Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Khóa luận Đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Rạch Bà Rạch Dừa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM Ở KÊNH
RẠCH BÀ PHƯỜNG RẠCH DỪA
THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

ĐỖ THÙY NHÂN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ TỔN
HẠI DO Ô NHIỄM Ở KÊNH RẠCH BÀ PHƯỜNG RẠCH DỪA THÀNH PHỐ
VŨNG TÀU” do Đỗ Thùy Nhân, khóa 28, ngành kinh tế nông lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày _________________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm

2


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Bố và Mẹ, những người đã sinh thành,
nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin được cám ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiến cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin được cám ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi
Trường tỉnh BRVT và phòng Quản Lý Đô Thị TPVT, đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐỖ THÙY NHÂN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 7 năm 2006. Đánh giá tổn hại do ô nhiễm ở kênh Rạch Bà phường
Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu.

Đề tài áp dụng phương pháp sử dụng thị trường để đánh giá tổn hại do ô
nhiễm ở kênh Rạch Bà gây ra đối với: sức khỏe người dân, giá trị đất đai, thu nhập
từ nguồn lợi thủy sản thông qua điều tra 70 hộ sống quanh khu vực kênh, kết quả
đánh giá tổn hại tối thiểu trong năm 2005 là: 925.376.390 đồng. Đề tài đi vào phân
tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng ô nhiễm ở kênh, trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, hướng đến sự phát triển bền vững.

4


ABSTRACT
ĐỖ THÙY NHÂN, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho Chi
Minh City. July 2006. Evaluating damages caused by Rach Ba canal pollution in
Rach Dua ward, Vung Tau city.
The essay based on Market Price Method to evaluate damages by canal
pollution for inhabitants’ healthy, land value, catching seafood income through
interviewing 70 households living surrounding canal. The results of minimun
evaluating damages is 925.376.390 VND in 2005. The essay analysed reasons and
real polluted situations in the drainage canal. Based on the results, I gave some
solutions aiming to lessen the pollution, and tend to sustainable development.

5


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii


Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Thời gian


3

1.3.2. Không gian

3

1.4. Bố cục đề tài

3

1.5. Ý nghĩa đề tài

4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

5
5

2.1.1. Ô nhiễm môi trường nước

5

2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí

10

2.1.3. Tình hình ô nhiễm điển hình tại TPVT hiện nay


13

2.1.4. Tiêu chuẩn môi trường

15

2.2. Phương pháp nghiên cứu

17

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

17

2.2.2. Phương pháp mô tả

17

2.2.3. Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

17

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

18

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN
3.1. Giới thiệu tổng quan về phường Rạch Dừa

19

19

vi


3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

19

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

20

3.2. Mô tả về kênh Rạch Bà

26

3.2.1. Lịch sử hình thành con kênh

26

3.2.2. Vị trí và vai trò của kênh

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả hiện tượng trong khu vực

28
28


4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm nước kênh

28

4.1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước kênh

38

4.2. Xác định tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra

44

4.2.1. Đối với sức khỏe dân cư trong khu vực

44

4.2.2. Đối với giá trị đất đai

50

4.2.3. Đối với thu nhập từ nguồn lợi thủy sản

52

4.3. Mức độ hiểu biết về ô nhiễm của người dân

54

4.3.1. Trình độ học vấn


55

4.3.2. Thu nhập

56

4.3.3. Sự lựa chọn nơi ở mới

56

4.3.4. Mức sẵn lòng chi để cải thiện môi trường

57

4.3.5. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm

58

4.4. Giải pháp cho việc giảm thiểu ô nhiễm kênh

59

4.4.1. Những giải pháp cấp bách hiện nay

59

4.4.2. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm kênh trong thời gian tới

61


4.4.3. Phương hướng giải quyết và ngăn ngừa ô nhiễm
ở địa phương
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

64
68
68
69
71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR-VT

Bà Rịa Vũng Tàu

TPVT

Thành phố Vũng Tàu

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


ONKK

Ô nhiễm không khí

CN

Công nghiệp

NN

Nông nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

QLĐT

Quản lý đô thị

QLĐĐ

Quản lý đất đai

GDMT

Giáo dục môi trường

TDTT


Thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Ảnh Hưởng Chất ONKK đến Sức Khỏe Con Người

12

Bảng 2. Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng
Độ các Chất Ô Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945-1995).

