về tình hình đô thị hóa tại Việt Nam.
Phát hiện những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế xã hội và
môi trường.
Đề ra giải pháp khắc phục những tác động xấu của đô thị hóa đến môi
trường cũng như những hạn chế trong công tác quản lí.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đô thi hóa tại
Việt Nam cũng như những tác động của quá trình này đến
kinh tế xã hội và cụ thể đến môi trường.
-



Phạm vi không gian: Việt Nam
Phạm vi thời gian: 2011 - 2013.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về hiện trạng đô thị hóa và các tác động của nó đến môi
trường
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp đánh giá
- Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân
đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng
hay
khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo
thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị
hóa; còn
theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
1.1.2. Xu hướng của đô thị hóa.
1. gia tăng dân số tự nhiên do dân cư của các đô thị
2.Quá trình di dân hay dân nhập cư từ các vùng nông thôn. 3. sự thay đổi
về tỉ lệ phần trăm giữa người ở tại các đô thị với các vùng nông thôn
4. Gia tăng dân số bằng các con đường khác.
1.1.2. Xác động tiêu cực của đô thị hóa
- Mất đất canh tác do quá trình mở rộng đô thị
- Mất cân bằng tỉ lệ giới tại vùng di cư do dân nhập cư vào thành phố đa

phần là nữ
- Gây nghèo đói và thất nghiệp gia tăng, cũng như gia tăng tội phạm và
cácvấn nạn khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng đô thị hóa tại châu Á.
Đô thị hóa khu vực Châu Á đang diễn ra rất nhanh chóng từ vài thập


niên gần đây. Số người sinh sống ở thành thị khu vực này lên
tới hơn 1 tỷ, chiếm gần một nửa số dân thành thị toàn cầu. Số thành phố
lớn (trên 10 triệu người) cũng vượt qua tổng số các thành phố
lớn của các khu vực khác trên thế giới cộng lại và con số này sẽ vẫn tiếp
tục tăng lên.
Khu vực châu Á hiện là nơi "sở hữu" nhiều thành phố ô nhiễm nhất
và xả thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Sự đô thị hóa nhanh
chóng và những hệ lụy của nó đã và đang tạo ra thách thức to lớn
trong việc đảm bảo bền vững về môi trường và xã hội, gây quan
ngại cho các nhà hoạch định chính sách trong việc có nên thúc đẩy
mở rộng đô thị hóa trong khu vực hay không.
CHƯƠNG 2 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình đô thị hóa tại Việt Nam
Số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng: Trong những năm gần đây, số
lượng đô thị ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh.
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh
chóng và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng.
Tuy vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng như
quy mô đô thị, kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ
thuật
Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa được gắn liền với công cuộc công

nghiệp hóa đất nước. Do chú trọng quá nhiều vào việc “công nghiệp
hóa” cộng
với chất lượng quy hoạch không cao, cho nên thực trang đô thị hóa của
nước ta đang diển ra theo các hướng sau:
Năm 1986 1990 2000 2003 2007 2009 2012
Số đô thị 480 500 649 656 729 753 755
- Sự gia tăng dân số đô thị: Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng,
đặc biệt là từ sau năm 2000. Tính đến năm 2010, dân số
đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn người, chiếm 29,6% dân số cả
nước. Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là:
Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị;


Di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị;
Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị.
Theo số liệu Tổng điều tra, trong thập niên qua, tỷ lệ dân số đô thị Việt
Nam đã tăng từ 23,7% năm 1999 lên tới 29,6% năm 2009. Điều đó có
nghĩa là dân cư đô thị chiếm 25,4 triệu người trong tổng số 85,8 triệu
dân toàn quốc năm 2009. Sự tăng trưởng dân số đô thị chủ yếu diễn ra
ở các khu vực đô thị lớn, với 200.000 dân trở lên. Số các trung tâm đô
thị với qui mô dân như trên đã tăng từ 9 năm 1999 đến 15 năm 2009.
Bản đồ: Tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị năm 1999 và 2009
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, Tuy nhiên, tình trạng ách
tắc
và tai nạn giao thông vẫn còn diễn ra rất phổ biến.
2.2. Tác động của đô thị hóa đến môi trường tại Việt Nam.
2.2.1. Tiêu cực:
Đô thị hóa một cách không kiểm soát và thiếu hợp lí là một trong những
nguyên nhân gây áp lực cho môi trường cụ thể đó là:Vấn đề

ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí _ tiếng
ồn. Và mới đây là các vấn đề mới như là ô nhiễm ánh sáng
và tạo ra các môi đe dọa đến con người và sinh vật.
Tất cả những tác động tiêu cực đó được thể hiện bởi các mặt sau đây:
- tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng
đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước,
gây ra úng ngập. Quá trình bê tông hóa đã và đang
làm giảm lượng nước thấm vào đất gây suy giảm
nguồn nước ngầm.
- Phần lớn nước thải ở các đô thị không được xử lý, nhất là nước thải
sinh
hoạt khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có một
phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn
Năm 2010 tỷ lệ chất thải rắn đô thị từ 83-85%, tỷ lệ chôn lấp là 76-82%
trong đó 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% được chôn lấp không
hợp


vệ sinh. Tỷ lệ tái chế là 10-12%.
- Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, đất
rừng làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia, suy
giảm đa dạng sinh học cũng như gia tăng các nguy cơ về thiên tai.
Gây nên áp lực đáng kể về nhà ở, cơ sở hạ tầng và vệ sinh
môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo
đô thị.
Tại các khu nghèo đô thị, chất lượng môi trường ngày càng suy giảm do
các hoạt động sinh hoạt và sản xuất phát sinh ra chất thải và thải trực
tiếp
vào môi trường, và đây chính là điều kiện cho dịch bệnh phát triển: sốt
rét, các bệnh về tiêu hóa….

