Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Điều tra sự phân bố và phân loại các loài thuộc chi kim ngân lonicera l , họ kim ngân caprifoliaceae ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.38 KB, 14 trang )



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được tác giả nào công bố.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.
Phạm Thanh Huyền – là người hướng dẫn khoa học cùng tập thể cán bộ Khoa Tài
nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu, đã luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi trong quá trình
điều tra thực địa, xử lý tiêu bản và hoàn tất luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, cô giáo Bộ môn Thực vật,
Khoa Sinh học, Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã trực trực tiếp
giảng dạy và truyền thụ cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các cán bộ của Phòng Thực vật – Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Thực vật – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Phòng Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong
việc thu thập các thông tin về tiêu bản, mẫu vật.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cá nhân PGS.TS. Nguyễn Văn
Tập – Nguyên Trưởng Khoa Tài nguyên Dược liệu, PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
– Trưởng Bộ môn Thực vật, những người thầy luôn ủng hộ, động viên tôi về mặt
tinh thần trong những lúc tôi khó khăn nhất.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi trong cả quá trình
thực hiện luận văn Thạc sỹ.

Tác giả


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Phân loại chi Lonicera L. trên thế giới và một số vấn đề khác có liên
quan
1.1.1. Một vài quan điểm phân loại chi Lonicera và họ Caprifoliaceae
1.1.2. Kết quả nghiên cứu phân loại chi Lonicera ở một số quốc gia và vùng
lãnh thổ
1.2. Nghiên cứu phân loại và sự phân bố của các đại diện thuộc chi
Lonicera L. ở Việt Nam

3
3
7

8

1.2.1. Nghiên cứu phân loại

9

1.2.2. Nghiên cứu về phân bố

10


1.3. Vài nét về việc nghiên cứu Kim ngân làm thuốc

10

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

1.2.

12

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

12

2.2. Nội dung nghiên cứu

12

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

12

2.3.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

14

Chƣ


3.1. Kết quả về việc giám định và chỉnh lý tên khoa học

14

3.1.1. Số mẫu thuộc chi Lonicera L. đã được nghiên cứu và thu thập thêm 14
3.1.2. Kết quả phân loại và giám định loài
3.2. Đặc điểm chung của chi và xây dựng khóa phân loại các loài thuộc chi
Kim ngân (Lonicera L.) hiện có ở Việt Nam

14
15

3.2.1. Đăc điểm hình thái nổi bật của chi Lonicera ở Việt Nam

15

3.2.2. Khóa phân loại chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae ở Việt Nam

25


3.3. Một số thông tin về 11 loài Kim ngân đã biết ở Việt nam

27

3.4. Sự phân bố của các loài thuộc chi Lonicera L. hiện có ở Việt Nam

45


Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

4.1. Kết luận

49

4.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHẦN PHỤ LỤC

55

PHỤ LỤC 1

56

PHỤ LỤC 2

58

PHỤ LỤC 3


59

PHỤ LỤC 4

64

HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CHÚNG TÔI THU THẬP ĐƯỢC TRONG QUÁ
TRÌNH ĐI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

75


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vì thế mà tài nguyên cây
thuốc của nước ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều loài giữ vai trò quan trọng
trong cuộc sống của con người.
Từ lâu đời, các dân tộc ở Việt Nam đã biết sử dụng cây cỏ làm thức ăn, làm
thuốc chữa bệnh và còn dùng vào nhiều việc khác. Chỉ tính riêng về cây thuốc ở
Việt Nam, hiện đã biết tới trên bốn ngàn loài. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có
các loài cây thuốc, cũng như cách sử dụng cây thuốc theo các kinh nghiệm truyền
thống khác nhau. Mặc dù vậy, do kết quả của quá trình giao lưu, quảng bá và học
tập lẫn nhau, đã có rất nhiều cây thuốc và bài thuốc được nhiều người và nhiều nơi
cùng biết tới – Kim ngân là vị thuốc như vậy.
Dược liệu Kim ngân hoa là hoa của loài Kim ngân hoa (Lonicera japonica
Thunb.) được phơi hay sấy khô. Đây là vị thuốc cổ truyền, trong Y học cổ truyền
dùng riêng hay dùng phối hợp, để chữa các bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng,
sởi, cảm cúm, viêm phổi, viêm gan [3]. Tuy nhiên, trên thực tế người ta sử dụng hoa
khô của nhiều loài thuộc chi Kim ngân (Lonicera L.), họ Kim ngân
(Caprifoliaceae), với tên “Kim ngân hoa”. Ở Việt Nam, trong số các loài Kim ngân
đã biết, loài Kim ngân hoa (L. japonica Thunb.) được nhắc tới nhiều nhất [7].