16

Bảng 3. Tỷ lệ Dân Tộc và Giới Tính của Phường

21

Bảng 4. Tình Hình Ra Lớp Năm 2005–2006

22

Bảng 5. Tỷ Lệ Thu Nhập Hộ


25

Bảng 6. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt
Đô Thị TPVT Khu Vực Cầu Rạch Bà

30

Bảng 7. Danh Sách Các Đơn Vị Sản Xuất Ô Nhiễm
Xả Thải vào Kênh

39

Bảng 8. Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Công Ty Chế Biến
Hải Sản Phước An trong Năm 2005

40

Bảng 9. Tỷ Lệ Các Trường Hợp Bệnh

47

Bảng 10. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của Các Hộ trong năm

48

Bảng 11. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Một Hộ trong Năm

49


Bảng 12. Chênh Lệch Giá Đất ở 2 Khu Vực Năm 2005

51

Bảng 13. Sản Lượng Đánh Bắt Trung Bình Trên 1 Hộ

53

Bảng 14. Tình Hình Khấu Hao Dụng Cụ Đánh Bắt Hàng Năm

53

Bảng 15. Thiệt Hại về Đánh Bắt Bình Quân Một Hộ trong Năm

54

Bảng 16. Tỷ Lệ Thu Nhập Những Người Được Hỏi trong Khu Vực

56

Bảng 17. Ý Kiến Hộ về Lựa Chon Nơi Ở Mới

57

Bảng 18. Ý Kiến về Sự Sẵn Lòng Trả Để Môi Trường Tốt Hơn

57

Bảng 19. Nhận Xét của Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm


58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ Đồ Hệ Hô Hấp Người

11

Hình 2. Biểu Đồ Tỷ Trọng Cơ Cấu Kinh Tế của Phường

24

Hình 3. Biểu Đồ Phân loại hộ

25

Hình 4. Hình Ảnh Con Kênh lúc Chưa Ô Nhiễm

20

Hình 5. Hình Ảnh Ngư Cụ Không Sử Dụng Khi Kênh Ô Nhiễm

27

Hình 6. Hình Ảnh Màu Nước ở Kênh

29


Hình 7 Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị BOD5

32

Hình 8. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị DO

33

Hình 9. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị Coliform

34

Hình 10. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị COD

35

Hình 11. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị T-Dầu

36

Hình 12. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị N-NH4

37

Hình 13. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Nước Kênh

38

Hình 14. Biểu Đồ Tỷ Lệ Thu Gom Rác trong Khu Vực


41

Hình 15. Hình Ảnh Rác Thải ở Kênh

42

Hình 16. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Sơ Bộ Nước Thải Sinh Hoạt
Dự Kiến của TPVT

42

Hình 17. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Sơ Bộ Nước Thải
Sinh Hoạt của TPVT

43

Hình 18. Hình Ảnh Cống Thoát Nước ở Kênh

43

Hình 19. Biểu Đồ Tình Hình Sức Khỏe Người Dân

44

Hình 20. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Bệnh Liên Quan đến Ô Nhiễm

46

Hình 21. Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn Những Người Được Hỏi

trong Khu Vực

55

Hình 22. Sơ Đồ Ba Mục Tiêu của Giáo Dục Môi Trường

62

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống. Con người tồn tại được là nhờ
bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, không bị ô
nhiễm. Những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch, tươi đẹp, hài hòa thì mới đảm bảo
chất lượng không gian sống của con người. Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng
của không gian giảm đi (tức ô nhiễm) thì sức khỏe, sự sống của con người trong môi
trường đó tất yếu cũng bị hủy hoại.
Ai cũng biết sức khỏe là vốn quý nhất, nhưng trong thực tế các chương trình
phát triển lại ít khi coi việc bảo vệ môi trường và sức khỏe là vấn đề quan trọng.
Môi trường ô nhiễm dẫn đến sức khỏe con người bị suy yếu có thể làm giảm năng

