Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 35 trang )

TUẦN 18
Thứ hai ngày tháng năm 200
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP + KIỂM TRA
Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
+ Kiểm tra đọc hiểu (lấy điểm)
- Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học
thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng
sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn
bản nghệ thuật.
- Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả,
đại ý, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên
và Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng dạy học
+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng theo yêu
cầu.
+ Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: . ( 5 phút)
* Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I.
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc. ( 20 phút)
+ GV tổ chức cho HS bốc thăm bài đọc.
Ông Trạng thả diều, Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”, Vẽ trứng, Người tìm đường
lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất
nhiều mặt trăng.
+ Từng HS lên bốc thăm bài( mỗi lần 5 – 7 em). HS về chỗ chuẩn bò chờ đến
lượt.
+ Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.


+ Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa kiểm tra.
* GV nghi điểm theo hướng dẫn của BGĐT.
Hoạt động 3: Lập bảng tổng kết. ( 8 phút)
+ GV gọi HS đọc yêu cầu.
H: Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng
sáo diều?
+ Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm, nhóm nào xong dán phiếu lên bảng,
nhómkhác theo dõi và nhận xét.
Củng cố. Dặn dò: ( 2 Phút)
+ Nhận xét tiết học. Dặn HS về học các bài học thuộc lòng, chuẩn bò tiết sau.
Khoa học(Tiết 35)
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. Mục tiêu
- Sau bài học HS biết:
+ Làm thí nghiệm để chứng minh:
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi đẻ duy trì sự cháy được lâu hơn.
- Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
+ Vai trò của ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy lkông duy trì sự
cháy nhưng giữ cho sự cháy xảy ra không quá nhanh quá mạnh.
+ Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy học
+ Hình minh hoạ SGK/70;71.
+ Đồ dùng thí nghiệm: 2 lọ thuỷ tinh( 1 to; 1 nhỏ) 2 cây nến bằng nhau, đế để kê.
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
+ GV nhận xét kết quả bài tiết kiểm tra học kì.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy. ( 15 phút)
+ GV nêu mục đích và yêu cầu của hoạt động.
* Chia nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bò các đồ dùng thí

nghiệm của nhóm.
+ Gọi HS đọc mục thực hành để biết cách làm.
* Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Kích thước lọ thuỷ tinh Thời gian cháy Giải thích
1. Lọ thuỷ tinh nhỏ
2. Lọ thuỷ tinh lớn
Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống ( 15 phút)
+ GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bò thí nghiệm của các nhóm.
+ Gọi HS đọc mục thực hành thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét kết quả.
+ Làm tiếp thí nghiệm như mục 2/71 và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân
làm cho ngọn lửa cháy liên tục khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
+ GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5phút)
+ Gọi HS đọc bài học.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bò bài sau.
Đạo đức(Tiết 18)
ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ – I
I. Mục tiêu
+ Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kó năng thực hành qua các bài
từ bài 1 đến bài 8 đã học.
+ Vận dụng kó năng thực hành trong cuộc sống hằng ngày của các em.
+ HS luôn có ý thức thực hiện tốt những điều hay, lẽ phải.
II. Đồ dùng dạy - học.
+ Thẻ để xử lí tình huống.

II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( 15
phút)
+ GV hệ thống lại nội dung các bài đã
học từ bài 1 Trung thực trong học tập đến
bài 8 Yêu lao động.
+ Yêu cầu HS nhắc lại trình tự bài và nội
dung từng bài đã học.
+ GV dựa vào phần bài tập của từng bài
đưa ra các tình huống, yêu cầu HS nhớ
và đưa đến kết quả đúng ( dùng thẻ đã
quy đònh)
* Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.( 15 phút)
+ dựa vào tình huống qua từng bài ôn.
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của từng
bài.
+ GV kết luận qua từng bài HS nêu.
* Kết thúc: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ôn bài, chuẩn bò chu đáo để
làm bài thi học kì đạt kết quả cao.
+ HS lắng nghe.
+ Lần lượt HS nhắc lại trình tự nội
dung các bài học theo yêu cầu.
+ Xử lí tình huống ( dùng thẻ)
+ HS lắng ghe yêu cầu đẻ thực
hiện.
+ Lần lượt HS nêu.
+ HS lắng nghe thực hiện theo lời

dặn của GV.
Toán(Tiết 86)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. Mục tiêu
+ Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
II. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
1. Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
2354; 3415; 45678, 9830; 4832700.
2. Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9. ( 10 phút)
+ GV cho HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, thành
2 cột. Cột trái ghi phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia
hết cho 9.
H: Tìm và nêu đặc điểm của các số chia hết cho 9 .
+ GV gợi ý: Tính tổng các số của các số ở cột bên trái ( có tổng các chữ số chia hết cho
9) rồi rút ra nhận xét.
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
+ Yêu cầu HS tính nhẩm tổng các chữ số ghi ở bên phải và nêu nhận xét.
* GV giúp HS rút ra nhận xét: Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay 5 không, ta căn cứ
vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết 1 số có chia hết cho 9 hay không, ta căn cứ vào
tổng các chữ số đó.
* Hoat động 2: Luyện tập.( 15 phút)
Bài 1: ( 4 phút)
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài.
* Kết luận bài làm đúng:

+ Số chia hết cho 9: 99; 108 .
Bài 2: (4 phút)
+ Yêu cầu HS tiến hành tương tự bài 1
+ Các số không chia hết cho 9: 96; 7853; 5554.
Bài 3: (4 phút)
+ Gọi HS nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
+ Gọi HS nhận xét và bổ sung.
Bài 4: ( 6 phút)
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài, lớp làm bài vào vở.
* GV thu 1 số vở chấm và yêu cầu HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
H: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bò bài sau.
TIẾNG VIỆT (Tiết 2)
ÔN TẬP + KIỂM TRA
I. Mục đích yêu cầu :
- Kiểm tra đọc hiểu –( yêu cầu như tiết 1)
- Ôân luyện kó năng đặt câu, kiểm tra sự hiểi biết cảu học sinh về nhân
vật.
- Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL(như tiết 1).
III. Các hoạt đông dạy học
1. Giới thiệu bài .
2. Kiểm tra đọc . ( 5 phút)
Tiến hành như tiết 1.
Hoạt động 1. (10 phút) Ôn luyện về kó năng đặt câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.

- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét khen ngợi những học sinh đặt câu đúng, hay.
Hoạt động 2: ( 15 phút)
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi và viết các thnàh ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung kết luận lời giải đúng.
a. Nếu em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên.
Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này, bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý đònh theo người khác.
- Ai ơi đã quyết thì hành.
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- Hãy lo bền chí câu cua.
Dù ai câu trạch, câu rùa mặc ai!
- Đứng núi này trông núi nọ.
3. Củng cố – Dặn do ø( 5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn Hs ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bò bài sau.
TIẾNG VIỆT (Tiết 3)
ÔN TẬP + KIỂM TRA
I. Mục đích yêu cầu :

- Kiểm tra đọc(Lấy điểm), yêu cầu như tiết 1.
- Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL như tiết 1.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài 113 và 2 cách kết
bài trang 122, SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
2 .Kiểm tra đọc :
Hoạt động 1 :Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt
Ví dụ:
a. Mở bài gián tiếp:
* Ông cha thường nói Có chí thì nên, câu nói đó thực đúng với Nguyễn Hiền –
Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất ở nước ta. ng phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng nhờ
có ý chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau:
* Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú
bé Nguyễn Hiền. Nhà ông rất nghèo, ông phải bỏ học nhưng vì là người có ý chí
vươn lên ông đã tự học và đẫ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào
đời vua Trần Nhân Tông.
b. Kết bài mở rộng:
* Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng em ai cũng
nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền Tuổi nhỏ tài cao.
* Câu chuyện về vò Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta làm em càng thấm thía
hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên, Có công mài sắt, có ngày
nên kim.

3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà viết lại bài tập 2.
Thứ ba, ngày tháng năm 200
TOÁN (Tiết 87)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không
chai hết cho 3.
- Rèn kó năng tính toán chính xác, cẩn thận, kiên trì.
II. Các hoạt động dạy –học :
1. Bài cũ : ( 5 phút )
- Gọi 4 em lên làm bài tập
380 : 76 ; 24662 : 59
Tìm y: 3125 : y = 25 ; 8192 : y = 64
2 . Bài mới :Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: ( 10 phút)
Hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiêu chia hết cho 3.
* GV yêu cầu Hs chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự các
tiết trước.
- Yêu cầu Hs chú ý các chữ số ở cột bên trái trước để nêu đặc điểm của các số này.
- GV ghi bảng cách xét tổng các chữ số của một vài số.VD: Số 27 có tổng các chữ số là
2+7 = 9, mà 9 chia hết cho 3. số 15 có tổng các chữ số là 1 + 5 = 6 mà 6 chia hết cho 3.
- Yêu cầu Hs nhẩm miệng thêm một vài số nữa.
- Em có nhận xét gì về dặc điểm các số ở cột này?
- Yêu cầu Hs rút kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu Hs tiếp tục xét các số ghi ở cột bên phải và rút ra kết luận.
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 17 phút)

Bài 1: Gọi HS đọc bài 1.( 4 phút)
Yêu cầu Hs nêu cách làm.
- Tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2 : ( 3 phút)
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
- Nhận xét bài trên bảng và cho điểm HS.
Bài 3 : Gọi HS đọc đề bài ( 4 phút)
- Tự làm bài vào vở. Sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4: ( 6 phút)
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó GV sửa bài:
VD: 56  Kết quả có thể ghi là 1 hoặc 4.
3. Củng cố – dặn dò : ( 5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu ghi nhớ về dấu hiệu chi hết cho 3
- Dặn Hs về nhà học bài và làm bài tập còn dở. Chuẩn bò bài sau.
TIẾNG VIỆT(Tiết 4 )
ÔN TẬP + KIỂM TRA
I . Mục đích yêu cầu:
-Kiểm tra đọc – hiểu.
+Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 , các bài học thuộc
lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
+Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau
các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.
+Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung
chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm có chí thì nên
và tiếng sáo diều.
II . Đồ dùng dạy học:
--Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng.

