Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

kinh dịch và đạo làm người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 58 trang )

VÔ THƯỜNG

KINH DỊCH
&

ĐẠO LÀM NGƯỜI

Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị
2011 – 2012
1


LỜI NÓI ĐẦU

Á châu có hai nền văn minh, Nho học điển hình là Dịch phát xuất từ Trung Hoa, Phật
học tiêu biểu là Thiền phát xuất từ Ấn Độ. Lịch sử trải hơn hai ngàn năm đã chứng minh Dịch và
Thiền đồng có một con đường (Đạo) giáo hóa nhân loại, cụ thể là tại Trung Hoa thời nhà Minh,
Thiền Sư Trí Húc viết Chu Dịch và Tứ Thư Thiền Giải. Lân cận nước Trung Hoa có 3 nước nhỏ là
Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam đều có thời gian bị nước nầy đô hộ. Tuy nhiên, sau chiến tranh
thế giới thứ hai, Nhật Bản dù bị thảm bại vẫn tiến thành cường quốc kinh tế, phải chăng dân tộc
Nhật nhờ đắc tinh hoa Thiền. Trên quốc kỳ của Nam Triều Tiên có tượng Thái Cực với 4 quẻ Càn,
Khôn, Ly, Khảm ; nước này cũng trở thành cường quốc kinh tế, phải chăng dân tộc Triều Tiên
nhờ đắc tinh hoa Dịch. Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Ấn Hoa, dân tộc có nguồn gốc từ Ấn
Độ lại bị Trung Hoa đô hộ ngàn năm, hấp thụ cả 2 nền văn minh Nho học và Phật học, hy vọng
sẽ có ngày vươn lên.
Tôi có duyên học Dịch từ thập niên 1980, bắt đầu bằng bản thảo “Kinh Dịch, văn minh
thời Tiền Tần” của cố tiên sinh Nguyễn Hiến Lê. Tiếp theo đó tôi đọc nhiều sách Dịch chữ Hán và
Quốc văn nhưng chỉ thấy đáng chú ý là kinh Dịch Chính Văn, còn lại các sách khác đều không có
gì giúp tôi thêm sáng.
Trong thập niên 1990 sách của cố tiên sinh Nguyễn Hiến Lê được in tại Sài Gòn với tên
“Kinh Dịch, Đạo của người quân tử ”. Tôi cũng đồng ý với nhà xuất bản vì nghĩ rằng tên sách này


cũng nói được hiệu năng rộng lớn của Kinh Dịch, chỉ tiếc rằng nội dung của sách này không có
Hệ Từ truyện và Đại Tượng truyện của Khổng Tử.
Trong những năm đầu của thập niên 2000 tôi kiên trì đọc Kinh Dịch Chính Văn với sách
Thương Hàn Luận Bản Nghĩa của tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy, thấy được cội nguồn Đông Y
không khác Kinh Dịch, có truyền thống Đạo học Khí Hóa, có Bản Nghĩa rõ ràng trong 4 chữ Âm
Dương Hàn Nhiệt. Một người bạn trong nhóm đề nghị tôi viết lại một tâm đắc khi học Dịch. Tôi
ngần ngại vì tự thấy vốn hiểu biết của mình quá bé nhỏ so với hiệu năng quá to lớn của Kinh
Dịch. Nhưng rồi tôi lại ưu tư nghĩ đến nhiều người chưa từng biết Dịch và những người gặp khó
khăn khi bắt đầu học Dịch nên tôi mạnh dạn vâng lời. Tôi chỉ mong trọn ơn tri ngộ, không cầu có
công, cũng nguyện xin đừng thêm tội.
Mạnh Đông ,2009
Huỳnh Hiếu Hữu

2


CHƯƠNG I

CƠ CẤU DỊCH LÝ
Dịch là dời đổi. Vạn vật trong vũ trụ luôn dời đổi (biến hóa tuần hoàn) không ngừng.
Nho học gọi là Dịch không khác Phật học gọi là Vô thường. Kinh là hằng thường, vạn vật luôn
Dịch trong một thể bất Dịch gọi là Đạo, gồm 1 Âm và 1 Dương (Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo).
Kinh Dịch, Hệ Từ truyện nói : “Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn da, kỳ Dịch chi môn da”. Càn Khôn là
nói : Cặp Âm Dương sinh thành vạn vật, túi [uẩn] của Dịch là nói Âm Dương gom vào một túi
Thống nhất, cửa [môn] của Dịch là nói Âm Dương mở ra 2 cửa Đối lập. Có thể khái quát “Cơ cấu
Dịch Lý” bằng câu : “Vạn vật luôn Dịch không ngừng trong một thể bất Dịch gọi là Đạo, gồm 1
Âm và 1 Dương Thống nhất mà Đối lập”. Người học Dịch muốn tìm hiểu cao sâu hơn tất phải
thấu đáo cách diễn tả, ba đặc tính, ba thời loại và các đạo lý của Dịch.
A. CÁCH DIỄN TẢ :
Kinh Dịch ghi lại nhận thức của con người về tiến trình tự nhiên của vạn vật rất sớm,

từ khi chưa có chữ viết, dùng tượng và số, mở đầu nền Triết học Đông Phương. Cho nên Triết
học Đông Phương có khi được gọi là Tượng Số học.
a- Tượng :

- ○ Hình tròn, tượng Vô Cực [khi chưa phân cực] hoặc Thái Cực [khi sự vật đã phân cực].
- △ Hình tam giác, tượng tam Cực, tam Âm, tam Dương.
- □ Hình Vuông, tượng Tứ tượng.
-

Nét liền, tượng hào Dương [cương].

-

Nét đứt, tượng hào Âm [nhu].

- …v..v….
b- Số :
- Sổ tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
- Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa :
. Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9.
3


. Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10.
- Số sinh thành :
. Số sinh : 1,2,3,4,5.
. Số thành : 6,7,8,9,10.
- Số Âm Dương Lão thành :
. Số Lão Dương : 9, (thuận từ 7 đến 9).
. Số lão Âm : 6, (nghịch từ 10, 8 đến 6).

Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên hào Dương,số 6 đặt tên
hào Âm.
Ví dụ : - Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5.
-

Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2.

- Số thủy chung :
. Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên].
. Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh].
c- Từ :
Khi có chữ viết, Kinh Dịch được diễn tả bằng Từ buộc liền [Hệ] với Tượng Số gọi là Hệ Từ.
Cho nên đọc Kinh Dịch mà thiếu hiểu biết về Hệ Từ thì rất khó hiểu. Vì thế, Đức Khổng Tử làm
truyện Hệ Từ cốt để bổ sung cho người học Dịch. Chẳng những thế, các sách cổ như Đạo Đức
Kinh, Nội Kinh, Thương Hàn Luận, .v.v… đều dùng Hệ Từ. Người nắm chắc Hệ Từ sẽ dễ dàng đọc
hiểu hơn.
- Ví dụ 1 – Đạo Đức Kinh nói : “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.
Nếu không nắm được Hệ Từ thì sẽ hiểu là “Đạo sinh một [Thái cực], một sinh hai [Lưỡng
Nghi],hai sinh ba [Lưỡng Nghi sinh Tam Cực], ba sinh vạn vật; sẽ dẫn đến việc chỉ hiểu Đạo là
Vô Cực (tuyệt đối). Trường hợp nắm được Hệ Từ thì sẽ hiểu đúng theo Dịch :
-

Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào).