suất lao động, tăng chi phí điều trị bệnh, giảm thu nhập, v.v.
Mối liên quan giữa chất gây ô nhiễm và sức khỏe con người bắt đầu từ việc
phát hiện thông qua những nghiên cứu về bệnh dịch xảy ra ở những nước có thu
nhập cao, hậu quả của nó càng nghiêm trọng hơn ở những nước có thu nhập thấp,
nơi dân chúng có mức sống thấp và trình độ dân trí thấp hơn.
Tại hầu hết các nước thế giới thứ 3, bệnh tiêu chảy, giun sán, lao phổi, và
nhiễm trùng đường hô hấp vẫn còn thống trị. Vì thế sự can thiệp trước tiên và có
hiệu quả nhất là cải tiến điều kiện vệ sinh và nguồn cung cấp nước. Gần 2 tỷ người
tại các quốc gia đang phát triển thiếu hệ thống xử lý kênh rạch.
Bên cạnh đó sự suy giảm môi trường còn làm tổn hại đến tiện nghi của con
người, nếu môi trường trong sạch góp phần tạo tiện nghi và những điều kiện sinh
hoạt tốt cho con người, trên cơ sở đó con người phát triển toàn diện năng lực và thể
chất của mình. Sự ô nhiễm trong môi trường nước gây nguy hại đáng kể đối với sức
khỏe con người, các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh,


nguồn nước bị ô nhiễm hiện nay vẫn là nguồn chính gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong cao.
Ô nhiễm làm cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh
phúc con người bị giảm xuống , ốm đau bệnh tật do suy thoái của chất lượng không
khí, nước và những nguy hiểm khác về môi trường. Đặc biệt trong thời đại ngày
nay khi mà nền khoa học kĩ thuật không ngừng lớn mạnh, bên cạnh các kết quả
phát triển kinh tế xã hội đạt được, đã xuất hiện những vấn đề môi trường nan giải.
Xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh, phồn vinh và một môi trường sinh thái
trong lành đều là những mục tiêu quan trọng mà sự nghiệp CNH – HĐH nước ta
đang phải hướng đến. Tuy nhiên, quá trình CNH – HĐH lại gây sức ép đến môi
trường sinh thái.
Vấn đề môi trường được đề cập ở đây là tại tỉnh BR-VT, nơi mà trong những
năm qua nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển, là một trong những địa phương
có mức độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước, đặc biệt là tiềm năng phát triển các

ngành: khai thác dầu khí, công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch, các
dịch vụ cảng, v.v.
Tuy nhiên song song với quá trình phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường
đang là vấn đề bức xúc và thách thức của địa phương, minh chứng cụ thể là kênh
Rạch Bà thuộc phường Rạch Dừa, TPVT đang đứng trước tình trạng báo động.
Người dân phải chịu đựng sự ô nhiễm kéo dài trong suốt 6 năm, một thời gian sống
chung với mùi hôi thối và bệnh tật kéo dài như vậy, khiến người dân hoang mang
và lo lắng, sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở kênh khiến sức khỏe của người dân
trong khu vực giảm sút, tình trạng sản xuất trì trệ, khả năng học tập của các cháu
cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhiều hộ phải di dời đến nơi khác để đảm bảo sức
khỏe và quá trình sản xuất.
Trước thực trạng đó, để góp phần tìm kiếm những giải pháp giải quyết
những vấn đề nan giải nói trên, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ

2


con người tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Rạch
Bà phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung là đánh giá sự ảnh hưởng của ô nhiễm kênh Rạch Bà
phường Rạch Dừa TPVT, những mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm trầm trọng tại kênh, nhằm tìm ra nguyên
nhân gây ô nhiễm.
Lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm mang lại đối với sức khỏe con người,
giá trị đất đai nhà ở và thu nhập từ nguồn lợi thủy sản.
Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm để cải thiện môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững.
Đánh giá sự tổn hại do ô nhiễm ở kênh Rạch Bà phường Rạch Dừa, TPVT là
một vấn đề khá phức tạp và rộng lớn. Bên cạnh đó do hạn chế về mặt thời gian và

năng lực, vì thế khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp
chân tình của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 20/3/2006 đến 20/6/2006.
1.3.2. Không gian
Tổn hại do ô nhiễm được đánh giá chủ yếu ở phường Rạch Dừa TPVT,
thông qua việc điều tra 70 hộ sống quanh khu vực kênh Rạch Bà.
1.4. Bố cục đề tài
Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa
đề tài.
Chương 2: Giới thiệu một số khái niệm và nội dung có liên quan đến ô
nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó nêu lên phương pháp đánh giá tổn
hại do ô nhiễm gây ra.