Vấn đề giao thông đô thị luôn là vấn đề gây nhức nhối trong
thời gian này, hiện tượng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại các đô
thị vào giờ cao điểm
Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm do khí thải.
Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp
và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở
các khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở
đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị
hiện nay
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực
trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là ở các nút giao
thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung
hoạt động sản xuất công nghiệp.
Ô nhiễm ánh sáng:
Ô nhiễm ánh sáng được định nghĩa là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo
quá
mức cần thiết so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi
trường.
đây là hiện tượng mà các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo vệ bầu trời


đêm
thế giới (IDA) kịch liệt phê phán vì nó gây lãng phí về năng lượng cũng
như
hoạt động sinh học của con người và động vật.
- Ô nhiễm tiếng ồn phát sinh do sự vận hành của máy móc thiết bị
trong sản xuất, các hoạt động vui chơi giải trí và do các phương
tiện gaio thông gây ra.
2.2.2. Tích cực

Ngoài những tác động tiêu cực thì đô thị hóa cũng có thể đem lại những
lợi ích tích cục cho môi trường nếu như quá trình này được kiểm soát
một cách hợp lí.
Cụ thể là đô thị hóa sẽ tạo điệu kiện cho phát triển các khoa học công
nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu cải thiện và bảo vệ chất lượng môi
trường.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP
- Quản lý chặt chẽ những dự án đầu tư, cũng như dân số nhập cư.
- Nên xây dựng thêm những đô thị vệ tinh bên cạnh những đô thị lớn
nhằm giảm áp lực cho đô thị trung tâm và cũng giúp tạo cân bằng về dân
số cũng
như mật độ trên mỗi vùng.
Có chế độ quan tâm đến các bộ phận người có thu nhập thấp hay người
nghèo để giảm đi khoảng cách giầu nghèo ở các đô thị.
Quy hoạch và phân vùng hợp lý hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới đất
nông nghiệp và diện tích đất rừng.
- Xây dựng và quản lý chặt chẽ hệ thống giao thông và phương tiện tại
các đô thị, nên ưu tiên phát triển giao thông công cộng.
- quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu
công xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”;
- Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị;
- Phát triên không gian xanh và mặt nước trong đô thị;
- Giữ gìn vệ sinh đường phố
Về giáo dục: truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo


đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt là đối với những
người lái
xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.
Các cơ quan quản lí cần có những chiến lược mang tính lâu dài cho quá

trình đô thị hóa tại Việt Nam.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Đô thị hóa là tiến trình cơ bản để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Đô thị hóa đã và
đang đem lại những lợi ích cho kinh tế và xã hội của Việt Nam là điều
không thể phủ nhận, tuy nhiên bên
cạnh những lợi ích đó, đô thị hóa cũng đem lại những tác động tiêu cực,
nhất là cho môi trường cụ thể là: ô
nhiễm không khí, tiếng ồn, ánh sáng, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa
dạng sinh học và giảm diện tích
đất canh tác và đất rừng… vì vậy cần có những hành động về quản lí tốc
độ đô thị hóa một cách hợp lí để
đảm bảo đô thị hóa phát huy được hết những tác động tích cực và giảm
thiểu những tác động tiêu cực đến
môi trường.
II. KIẾN NGHỊ
- Về cơ cấu luật: Xây dựng đồng bộ các văn bản pháp quy, rà soát và
ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật về quản
lý môi trường đô thị đảm bảo nâng cao hiệu lực của Luật Bảo Vệ Môi
Trường.
- Về tài chính: Huy động các nguồn vốn và kinh phí nhà nước, các ban
ngành cho công tác Quản lí và kiểm soát tốc độ
đô thị hóa cũng như các tác động tiêu cực của nó.
- Thiết lập hệ thống quan trắc, phân tích MT quốc gia.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm phát động phong trào toàn
dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị
“tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước”, đẩy mạnh phong trào xanh-



sạch-đẹp, tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường.
- Các dự án xây dựng hay sản xuất có tác động đến môi trường thì cần
phải thực hiện đúng tiến độ, tránh gây những ảnh
hưởng lâu dài cho môi trường cũng như sức khỏe con người.
- Kiểm soát quá trình di dân một cách hợp lí.
Họ vứt rác xuống đất ngay cạnh thùng rác công cộng; vứt gạch đá vô tội vạ trước biển thông tin; vứt rác ra giữa
đường gây mất vệ sinh và dễ gây tại nạn. Mặc dù các nhân viên vệ sinh đã làm việc vất vả nhưng nếu ý thức người
dân không thay đổi thì thủ đô sẽ ngập tràn rác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta. Ảnh
được chụp tại các đường phố ở Hà Nội (Cầu Giấy, Đội Cấn, Văn Cao, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng...)

Bã mía từ các hàng nước mía trên vỉa hè bị vứt bừa bãi xuống đường là chuyện thường ngày ở Hà Nội.


Thùng rác công cộng ở đây chỉ để làm cảnh, rác bị vứt thẳng xuống đường.

Hoa cũng bị vứt vô tội vạ, mặc kệ thùng rác.


Hai chiếc xô to được đưa ra để đựng rác, nhưng dường như một số người chẳng thèm quan tâm.

Chiếc bảng tin dành cho quảng cáo bị "vô hiệu hóa" bởi các loại rác.


Mặc dù các nhân viên vệ sinh đã dọn dẹp hết công suất...

...nhưng rác vẫn bị vứt thẳng ra giữa đường.




×