-

Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào).

-


Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào).
4


-

Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào).

Như vậy sẽ hiểu Đạo là Thái Cực (tương đối không rời tuyệt đối). Tóm lại nắm được Hệ Từ
thì Đạo Đức Kinh được hiểu rất gần với Kinh Dịch, chỗ khác nhau chẳng qua là do Thánh Nhân
tùy thời mà thôi !
Ví dụ 2 : Kinh Dịch Hệ Từ Thượng truyện. Chương I nói :
* “Thiên tôn Địa ti, Càn Khôn định hỷ ” nghĩa là Trời cao Đất thấp định bởi 2 quẻ
Càn (

) Khôn (

).

* “Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hỷ”, nghĩa là thấp cao đã bày ra để xếp đặt (Vị) sang
hèn; ý nói thấp là quẻ Đoài (

), cao là quẻ Cấn (

) dùng Cương Nhu ở trên để chỉ Vị.

* “Động tĩnh hữu thường, Cương Nhu đoán hỷ” nghĩa là thời động hoặc tĩnh dùng
Cương Nhu để quyết đoán. Ý nói có lúc Động là quẻ Chấn (
dùng Cương Nhu ở dưới để chỉ Thời.


), có lúc Tĩnh là quẻ Tốn (

),

* “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỷ” nghĩa là phương để tụ
loại, vật chia theo bầy sinh ra lành dữ. Ý nói phương là quẻ Ly (

), vật là quẻ Khảm (

),

Dùng Cương Nhu ở giữa để chỉ phương vật.
Tóm lại với 4 câu đầu của Chương I. Hệ Từ Thượng truyện đã dùng Hệ Từ của 8 quẻ Bát
Quái Tiên Thiên.
Ví dụ 3 : Quẻ Trạch Sơn Hàm (

) Thoán truyện có câu : “Thánh nhân cảm nhân tâm nhi

thiên hạ hòa bình”. Chữ ‘hòa’ là Hệ quẻ Đoài (
thành tượng quẻ Trạch Sơn Hàm.

), chữ ‘bình’ là Hệ quẻ Cấn (

), hợp

B. BA ĐẶC TÍNH :
Đặc tính của Dịch tùy 3 Thể, Tướng, Dụng như sau :
a- Thể : bất dịch (vạn vật đồng nhất thể, đồng thể nhất Âm nhất Dương).
b- Tướng : dịch (dời đổi biến hóa, tuần hoàn không ngừng).
c- Dụng : giản dị (2 thuộc tính của Âm Dương).

Thể bất Dịch và Tướng Dịch đã nói ở trước không cần bàn thêm. Riêng về Dụng là dùng
2 thuộc tính giản dị của Âm Dương thì bất tận :
5


- Kinh Dịch Hệ Từ truyện nói :
*Giản dĩ tri trở : nghĩa là dùng (dĩ) hào Cương (giản) để trị khỏi (tri) mọi trở ngại (
*Dị dĩ tri hiểm : nghĩa là dùng (dĩ) hào Nhu (dị) để trị khỏi (tri) mọi nguy hiểm (

).
).

Điều này không khác phép tu (chiết Khảm điền Ly) của Đạo Lão có nghĩa : Lấy hào
Cương của quẻ Khảm
thay hào Nhu của quẻ Ly
Khôn - Càn là trở về với cội nguồn.

, kết quả làm cho Khảm - Ly trở thành

- Kinh Dịch Hệ Từ truyện lại nói :
*Càn dĩ dị tri: ý nói Càn
biết (Tri) :

[tam Dương] dùng (dĩ) hào Âm Nhu dễ dàng (dị) để chỉ cái thấy

: Tốn (dụng Nhu tại Hạ) để chỉ cái biết [suy nghĩ] còn ẩn (Tư).
: Ly (dụng Nhu tại Trung) để chỉ cái biết đang thấy (Kiến).
: Đoài (dụng Nhu tại Thượng) để chỉ cái thấy đã thành lời (Ngôn).
*Khôn dĩ giản năng : ý nói Khôn
để chỉ cái hay làm (Năng):


[tam Âm] dùng (dĩ) hào Dương Cương gọn gàng (giản)

: Chấn (dụng Cương tại Hạ) để chỉ cái hay làm còn ẩn (Tiềm năng).
: Khảm (dụng Cương tại Trung) để chỉ cái hay làm đang hiện (Công năng).
: Cấn (dụng Cương tại Thượng) để chỉ cái hay làm đã thành (Thành năng).
C. BA THỜI LOẠI :
Tùy Thời, Dịch có 3 loại :
a- Tiên Thiên :
- Hàm chứa nguyên lý sinh thành của vạn vật.
- Gồm 64 quẻ, có trật tự theo luật phân nhị (nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo), phát triển từng
hào từ 1 đến 6 gọi là Đại Diễn.

6


- 64 quẻ chia thành 32 cặp Âm Dương (nằm trên vòng tròn) đối lập qua Tâm (của vòng tròn) gọi
là Thác (đổi).
- Được truyền thuyết ghi nhận từ đời Phục Hy với 2 Đồ hình : Đồ Bát Quái Tiên thiên ;Đồ Vuông
tròn thứ tự 64 quẻ Tiên Thiên.
b- Hậu Thiên :
- Nêu lên qui tắc hoạt động của vạn vật.
- Cũng gồm 64 quẻ giống như Tiên Thiên nhưng có thứ tự xếp đặt theo hai luật :
*Thác (đổi) : từng cặp Âm đổi thành Dương hoặc ngược lại (đối lập qua Tâm).
*Tổng : (tổng số Âm Dương của quẻ không đổi) có từng cặp điên đảo (không đối lập qua Tâm
mà qua trục).
Ví dụ : Theo Đồ hình Bát Quái Tiên Thiên :
Thác : Càn Khôn Ly Khảm đối lập qua Tâm.
Tổng : Tốn Đoài Cấn Chấn đối lập qua trục Càn Khôn.
Theo thứ tự Hậu Thiên có thể chia 64 quẻ 6 hào thành 3 loại :

