Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Khóa luận Phân tích và dự báo cung Điều thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CUNG ĐIỀU
Ở VIỆT NAM

NGUYỄN PHAN NGỌC THẢO

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố.Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích và dự báo cung điều
ở Việt Nam”, do Nguyễn Phan Ngọc Thảo, sinh viên khoá 28, ngành kinh tế Nông
Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ….

ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày tháng

Chủ tịch Hội Đồng chấm thi

(Ký tên, ngày

tháng



năm 2006)

năm 2006

Thư ký Hội Đồng chấm thi

(Ký tên, ngày

tháng

năm 2006)


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Ba, Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn những người thân đã luôn động
viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, quý thầy cô trong trường, đặc biệt là Khoa Kinh Tế trường ĐH
Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt những kinh nghiệm và những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập ở trường.
Thầy TS. Đặng Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Cám ơn các chú, anh chị trong các phòng thuộc Trung Tâm Thông Tin và Thẩm
Định Giá Miền Nam đã tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập ở trường.
Xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, ngày


tháng

năm 2006

Sinh viên.
Nguyễn Phan Ngọc Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHAN NGỌC THẢO, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 2006. Phân tích và dự báo cung điều ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ Hiệp hội cây điều,
các văn bản, Niên giám Thống kê, sách, tạp chí và Internet. Đề tài tập trung phân tích
thực trạng cũng như tình hình sản xuất điều ở Việt Nam để giúp có một cái nhìn khái
quát hơn về quá trình phát triển của cây điều ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác
định đường cung xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, từ đó tiến hành dự báo khả năng
cung điều trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sản xuất điều của ta
đạt được rất nhiều thành tựu trong những năm qua. Bên cạnh đó thì ngành sản xuất và
chế biến điều vẫn còn tồn đọng những khó khăn cần phải khắc phục. Ngoài ra, qua
phân tích và khai thác nguồn số liệu thu thập, chúng tôi tiến hành dự báo khả năng
cung điều ở Việt Nam đến năm 2010 là ổn định và khả năng mở rộng diện tích là còn
khá lớn. Cuối cùng, hệ số co giãn đường cầu điều ở Mỹ là 0,28. Điều này cho thấy giá
cả là yếu tố ít tác động đến nhu cầu tiêu thụ điều.


ABSTRACT
NGUYEN PHAN NGOC THAO, Faculty of Economics, Nong Lam
University - Ho Chi Minh City. July 13, 2006. Analysing and forecasting cashew
supply in Viet Nam.

The subject is worked out by colleting secondary data from Vietnamese
Cashew Association, resource papers, statistics yearbooks, newpapers and internet.
The subject focuses on analysing real activities also cashew production capacity in
Viet Nam to have the general views about the development of cashew trees in Viet
Nam. Next, the subject also finds cashew export supply curve in Viet Nam. Since then,
forecasting capicity of cashew supply in future. Another side, production and process
cashew branch still remain some difficulty, which needs to improve. Through
analysing and exploiting data sources, forecast shows that cashew supply in Viet Nam
to 2010 is stable and the ability to expand cashew area is still big. Finally, price
elasticity of US cashew demand is 0,28. It means that the price impact on the demand
is small.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục các phụ lục

x


CHƯƠNG 1.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu

3

1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3

1.5. Sơ lược về cấu trúc của luận văn

3


CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận

5
5.

