Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các nhân tố tiến hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.94 KB, 6 trang )


Các nhân tố tiến hoá

QUÁ TRÌNH GIAO PHỐI
Vai trò của quá trình giao phối.
(i)- Giao phối làm đột biến phát tán trong
quần thể và tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
(ii)- Giao phối làm trung hoà tính có hại
của đột biến. Đại đa số các đột biến có
hại cho cơ thể nhưng chúng thường là
những gen lặn, qua giao phối đi vào cặp
gen dị hợp thì chúng chưa được biểu
hiện. Chúng chỉ biểu hiện khi đi vào cặp
gen đồng hợp hoặc gặp môi trường thích
hợp.
Giao phối góp phần tạo ra những tổ hợp
gen thích nghi, xác suất để đồng thời
xuất hiện ba đột biến gen có lợi trên cùng
một kiểu gen là rất ít. Nhưng nếu các cá
thể mang những đột biến khác nhau được
giao phối với nhau thì nhanh chóng tổ
hợp được ba đột biến đó vào kiểu gen.
Sự giao phối tự do giữa các cá thể trong
quần thể lớn sẽ làm cho thành phần kiểu
gen đạt tới tình trạng cân bằng. Vì thế
giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tạo
nên nguyên liệu tiến hoá chứ không làm
thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
Trong tự phối, tần số tương đối của các
alen không đổi, nhưng tỷ lệ dị hợp giảm


dần qua các thế hệ, tỷ lệ đồng hợp tăng
lên tạo điều kiện cho các alen lặn biểu
hiện, do đó ảnh hưởng đến nguồn nguyên
liệu chọn lọc.
DU NHẬP GEN
Sự lan truyền trên từ quần thể cho sang
quần thể nhận được gọi là du nhập gen.
Ở thực vật bậc thấp và nấm, sự du nhập
đến được thực hiện thông qua các bào tử.
Ở thực vật bậc cao qua hạt phấn, quả,
hạt. Còn ở động vật bậc cao là do di cư
của các cá thể.
Du nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn
gen của quần thể.
Tốc độ du nhập gen (m) được tính bằng
tỷ lệ số giao tử mang gen du nhập so với
số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể.
Ví dụ m = 0,001 nghĩa là trong 1000 giao
tử có một giao tử mang gen du nhập.
Tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen
do du nhập gen phụ thuộc vào tốc độ du
nhập gen và sự chênh lệch tần số của
alen trong quần thể nhận và trong bộ
phận du nhập. Tuy nhiên, đối với
những quần thể lớn thì sự du nhập
gen không ảnh hưởng đáng kể tới sự
thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
4. SÓNG QUẦN THỂ
Sóng quần thể là sự dao động số lượng cá

thể của quần thể.
Sự dao động theo chu kỳ. Ví dụ: Theo
mùa, liên quan đến thời tiết thuận lợi hay
khó khăn tuỳ mùa trong năm. Sự dao
động không theo chu kỳ có thể mất cân
bằng sinh thái như giảm số lượng kẻ thù,
tăng nguồn thức ăn hoặc do thiên tai đột
ngột.
Sóng quần thể đôi khi làm cho tần số
tương đối của các alen trong quần thể
thay đổi sâu sắc một cách ngẫu nhiên.
Những cá thể sống sót qua các đợt sóng
có thể là do thích nghi hơn, nhưng cũng
có thể do ngẫu nhiên.
Thuận lợi nhất cho sự hình thành loài
mới là những quần thể có kích thước
trung bình, thường xuyên có sự dao động
số lượng cá thể.
5. BIẾN ĐỘNG DI TRUYỀN
Hiện tượng tần số tương đối của các alen
trong quần thể ngẫu nhiên thay đổi đột
ngột do một nguyên nhân nào đó được
gọi là sự biến động di truyền hoặc quá
trình tự động di truyền.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×