*24 cặp quẻ Tổng : cốt lõi của Hậu Thiên.
*4 cặp quẻ Thác : Hậu Thiên không rời Tiên Thiên (Càn – Khôn, Ly – Khảm, Di – Đại quá, Trung
phu – Tiểu quá).
*4 cặp quẻ vừa Thác, vừa Tổng : con đường nối liền Tiên Thiên với Hậu Thiên (Thái – Bỉ, Tùy –
Cổ, Tiệm – Qui muội, Ký tế - Vị tế).
- Lịch sử truyền thừa cho thấy :
*Phục Hy làm Dịch Tiên Thiên do chưa có chữ viết, các Hệ có tên là Tứ tượng, Bát quái và 64
thành quái còn Hệ 4 hào gồm 16 quẻ và hệ 5 hào gồm 32 quẻ chưa có tên.
*Đến thời nhà Chu (đã có chữ viết) Văn Vương viết Thoán Từ cho 64 quẻ ; Chu Công viết Hào
Từ cho 384 hào.
- Văn Vương xếp đặt Dịch Hậu Thiên gồm : Hậu Thiên Bát Quái và thứ tự của 64 quẻ 6 hào chia
làm :
*Thượng Kinh có 30 quẻ.
7


*Hạ Kinh có 34 quẻ.
Ý nghĩa thứ tự của 64 quẻ này đã được Khổng Tử trình bày nơi Tự Quái truyện.
Tuy chia Thượng Kinh, Hạ Kinh nhưng nếu xếp 60 quẻ thành 6 dãy mỗi dãy 10 quẻ thì
ứng với 6 hào. Còn 4 quẻ cuối nói lên thâm ý của tác giả :
*Hai quẻ Trung Phu và Tiểu Quá hợp bởi dụng Cương Nhu tại Thượng Hạ, rõ nghĩa dùng Âm
Dương để biến hóa nhưng khéo kết hợp thành dụng Cương Nhu tại Trung.
*Hai quẻ Ký Tế, Vị Tế nêu rõ con đường tuần hoàn của vạn vật.

c- Trung Thiên :
Từ xưa đến nay chưa ai bàn đến Thời loại này :
*Chưa nói không phải Thánh Nhân không biết. Tại Hệ Từ Hạ truyện, Đức Khổng Tử đã tiết lộ về
Tứ Trung Hào và 2 Hào Bản Mạt.
*Chưa nói vì Trung Thiên cũng như hiện tại là quá khứ chưa qua hoặc là tương lai đã tới. Ai đã
nắm được con đường giữa (Trung Đạo) nối liền Tiên Thiên và Hậu Thiên tất nhiên rõ được

Trung Thiên.
- Chỉ bày cơ cấu chuyển hóa của vạn vật.
- Cũng có 64 quẻ như Tiên Thiên nhưng có thứ tự chia 4 theo lý (Âm Dương Hàn Nhiệt) phát
triển mỗi đợt 2 hào thành (Tứ Trung Hào) rồi hiệp với 2 hào Bản Mạt thành quẻ 6 hào.
- Trung Thiên gồm 3 Hệ quẻ :
*Hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng.
8


*Hệ 4 hào có 16 quẻ gọi là Tạng Tượng.
* Hệ 6 hào có 64 quẻ gọi là Vạn Vật.
D. CÁC ĐẠO LÝ :
Đạo chỉ có một, nói các (nhiều) bởi vì liên hệ Đạo với các cặp Âm Dương :
a- Đạo Trú Dạ :
Đồng một thời, tại 2 vị đối lập qua Tâm của quả đất, có 2 hiện tượng ngày (Trú) và
đêm (dạ).
Thời = thống nhất = Đạo
Vị = đối lập = Trú Dạ
Càn tượng Trời, Khôn tượng Đất sinh thành vạn vật. Càn hành Thời, Đất lập Vị cho
nên người tìm hiểu không thể tách rời Dịch và Thời – Vị.
b- Đạo Tam Cực :
Ví dụ có 1 vòng tròn và 1 đường kính dọc. Nằm trên vòng tròn tại 2 đầu của đường
kính là 2 cực Âm Dương đối lập qua Tâm, Tâm (ở giữa) là cực Trung Hòa. Ba cực nằm trên 1
đường kính là Đạo Tam Cực. Như vậy bao gồm 2 mặt Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối
lập (đồng trên 1 đường kính, Thống nhất tại Tâm và Đối lập qua Tâm ở trên vòng tròn).
Do Đạo Tam Cực, Kinh Dịch dùng Hệ 3 hào (trên, giữa và dưới) có 8 quẻ gọi là Bát Quái
(tiểu thành). Thời có trước sau, Vị có trên dưới nên phải dùng 2 lần Bát Quái thành Hệ quẻ Dịch
có 6 hào (Đại Thành).
Các hình thái như Tam Tài (Thiên, Nhân, Địa), Tam Vận (Khai, Khu, Hạp), Tam Bảo (Phật,
Pháp, Tăng) .v..v….. đều là chỉ bày Đạo Tam Cực.


+

=
9


Hán tự có chữ Vương [王] gồm 3 nét ngang tượng Tam Cực và 1 nét sổ tượng nối liền
Tam Cực, đọc là Vương (danh từ) nghĩa là Vua, đọc là Vượng (động từ) nghĩa là cai trị, ý nói
người làm vua hoặc cai trị phải có năng lực thông suốt Đạo Tam Cực.

c- Đạo Vuông Tròn :

Hình tròn tượng Thái Cực, hình Vuông tượng Tứ Tượng. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy
nói : “Tứ Tượng là Tứ Khí”. Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh do động”. Đã có động Khí,
sao còn gọi là Đạo ? Vì mới động còn là cơ trung chuyển. Nhà lãnh đạo, nhà tiên tri là nắm được
thời – thế - cơ. Y học Đông Phương dùng Đạo Vuông Tròn để nắm sinh cơ, bệnh cơ. Dịch Trung
Thiên cũng bắt đầu từ Tứ Tượng (Hệ 2 hào) tức là từ Đạo Vuông Tròn.