3


Chương 3: Giới thiệu tổng quan về phường Rạch Dừa TPVT, giới thiệu về
kênh Rạch Bà.
Chương 4: Tiến hành phân tích nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm trầm
trọng tại kênh, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý, đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh
gây ra đối với sức khỏe, giá trị đất đai và thu nhập từ đánh bắt thủy hải sản.
Chương 5: Kết luận và đưa ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm kênh, hướng
tới sự phát triển bền vững.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Với mục tiêu đích nghiên cứu nói trên. Đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân,
đánh giá hiện trạng ô nhiễm kênh và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của
người dân trong khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện chất
lượng nước kênh, từng bước làm thay đổi và nâng cao chất lượng môi trường trong

khu vực.
Lượng hóa giá trị kinh tế do ô nhiễm gây thiệt hại. Khi thiệt hại do ô nhiễm
kênh gây ra được biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ ảnh
hưởng này sẽ có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn vệ sinh kênh rạch.
Giải quyết và ngăn ngừa nhiễm kênh đồng nghĩa với việc cải thiện tình hình
sức khỏe, năng suất lao động và mang lại hạnh phúc cho những người dân sinh
sống ở lưu vực kênh.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường quanh kênh rạch, đây là môi trường
dễ bị ô nhiễm, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ tăng trưởng
kinh tế của đất nước, hướng đến sự phát triển bền vững.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Ô nhiễm môi trường nước
Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước. Hiến chương Châu Âu về nước đã
định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho CN, NN, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước. Sự ô nhiễm các nguồn nước có
thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo.
-

Ô nhiễm tự nhiên: là do quá trình phát triển và chết đi của các loài

thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do tuyết tan, gió bão
lũ lụt và do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm như: chất thải bẩn,
các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng từ trên mặt
đất chảy vào nguồn nước.

-

Ô nhiễm nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu là các chất
thải sinh hoạt CN, NN, giao thông vào môi trường nước.

Đặc trưng ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu
hiệu đặc trưng sau đây: có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng
chìm xuống đáy nguồn; thay đổi tính chất vật lý (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, v.v.),
thay đổi thành phần hóa học (PH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ; xuất
hiện các chất độc hại, v.v.); lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá
trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào; các vi sinh vật thay
đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây bệnh.
Các loại ô nhiễm nước. Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Dựa vào
nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt;

5


dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương; dựa
vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
-

Ô nhiễm sinh học của nước: ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải
đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các
nhà máy đường, giấy, v.v. Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do

sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được như sự thải sinh hoạt hoặc
kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà
máy đường, giấy, lò sát sinh, v.v. Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng
sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh
công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm
gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến
các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh
học nguồn nước. Thí dụ như thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các
nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà
máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố
500.000 dân. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc
da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy,
protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid
thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi
hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa
methyl của nó là skatol.

-

Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ: do thải vào nước các chất nitrat,
phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các
công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho
thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước
các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp
và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Nhiễm độc chì (đó là chì
được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác

6



như đồng, kẽm, crom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy
sinh). Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học
cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì
làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được
cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc
nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở
các lớp nước ở dưới.
-

Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: ô nhiễm này chủ yếu do
hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa, v.v. Hydrocarbons (CxHy):
hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và
hydrogen. Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và
ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên ,
đại đa số CxHy là chất lỏng và rắn. Chúng ít tan trong nước nhưng tan
nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al., 1996). Chúng
là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề
hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều
cá. Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa. Sự ô
nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các vực nước ở đất
liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc
dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu.
Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của
các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển; Chất tẩy rữa là bột giặt
tổng hợp và xà bông: bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng
là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3
loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử


7


dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate),
không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung của muối kim
loại với acid béo. Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong
nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì
chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn,
verni); nông dược (pesticides): các nông dược hiện đại đa số là các
chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là
loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra
sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển. Sử dụng nông
dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho
môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.
-

Ô nhiễm vật lý: các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm
tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này
có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển
của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước
và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp
có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử
dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải
công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan,
clor tự do, hydro sulfur, phènol...làm cho nước có vị không bình
thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ,
thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có

mùi tanh của cá

8


Vài tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra.
-

Tác động đến con người: nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm.
Nguồn nước ô nhiễm tác động đến người dân thể hiện qua sức khoẻ
cộng đồng, khi ăn các loài thực phẩm như cá, tôm, ngêu…bị nhiễm độc
do nước ô nhiễm, con người sẽ mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả
bệnh ung thư, ngoài ra nguồn nước còn gây ra các bệnh thương hàn,
kiết lị, dịch tả. Nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi
khuẩn và nấm gây bệnh cho người. Những người xây cất nhà trái phép,
lấn chiếm kênh rạch, thải rác xuống nước gây ô nhiễm môi trường
nước, nhưng chính họ cũng là nạn nhân chịu ảnh hưởng của nguồn
nước bị ô nhiễm. Nhiều gia đình đã quen với mùi hôi thối và màu nước
đen dơ bẩn trên kênh rạch. Việc thải rác xuống sông, rạch đã gần như
thói quen của họ và họ quan niệm rằng khi nước đã bẩn thì không cần
gìn giữ gì nữa, và thờ ơ với môi trường bị ô nhiễm.

-

Tác động đến đời sống thủy sinh: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở
mức độ nhẹ hay rất năng cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu nhất đến giới
tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v.
Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác đông đến các loại động thực vật, mà
môi trường sống và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với
kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng… đó là các loại thưc vật ven mép nước,

vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng,
cói, cây rừng ngập mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi
khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động vật đáy và các loài thủy sản như
tôm, cá, và các loại khác.

-

Tác động của nước mặt bị ô nhiễm đến nước ngầm: khi môi trường
nước bị ô nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mạch nước
ngầm nông, nguồn nước mặt khi bi ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại
đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng

9


hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm
ngang, dưới tác động của thủy triều mà không qua quá trình gạn lọc,
làm sạch tự nhiên của môi trường đất. Như vậy các nguồn nước sông,
nước kênh bi ô nhiễm sẽ gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nuớc ngầm
tầng nông.
2.1.2. Ô nhiễm không khí
Khái niệm về ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí (ONKK): là sự có
mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí: khí
cacbon tăng lên nhiều lần, bụi, hơi nước, và các khí độc hại cũng tăng lên, làm
không khí không sạch và có mùi khó chịu.
Nguồn gây ô nhiễm không khí. Có nhiều nguồn gây ONKK nhưng có thể
chia thành 2 nguồn chính: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
-

Nguồn gốc tự nhiên: phun núi lửa, hiện tượng cháy rừng với các khí

cacbon monoxit (CO), cacbon dioxit (CO 2), quá trình phân hủy giải
phóng ammoniac (NH3), metan (CH4), oxitnitơ (NO2).

-

Nguồn gốc nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng
chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và
hoạt động của các phương tiện giao thông.

Vài tác động cơ bản do ô nhiễm không khí gây ra.
-

Tác động đến con người: ONKK có nhiều ảnh hưởng tai hại cho sức
khỏe con người. Chủng loại và sự trầm trọng của các ảnh hưởng này
tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và thời gian nhiễm. Các nhóm
đặc biệt nhạy cảm là những người bị rối loạn tim phổi, trẻ em, nhất là
các em hiếu động và những người bị suyễn và bị nghẹt mũi phải thở
bằng miệng. Khó mà nói một cách chính xác chất độc nào gây ra một
bệnh nào. Vì các chất NO tác động trong một thời gian dài, có sự cộng
hưởng nhiều chất và thời gian ủ bệnh lâu như bệnh viêm phế quản
mãn tính, ung thư phổi và bệnh tim. Khi bị nhiễm chất ô nhiễm mạnh