Song, kể từ công bố đầu tiên của H. Lecomte (1922-1923) cho đến nay, chưa
có bất cứ một công trình nào trở lại việc nghiên cứu phân loại chi Lonicera L, họ
Caprifoliaceae. Nghĩa là hiện chúng ta chưa biết cụ thể có bao nhiêu loài thuộc chi
thực vật này ở nước ta và chúng phân bố ở đâu, cũng như trong số đó, loài nào
thường được thu hái để làm thuốc với tên gọi là “Kim ngân”, ở Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Điều tra
sự phân bố và phân loại các loài thuộc chi Kim ngân – Lonicera L., họ Kim
ngân - Caprifoliaceae ở Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
khoa học, chuyên ngành Thực vật học.
Với mục đích:

1


- Xây dựng được khóa phân loại và bản mô tả đặc điểm hình thái của các loài
Kim ngân, thuộc chi Lonicera L., họ Caprifoliaceae hiện có tại Việt Nam.
- Chỉ ra được một cách khái quát vùng phân bố chủ yếu của các loài Kim
ngân đã biết ở nước ta.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Phân loại chi Lonicera L. trên thế giới và một số vấn đề khác có liên quan.
1.1.1. Một vài quan điểm phân loại chi Lonicera và họ Caprifoliaceae
Trong bộ“Species plantarium” năm 1753, Carl Von Linnaeus đã đề cập
Danh pháp loài thực vật gồm 2 từ ghép của tên chi và từ tính ngữ chỉ loài. Đồng
thời cũng trong tài liệu này, lần đầu tiên C. Von Linnaeus đã đặt tên chi Lonicera,
gồm 15 loài và được xếp vào họ Caprifoliaceae [37].

Năm 1760, trong tạp chí “ Definitiones Generum Plantarum”, tác giả
Boehmer, Georg Rudolf cũng đặt tên chi là Lonicera Boehm., nhưng lại xếp chi
này vào họ Loranthraceae [28].
Năm 1763, trong tập 2 “Familles naturelles des Plantes”, Adanson và
Michel xếp chi Lonicera vào họ Rubiaceae, bởi các đặc điểm lá mọc đối, có lá kèm,
bầu hạ [5]. Đến năm 1818, Trong “Anleittung zum Gründlichen Studien der
Botanik”, Vest, Lorenz Chrysanth von lại nâng chi Lonicera L. lên thành họ
Loniceraceae và trong đó vẫn giữ lại chi Lonicera L. [46]. Gần chục năm sau
(1827), trong “Systema vegetabilium” Vol. IV”, Carol Linniei đã căn cứ vào các
đặc điểm cơ bản, như tràng liền, nhiều hạt …để quay trở lại quan điểm lập Lonicera
L. là một chi riêng và Ông cũng mô tả có 16 loài [29]. Trong đó, loài Lonicera
japonica Thunb. cũng có ở Việt Nam.
Trong cuốn “Genera plantarum secundum ordines naturals disposita” năm
1789, A.L. de Jussieu dựa trên các đặc điểm tương đồng giữa 3 họ là Diervillaceae,
Linnaeaceae, Loniceraceae nên đã gộp 3 họ này vào thành một họ là Caprifoliaceae
[17]. Quan điểm này được các nhà Thực vật học sau này ủng hộ và cũng giữ nguyên
quan điểm này trong các công trình ra đời sau đó, kể cả sau này Takhtajan, nhà thực
vật học lỗi lạc của Nga cũng vậy. A.L. de Jussieu xếp các chi trong họ
Caprifoliaceae dựa vào những đặc điểm chính như sau:
(.) Ống đài hoa dạng cốc ở phần ngực hoa. Tràng liền, đơn. Gồm có các chi:
Linnaea L., Triosteum L., Ovieda L., Symphoricarpos, Diervilla, Xylosteon,
Caprifolium, Lonicera.

3


(.) Ống đài hoa dạng cốc ở phần ngực hoa. Tràng hoa nhiều, rời gồm các chi
như sau: Loranthus, Lonicera, Viscum, Rhizophora L.
(.) Đài hình mũi mác, tràng liền đơn. Gồm có các chi như sau: Viburnum,
Hortensia, Sambucus.