*
10


CHƯƠNG II

DỊCH THƯ VÀ DỊCH HỌC
Kinh Dịch có 3 vấn đề cần tìm hiểu là Dịch lý, Dịch thư và Dịch học. Cơ cấu Dịch lý đã
trình bày tại Chương I, chương này nói về Dịch thư và Dịch học.
A. DỊCH THƯ :
Các sách Dịch được phổ biến chia làm 2 thời kỳ Kết tập Chính Văn và Thừa kế phát huy.

a- Kết tập Chính Văn :
Chính Văn gồm 2 phần Kinh và Truyện.
- Kinh :
Chia 2 thời kỳ : Tiên Thiên (khi chưa có chữ viết) và Hậu Thiên (khi đã có chữ viết).
*Tiên Thiên : Theo truyền thuyết, từ đời Phục Hy đã có tượng số, các đồ Thái cực, Bát Quái Tiên
Thiên và đồ Vuông Tròn của 64 quẻ Tiên Thiên. Các tên quẻ được truyền miệng gồm tên của Tứ
Tượng, tên của Bát Quái và tên của 64 thành quái (hiện nay không thấy hình đồ Đại Diễn và tên
của các Hệ 4 hào gồm 16 quẻ và Hệ 5 hào gồm 32 quẻ).
*Hậu Thiên : gồm có Bát Quái Hậu Thiên và thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên do Văn Vương (nhà Chu)
xếp đặt. Văn Vương viết Thoán Từ tổng quát công năng của 64 quẻ. Tiếp theo cháu của Văn
Vương là Chu Công viết Hào Từ cho 384 hào.
Do Kinh Dịch được hình thành Hậu Thiên từ nhà Chu nên sau này thường được gọi là Chu
Dịch (truyền thuyết còn nói Dịch Hậu Thiên có Liên Sơn [bắt đầu bằng quẻ Cấn] và Quy Tàng
[bắt đầu bằng quẻ Khôn] nhưng hiện nay không tìm thấy dấu tích lưu truyền).
- Truyện :
Tiếp theo phần Kinh, Đức Khổng Tử là người học Dịch thông suốt lại ưu tư nghĩ đến đời
sau nên làm truyện giúp cho hiểu rõ hiệu năng và cơ cấu của Dịch. Truyện của Khổng Tử (gồm
cả Thượng Hạ của một truyện) có mười, đời sau gọi là “Thập Dực”, ý nói như mười cánh tiếp
sức cho con chim “Kinh Dịch” bay cao hơn.
*Thoán truyện : Chú giải Thoán từ.
*Tiểu Tượng truyện : Chú giải hào Từ.
11


(Khổng Tử làm Thoán truyện và Tiểu Tượng truyện chẳng những chú giải mà còn bổ khuyết
các điều tiền nhân chưa nói hết. Các sách Dịch về sau ghép hai truyện này tiếp theo Thoán Từ
và Hào Từ nhằm giúp người đọc tiện tham khảo).
*Hệ Từ truyện Thượng và Hạ : Luận giải ý nghĩa của Hệ Từ, cơ cấu và hiệu năng của Kinh Dịch
đối với Đạo học và Khoa học.
*Văn Ngôn truyện : Công năng của 2 hào Cương Nhu (tuy Dịch có 64 quẻ, 384 hào nhưng chẳng

qua là Dụng có hệ thống 2 hào Cương Nhu mà thôi).
*Thuyết Quái truyện : nói về công năng của Bát Quái.
*Tự Quái truyện : chỉ bày tính nhân quả thứ tự của 64 quẻ.
*Tạp Quái truyện : nêu lên có đối chiếu tính tạp của 64 quẻ.
*Đại Tượng truyện : hướng dẫn quân tử học làm người, rèn luyện đạo đức theo tượng 64 quẻ.
Sau này các sách Kinh Dịch Chính Văn đều đầy đủ 2 phần Kinh và Truyện.
b- Thừa kế và phát huy :
Dịch là cội nguồn điển hình của Nho học nên thường được phổ biến song song. Dịch
thư chẳng những lưu truyền trong nước mà còn lan đến các nước lân cận tại Á Châu như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản ; các nước tại Âu Châu như Pháp, Đức, Anh .v..v….
- Tại Trung Hoa : từ khi Kinh Dịch Chính Văn được kết tập đến nay, việc thừa kế và phát huy
sách này không được thuận lợi, cũng như Đức Khổng Tử tuy được tôn làm “Vạn Thế Sư Biểu”
vẫn không được trọng dụng khi đương thời, vì có chủ trương công bằng và tự do, ngược lại
với chế độ phong kiến…
Sách Dịch còn được lưu truyền nhờ giá trị không chối cải được của nó, đã được đa số ái
mộ và học tập được ghi lại bằng các hình thức :
*Chú giải : Dịch Trình truyện của Trình Di, Dịch Bản Nghĩa của Chu Hy (Tống)... Chu Dịch Thiền
giải của Trí Húc (Minh). Hình thức này xưa nay rất nhiều nhưng không đem lại ân ích cho đời
sau, chỉ thấy sách Chu Dịch Thiền giải là giá trị hơn cả.
*Ứng dụng : Trung Dung, Đại học trong bộ Tứ Thư của Khổng Tử (Đạo làm người). Thương
Hàn Luận, Tạp Bệnh Luận (Y học). Mai hoa Dịch số, các sách bát Tự (bói toán). Các ngành khoa
học khác chưa thấy.
Gần đây các sách như Từ điển Kinh Dịch, Dự đoán học, có công nhắc lại để lưu truyền
Chính Văn, ngoài ra chưa thấy thấu hiểu và có ứng dụng khoa học.
12


- Tại Việt Nam:chỉ biết Dịch đến Việt Nam bằng đường truyền Nho học, không biết thời kỳ nào.
*Trước thế kỷ 20 : hầu hết không rõ các sách Hán Nôm về Dịch, chỉ biết “Hy kinh lải trắc” của
Phạm Đình Hổ (thế kỷ 19) sách hiếm có về Dịch, hiểu biết khó khăn như lấy ngao lường biển

