Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.62 KB, 15 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

T THU HNG

CáC HàNH VI CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH
CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI THEO PHáP LUậT VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

T THU HNG

CáC HàNH VI CạNH TRANH KHÔNG LàNH MạNH
CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI THEO PHáP LUậT VIệT NAM

Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NG V HUN

H NI - 2015



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ...... Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranhError! Bookmark not defined.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnhError! Bookmark n
1.2.

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái quát chung về hoạt động của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not
1.2.2. Khái niệm, bản chất và đặc trƣng cơ bản hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined.
1.2.3. Hậu quả do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân
hàng thƣơng mại gây ra ...................... Error! Bookmark not defined.
1.3.


PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠIError! Bookmark not defined.

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cơ bản pháp luật về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh ............... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Những đặc trƣng cơ bản của pháp luật về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................... Error! Bookmark not defined.

1


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined.
2.1.
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thực trạng các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
ngân hàng thƣơng mại ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh của ngân hàng thƣơng mại ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH
TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined.

2.2.1. Thực trạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân
hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined.
2.3.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined.
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ............ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CHỒNG HÀNH VI

3.1.

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNHCỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ......... Error! Bookmark not defined.
YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined.

2


3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng thƣơng mại ở thị
trƣờng Việt Nam ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Một số định hƣớng hoàn thiện pháp luậtError! Bookmark not defined.
3.2.

KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂError! Bookmark not defined.


3.2.1. Giải pháp thuộc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm chống hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTMError! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thƣơng mại nhằm chống hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTMError! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dự thảo Lộ trình phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 và đề
xuất Chiến lƣợc phát triển ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, đƣợc
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các chuyên gia Cục Kinh tế Liên bang
Thụy Sỹ (SECO) xây dựng bao gồm các nội dung chính: Tầm nhìn chiến
lƣợc cho khu vực ngân hàng Việt Nam đến năm 2020; Các giá trị cốt lõi khu
vực ngân hàng Việt Nam cần theo đuổi để đạt đƣợc tầm nhìn; Các kế hoạch
và mục tiêu để chỉ dẫn và xác định quá trình thực thi các chiến lƣợc. Theo
đó, các chiến lƣợc cốt lõi đƣợc đề xuất trong bản lộ trình chiến lƣợc cho
ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, đƣợc phân thành 4 nội dung
chính: Tăng cƣờng cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân
hàng; Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua
việc củng cố cơ chế thị trƣờng; Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng,
hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống; Tăng cƣờng mức độ tiếp
cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm
năng một cách hiệu quả. Báo cáo Lộ trình phát triển khu vực ngân hàng giai
đoạn 2011 - 2020 sau khi hoàn thiện là cơ sở để NHNN quyết định chiến

lƣợc phát triển ngành trong 10 năm tới, tạo ra bƣớc phát triển mới để hệ
thống ngân hàng Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với nhóm các quốc
gia phát triển hàng đầu khu vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc và
thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế 2011 - 2020 vừa đƣợc Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ XI thông qua.
Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), kể từ
ngày 01/04/2009, các TCTD nƣớc ngoài đƣợc thành lập ngân hàng 100% vốn
nƣớc ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây đang là sức ép rất lớn

4


đối với các NHTM trong nƣớc, bởi lẽ, với một thị trƣờng tài chính còn non
trẻ, chƣa có kinh nghiệm thích ứng và xử lý với những biến động của kinh tế
thị trƣờng, nhƣng lại có quá nhiều chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng, bởi
vậy, việc bảo đảm cho các NHTM trong nƣớc có vị trí xứng đáng trên thị
trƣờng quả là công việc khó khăn, nhất là tiềm lực tài chính và kinh nghiệm
kinh doanh. Thực thi các cam kết quốc tế, các NHTM trong nƣớc buộc phải
thay đổi các phƣơng thức kinh doanh, đặc biệt là cần phải có các giải pháp để
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng khi có sự hiện diện của các
NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Mặc dù thời gian qua, các NHTM trong nƣớc cũng đã tập trung mọi
nguồn lực để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô, tuy nhiên, vấn
đề cạnh tranh giữa các NHTM tại thị trƣờng Việt Nam cũng đang trở nên
nóng bỏng và khốc liệt. Là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền
kinh tế, ngành Ngân hàng cần phải có những quy định pháp lý hết sức chặt
chẽ và hiện đại để điều chỉnh kịp thời các hành vi cạnh tranh đa dạng và thay
đổi liên tục để duy trì môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho tất cả các TCTD.
Xuất phát từ mục tiêu duy trì và bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của

các NHTM, tăng cƣờng nhận thức về pháp luật cạnh tranh, chống các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM ở Việt Nam, tác giả đã mạnh
dạn lựa chọn vấn đề: “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân
hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
Luật học. Đây cũng là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về
phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Cạnh tranh giữa các NHTM là một trong những vấn đề quan trọng,
phong phú và phức tạp trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nên từ trƣớc đến

