Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

04 cac nhan to tien hoa phan 1 BTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.23 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Các nhân tố tiến hóa (Phần 1)

CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA (PHẦN 1)
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. đột biến, CLTN
B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. di - nhập gen.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 2. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A :
0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
B. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.
Câu 3. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?
A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 5. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể?


A. Đột biến và giao phối.
B. Đột biến và cách li không hoàn toàn.
C. Đột biến, giao phối và di nhập gen.
D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.
Câu 6. Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản ?
A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
B. Vì tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp.
C. Vì chưa làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
D. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
Câu 7. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
A. quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến và các cơ chế cách li.
C. quá trình đột biến và biến động di truyền.
D. quá trình đột biến và quá trình giao phối.
Câu 8. Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như
A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.
B. đột biến, giao phối ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen.
C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen.
D. chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, các cơ chế cách li.
Câu 9. Thường biến không phải là nhân tố tiến hóa vì
A. đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
B. chỉ giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của điều kiện sống.
C. phát sinh do tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -



Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Các nhân tố tiến hóa (Phần 1)

D. chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Câu 10. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là
A. đột biến.
B. biến dị tổ hợp.
C. giao phối.
D. quá trình giao phối.
Câu 11. Đa số đột biến có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ mỗi quan hệ hài hòa trong kiểu gen và môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 11. Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra:
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái và bố mẹ.
Câu 12. Điều nào không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
A. Tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao.
B. Đột biến phần lớn là có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích
nghi.
C. Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi.
D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 13. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa vì:
A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và khả
năng sinh sản của sinh vật.

C. tần số xuất hiện lớn.
D. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
Câu 14. Điều không đúng khi nói về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?
A. Tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
C. Trung hòa tính có hại của đột biến.
D. Làm cho các đột biến trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp.
Câu 15. Trong quá trình tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 16. Giá trị thích nghi của một đột biến thay đổi khi
A. thay đổi tổ hợp gen.
B. môi trường sống thay đổi.
C. xảy ra đột biến mới.
D. A và B đúng.
Câu 17. Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi
A. các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
B. cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ.
C. tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
D. có cấu trúc đa hình.
Câu 18. Trong các loại biến dị sau đây, loại biến dị nào được coi là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá
trình tiến hóa?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến NST.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Thường biến.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Các nhân tố tiến hóa (Phần 1)

Câu 19. Theo quan điểm hiện đại, biến dị …(1) là nguồn nguyên liệu sơ cấp, biến dị … (2) là nguồn
nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Những từ thích hợp để điền vào chỗ có dấu … thành nhận xét đúng là
A. (1). đột biến, (2) tổ hợp
B. (1) thường biến, (2) đột biến
C. (1) đột biến, (2) thường biến
D. (1) tổ hợp, (2) đột biến.
Câu 20. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là chọn lọc chống
lại
A. đồng hợp.
B. alen lặn.
C. alen trội.
D. alen thể dị hợp.
Câu 21. Tác động chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là chọn lọc chống lại
A. thể đồng hợp.
B. alen lặn.
C. alen trội.
D. alen thể dị hợp.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :


Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×