2.1.1. Đặc điểm cây điều

5

2.1.2. Kỹ thuật trồng điều

5

2.1.3. Cầu thị trường

6

2.1.4. Lý thuyết cung

8

2.1.5. Cơ sở phân tích hồi quy của mô hình

10

2.1.6. Dự báo

11


2.1.7. Các phương pháp dự báo

13

2.2. Phương pháp nghiên cứu

18

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

18

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

18

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

18

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN

20

3.1. Điều kiện sinh thái

20

iv



3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

21

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

23

3.2. Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến việc phát
triển điều

23

3.2.1. Thực trạng

23

3.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển
điều

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới

27
27

4.1.1. Tình hình sản xuất điều trên thế giới


27

4.1.2. Tình hình xuất khẩu điều của các nước

31

4.1.3. Tình hình nhập khẩu điều trên thế giới

35

4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều của Việt Nam

38

4.2.1. Tình hình sản xuất ở nước ta

38

4.2.2. Tình hình tiêu thụ

41

4.2.3. Tình hình xuất khẩu

42

4.2.4. Giá cả sản phẩm điều

44


4.3. Thực trạng các nhà máy

47

4.4. Xác định đường cung điều ở Việt Nam

51

4.5. Dự báo cung điều

56

4.5.1. Dự báo diện tích trồng điều từ nay đến năm 2010

56

4.5.2. Dự báo sản lượng điều từ nay đến năm 2010

60

4.5.3. Dự báo giá điều trung bình từ nay đến năm 2010

66

4.6. Dự báo sản lượng nhân điều và giá điều qua đường cung

68

4.6.1. Dự báo sản lượng nhân điều qua đường cung


68

4.6.2. Dự báo giá nhân điều qua đường cung

69

4.7. Xây dựng đường cầu điều của Mỹ

70

4.8. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng điều 74
4.8.1. Thuận lợi

74

4.8.2. Khó khăn

75

v


4.9. Một số giải pháp phát triển trồng điều

75

4.9.1. Giải pháp về giống

75


4.9.2. Giải pháp đầu tư về khoa học kỹ thuật

76

4.9.3. Giải pháp về vốn

77

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

5.1. Kết luận

78

5.2. Kiến nghị

79

5.2.1. Về phía Nhà nước

79

5.2.2. Về phía Hiệp hội điều

80

5.2.3. Về phía doanh nghiệp


81

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB

Chế Biến

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

DHNTB

Duyên Hải Nam Trung Bộ

ĐNB

Đông Nam Bộ

BR – VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Diện Tích Đất Đai Năm 2002

20

Bảng 2. Dân Số Cả Nước từ Năm 1995 – 2002

21

Bảng 3. Lao Động Bình Quân trong Khu Vực Nông Nghiệp do Địa
Phương Quản Lý

21

Bảng 4. Cơ Cấu Giá Trị Nông Nghiệp

22

Bảng 5. Tổng Sản Phẩm trong Nước theo Giá Thay Thế

22


Bảng 6. Sản Lượng Một Số Cây Công Nghiệp

23

Bảng 7. Diện Tích Trồng Điều ở Việt Nam qua Các Thời Kỳ

24

Bảng 8. Diện Tích Điều, Cà Phê Phân Theo Tỉnh Trọng Điểm

24

Bảng 9. Sản Xuất Hạt Điều của Thế Giới

28

Bảng 10. Sản Lượng Hạt Điều Thế Giới qua Các Năm

30

Bảng 11. Tỉ Trọng của Các Nước Xuất Khẩu Điều trên Thế Giới

30

Bảng 12. Tỉ Trọng Điều Thô của Từng Nước trên Thế Giới

32

Bảng 13. Tình Hình Xuất Khẩu Nhân Điều ở Một Số Nước Chủ Yếu


33

Bảng 14. Giá Một Số Loại Nông Sản Xuất Khẩu trên Thị Trường
Thế Giới

34

Bảng 15. Những Nước Xuất Khẩu CNSL Chủ Yếu

35

Bảng 16. Giá Dầu Vỏ Điều qua Các Năm trên Thế Giới

35

Bảng 17. Nhập Khẩu Nhân Điều của Những Nước Tiêu Thụ Chính

37

Bảng 18. Nhập Khẩu Hạt Điều Thô của Ấn Độ

37

Bảng 19. Diện Tích Trồng Điều của Việt Nam

38

Bảng 20. Năng Suất và Sản Lượng Điều Việt Nam


39

Bảng 21. Tình Hình Nhập Khẩu Điều của Việt Nam

40

Bảng 22. Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Điều

42

Bảng 23. Thị Phần Xuất Khẩu Nhân Điều Chính của Việt Nam

43

ix


Bảng 24. Giá Cả Sản Phẩm Điều Thô

44

Bảng 25. Giá Nhân Bình Quân qua Các Năm (FBO Sài Gòn)