10


hoặc thời gian ô nhiễm kéo dài tùy với nồng độ thấp, chất nhày bị bão
hòa, chất ô nhiễm sẽ vào sâu trong hệ hô hấp và gây hại nhiều hơn.
Bụi mịn rất hại vì có thể vào sâu mang theo các chất độc gắn vào các
bề mặt của phế quản hay phế bào. Nhiễm khói thuốc lâu dài và các
chất ô nhiễm khác như Ozon, SO2, NO2 làm hủy hoại tiêm mao. Do đó

vi khuẩn và các và các hạt mịn xuyên thấu phế bào làm viêm nhiễm và
ung thư phổi. Ngoài ra hút thuốc lâu năm và ONKK lâu dài làm chất
nhầy nhiều, ngăn chặn luồng khí và tạo ra ho. Khi cơ của phế quản bị
chai vì ho lâu, chất nhày tích tụ và thở ngày càng khó, sẽ dẫn đến viêm
phế quản mãn tính. Ung thư phổi là do sự tăng trưởng bất bình thường
của tế bào màng nhày của phổi và phế quản. Hút thuốc là nguyên nhân
hàng đầu, nhưng nó cũng do hít phải các chất ONKK: chất phóng xạ,
bụi amiant, arsenic, crôm, v.v.
Hình 1. Sơ Đồ Hệ Hô Hấp Người

Nguồn tin: www.ctu.edu.vn

11


Bảng 1. Ảnh Hưởng Chất ONKK đến Sức Khỏe Con Người
Chất gây ô nhiễm

Nguồn phát sinh

Hậu quả

Aldehydes

Nhiên liệu sự dụng bởi động

Hô hấp gây khó chịu, mũi khó

Amoniac


cơ, lò thiêu trong CN.
Hợp chất CN

thở.
Hỏng màng nhầy làm hại đến
mắt. Ở vùng ô nhiễm nặng có thể

Cadimium

Nồi luyện kim

nghẹt đường hô hấp.
Nguy hại đến thận, các túi chứa

Chlorine

Dệt, Nhuộm

khí, viêm cuống phổi.
Đau mắt, mũi, cuống họng, phù

CO

Đốt không hoàn toàn

thủng.
Bệnh tim mạch, nhức đầu, suy

SOx
NOx


Đốt nhiên liệu có chứa S
Phương tiện giao thông, đốt

nhược, ngộ độc, chết
Hen xuyễn, ho, ung thư phổi
Viêm phổi, viêm phế quản

Hydrocabon

nhiên liệu
Phân giải hữu cơ

Khó chịu, nhức đầu

Nguồn tin: Lê Huy Bá, 2000.
-

Ảnh hưởng đời sống sinh vật: ONKK gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả
sinh vật. SO2 là một trong những chất ONKK rất độc cho thực vật, kế
đến là NO2, Ozon, Fluor, Chì,...Chúng gây hại trực tiếp cho thực vật
khi chúng đi vào khí khổng (stomates). Chúng sẽ làm hư hại hệ thống
giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. ONKK cũng có thể
ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu
thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm. Mưa acid còn tác động gián tiếp lên
thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca, giết chết vi sinh vật đất, làm
giảm hấp thu thức ăn và nước. Đối với động vật, nhất là vật nuôi, thì
fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và
qua chuỗi thức ăn. Chì cũng có nhiều tai hại cho động vật.