không rõ dịch giả.
*Trong thế kỷ 20 : Ngô Tất Tố viết “Kinh Dịch trọn bộ”, Nguyễn Duy Tinh dịch sách Dịch Bản
Nghĩa, Phan Bội Châu viết “Chu Dịch quốc văn”, Nguyễn Mạnh Bảo viết “Tử vi đẩu số”, Bửu
Cầm viết”Tìm hiểu Kinh Dịch”, Nguyễn Duy Cần viết “Dịch học tinh hoa”, Nguyễn Hiến Lê viết
“Kinh Dịch, Đạo của người quân tử”, Nguyễn Văn Thọ viết “Kinh Dịch Đại toàn”…. .
(Trong các sách đã nêu chỉ thấy sách “Chu Dịch quốc văn” của Phan Bội Châu là có giá trị
hơn cả).
*Đầu thế kỷ 21 : chưa thấy biết.
- Các nước khác: chỉ được biết sách Dịch được truyền đến Triều Tiên, Nhật Bản… (Á Châu); Anh,
Pháp, Đức… (Âu Châu); Hoa Kỳ… (Mỹ Châu) nhưng vì không có tư liệu nên không rõ chi tiết.
B. DỊCH HỌC:
Dịch mở đầu nền Triết học Đông Phương. Hai sách Đạo Đức kinh của Lão Tử và Tứ Thư
của Khổng Tử đều chứng minh tác giả là người có học Dịch thông suốt. Đời Hậu Hán có Trương
Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một ứng dụng Dịch học vào Y học tuyệt
vời. Tại Trung Hoa từ Đường Tống đến nay Dịch học chẳng những bị hạn chế mà còn bị xuyên
tạc.
*Xuyên tạc : do Dịch có nội dung phổ biến luật Trời là công bằng và tự do, ngược với các chế độ
Phong kiến và Cộng sản nên bị bóp méo xuyên tạc. Chủ trương xuyên tạc rất tinh vi chẳng
những không hủy bỏ, chống báng mà còn ca tụng và sử dụng “Dịch Tiên Thiên” để lập ra
“Thuyết Định mệnh” (bỏ qua Dịch Hậu Thiên và Trung Thiên) vì hai thời loại này xác minh mệnh
Trời (luật công bằng) thay đổi theo tích lũy Nghiệp (Học tu hành) của mỗi người. Dùng luật Âm
Dương (thiên kiến) gọi quân tử là Dương, tiểu nhân là Âm, xảy ra cố chấp ‘Trọng Nghĩa khinh
Đạo ’ (thực tế thì Quân tử là người hiểu Đạo gồm cả Âm Dương).
Chủ trương xuyên tạc của nhà cầm quyền Phong kiến có kết quả nhất định, điển hình vào
đời Tống có Nhạc Phi (ngu trung) và Nhạc Vân (ngu hiếu) kéo dài hơn ngàn năm cho đến ngày
nay ‘Thuyết Định mệnh’ còn ghi nơi cuốn ‘Minh Tâm Bửu Giám’ (thiên thứ ba, Thuận Mạng).
*Hạn chế : Kinh Dịch có hiệu năng rất rộng, mở tất cả các cánh cửa “khoa học” nhưng suốt lịch
sử hơn hai ngàn năm chỉ ứng dụng vào bói toán và địa lý, tạo ra một tầng lớp nhân dân mê tín
dễ chấp nhận chế độ Phong kiến độc tài.
13



Nước Việt Nam tuy bị Trung Hoa đô hộ ngàn năm và theo chế độ Phong kiến, nhưng lịch
sử Việt Nam chứng minh dân tộc có được tinh hoa của một nền Dịch học kết hợp với Thiền học:
*Thiền Sư Vạn Hạnh đề nghị vua Lý Thái Tổ (Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long(Hà Nội).
*Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (nhà Trần) 2 lần thắng giặc Mông Cổ.
*Thời Phong Kiến vua Trần lại mở hội nghị Diên Hồng. Trần Nhân Tôn đi tu, làm một gương sáng
cho Thiền tông Việt Nam.
*Nguyễn Bỉnh Khiêm thông thạo Dịch học.
*Lê Qui Đôn để lại các tư liệu Bác học.
*Việt Nhân Lưu Thủy (thế kỷ 20) viết sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa khám phá bí chỉ làm
sách của ngài Trọng Cảnh (Hán, Trung Hoa).
*Trước năm 1975 Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có phổ
biến trên Bán Nguyệt San Tiền Phong, bài “Luật Dịch biến” với chủ trương dùng Dịch học chứng
minh những sai lầm của chế độ Cộng sản.

*
14


CHƯƠNG III

ÂM DƯƠNG VÀ ĐỜI SỐNG

Âm Dương là cốt lõi của Dịch, ở đây không bàn rộng đến Quái hào, chỉ tóm gọn với hai
quy luật Âm Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập. Đời sống nói chung là của vạn vật, nhưng
ở đây chỉ bàn riêng về loài người.
Ai cũng biết những hiện tượng tự nhiên về Âm Dương như ngày đêm, sáng tối, đực cái,
cao thấp, rộng hẹp .v.v… Nhiều người nghe câu ca dao:
Mình với ta tuy hai mà một.

Ta với mình vốn một mà hai.
Tưởng rằng ca dao này chỉ nói về nghĩa vợ chồng nào ngờ nó còn nhắc nhớ hai quy luật
Âm Dương chi phối toàn bộ đời sống của nhân loại.
Âm Dương Thống nhất= một.
Âm Dương Đối lập= hai.
A. NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ ÂM DƯƠNG:
Dù phủ nhận hay công nhận, biết hay không biết thì Âm Dương cũng biến hóa và hiện
diện trong đời sống.Người học Dịch hoặc chỉ khảo sát Âm Dương cũng đều biết 3 qui luật :

-

-

Âm Dương tương đối.

-

Âm Dương hổ căn.

Âm Dương bình hành.

Nhưng nhận thức hời hợt thì tưởng chừng dễ, còn chính xác thì rất khó.
15


a- Âm Dương tương đối (tức Âm Dương đối lập) :
Kinh Dịch Thuyết Quái truyện, chương II có ghi: “Đạo của Trời gọi là Âm Dương, của
Đất là Cương Nhu, của Người là Nhân Nghĩa”, tưởng là đúng, không ngờ nhìn lại toàn câu thì
Âm Dương và Cương Nhu đều là đối lập, tại sao Nhân Nghĩa không phải là đối lập? Dịch, Hệ Từ
Thượng Chương V nói “Nhân đối với Trí “ Như vậy phải chăng điều này đã được chép lầm?

TRÍ [

]

Nhân (
Nghĩa (
LỄ [

]

NGHĨA[

) Nghĩa (

) đồng thuộc Âm loại

) không tương đối với Nhân (

)

]

Nghĩa (

]

) là tương đối với Lễ (

)


Trí (
) mới là tương đối với Nhân (
)
]
Như vậy câu trên, đoạn sau nên sửa lại là: “Của Người là Nhân Trí ”. Hiện nay có nhà
Dịch học còn nói: “ Quân tử là Dương, tiểu nhân là Âm”. Điều này thoạt nghe dễ tưởng lầm là
phù hợp với nghĩa tương đối. Đúng ra lệch một bên hoặc Dương hoặc Âm đều là tiểu nhân; trái
với quân tử là người hiểu Đạo gồm cả Âm Dương.
NHÂN [