III . Các họat động dạy –học:
1.Ổn đònh: Trật tự.
HĐ1: Kiểm tra đọc. ( 10 phút)
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc vừa trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, cho điểm HS.
HĐ2: Nghe – viết chính tả. ( 15 phút)
a.Tìm hiểu nội dung bài thơ.
-Đọc bài thơ : Đôi que đan.
-Gọi HS đọc lại.
H:Từ đôi que đan và bàn tay của chò em những gì hiện ra?
H:Theo em, hai chò em trong bài là người như thế nào?
b.hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết
-Gọi HS lên bảng, lớp viết nháp.
-Đọc cho HS viết từ khó.
-Hướng dẫn cách viết.
c.Nghe – viết chính tả.
-Đọc cho HS viết.
-Đọc cho HS soát lại.
-Yêu cầu đổi vở soát lỗi cho nhau và báo cáo.
d.sửa lỗi và chấm bài.
HĐ3:Củng cố – dặn dò : ( 5 phút)
-Nhận xét bài viết của HS.
-Về học thuộc lòng bài thơ Đôi que đan và chuẩn bò bài sau.
KHOA HỌC (Tiết 36 )
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí

để thở.
+ Xác đònh vai trò của ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức
này trong đồi sống.
+ Luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành.
II. Đồ dùng dạy học.
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 72,73.
+ Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
III. Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Em hãy nêu vai trò của khí ô-xi, ni-tơ đối với sự cháy?
H.Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bò tắt?
H. Hãy nêu mục Bạn cần biết?
+ Nhận xét trả lời và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
+GV yêu cầu HS để tay trước mũi, thở ra và hít vò rồi nêu nhận xét.
+ Yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
+ GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời
sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống.
Kêùt luận: Không khí râùt cần cho sự sống của con người, nếu thiếu không khí con
người sẽ chết.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 72 và trả lời câu hỏi
H. Tại sao sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bò chết?
+ GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa của các nhà bác học đã làm để phát
hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con
chuột bạch vào trong một chiếc bìng thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống.
Khi chuột thở hết ô-xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó nò chết mặc dù thức ăn và
nước uống vẫn còn.ø

H . Vì sao chúng ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ
đóng kín cửa?
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 5,6 trang 73 SGK
H. Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước?
H. Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
H. Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực
vật?
H. Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
H. Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi?
* Kết luận:Người động vật ,thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
3. Củng cố dặn dò.
+ Nhận xét giờ học.
+ Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết
+ Dặn HS vềømỗi nhóm làm 1 cái chong chóng bằng bìa.

KĨ THUẬT
THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA
I.Mục tiêu:
- HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy trình.
II. Chuẩn bò :
- Mẫu : Đóa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Hạt giống( rau, hoa, đỗ…)
III. Các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ : ( 5 phút) KT sự chuẩn bò của HS
2.Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động1 : ( 10 phút)

- Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét mẫu.
GV giơiù thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt giống.
H: Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ?
- GV nhận xét và giải thích
- H: Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
H: Hạt giống tốt thì có lợi gì, hạt giống xấu thì có hại gì?
- GV gợi ý thêm cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bò khi thử độ
nảy mầm của hạt.
Hoạt động2: ( 7 phút)
- Hướng dẫn HS thao tác kó thuật.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm bàn trả câu hỏi sau:
H: Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống?
- GV nhận xét và làm mẫu các bước trong quy trình thử độ nảy mầm.
- GV vừa nêu vừa thực hiện thao tác minh họa để HS quan sát và hiểu rõ cách thực
hiện.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. HS khác
quan sát nhận xét
- GV nhận xét và chỉ dẫn thêm những thao tác HS thực hiện chưa đúng kó thuật.
Hoạt động3: ( 8 phút)
- HS thực hành thử độ nảy mầm.
- Kểm tra sự chuẩn bò vật liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Nêu nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- GV theo dõi, chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Hướng dẫn HS cách bổ sung nước hằng ngày để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và
cách theo dõi, ghi các nội dung quan sát.
4. Củng cố - Dặn dò : ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà thử độ nảy mầm 2-3 hạt giống – Nhắc nhở giờ sau mang sản phẩm
thử độ nảy mầm đến lớp.

TẬP ĐỌC (Tiết 5)
ÔN TẬP + KIỂM TRA
I.Mục đích yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1).
- Ôân luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của
câu.
II. Đồ dùng dạy học.
+ ï Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc , học thuộc lòng (như tiết 1)
+ Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học .
1. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
2.Kiểm tra tập đọc và thuộc lòng:
+Thực hiện như tiết 1.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2: (Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho.Đặt câu hỏi cho
các bộ phận in đậm)
+ Gọi 1 HS đọc bài tập.
+Yêu cầu HS tự làm bài
+ Gọi HS chữa bài, bổ sung.
+Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
+ Gộ HS nhận xét , chữa câu cho bạn.
+Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học
+ Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bò bài sau.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×