12


-

Ảnh hưởng lên khí hậu: có sự tác động hỗ tương giữa ONKK và nhân
tố khí hậu. Hướng gió, độ chiếu sáng, lượng mưa chi phối cường độ
ONKK. Ngược lại, khi mà ONKK ở mức độ cao sẽ biến đổi nhân tố
khí hậu, như dòng quang năng rọi tới trái đất sẽ bị giảm theo ngày có
sương mù ở đô thị. Ảnh hưởng ONKK lên khí hậu là hiển nhiên.
Nhưng đối với khí hậu toàn cầu thì vấn đề hết sức phức tạp. Thật vậy,
sự gia tăng lượng than khí trong không khí hay sự gia tăng lượng bụi
làm việc đánh giá nhiệt độ mặt đất trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra
ONKK còn là nguyên nhân gây hiên tượng hiệu ứng nhà kính làm cho
nhiệt độ trái đất gia tăng, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu (global
warming). Băng ở hai cực trái đất tan, nước biển giãn nở làm chìm
ngập các vùng thấp và hải đảo. Hạn hán, lũ lụt sẽ thường xuyên hơn,
mưa bão dữ dội hơn.

2.1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường điển hình tại thành phố Vũng Tàu hiện
nay
Ô nhiễm môi trường do chất thải dầu khí. Ô nhiễm chính đối với hoạt
động thăm dò và khai thác dầu khí là các chất thải nguy hại, với khối lượng khoảng
6.300 tấn/năm.
Các chất thải từ dầu khí được xử lý tại công ty TNHH Sông Xanh, tuy nhiên
do vốn đầu tư thấp, chủ yếu là dây chuyền công nghệ do đại học Bách Khoa TP
HCM chế tạo, nên chỉ một phần chất thải dầu khí được xử lý, phần còn lại chưa có
khả năng xử lý, được lưu giữ tạm thời tại những nơi không đảm bảo các yêu cầu về
môi trường.
Ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp. Hiện nay TPVT có một KCN là

KCN Đông Xuyên, tuy nhiên KCN này không có hệ thống xử lý nước thải tập trung
thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Phần lớn nước thải từ các nhà máy trong
KCN này chỉ được xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường.

13


Vì thế tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN hiện nay cũng đang trong tình
trạng báo động và cần thiết tăng cường hơn nữa công tác quản lý để bắt buộc các
chủ đầu tư hạ tầng KCN phải đầu tư các công trình để xử lý các chất thải.
Ô nhiễm môi trường của ngành thủy sản. Các nhà máy chế biến hải sản
nằm trong các khu đô thị phần lớn, tồn tại trước khi luật bảo vệ môi truờng có hiệu
lực (27/12/1993), ngoại trừ một số cơ sở chế biến hải sản tự phát trong thời gian gần
đây thuộc các phường 11, 12, TP Vũng Tàu. Các nhà máy này đều không có hệ
thống xử lý nước thải và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mùi hôi và
nước thải chứa nồng độ chất ô nhiễm cao vượt tiêu chuẩn Nhà Nước gấp vài chục
lần. Nguyên nhân tồn tại ô nhiễm này là do các doanh nghiệp khó khăn về vốn để
đổi mới công nghệ và vị trí sản xuất của doanh nghiệp không còn phù hợp về quy
hoạch đô thị.
Ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch. Các chất thải phát sinh do
hoạt động du lịch gây tác động đến môi trường là do nước thải và rác thải.
Hầu hết các khu, điểm du lịch và các nhà hàng, khách sạn đều phối hợp chặt
chẽ với công ty công trình đô thị, để thu gom rác thải hằng ngày và vận chuyển đến
nơi xử lý. Tuy nhiên, chỉ có hai khu du lịch: Kỳ Vân, Thùy Dương và 3 khách sạn:
Sammy, Rạng Đông, Bưu Điện, có hệ thống xử lý nước thải, còn tất cả các khu du
lịch, điểm du lịch và các nhà hàng, khách sạn đều không có hệ thống xử lý nước
thải.
Lượng nước thải phát sinh hàng ngày mặc dù có mức độ ô nhiễm thấp hơn
nuớc thải công nghiệp, nhưng với khối lượng lớn có có khả năng ảnh hưởng đến

nước biển ven bờ, nước mặt và tăng ô nhiễm nước thải đô thị.
Rác thải đô thị. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường, khối lượng
rác thải phát sinh hằng ngày trên địa bàn TP Vũng Tàu khoảng 300m 3/ngày, trong
đó có khoảng 29m3/ngày chưa được thu gom, đây là lượng rác thải nằm rải rác trên
các kênh rạch thuộc các Phường: 5, 6, 10, 11, Rạch Dừa.

14


×