b- Âm Dương hổ căn (tức Âm Dương thống nhất) :
Hổ Căn là Âm Dương cùng được sinh ra từ một gốc Thống Nhất, cùng tồn tại nơi hai
ngọn Đối Lập. Người đời thường hiểu Hổ Căn theo hiện tượng Dương sinh Âm và Âm sinh
Dương nhưng Hổ Căn còn có nghĩa cùng là gốc tuyệt đối nên chẳng những truyền thống nói Âm
Dương đối lập mà còn nói Âm Dương thống nhất. Do nhận định sai lầm về Âm Dương nên suốt
ngàn năm nay lịch sử Trung Hoa luôn xảy ra hiện tượng ‘chánh diệt tà, tà diệt chánh’; làm đề tài
cho các truyện dài võ thuật.
c- Âm Dương bình hành (tức Âm Dương của toàn thể sự vật vừa thống nhất vừa đối lập):
Bình hành là vừa thăng bằng tại Tâm (thống nhất), vừa điều hòa trên vòng tròn đồng
Tâm (đối lập). Thuận theo trật tự vũ trụ cho dù Dương cao Âm thấp, Dương trước Âm sau thì
Âm Dương cũng hòa bình. Do nhận thức sai lầm của xã hội Phong kiến chỉ luận bình hành theo
nghĩa tương đối nên có hiện tượng “trọng Nam khinh Nữ” và “chồng chúa vợ tôi”. Sự thật thì
Bình tức là bản chất (tuyệt đối), và Hành tức là hiện tượng (tương đối) của sự vật; Nói cách khác
Âm Dương Bình Hành tức là Âm Dương vừa thống nhất vừa đối lập trong toàn thể sự vật.
B. CÁC CHẾ ĐỘ XÃ HỘI:
Chế độ xã hội tuy hình thành theo đà tiến hóa của nhân loại nhưng đều có thực thể giống
nhau là không ra khỏi Đạo Âm Dương và khác nhau là do chủ trương của nhà cầm quyền:
16



a. Phong kiến:
-Thực thể:
*Thống trị: Giai cấp quí tộc.
*Bị trị: Giai cấp nô lệ.
-Chủ trương:
*Quân chủ.
*Vua là Thiên tử, ngôi vua không thời hạn và cha truyền con nối.
*Các quan do vua chọn, quan lớn chọn quan nhỏ.
*Còn lại là đa số dân bị trị.
b. Tư bản:
-Thực thể:
*Thống trị: Giai cấp Sĩ, Thương.
*Bị trị: Giai cấp Công, Nông.
-Chủ trương:
*Tư sản, tự do, dân chủ.
*Phân quyền rõ rệt (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp).
*Theo chính thể Công Hòa.
*Công nhận đối lập, đa Đảng.
c. Cộng sản:
-Thực thể:
*Thống trị: Giai cấp Công, Nông (Đảng viên).
*Bị trị: Giai cấp Sĩ, Thương (không Đảng viên).
-Chủ trương:
*Cộng sản, độc Đảng lãnh đạo.
17


*Chuyên chính vô sản.
*Xóa bỏ giai cấp.
C. VAI TRÒ CON NGƯỜI TRONG CHẾ ĐỘ:

Xưa nay nhiều người lầm tưởng xã hội tốt xấu hoàn toàn tùy thuộc vào chế độ, thực
ra không phải như vậy.
- Chế độ mở ra xu hướng đào tạo con người.
- Con người tốt xấu cầm quyền mới chính là nhân tố tạo ra xã hội tốt xấu.
a- Trong chế độ Phong kiến:
- Vua quan xấu gây chiến tranh bành trướng lãnh thổ cai trị, đào sâu hố ngăn cách giữa
giai cấp thống trị và bị trị.
- Vua quan tốt biết thương xót người bị trị thì dưới chế độ quân chủ cũng có dân chủ và
được thái bình thịnh trị (như thời Nghiêu, Thuấn của Trung Hoa, như vua Trần tại Việt
Nam mở hội nghị Diên Hồng và đánh thắng giặc Nguyên).
b- Trong chế độ tư bản:
Chủ trương tư sản, tự do, dân chủ là khuyến khích cạnh tranh và tiến bộ. Phân quyền
là thực hiện Đạo Tam cực. Theo chính thể Cộng Hòa và công nhận đối lập là tuân thủ Đạo Trú
Dạ (đạo Âm Dương).
Thoáng nhìn thì chế độ Tư bản rất phù hợp với đà tiến hóa, nhưng phải tùy thuộc nhà
cầm quyền.
- Nhà cầm quyền xấu biến tư sản thành tài phiệt, biến tự do thành mạnh hiếp yếu, thành
thực dân xâm lược và cai trị các nước yếu kém, gây lũng đoạn kinh tế.
- Nhà cầm quyền tốt đất nước và dân tộc văn minh, tiến bộ, ảnh hưởng lan rộng khắp
hoàn cầu. Các chế độ An sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục phổ thông miễn phí, y tế
cộng đồng không lấy tiền mà hiện nay chủ nghĩa Tư bản đã làm, phải chăng cũng là mục tiêu
đang phấn đấu của chủ nghĩa xã hội.
c- Trong chế độ Cộng sản:
Hầu hết các chủ trương đều lý tưởng thái quá đến nỗi không thực hiện được, phải chăng
là ‘không tưởng’. Muốn thực thi Cộng sản cần có những cá nhân không tham lam. Muốn độc
Đảng lãnh đạo (không có đối lập giám sát) thì phải có nhiều Đảng viên đủ tài, trí, đức. Muốn
18


chuyên chính vô sản thì phải có người cầm quyền trong sạch. Muốn xóa giai cấp thì phải có tình

thương không hận thù. Chủ trương cũng đã từng nói: “ Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có
con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa có những đức tính điển hình là “Cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư ”. Không thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản, không phải vì chủ
trương mà chỉ vì thiếu người đủ đạo đức.
- Lãnh đạo xấu: không những không thực hiện nổi chủ trương mà còn trở thành độc tài
Đảng trị. Tuy biết rõ phải lấy dân làm gốc, tuyên bố: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhưng
chỉ thông tin một chiều làm sao dân biết sai đúng, không được phép hội họp tự do, dân nào có
chỗ được bàn; oan ức còn khiếu nại không được, quyền đâu dân kiểm tra? Chủ trương chỉ có ở
lời nói, không có ở việc làm. Lãnh đạo được tuyên truyền nói tốt, ngôi vị không hạn kỳ (không
bầu cử hoặc chỉ bầu cử hình thức), cha truyền con nối như thời Phong kiến. Các Đảng viên cầm
quyền trở nên tham nhũng, hối lộ, quấy nhiễu dân lành cũng không khác thời Phong kiến. Muốn
tổ chức một chế độ xã hội tốt hơn để chống lại Tư bản, nhưng thất bại chỉ vì chưa hợp thời,
chưa đủ người đạo đức; còn phải lùi lại gần như chế độ Phong kiến và theo đuôi chế độ Tư bản.
- Lãnh đạo tốt: Không có hoặc không đủ để tiến lên chủ nghĩa xã hội (Thất bại này còn
được biện minh là “thời kỳ quá độ”, thực ra quá độ không phải là chạy theo kinh tế thị trường,
một sở trường của chủ nghĩa Tư bản, mà phải là đào tạo cán bộ đủ đạo đức để thực hiện chủ
trương).
D. NGHĨA THỰC CỦA CHÍNH THỂ CỘNG HÒA:
Hai chữ Cộng Hòa được dùng phổ biến trong nhiều quốc gia:
- Hoa kỳ theo chính thể Cộng Hòa.
- Trung Quốc hiện nay có tên nước là “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.
- Miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đặt tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”. Sau
năm 1975 gọi tên chung là “Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cả hai đời Tổng Thống đều đặt tên nước là “Việt
Nam Cộng Hòa”.
Thì ra, 2 chữ Cộng Hòa được dùng chung cho cả 2 chế độ xã hội vì nó có ý nghĩa phù hợp với
luật Trời:
Âm Dương Thống nhất tại Tâm = 1 = Cộng.
Âm Dương Đối lập qua Tâm = 2 = Hòa.
Ai ngờ rằng Chính thể Cộng Hòa gồm có :

