Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của hồ chí minh và sự vận dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển việt nam ở biển đông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.83 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN
VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI–2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN”
CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÙNG BIỂN
VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH XUÂN LÝ


HÀ NỘI-2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 10
NỘI DUNG ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1. PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA HỒ
CHÍ MINH.................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở hình thành và nội dung phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Cơ sở hình thành........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Nội dung phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Giá trị chỉ đạo thực tiễn của phƣơng châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” đối với cách mạng Việt Nam (1945-1969) ....Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 1 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. VẬN DỤNG PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG
VẠN BIẾN” TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN
ĐÔNG HIỆN NAY .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam
...................................................................... Error! Bookmark not defined.


1


2.1.1. Tình hình Biển Đông trong thập niên đầu của thế kỷ XXI............... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam và thực trạng đấu tranh
bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay.. Error! Bookmark not
defined.
2.1.3. Những nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền Việt Nam ở Biển Đông hiện nay .............. Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp vận dụng phƣơng châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay Error! Bookmark
not defined.
2.2.1. Phương hướng vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
tình hình hiện nay................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ
Chí Minh trong tình hình hiện nay...................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 11

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích
quốc gia, dân tộc lên trước hết, trên hết. Mặc dù Người đã đi xa, nhưng Người đã
để lại cho Đảng và nhân dân ta những di sản quý báu về tư tưởng lý luận – đó là hệ

thống những quan điểm, luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận, kim chỉ nam cho
hoạt động thực tiễn. Trong đó, phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đã trở thành
nguyên tắc chỉ đạo trong các lĩnh vực của cách mạng nước ta. Đó cũng chính là
phương pháp biện chứng mácxít được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, việc nghiên cứu, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”
của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, ngoài một
vài bài viết đăng trên tạp chí và trên các báo điện tử, chưa có công trình nào nghiên cứu
hệ thống, chuyên sâu, dưới góc độ mã ngành Hồ Chí Minh học để vận dụng phương
châm của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thực tế đó đặt ra
yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung và vận dụng hiệu quả phương
châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Người.
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI vấn đề biển, đảo ngày càng trở thành
vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với các quốc gia có lợi ích địa – chính trị trên
biển, đặc biệt là trên Biển Đông.
Từ năm 2009, Trung Quốc tuyên bố yêu sách đường 9 đoạn “Đường lưỡi
bò”, dựa trên quyền lịch sử, chiếm đến hơn 80% diện tích Biển Đông (bao gồm cả
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), và thực hiện hàng loạt hành

3


động “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, vấn đề bảo vệ
chủ quyền biển, đảo - bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, đang đặt ra một cách
cấp bách. Trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông trước những hành
động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc, đòi hỏi phải quán triệt và vận dụng
sáng tạo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đây là yêu cầu có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, đòi hỏi Đảng, trực tiếp là những người lãnh đạo cần phải có tầm
nhìn xa trông rộng, phải biết linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng phương châm “dĩ

bất biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc nghiên
cứu đề tài: Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận
dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay,
được đặt ra một cách cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiên sâu sắc.
Là một người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Trường Chính trị Tỉnh Bắc Giang và quá trình học cao học Hồ Chí Minh
học ở Khoa khoa học Chính trị, tôi đã tích lũy được một số kiến thức, tư liệu về tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và những tư liệu liên quan đến phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng tạo điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn này, đây là một trong những lý do để tôi lựa chọn chủ
đề này làm đề tài luận văn thạc sĩ.
Tóm lại, xuất phát từ tầm quan trọng nhiều mặt và tính thời sự của việc nghiên
cứu, vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền quốc gia tại Biển Đông và cùng với lý do của bản thân nêu trên, tôi chọn đề
tài: Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong
đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay, làm Luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Những công trình liên quan đề tài

4


Liên quan đến đề tài luận văn đã có những công trình nghiên cứu được công
bố trong thời gian qua, với các nhóm nội dung như sau:
Nhóm thứ nhất, những công trình nghiên cứu về phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh.
- Cuốn sách Triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
của GS,TS. Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong cuốn

sách, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái bất
biến, cái vạn biến trong triết học; đi sâu phân tích cái bất biến và cái vạn biến trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nêu cái bất biến và cái vạn biến trong công cuộc
đổi mới hội nhập quốc tế hiện nay, đề xuất việc vận dụng của Đảng và Nhà nước
nhằm đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Tiếp theo là bài viết Từ triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành
động Hồ Chí Minh của GS,TS Nguyễn Hùng Hậu, đăng trên Tạp chí Cộng sản
tháng 11-2009, số 805. Trong bài viết tác giả đã nêu lên hoàn cảnh ra đời câu nói
“dĩ bất biến ứng vạn biến” và những vấn đề “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
đó là độc lập, tự do, hạnh phúc. Bài viết giúp người đọc hiểu từ triết lý “dĩ bất biến
ứng vạn biến” này đã dẫn tới triết lý hành động ở Hồ Chí Minh.
- Cuốn Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh – GS Đặng Xuân Kỳ (chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách với 3 chương, các tác giả
đã trình bày một cách hệ thống kết quả nghiên cứu lý luận chung về phương pháp,
phong cách và từ đó phân tích khá cặn kẽ nội dung, ý nghĩa của phương pháp,
phong cách Hồ Chí Minh, đề cập đến các khái niệm về phương pháp, phương pháp
cách mạng và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh; chỉ ra hệ thống phương pháp
cách mạng Hồ Chí Minh, hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách là một
trong số ít những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ
Chí Minh. Đặc biệt, các tác giả đã bước đầu gợi mở, định hướng có tính chất
phương pháp luận về cái “bất biến” và cái “vạn biến” trong phương pháp cách mạng
của Hồ Chí Minh.