5


nay, nó cũng đƣợc một số nhà luật học đề cập đến trong các nghiên cứu của
mình. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc chú trọng quan tâm đúng mức.
Điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh giữa các
NHTM đã đƣợc đề cập chính thức tại Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các
Tổ chức tín dụng năm 1997, nhƣng chỉ là những quy định chung chung,
không rõ ràng. Đến năm 2004, cùng với sự sửa đổi, bổ sung hai luật trên, vấn
đề này đã đƣợc quy định cụ thể hơn trong Luật Cạnh tranh, tuy nhiên, chƣa có
sự phân biệt rõ giữa cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong hoạt động ngân
hàng - một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Sau thời điểm này, đã có thêm
những bài viết nghiên cứu, song ở khía cạnh kinh doanh hơn là pháp luật. Cụ
thể nhƣ: “Áp dụng Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng” của TS.
Nguyễn Văn Tuyến đăng trên Tạp chí Luật học số 06/2006; “Cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý” của
TS. Nguyễn Kiều Giang đăng trên Tạp chí Luật học số 12/2007; “Hoàn thiện
pháp luật cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng nhìn từ bất cập
và các yêu cầu” của ThS. Viên Thế Giang đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và
Pháp luật số 4/2008; “Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và thâu tóm

ngân hàng ở Việt Nam” của ThS. Bùi Thanh Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 11/2010; “Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh ngân hàng trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện
năm học 2009 – 2010, Học viện Ngân hàng (Chủ nhiệm Viên Thế Giang)...
Một số công trình luận văn thạc sỹ nhƣ: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các NHTM Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại”,
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Phạm Thị Tuyết Vân, Trƣờng Đại học Kinh tế
TP.Hồ Chí Minh, 2008; “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến 2015”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,
Đặng Hoàng An Dân, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2010... Các

6


công trình nghiên cứu khoa học trên đã đƣa ra những bàn luận và giải quyết
đƣợc một số vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, song đều
nghiên cứu ở khía cạnh nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của các công trình này cũng cho thấy, vấn đề cạnh tranh giữa các
NHTM mặc dù là một trong những chế định cơ bản nhƣng cũng là một trong
những chế định còn nhiều nội dung chƣa đạt đến sự đồng thuận và gây tranh
luận sôi nổi trong giới khoa học và kinh doanh từ trƣớc đến nay.
Trên cơ sở kế thừa những giá trị khoa học của các công trình nghiên
cứu trƣớc đây, Luận văn này tiếp tục đi sâu, phát triển nhằm hoàn thiện hơn
nữa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng của
Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh, pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh,
pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, pháp
luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam; chỉ
ra những bất cập, tồn tại trong cơ chế thực thi pháp luật về cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
- Đƣa ra định hƣớng và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề về lý luận, phân tích khái niệm, đặc điểm của
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tính đặc thù của cạnh tranh không lành
mạnh đƣợc thể hiện trong lĩnh vực ngân hàng, vai trò của pháp luật cạnh tranh
trong điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng;

7


- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
trong lĩnh vực ngân hàng, tính hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam;
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiếp cận nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận, quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Bên
cạnh đó, để đạt đƣợc mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả còn sử
dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cơ bản nhƣ: phƣơng
pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa trong khi tìm hiểu các quy phạm pháp
luật về cạnh tranh, về hoạt động ngân hàng từ trƣớc đến nay; phƣơng pháp so
sánh, khảo sát, đánh giá khi nghiên cứu thực trạng thực thi các quy phạm
pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt
Nam trên thực tiễn để đối chiếu, tìm ra những hạn chế và đề xuất hƣớng hoàn

thiện phù hợp. Các phƣơng pháp nghiên cứu này còn dựa trên sự tiếp thu
quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là đổi
mới cơ chế kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu về vấn đề cạnh
tranh không lành mạnh giữa các NHTM theo pháp luật Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu: Kể từ những năm 90 trở đi, đất nƣớc chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa dẫn đến các TCTD
bắt đầu có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, phải đến khi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc
và Luật các Tổ chức tín dụng ra đời năm 1997, thì pháp luật về cạnh tranh
giữa các ngân hàng mới chính thức đƣợc ghi nhận. Do đó, luận văn sẽ đi sâu