45

Bảng 26. Số Lượng Các Cơ Sở Chế Biến

48

Bảng 27. Phân Bổ Các Cơ Sở Chế Biến


49

Bảng 28. Sản Lượng và Giá Cả qua Các Thời Kỳ

52

Bảng 29. Hệ Số Ước Lượng Đường Cung Điều Xuất Khẩu của Việt Nam

53

Bảng 30. Hệ Số Tương Quan Cặp giữa Các Biến

54

Bảng 31. Kiểm Định T của Hàm Cung Điều Xuất Khẩu

55

Bảng 32. Kết Quả Dự Báo Diện Tích Điều từ Nay đến Năm 2010

58

Bảng 33. Kết Quả Dự Báo Sản Lượng Điều Thô từ Nay đến Năm 2010

62

Bảng 34. Kết Quả Dự Báo Sản Lượng Điều Nhân từ Nay đến Năm 2010

64


Bảng 35. Kết Quả Dự Báo Giá Điều Nhân từ Nay đến Năm 2010

67

Bảng 36. Dự Báo Sản Lượng từ Đường Cung

69

Bảng 37. Giá Nhân Điều Dự Báo từ Đường Cung

69

Bảng 38. Sản Lượng, Giá và Thu Nhập của Mỹ qua Thời Kỳ 1985 – 2004 71

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Đường Tổng Cầu

8

Hình 2. Đường Cung

9

Hình 3. Di Chuyển Đường Cung


10

Hình 4. Biểu Đồ Xu Hướng Sản Xuất Điều trên Thế Giới

29

Hình 5. Thị Phần Các Nước Nhập Khẩu Điều

36

Hình 6. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ

41

Hình 7. Biểu Đồ Đường Cung Điều của Việt Nam

56

Hình 8. Biểu Đồ Dự Báo Diện Tích Trồng Điều 2005 – 2010

60

Hình 9. Biểu Đồ Dự Báo Sản Lượng Điều Thô với Mô Hình Arima (0, 1, 2) 63
Hình 10. Biểu Đồ Dự Báo Sản Lượng Điều Nhân của Việt Nam đến
Năm 2010

65

Hình 11. Biểu Đồ Dự Báo Giá Nhân Điều Trung Bình với Mô Hình
Arima (0, 2, 1)


68

Hình 12. Biểu Đồ Đường Cầu Điều của Mỹ

73

xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sản Lượng Điều trên Thế Giới từ Năm 1961 – 2000
Phụ lục 2. Kết Xuất Đường Cung Điều Xuất Khẩu
Phụ lục 3. Kết Xuất Dự Báo Diện Tích Trồng Điều
Phụ lục 4. Kết Xuất Dự Báo Sản Lượng Điều Thô
Phụ lục 5. Kết Xuất Dự Báo Sản Lượng Điều Nhân
Phụ lục 6. Kết Xuất Dự Báo Giá Nhân Điều
Phụ lục 7. Kết Xuất Đường Cầu Điều của Mỹ

xii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong sự phát triển của Nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói
riêng, ngoài thế mạnh cây lương thực là gạo thì lĩnh vực cây công nghiệp lâu
năm cũng chiếm một tỉ trọng lớn. Theo thống kê năm 2003 cho thấy giá trị xuất
khẩu toàn ngành Nông nghiệp khoảng 4,8 tỉ USD chiếm gần 30% tổng kim

ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong các loại cây công nghiệp lâu năm, cây điều nổi lên như là một cây
trồng mới và dần xác định được vị trí của mình và trở thành một trong những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm tới. Cây điều du nhập
vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 18 như một loại cây trái trồng phân tán trong
vườn, sườn đồi, làm cây che bóng mát, lấy củi và chưa có ý nghĩa kinh tế. Phải
đến những năm 80 của thế kỷ 20, khi nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, giá cả
lên cao đã thúc đẩy nhiều địa phương phát động phong trào trồng điều. Từ chỗ là
một cây trồng nhằm xoá đói giảm nghèo, điều đã đạt những thành tựu bất ngờ
đáng tự hào, trở thành một cây trồng có giá trị về nhiều mặt, từ tạo ra các sản
phẩm xuất khẩu đáp ứng thị trường thế giới đến góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho nông
hộ có thể làm giàu. Điều nay đã làm cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu từ
sản phẩm điều đã tăng đáng kể. Mặc dù chỉ phát triển hơn 10 năm qua nhưng cây
điều đã mang lại kết quả đáng khả quan cho người trồng. Đặc biệt trong những
năm gần đây, tốc độ xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục tăng. Năm 2004, kim
ngạch xuất khẩu điều đạt 430 triệu USD và năm 2005 do giá điều thế giới tăng
làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng 10,3% đạt 418 triệu USD, đưa Việt Nam trở
thành nước xuất khẩu điều lớn thứ 2 sau Ấn Độ. Cây điều trở thành cây làm giàu
cho hàng triệu nông dân ở một số địa phương. Nguồn nguyên liệu cung cấp cũng
tăng nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng. Sản phẩm điều nước ta không chỉ có


mặt ở những thị trường truyền thống, dễ tính, nay đã vươn tới thị trường các
nước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành sản
xuất và chế biến điều ở nước ta còn tồn động nhiều khó khăn: đó là vấn đề đầu
ra. Sản lượng điều ở nước ta không ngừng tăng lên, bên cạnh đó thì sản lượng
điều ở các nước sản xuất lớn cũng tăng. Điều này làm cho cung vượt cầu. Ngoài
ra, giá cả thị trường cũng là một vấn đề đang được quan tâm, giá cả của sản phẩm
điều đã qua chế biến có nhiều sự biến động. Thông thường, các nhà máy thường

bán nhân điều dài hạn. Hợp đồng xuất khẩu năm nay thường được ký vào cuối
năm ngoái. Tuy nhiên, nếu giá cả điều năm nay tăng lên thì sẽ gây không ít khó
khăn cho các nhà xuất khẩu điều do chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là giá
nguyên liệu tăng cao, gây nên tình trạng là đẩy giá nguyên liệu hạt điều lên cao.
Mặc dù năm nay điều được giá nhưng lãi xuất khẩu vẫn không cao do thiếu
thông tin dự báo nên các doanh nghiệp đã trót ký hợp đồng với giá thấp từ sớm.
Những điều này tác động và ảnh hưởng lớn đến giá cả cũng như khả năng cung
điều trong tương lai. Vì vậy, đánh giá và phản ánh thực trạng tình hình sản xuất,
chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu điều ở hiện tại sẽ làm cơ sở tốt cho việc nghiên
cứu về triển vọng trong tương lai. Bên cạnh đó, việc xác định khả năng cung điều
và giá cả điều trong tương lai sẽ giúp ích rất nhiều cho nông dân, các công ty
xuất nhập khẩu trong việc đề ra các kế hoạch thích hợp cũng như giúp các nhà
hoạch định trong việc đề ra các chiến lược sản xuất và xuất khẩu điều ra thị
trường thế giới trong thời gian tới. Vì những lý do quan trọng nêu trên và được
sự đồng ý của Khoa Kinh tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, thầy hướng
dẫn TS. Đặng Minh Phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích
thực trạng và dự báo cung điều ở Việt Nam” là thật sự cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và dự báo khả năng cung điều của Việt Nam.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới.
- Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ, thị trường cũng như giá cả điều ở
Việt Nam.
- Xác định đường cung điều ở Việt Nam.
- Tiến hành công tác dự báo bằng phương pháp phương pháp BoxJenkins.