(.) Đài phức tạp, có vòi nhụy rõ rệt. Tràng hoa nhiều, rời. Gồm có các chi
như sau: Cornus, Hedera.
Từ 1824 đến 1841, Augustin Pyramus de Candolle cho ra series công trình
mang tên “Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis”, tác giả mô tả chi
Lonicera có 54 loài, trong đó có 3 loài sau này cũng biết có ở Việt Nam, như
Lonicera macrantha, L. confusa, L. acuminata [19].
Trong cuốn “Annales Musei Botanici Lugduno-Batavi”, năm 1863, tác giả
Rijksherbarium để chi Lonicera thuộc họ Lonicereae. Các loài trong chi Lonicera
được đề cập là 10 loài, trong đó cũng có 3 loài sau này biết có ở Việt Nam là
Lonicera japonica, Lonicera cofusa, L. hypoglauca [41].
Năm 1865, Trong cuốn sách “Annales Musei Botanici”, tác giả F. A. Guil.
Miguel xếp chi Lonicera L. vào họ Lonicereaceae gồm có 10 loài, trong đó có loài
L. japonica Thunb., L. confusa DC., L. hypoglauca Miq. là thấy có ở Việt Nam
[30].
Công trình “The Journal of the Linnean Society, vol XXIII” ra đời năm 1888
của các nhà khoa học thuộc Vườn Thực vật Missouri, mô tả chi Lonicera L. có 34
loài, trong số đó có những loài cũng có ở Việt Nam như Lonicera japonica Thunb. ,
L. bournei Hemsl., L. macrantha (D. Don) Spreng., L. hypolauca Miq., L. confusa
DC. [39].
Ba năm sau, năm 1891, trong cuốn “The Journal of the Linnean Society”,
vol. XXVIII, các nhà khoa học thuộc Vườn Thực vật Missouri bổ sung loài L.
hildebrandiana Coll. & Hemsl. thuộc chi Lonicera L.. Đáng chú ý là loài L.
hildebrandiana Coll. & Hemsl. được tìm thấy ở độ cao khoảng 5000 feet. Điều đặc
biệt là các nhà Thực vật học mới chỉ thấy 1 cây của loài này. Hoa của loài này cũng
đã được so sánh với các loài hiện có và thấy rằng nó có kích thước lớn nhất [40].

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đỗ Huy Bích & Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt nam, in lần
thứ 2, NXB. Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam, tái bản lần thứ 4, NXB. Y học, Hà Nội.
4. Tào Duy Cần (2002), Thuốc Nam, thuốc Bắc, NXB. Khoa học và kỹ thuật, tr.
185.
5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
6. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập III, NXB Trẻ, tr. 222-228.
7. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà
Nội.
8. Lê Quí Ngưu, Trần Thị Như Đức (1999), Dược tài đông y, NXB. Thuận Hóa,
tr. 81-82.
9. Nguyễn Tập (2006), Phương pháp điều tra thu thập cây thuốc. Trong: Bộ Y tế Viện Dược liệu & Bộ Giáo dục – Đào tạo; Nghiên cứu thuốc từ thảo dược,
Giáo trình đào tạo sau đại học; NXB KH & KT.
10. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB.
Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Hoàng Văn Toán, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Xuân
Nam, Phan Văn Trưởng (2013), “Bổ sung loài Lonicera calcarata Hemsl. (họ
Kim ngân - Caprifoliaceae) cho hệ thực vật Việt Nam”, Tạp chí dược liệu, số 6
(18): tr. 351-354.
12. Viện Dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB. Khoa học và kỹ
thuật, tr. 609-612.
13. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II,
NXB Khoa học kỹ thuật.

5



14. Viện Dược liệu Hà Nội, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum (2007), Cây
thuốc và động vật làm thuốc tỉnh Kon Tum, In tại công ty CP In và Bao bì Kon
Tum, tr. 365.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
15. Anjumperveen và Muhammad Qaiser (2007), Pollen flora of Pakistan-LV.
Caprifoliaceae, University of Wisconsin–Oshkosh, Oshkosh, Wisconsin,
p1399.
16. Adanson, Michel (1763), Familles naturelles des Plantes, Vol 2, Paris, Vincent
p157.
17. A.L. de Jussieu (1789), Genera plantarum secundum ordines naturals
disposita, Parisiis : apud viduam Herissant et Theophilum Barrois, 498 pages.
18. Adolf Engler (1919), Syllabus de Pflanzenfamilien, University of Michigan
Library. 440 pages.
19. Augustin Pyramus de Candolle (1824-1841), Prodromus systematis naturalis
regni vegetabilis, Paris, Sumptibus Sociorum Treuttel et Wurtz, Rue De
Bourbon, Venitque In Eorumdem Bibliopoliis, Argentorati Et Londini.
20. Arthur Cronquist, Armen Takhtajan (1992), An Integrated System of
Classification of Flowering Plants, Columbia University Press; Reissue edition.
1262 pages.
21. Armen Takhtajan (1980), Outline of the classification of flowering plants
(magnoliophyta), Springer-Verlag. pp: 225-359.
22. Armen Takhtajan (1997), Diversity and Classification of Flowering plants,
Columbia University Press, 620 pages.
23. Armen Takhtajan (2009), Flowering Plants, Springer, 2nd printing 2009
edition. 872 pages.
24. Armen Takhtajan (1969), Flowering Plants, Origin and Dispersal, Oliver &
Boyd; 1 edition. 320 pages.
25. Armen Takhtajan (1991), Evolutionary Trends in Flowering Plants, Columbia
University Press. 241 pages.