8


nghiên cứu từ giai đoạn năm 1997 đến nay, trong đó, đặc biệt ƣu tiên trong
phạm vi 5 năm gần đây với sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật
Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các Tổ chức tín dụng mới (đƣợc sửa đổi năm
2010). Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận, đánh giá thực
trạng và xu thế cạnh tranh hiện nay của các NHTM để có những kiến nghị, đề
xuất hợp lý nhất. Đồng thời, luận văn cũng có sự so sánh pháp luật về cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng của một số nƣớc nhƣ: Mỹ, Hunggari, Ba Lan,
Anh, Pháp… để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các quy
định pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần đáng kể về mặt lý luận
của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng.
-Về thực tiễn, Luận văn chỉ ra xu thế cạnh tranh của các NHTM ở Việt
Nam trong thời gian sắp tới; đánh giá đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của

pháp luật cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay và đƣa ra những giải pháp góp
phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân
hàng. Ngoài ra, luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc nghiên cứu, học tập tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành
luật ở nƣớc ta.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
Luận văn đƣợc kết cấu với ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh của ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm chống hành vi cạnh tranh không
lành mạnh của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.

2.

Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý

cạnh tranh, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2006), Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy
định về nhãn hàng hóa, Hà Nội.

5.

Chính phủ (2011), Dự thảo lần 2 Nghị định về cạnh tranh không lành
mạnh trong lĩnh vực ngân hàng (tháng 6/2011), Hà Nội.

6.

Chính phủ (2014), Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp, Hà Nội.

7.

Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy
định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
cạnh tranh, Hà Nội.

8.


Chính phủ (2014), Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2015), Nghị định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2015 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Cạnh tranh, Hà Nội.

10. Công ƣớc Paris (1979), Về bảo hộ sở hữu công nghiệp thông qua ngày
20/03/1883 và được tổng sửa đổi ngày 28/09/1979.

10


11. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thƣơng (2010), Báo cáo đánh giá cạnh
tranh trong 10 lĩnh vực.
12. Nguyễn Kiều Giang (2007), “Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý”, Tạp chí Luật học, (12).
13. Viên Thế Giang (2011), “Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr.20-26.
14. Đỗ Thị Bích Hồng (2012), Một vài nhận định về xu hướng phát triển
ngân hàng trong năm 2012, Viện Chiến lƣợc Ngân hàng trên website:
sbv.gov.vn.
15. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh
Châu Âu, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
17. Phạm Văn Lợi & Nguyễn Văn Cƣơng (2006), “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hành vi CTKLM”, Tạp chí Nghề luật, (2).

18. Nguyễn Xuân Lƣỡng (2012), Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ điện thoại di động ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2010), Công văn số 9577/NHNN-CSTT
ngày 09/12/2010 về việc lãi suất huy động VNĐ.
20. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày
07/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy
động bằng đồng Việt Nam và bằng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
21. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2011), Công văn số 8839/NHNNTTGSNH1 ngày 14/11/2011 về việc xử lý vi phạm vượt trần lãi suất tại
Ngân hàng Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank).
22. Nguyễn Nhƣ Phát, Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp

11


luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân.
23. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
24. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
26. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
27. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
28. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
29. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2012), Luật Quảng cáo, Hà Nội.
30. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính,
Hà Nội.
31. Quốc hội nƣớc CHXH Việt Nam (2015), Bộ luật Hình sự sửa đổi (được
Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2015), Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Quyền tự do kinh doanh và bảo vệ cạnh

tranh lành mạnh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
33. Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại –
nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (3).
34. Nguyễn Trọng Tài (2012), “Nguyên nhân và những hệ quả của tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu châu Âu.
35. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày
24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
36. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày
12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Hà Nội.
37. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.

12


38. Lê Anh Tuấn (2007), “Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Điều chỉnh theo
pháp luật cạnh tranh hiện hành”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8).
39. Nguyễn Văn Tuyến (2006), “Áp dụng Luật cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Luật học, (6), tr.51-56.
40. Viện Nhà nƣớc và Pháp luật (2000), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật
cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân.
41. Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
42. Bryan A. Garner, Black’ (1999), Law Dictionary, St. Paul.
III. Tài liệu trang Web
43. />44. />45. />088399715&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=h4i7gdze0_77#%40

%3F_afrWindowId%3Dh4i7gdze0_77%26_afrLoop%3D123495108839
9715%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrlstate%3Dh4i7gdze0_113.
46. />_dong_vnd-3-21691693.html.
47. />48. />49.

/>
song-rut-tien-toi-8000-ty-dong-254829.html.

13



×