- Nhận định về khả năng phát triển điều trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
Với những nghiên cứu của đề tài, chúng tôi muốn giúp các nhà hoạch định
chính sách có cái nhìn đúng hơn về tình hình cũng như thực trạng của ngành điều
Việt Nam. Bên cạnh đó thì việc dự báo nguồn cung điều cũng hết sức cần thiết
trong việc đề ra các chính sách, chiến lược sản xuất và xuất khẩu điều cho Bộ
NN & PTNT, các công ty xuất nhập khẩu và các đơn vị liên quan cũng như nông
dân trồng điều.
1.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu về tình hình trồng điều ở Việt Nam và thực trạng sản xuất, tiêu
thụ cũng như xuất khẩu sản phẩm điều ở Việt Nam.
Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu điều trên thế giới.
Xây dựng và xác định đường cung điều của Việt Nam.
Dự báo nguồn cung điều trong thời gian tới để lập kế hoạch phát triển .
Đánh giá và các đề xuất về ngành trồng và sản xuất điều ở Việt Nam.
1.5. Phạm Vi Nghiên Cứu:
Không gian. Đề tài được thực hiện trên toàn Việt Nam, tập trung chủ yếu
ở 3 vùng sản xuất chính là: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên.
Thời gian. Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 10/3 đến 20/6.
1.6. Sơ lược về cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt Vấn Đề

3


Chương này nêu lên lý do vì sao lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.

4



Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày đặc điểm sinh thái và cách trồng cây điều; phân tích hồi quy mô
hình; định nghĩa và vai trò, chức năng của dự báo; các phương pháp dự báo; và
các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan
Ở chương này, chúng tôi nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
kinh tế xã hội của Việt Nam chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và thực trạng của
ngành sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam.
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới.
Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, thị trường cũng như tình hình xuất
khẩu điều ở Việt Nam.
Xác định đường cung điều ở Việt Nam.
Từ các số liệu thu thập được tiến hành dự báo nguồn cung điều, giá cả
trong thời gian tới. Cuối cùng, chúng tôi đề ra một số chính sách, chiến lược sản
xuất và xuất khẩu điều phù hợp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chúng tôi trình bày lại những kết quả dự báo và đưa ra những kiến nghị
về chính sách, chiến lược cần thiết và phương pháp dự báo.

5


CHƯƠNG 2
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Đặc điểm cây điều

Cây điều có tên khoa học là Anacardium occdentale thuộc họ Đào lộn hột
Ancardiaccae, tên tiếng Anh là Cashew, được tìm thấy tại Brazil vùng nhiệt đới
ven biển Nam Châu Mỹ cách đây khoảng 400 năm.
Cây điều là loài cây mọc vùng nhiệt đới, tán lá thường xanh quanh năm,
cây sống lâu năm có thể tới 30 – 40 năm hoặc hơn.
Đặc điểm hình thái. Thân cây điều thường cao từ 6 – 8 m và đường kính
thân cây đoạn gốc có thể đạt 40 – 50 cm. Điều là cây vừa có rễ cọc, vừa có hệ rễ
ngang. Chức năng chủ yếu của rễ cọc cây điều là hút nước cung cấp cho cây và
giúp cây đứng vững trên nền đất trồng, còn hệ rễ ngang có nhiệm vụ quan trọng
là tìm kiếm, hút chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, ra hoa kết trái. Cây điều có
khả năng chịu hạn tốt, là loài cây có lá đơn, nguyên. Lá điều hình thuỗn hay hình
trứng, đuôi lá thường hơn tròn. Lá điều non màu xanh nhạt hoặc đỏ, khi già sẽ
xanh sẫm lại. Khi lá có màu khác thường đó là lúc cây điều bị bệnh hoặc cũng có
thể cây bị sâu hại, đặc biệt là sâu đục thân, đục cành.
Đặc điểm sinh lý. Bốn yếu tố chính quyết định cho sinh trưởng và năng
suất:
-

Lượng mưa: từ 1000 – 2000 mm/năm, đồng thời chịu mùa khô kéo
dài, nếu mưa dưới 800 mm/năm thì năng suất sẽ không ổn định.