6


26. Armen Takhtajan (2004), Magnoliophyta: Families of Flowering Plants,
Science Publishers,U.S. 2000 pages.
27. Brummit (1992), Vascular Plant families and genera, Royal Botanic Gardens,
Kew; New edition, 810 pages.
28. Boehmer, Georg Rudolf (1760), Definitiones Generum Plantarum, Lipsiae : Ex
Officina Ioh. Frideric. Gleditschii, pp139.
29. Carol Linniei (1827), Systema vegetabilium, vol IV, Gottingae, Sumtirus
librariae dietertchianae, 410 pages.
30. F. A. Guil. Miguel (1865), Annales Musei Botanici, University of Michigan
Library, 388 pages.
31. F. Raymond Fosberg (1980), Flora of Micronesia, Smithsonian Institution. 71
pages.
32. Hutchinson (1975), The families of flowering plants, vol I. Dicotylendons,
Oxford, at the Clarendon Press; 2nd edition, Oxford, 508 pages.
33. Julian A. Steyermark (1963), Flora of Missouri, Iowa State Pr, First edition,
1728 pages.
34. Klaus Kubitzki, Jens G. Rohwer, Volker Bittrich (1993), The families and
genera of Vascular Plants, Springer Science & Business Media. 653 pages.
35. Kurt F. Campbell (2012), “FFMaster CoSoCal: The Vascular flora and
vertebrate fauna of Cismontane Southern California”. Temecula, CA: Kurt F.
Campbell. Version 9.13, 09 March 2012.
36. Lecomte (1922-1923), Flora generale de L’indo-chine. Vol III, Paris: Masson et
Cie, Efzsditeurs I20, Boulevard Saint-Germain, p14-20.
37. Lindley (1830), An introduction to the natural system of botany, Longman,
Rees, Orme, Brown, and Green; 1ST edition.
38. Linnaeus Carl Von (1753), Species Plantarum 1, Imprensis Laurentii Salvii,
pp173–175.


7


39. Missouri botanic garden (1888), The Journal of the Linnean Society, vol XXIII,
Sold at the society’s apartments, Burlington House and by Longmans, Green,
and Co., and Williams and Norgate, 454pages.
40. Missouri botanic garden (1891), The Journal of the Linnean Society, vol
XXVIII, Sold at the society’s apartments, Burlington House and by Longmans,
Green, and Co., and Williams and Norgate. 521pages.
41. National institute of material medica Ha noi (1999), Selected medicinal plants
in Viet Nam, volume II, NXB. Khoa học và kỹ thuật, tr 65-71.
42. NIMM (1999), Selected medicinal plants in Viet Nam, volume II, Science and
Technology Publishing House, 460 pages.
43. Rijksherbarium (1863 ), Annales Musei Botanici lugduno-batavi, University of
Michigan Library, 388 pages.
44. Rubina Akhter (1986), Flora of Pakistan, Dep. of Botany, Univ. of Karachi, 33
pages.
45. Taiwan Department of Botany (2000), Flora of Taiwan, Epoch Publication
Co, second edition Vol. 5 Angiosperms, 1143 pages.
46. V.H.Heywood (1993), Flowering plants of the world, Oxford University Press;
Updated edition. 336 pages.
47. Vest, Lorenz Chrysanth von (1818), Anleittung zum Gründlichen Studien der
Botanik, Pulisher: Verlage bey Carl Gerold, p272-296.
48. Wu Zheng Yi and Peter H. Raven (2011), Flora of China, Cucurbitaceae
through Valerianaceae with Annonaceae and Berberidaceae. Science Press
(Beijing) and MBG Press, vol 19, pp. 620-641.
49. />
8




×