19


CỘNG : Thống nhất là hợp với Đạo Trời
HÒA : Đối lập là hợp với lòng Người
Các tên nước trên dùng hai chữ “Cộng Hòa” đã đủ nói lên chính thể, lại còn thêm hai chữ
“dân chủ” tỏ lộ quyết tâm xóa bỏ Phong kiến; lại còn thêm hai chữ “Nhân dân” nêu lên xu
hướng lấy dân làm gốc. Nhãn hiệu cũng như lời nói quá tốt đẹp còn việc làm thì thế nào ?
Chẳng lẽ chỉ là chiêu bài hoặc chỉ là trang sức giả ? Xin để “người trong cuộc” tự suy gẫm và trả
lời.
E. CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC:
Đạo Cơ Đốc nói Chúa là:
CON ĐƯỜNG – SỰ THẬT – SỰ SÁNG – TÌNH THƯƠNG.
Con đường là Trung Đạo, là đường kính gồm một bán kính Dương và một bán kính Âm.
Sự thật ở tại Tâm duy nhất và bất biến. Sự sáng ở tại Dương và Tình thương tại Âm cùng ở trên
vòng tròn Tùy duyên.
Điều này không riêng mà hầu hết Đạo Giáo đều có chủ trương như vậy.
Phật Giáo nói Chúng sanh đều có Phật tính. Cơ Đốc Giáo nói Chúa ngự nơi mỗi người.
Vậy thì Đời và Đạo cũng như Vật chất và Tinh thần cùng ở trong một người. Con đường của Đạo
giáo đề ra cũng là con đường hạnh phúc của loài người. Đi trên con đường hạnh phúc là biết
sống hợp lý giữa hai qui luật Âm Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập.
Âm Dương Thống nhất tại Tâm = một = bất biến = Trung.
Âm Dương Đối lập qua Tâm = tất cả = tùy duyên = Hòa.
Nhân loại hạnh phúc nhờ biết sống Trung Hòa.
F. ĐẠO VÀ ĐỜI:
Lâu nay nhiều người chưa thấy được mối liên quan không thể tách rời giữa Đạo và Đời
sống của nhân loại. Cũng như đời sống của vạn vật, loài người ở thế gian này sinh hoạt không ra
ngoài 2 qui luật Âm Dương thống nhất tại Tâm gọi là Trung và Âm Dương đối lập qua Tâm gọi là
Hòa. Thống nhất là Đạo tuyệt đối, đối lập là Đời tương đối. Vạn vật sống trong Đạo Tam Cực là
không rời thống nhất và đối lập thì Đạo và Đời đương nhiên cũng không lìa khỏi nhau:

-

Đạo = Trời = Qui tắc = Tuyệt đối
Đời = Người = Pháp luật = Tương đối
Đạo Tam Cực = Đời sống của vạn vật (Dương = Âm)
20


-

Đời sống của loài người cũng không khác Đời sống của vạn vật,cũng
là Đạo Tam Cực với 3 ký hiệu + = - ( = là thống nhất thuận Đạo Trời, + và - là đối lập tùy
Đạo Người).

G. KẾT LUẬN :
Mọi mặt của đời sống nhân loại luôn luôn dời đổi trong 2 qui luật không dời đổi là Âm
Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập :


Âm Dương Thống nhất :
*Âm Dương giao hiệp thì Đạo sinh trường tồn.
*Âm Dương giao hòa thì Đạo sống lâu bền.



Âm Dương Đối lập :
*Âm Dương giao thái thì Đời sống nảy sinh.
*Âm Dương cạnh tranh thì Đời sống phát triển.

- Đạo tuyệt đối là Trời = 0 (vô cực, không Âm không Dương).

- Đời tương đối là Người, là + = - (Thái cực, Âm Dương Trung Hòa; gọi tắt là Thái Hòa).
Thực tế có Thời quá khứ, hiện tại, vị lai thì = là hiện tại còn tiến hóa theo Đạo Trời thì vị lai >
quá khứ tức là Nghiệp + > Nghiệp - , tức là đời sau > đời trước (tiến hóa).
Có ý tưởng phân biệt Đạo và Đời là sai lầm và không thực tế.

*
21


CHƯƠNG IV

KINH DỊCH VÀ ĐẠO LÀM NGƯỜI
Người thông hiểu Dịch lý ắt biết thuận Đạo Trời. Dịch, Hệ Từ truyện nói : “Tiên Thiên nhi
Thiên phất vi, Hậu Thiên nhi phụng Thiên thời”. Nghĩa là người thông Dịch lý thì có làm gì trước
Trời cũng không trái Đạo Trời, làm sau Trời là vâng theo thời Trời. Như vậy thông Dịch lý tức là
đạt Đạo làm người. Tuy nhiên xưa nay người học Dịch đến mức thông đạt rất hiếm, đó là ưu tư
dai dẳng của Thánh Nhân. Đức Khổng Tử khi viết Hệ Từ Hạ truyện, Chương 7 trình bày 3 lần 9
Đức, để giúp người học Dịch rèn luyện. Ngài lại còn viết Đại Tượng truyện dạy quân tử học làm
người theo tượng của 64 quẻ Dịch.
A. BA LẦN TRÌNH BÀY CHÍN ĐỨC :
Kinh Dịch, hệ Từ Hạ truyện, chương VII 3 lần trình bày 9 quẻ luận về 9 Đức đề cập việc
rèn luyện Đạo Đức cho người học Dịch. Mỗi quẻ tương ứng 1 Đức, 3 lần trình bày là nói lên 3
đặc điểm của quẻ Dịch có Thể Tướng Dụng; 9 quẻ chia 3 được 3 nhóm tương ứng 3 Thời Loại
Tiên Thiên – Trung Thiên – Hậu Thiên; mỗi Thời Loại có 3 quẻ tương ứng 3 đặc điểm của Đức.
a- Tiên Thiên [thuận trật tự tự nhiên] :
1-

THIÊN TRẠCH LÝ (đối lập Địa Sơn Khiêm)

[Đức chi Cơ]


[Hòa nhi Chí]

Lễ là nền tảng của Đức.

Hòa thuận từ đầu đến cuối.

2-

[Dĩ hòa Hạnh]
Để điều hòa Đức hạnh.