-

Nhiệt độ: do cây điều mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới nên có thể
chịu được nhiệt độ cực đại đến 40 0C, thích hợp với nhiệt độ trung
bình là 270C, rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp và sương giá.

-

Ánh sáng: độ mây che thích hợp là 2 – 2.5. Nếu thiếu ánh sáng sâu

bệnh sẽ phát triển mạnh. Độ ẩm tối cao 77 – 68%, tối thấp 40 –
56%.


-

Gió: khi gió lớn dễ gãy cành, rụng hoa, đổ cây. Thích hợp với tốc
độ gió từ 3 – 5 m/s để truyền phấn, ít bệnh hại phát triển.

Đặc điểm sinh hoá. Hoa điều nhỏ, đài hợp và năm cánh rời. Lúc mới nở
cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt có sọc đỏ, sau đó chuyển dần sang màu hồng
sẫm. Hoa điều có hai loại: hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực thì chỉ gồm toàn
nhị đực, hoa lưỡng tính thì ngoài 8 đến 12 nhị đực còn có một nhụy cái ở chính
giữa. Hoa điều thường mọc thành chùm có tới vài chục đến 1 – 2 trăm hoa, gồm
cả hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Mùa hoa điều nở trùng với mùa khô. Ở các tỉnh
Đông Nam Bộ mùa hoa nở bắt đầu vào khoảng tháng 11 và kéo dài tới tận tháng
3 năm sau.
Quả điều thật (mà ta vẫn thường hay gọi nhầm là hạt điều) gồm có vỏ, quả
cứng và nhân. Phần vỏ quả cứng chiếm khoảng 69% khối lượng quả, phần nhân
chiếm 26%, phần còn lại là vỏ nhân. Tất cả những thành phần nêu trên đều có thể
sử dụng để chế biến thành những sản phẩm có giá trị.
2.1.2. Kĩ thuật trồng điều
Cây điều cũng là loại cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sống và khai
thác kinh doanh được từ 35 – 40 năm, nên cũng trải qua các giai đoạn: ươm,
trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Phương pháp trồng. Có thể trồng thẳng bằng hạt, ươm bầu hoặc chiết
cành để trồng. Khoảng cách trồng tùy vào điều kiện đất đai để chọn, nhưng phải
đảm bảo diện tích che phủ. Mật độ cây được khuyến khích nên trồng là từ 100 –
120 cây/ha (10m*10m).
Kĩ thuật trồng. Hố đủ rộng và sâu (60cm*60cm*60cm), bón lót phân hữu

cơ từ 10 – 20 kg/hố, tiêu thoát nước khi ngập úng, san bậc thang nơi đất dốc, làm
sạch cỏ, phủ gốc giữ ẩm khi cần thiết, tỉa cành cải tạo vườn sau mỗi mùa thu
hoạch, đảm bảo lượng phân bón hàng năm theo tuổi cây.
2.1.3. Cầu thị trường
Nhu cầu thị trường. Cầu là số lượng của hàng hoá và dịch vụ mà người
tiêu thụ cần mua, nó phụ vào giá cả, thu nhập và các nhân tố khác cũng như hàng
hoá có liên quan.

6


-

Giá thấp, người tiêu thụ sẽ mua nhiều hơn, nếu giá cao họ sẽ giảm
mua lại.

-

Sở thích ảnh hưởng đến loại hàng hoá, số lượng được mua.

-

Thông tin có lợi về sử dụng hàng hoá làm hàng hoá được mua
nhiều. Nếu có hại mua ít.

-

Giá hàng hoá liên quan: Hàng hoá thay thế lẫn nhau: nếu loại hàng
hoá này tăng giá, người tiêu dùng sẽ mua hàng hoá khác. Hàng hoá
bổ sung: đường và cà phê là hàng hoá bổ sung cho nhau. Khi giá cà

phê tăng làm số cầu lượng đường giảm xuống.

