Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

02 qua trinh nhan doi ADN BTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.9 KB, 3 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình nhân đôi ADN

QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Trong quá trình nhân đôi của ADN, trên 1 mạch ADN cũ sẽ có mạch ADN mới được tổng hợp liên
tục, còn mạch kia ADN mới được tổng hợp từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 2. Các mạch đơn mới có nguyên liệu từ môi trường nội bào được hình thành trong quá trình nhân đôi
của phân tử ADN theo chiều
A. cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN.
B. từ đầu 3’ đến đầu 5’.
C. từ đầu 5’ đến 3’.
D. cùng chiều với mạch khuôn.
Câu 3. Những vị trí nào trong tế bào nhân thực diễn ra sự nhân đôi của ADN?
A. Ti thể, lục lạp, nhân. .
B. Lục lạp, nhân, trung thể.
C. Nhân, trung thể, ti thể.
D. Lục lạp, trung thể, ti thể.
Câu 4. Enzim ADN - pôlimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ 3’.
C. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’.
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới.
Câu 5.Quá trình tái bản ADN diễn ra vào thời điểm (X) và vị trí (Y) nào trong quá trình phân bào? X và Y


lần lượt là
A. kì trung gian giữa 2 lần phân bào và ngoài tế bào chất.
B. lì đầu của phân bào và ngoài tế bào chất.
C. kì trung gian giữa 2 lần phân bào và trong nhân tế bào.
D. kì đầu của phân bào và trong nhân tế bào.
Câu 6. Một gen chiều dài 5100 Ao có số nuclêôtit loại A = 2/3 một loại nuclêôtit khác thực hiện tái bản
liên tiếp 4 lần. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là
A. A = T = 9000 ; G = X = 13500.
B. A = T = 2400 ; G = X = 3600.
C. A = T = 9600 ; G = X = 14400.
D. A = T = 18000 ; G = X = 27000.
Câu 7. Một ADN có 1500 nuclêôtit tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp tất cả
bao nhiêu nuclêôtit tự do?
A. 24000 nuclêôtit. B. 10500 nuclêôtit.
C. 12000 nuclêôtit.
D. 9000 nuclêôtit.
Câu 8. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN có nghĩa là
A. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
Câu 9. Đoạn Ôkazaki tạo ra trong quá trình nhân đôi ADN có đặc điểm là
A. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.
B. các đoạn intrôn của gen phân mảnh.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -



Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình nhân đôi ADN

C. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’đến 3’.
D. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’đến 5’.
Câu 10. Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử
ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp theo
chiều 5’ đến 3’.
B. Sự liên kết các nuclêôtit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp theo
chiều 3’ đến 5’.
Câu 11. Quá trình nhân đôi của ADN dạng mạch thẳng, kép ở sinh vật nhân chuẩn xảy ra ở
A. lục lạp.
B. ribôxôm.
C. ty thể.
D. nhân tế bào.
Câu 12. Phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi ba lần, số nuclêôtit trong các phân tử
ADN con ở lần tự sao cuối cuối là
A. 48 x106.
B. 3 x 106.
C. 42 x 105.
D. 1,02 x 105.
Câu 13. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về
1 - Chiều tổng hợp
2 - Các enzim tham gia
3 - Thành phần tham gia

4 - Số lượng các đơn vị nhân đôi
5 - Nguyên tắc nhân đôi
Phương án đúng là
A. 1, 2.
B. 2, 3, 4.
C. 2, 4.
D. 2, 3, 5.
Câu 14. Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung.
B. Quá trình nhân đôi gồm nhiều đơn vị tái bản.
C. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào.
D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y.
Câu 15. Điều nào dưới đây giải thích hợp lý cho việc enzim ADN - pôlimeraza chỉ di chuyển và bám vào
mạch khuôn có chiều 3’ đến 5’?
A. Đầu 3’OH tự do.
B. Đầu 3’ có gốc phốt phát tự do.
C. Đầu 5’ có nhóm OH tự do.
D. Đầu 5’có gốc phôt phát tự do.
Câu 16. Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con có nguyên
liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào?
A. 3.
B. 7.
C. 14.
D. 15.
Câu 17. Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6
đơn vị tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn okazaki là1000 nuclêôtit. Số đoạn ARN mồi tham gia
quá trình tái bản là
A. 48.
B. 46.
C. 36.

D. 24.
Câu 18. Một gen dài 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do
mỗi loại cần môi trường cung cấp là
A. A = T = 4200, G = X = 6300.
B. A = T = 5600, G = X = 1600.
C. A = T = 2100, G = X = 600.
D. A = T = 4200, G = X = 1200.
Câu 19.Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nuclêôtit tự do sẽ liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch
của phân tử ADN theo cách
A. ngẫu nhiên.
B. nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp với nuclêôtit loại đó
.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quá trình nhân đôi ADN

C. dựa trên NTBS.
D. các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung các bazơ có kích thước bé.
Câu 20.Trong quá trình tự nhân đôi của ADN sự có mặt của enzim ADN - pôlimeraza có vai trò
A. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN để lộ ra 2 mạch đơn.
C. giúp cho 2 mạch đơn ADN không có khả năng liên kết lại với nhau.

D. cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho quá trình tự nhân đôi.
Câu 21. Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá
trình tự sao từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành
ở đợt tự sao cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 920 ; A = T = 2760.
B. G = X = 940 ; A = T = 3640.
C. G = X = 980 ; A = T = 2860.
D. G = X = 960 ; A = T = 3840.
Câu 22. Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. luôn theo chiều từ 5’đến 3’.
B. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. theo chiều từ 5’-3’ trên mạch này và 3’đến 5’ trên mạch kia.
D. di chuyển 1 cách ngẫu nhiên không phụ thuộc vào chiều của mạch khuôn.
Câu 23. Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân (trong các bào quan ti thể, lạp thể) có đặc điểm
A. phụ thuộc vào sự nhân đôi của ADN trong nhân.
B. diễn ra cùng thời điểm với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
C. độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân.
D. phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bào.
Câu 24. Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào D và có chiều dài bằng nhau. Khi quá trình nguyên phân
liên tiếp 3 đợt từ tế bào D thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000
nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000.
B. 800.
C. 600.
D. 2400.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Hocmai.vn tổng hợp
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×