ĐỊA SƠN KHIÊM (đối lập Thiên Trạch Lý)

[Đức chi Bính]

[Tôn nhi Quang]

[Dĩ chế Lễ]

Chỗ nắm chắc để rèn Đức.

Được tôn vinh mà tỏa sáng.

Để chế tác lễ độ.

3-

ĐỊA LÔI PHỤC (đối lập Thiên Phong Cấu)


[Đức chi Bản]

[Tiểu nhi biến ư vật]

[Dĩ tự Tri]

Nguồn cội của Đức.

Nhỏ mà trùm khắp mọi vật.

Để tự biết mình.

22


b- Trung Thiên [biết sống điều hòa lợi hại] :
4-

LÔI PHONG HẰNG (đối lập Phong Lôi Ích)

[Đức chi Cố]

[Tạp nhi bất yếm]

Sự bền chắc của Đức.
5-

Phức tạp nhưng không nản.

[Tiên nan nhi hậu dị]


Sửa đổi để rèn Đức.

Trước khó mà sau dễ.

[Đức chi Dũ]
Sự nảy nở của Đức.

Để bền vững một Đức.

SƠN TRẠCH TỔN (đối lập Trạch Sơn Hàm)

[Đức chi Tu]

6-

[Dĩ nhất Đức]

[Dĩ viễn hại]
Để tránh xa tai họa.

PHONG LÔI ÍCH (đối lập Lôi Phong Hằng)
[Trưởng Dũ nhi bất thiết]
Lớn mà không do sắp đặt.

[Dĩ hưng Lợi]
Để chấn hưng lợi ích.

c- Hậu Thiên [ứng sử tùy sinh hoạt] :
7-


TRẠCH THỦY KHỐN (đối lập Sơn Hỏa Bí)

[Đức chi Biện]

[Cùng nhi Thông]

Biện xét về Đức.

Thân cùng mà Đạo vẫn thông.

8[Đức chi Địa]
Nơi phát triển Đức.
9[Đức chi chế]
Chế độ luyện Đức.

[Dĩ quả Oán]
Để ít thù oán.

THỦY PHONG TỈNH (đối lập Hỏa Lôi Phệ Hạp)
[Cư kỳ sở nhi thiên]
Ở một chỗ mà lợi khắp nơi.

[Dĩ biện Nghĩa]
Để cứu xét việc đối đãi.

BÁT THUẦN TỐN (đối lập Bát Thuần Chấn)
[Xứng nhi Ẩn]
Xứng đáng mà khiêm tốn.


[Dĩ hành Quyền]
Để tùy cơ ứng biến.

*Trong thời hoạn nạn, rèn luyện Đạo Đức để được bình an.
23


B. ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN :
Đức Khổng Tử viết Đại Tượng truyện để hướng dẫn làm người quân tử.Nội dung truyện
có nét đặc thù, không lệ thuộc việc chú giải KInh Dịch. Về sau có người tách riêng chuyện này
đặt tên là Khổng Dịch (Dịch của Đức Khổng).
Lúc đầu đọc truyện này, tôi không giải nổi, nhưng rồi lại nhớ Đạo Đức Kinh, chương 35, có
nói : “Chấp Đại Tượng, Thiên hạ vãng, vãng nhi bất hại, an bình thái”. Nghĩa là nắm Đại Tượng
thiên hạ đi ra (vòng tròn tùy duyên), đi ra mà không bị hại (vì nắm cả Âm Dương); an tại ngọn
hiện tượng [Âm Dương đối lập], bình tại gốc bản chất [Âm Dương thống nhất cũng là hổ căn],
thái là tất cả sự vật với 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập [Âm Dương an
bình, cũng là bình hành]. Chữ Thái (太) bắt nguồn từ chữ Đại (大 ) (tượng của vòng tròn tùy
duyên gồm các cặp Âm Dương Đối lập) và một chấm (.) (tượng Tâm thống nhất). Từ đó tôi mới
dần dà hiểu được truyện Đại Tượng không những chỉ là truyện dạy người quân tử học Dịch theo
tượng của 64 quẻ Hậu Thiên mà chữ ‘ Đại ’ còn hàm nghĩa mỗi tượng quẻ gồm cả tượng quẻ
Dịch hoặc Âm hoặc Dương đối lập với nó. Sau đây tôi dịch truyện này theo thứ tự từng quẻ
bằng cách :
- Trước hết ghi lại Nguyên Văn (dịch Âm).
- Kế tiếp Chú Giải nội dung rèn luyện bằng các tượng Tâm .(tượng Âm Dương thống nhất), vòng
tròn o (tượng các Âm Dương đối lập) và Bát Quái (

,

,


,

,

,

,

).

- Sau cùng là Dịch Nghĩa.
1.

BÁT THUẦN CÀN (đối lập Bát Thuần Khôn)

- Nguyên Văn : Thiên hành KIỆN, quân tử dĩ tự cường bất tức.
- Chú Giải : Tự


cường

bất tức.

O

- Dịch Nghĩa : Trời vận hành rất khỏe, người quân tử học tượng quẻ này để rèn Đức tự
cường không ngừng.
2.

BÁT THUẦN KHÔN (đối lập Bát Thuần Càn)

- Nguyên Văn : Địa thế KHÔN, quân tử dĩ hậu đức tải vật.
24


- Chú Giải : Hậu

Đức

tải

Vật.

- Dịch Nghĩa : Thế Đất (vị) Khôn (thuận), người quân tử học tượng quẻ này để vun bồi
đạo đức, gánh vác sự vật.
3.

THỦY LÔI TRUÂN (đối lập Hỏa Phong Đỉnh)
- Nguyên Văn : Vân Lôi TRUÂN, quân tử dĩ kinh luân.
- Chú Giải :

Kinh

Luân.

- Dịch Nghĩa : Mây sấm mới họp, khó khăn lúc đầu, người quân tử học tượng quẻ này để
luyện tài thao lược, dọc ngang.
4.

SƠN THỦY MÔNG (đối lập Trạch Hỏa Cách)
- Nguyên Văn : Sơn hạ xuất Tuyền MÔNG, quân tử dĩ quả Hạnh dục Đức.

- Chú Giải : Quả

Hạnh

dục

Đức.

- Dịch Nghĩa : Suối chảy dưới núi, MÔNG, người quân tử học tượng quẻ này quyết tâm
học hành và nuôi dưỡng Đức Hạnh.
5.

THỦY THIÊN NHU (đối lập Hỏa Địa Tấn)
- Nguyên Văn : Vân thướng ư Thiên, NHU, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.
- Chú Giải : Ẩm

thực

yến

lạc.

- Dịch Nghĩa : Mây bay lên trời, NHU, người quân tử học tượng quẻ này để dưỡng thân
đợi thời ăn uống vui chơi.
.

25



×