-

Thu nhập đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại hàng hoá
và bao nhiêu để mua. Thu nhập tăng, lượng cầu muốn mua tăng
theo.

-

Các quy định chính phủ: thuế tăng làm giảm mua, giá trần, giá sàn.

-

Nhân tố khác: ảnh hưởng lẫn nhau

Đường cầu (Demand curve). Số lượng được cầu là tổng số của một loại
hàng hoá mà người tiên thụ đang mong muốn để mua với giá nhất định. Đường
cầu chỉ ra số lượng được cầu tương ứng với một giá nhất định được vẽ trên đồ
thị. Trục tung biệu thị giá trên mỗi đơn vị ($/kg, $/cái), trục hoành biểu hiện số
lượng của hàng hoá đó (kg, tấn, cái, lít, m 3). Luật của cầu. Độ dốc của đường cầu
hướng xuống: khi giá hạ thấp, người tiêu thụ mua nhiều hơn, và khi giá cao thì
mua ít lại. Ảnh hưởng của các nhân tố khác vào cầu: Các nhân tố làm dịch
chuyển cầu
-

Thu nhập tăng làm sức mua tăng lên làm đường cầu dịch chuyển về
bên trên

-


Giá HH bổ sung tăng: D lên trên.

-

Giá HH thay thế tăng: D xuống dưới.

-

Thông tin bất lợi cho sản phẩm: D xuống dưới.

-

Nếu giá cả chính hàng hoá đó thay đổi gây nên sự di chuyển trên
đường cầu.

7


Hàm cầu. Hàm cầu được viết dưới dạng toán học
Q = D( p, pc, pi, Y)
-

Sản lượng cầu là hàm số của giá chính nó p, giá của sản phẩm bổ
sung pc, giá của hàng hoá thay thế p i, và thu nhập của người tiêu
dùng Y.

-

Độ dốc đường cầu: dấu âm của độ dốc chỉ ra quy luật của cầu, độ

dốc hướng xuống.

-

Đường cầu nghịch: đường cầu nghịch chỉ ra sự thay đổi về lượng
làm ảnh hưởng đến giá.

Đường tổng cầu (aggregate demand curve). Mỗi cá nhân có một đường
cầu riêng biệt đối với một loại sản phẩm hàng hoá nhất định. Tổng hợp tất cả các
đường cầu cá nhân thành đường cầu thị trường. Số lượng cầu thị trường bằng tất
cả số cầu từng cá nhân ở mức giá đó. Người tiêu thụ có đường cầu cá nhân là Q 1
= D1(p), Q2 = D2(p), …, Qn = Dn(p), tổng số lượng cầu thị trường Q = Q 1 + Q2 +
… + Qn = D1(p) + D2(p) + … + Dn(p)
Hình 1.Biểu Đồ Đường Tổng Cầu $
Đường cầu D1 và D2 là đường
cho cá nhân 1, 2. Đường D là
tổng cầu của 2 người.
Ở giá p3, tổng cầu là
q3 = q1 + q2

2.1.4. Lý thuyết cung
Cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung. Cung thị trường liên quan trực
tiếp đến sản xuất, công ty v.v. Cung bao nhiêu dựa trên các yếu tố sau:
-

Chi phí sản xuất: nếu chi phí tăng, hãng sẽ giảm cung.

8



-

Giá sản phẩm: nếu giá cao, cung sẽ càng nhiều.

-

Công nghệ và tiến bộ kỹ thuật làm cho chi phí giảm và chất lượng
tăng: hãng sẽ cung nhiều.

-

Quy định và chính sách chính phủ: hạn ngạch và thuế làm giảm
cung, trợ cấp làm tăng cung.

Đường cung. Số lượng được cung là tổng số hàng hoá mà hãng muốn bán
ở một giá nhất định trên thị trường. Đường cung: chỉ ra số lượng được cung ở
mỗi mức giá tương ứng. Ảnh hưởng của giá vào các yếu tố cung: giá tăng hãng
sẽ tăng sản xuất để cung nhiều hơn cho thị trường từ đó kiếm thêm nhiều lợi
nhuận. Độ dốc đường cung có thể là hướng lên, ngang, đứng hoặc xuống nhưng
thông thường là hướng lên (giá tăng cung sẽ nhiều hơn).
Hình 2.Biểu Đồ Đường Cung

-

Ảnh hưởng của các nhân tố khác vào cung:

Sự thay đổi các nhân tố (không phải giá của chính nó) làm đường cung
dịch chuyển xuống hoặc lên. Chi phí tăng (nguyên liệu, thuế, tiền lương) làm
dịch chuyển toàn bộ đường cung lên trên (nhìn giống như dịch chuyển sang trái).
Chi phí giảm (giá nguyên liệu, thuế, tiền lương giảm hoặc ứng dụng tiến bộ mới

làm giảm chi phí) làm dịch chuyển toàn bộ đường cung xuống dưới (nhìn giống
như dịch chuyển sang phải).

Hình 3. Biểu Đồ Dịch Chuyển Đường Cung

9


Hàm cung. Mối quan hệ giữa số lượng cung, giá cả và các nhân tố ảnh
hưởng cung được biểu hiện dưới dạng toán học.
Q = S(p, ph)
Q là số lượng được cung, p là giá chính nó, ph là giá các nguyên liệu đầu
vào.
Sự thay đổi giá cả chính nó làm di chuyển trên đường cung. Nếu sự thay
đổi các nhân tố làm dịch chuyển đường cung.
Trong đề tài này, chúng tôi dùng mô hình hàm cung như sau:
Q = f(P, Pi, Pc)
với

Q: sản lượng cung
P: giá điều
Pi: giá đầu vào
Pc: giá sản phẩm của yếu tố cạnh tranh sử dụng đất

2.1.5. Cơ sở phân tích hồi quy của mô hình
Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế. Phân tích hồi quy đo
lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được
giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải
thích).
Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp kỹ thuật ước lượng
hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS – Ordiniary
Least Squares) dựa trên giả thiết của mô hình như sau:

10


i.

Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)

ii.

Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi, cố

định. Ngoài ra, không có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các
biến độc lập.
iii.

Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không

đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức là E( ε i)=0 và E( ε i2)=0. Các biến số
ngẫu nhiên ε I là độc lập về mặt thống kê. Như vậy, E( ε i ε j)=0 với i ≠ j. Số hạng
sai số phân phối chuẩn.
Bước 2: Thiết lập mô hình đường cung để mô tả quan hệ giữa các biến số.
Để xác định đường cung, chúng tôi dùng mô hình đường cung:
Q = f(P, Pi, Pc)
với Q: sản lượng cung
P: giá điều

Pi: giá đầu vào
Pc: giá sản phẩm của yếu tố cạnh tranh sử dụng đất
Chúng tôi sử dụng phương pháp kinh tế lượng hồi quy ở dạng tuyến tính
để xác định mô hình đường cung:
Q = α 0 + α 1Pt + α 2Pi + α 3Pc + ε
Q: sản lượng cung điều
Pi: giá phân bón (đạm, urê)
Pc: giá cà phê
Pt: giá điều
Mô hình sử dụng chuỗi số liệu thời gian. Điều và cà phê là hai sản phẩm
cạnh tranh sử dụng đất của nhau. Số lượng cung của hai sản phẩm này chúng tôi
cho rằng phụ thuộc lẫn nhau. Bất cứ một sự thay đổi nào về giá của cà phê cũng
sẽ làm tăng lên hay giảm xuống sản lượng của điều trong tương lai. Giả dụ là có
sự tăng lên của giá cà phê, việc này khiến cho người nông dân sẽ giảm diện tích
trồng điều xuống và chuyển qua trồng cà phê. Điều này làm cho giảm sản lượng
của điều trong tương lai. Bên cạnh đó, điều và cà phê là loại cây trồng lâu năm
mới có trái nên chúng tôi sử dụng biến trễ. Giá P tăng lên trong năm nay sẽ làm

11


×