5


- Trong cuốn Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc của GS. Song Thành, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2009. Tại chương tổng luận: Hồ Chí Minh, tấm gương vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam, tác giả đã trình bày

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” - hạt nhân của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Ở
đó, tiếp cận phương pháp Hồ Chí Minh theo hai hướng đó là: phương pháp biện
chứng Hồ Chí Minh và phương pháp cụ thể, các phương pháp được Hồ Chí Minh vận
dụng trong đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao…
Ngoài ra, còn có những bài viết khác về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, như:
- Lê Thị Huệ (Học viện chính trị khu vực IV): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam - nhìn từ góc độ triết học. Trong bài viết tác giả đã tiếp cận “dĩ bất biến,
ứng vạn biến” dưới góc nhìn triết học, có thể hiểu là sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập giữa cái “bất biến” – “vạn biến. “Sự thống nhất” theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở đây chính là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” – đó là cái bất biến
mà Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã chọn. Bài viết cũng đã trình bày sự vận
động của tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Trang thông tin điện tử tạp chí Văn hóa (8-4-2015): Phương châm “Dĩ bất
biến ứng vạn biến” với việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong bài viết PGS,TS Bùi
Đình Phong đã chỉ ra cái “bất biến” là chiến lược, mục tiêu, lý tưởng, còn cái “vạn
biến” là con đường, cách làm, cách nhìn, cách xử lý, bước đi, nhịp độ. “Dĩ bất biến
ứng vạn biến” là giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu
dài, không thể chỉ biết mục tiêu trước mắt mà quên mục tiêu lâu dài. Bên cạnh đó,
tác giả cũng thể hiện sự quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ
quyền đất nước trước tình hình hiện nay.
- Trang thông tin điện tử Báo Dân trí (19-5-2014): “Dĩ bất biến, ứng vạn
biến” với độc lập, chủ quyền. Bài viết đã viết về cuộc phỏng vấn giữa tác giả và
PGS,TS Bùi Đình Thanh, qua đó khẳng định cái “bất biến” - là lợi ích tối cao của
dân tộc, được gói gọn trong 10 chữ: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ.

6



- Trang thông tin điện tử Báo Trí thức và Phát triển (19-12-2014): Từ triết lý
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Bác Hồ. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn và Hồ Bích
Thủy đã phân tích triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” được Chủ tịch Hồ Chí Minh
vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng
của mình. Trong cái “bất biến” có bốn vấn đề luôn tác động qua lại, xuyên thấm và
chuyển hóa lẫn nhau là: độc lập, dân chủ, tự do và hạnh phúc, cái “bất biến” là độc
lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đây là quyền lợi tối thượng, là điều
thiêng liêng không có bất cứ sức mạnh nào có thể thay đổi được. Đồng thời tác giả
cũng khẳng định triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” có giá trị thời sự và là bài học
cần thiết cho Đảng và Nhà nước ta trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh khác nhau.
Nhóm thứ hai, những công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo nước ta.
- Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo hiện nay, của PGS,TS Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 42013. Trong bài viết tác giả đã phân tích, luận giải mục tiêu của đối ngoại là bảo đảm lợi
ích quốc gia như độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất
nước, hạnh phúc, tự do của nhân dân. Về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế và việc
vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay, của Th.s Hà Sơn Thái – Học
viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) đăng trên trang thông tin điện tử Tạp chí Cộng
sản, số ra ngày 23-7-2014. Trong bài viết tác giả nêu việc vận dụng tư tưởng “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần quán triệt sâu sắc quan điểm
của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển
Đông. Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông một cách linh hoạt
theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa
đấu tranh song phương và đa phương, bình tĩnh, tỉnh táo, khôn khéo. Đó là sự kết

7



hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ
động và sáng tạo trong tấn công ngoại giao, trong nhận biết, tạo dựng và nắm bắt cơ
hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông của Tổ quốc.
- Vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam hiện nay, của PGS,TS
Đinh Xuân Lý đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10-2014. Trong bài viết tác
giả đã phân tích, luận giải phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cùng một số
quan điểm của Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền vùng biển Việt Nam hiện nay cần: Quán triệt quan điểm mang tính nguyên
tắc, chủ quyền vùng biển Việt Nam là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên biển là lợi
ích quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, cái bất biến để đấu tranh bảo vệ lợi ích
thiêng liêng đó, phải linh hoạt – phải ứng vạn biến. Quán triệt quan điểm của Đảng
về kiên trì các giải pháp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế; trên cơ sở phát huy
nội lực, linh hoạt, khôn khéo sử dụng các phương sách từ ngoại giao, pháp lý, đến
ứng xử trên thực địa, để bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Tóm lại, Các công trình trên bước đầu làm rõ phương châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu làm rõ sự vận dụng phương châm
“dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia hiện nay.
Tuy nhiên, còn có những vấn đề mà các công trình đi trước chưa đề cập một
cách cụ thể và hệ thống như: Cơ sở hình thành phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến”, giá trị chỉ đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với
cách mạng Việt Nam (1945-1969). Vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của những người đi trước là cơ sở để tác giả luận văn
tham khảo, kế thừa có chọn lọc khi triển khai đề tài của mình.
2.2. Những điểm mới của Luận văn


8


Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở hình thành phương châm “dĩ bất biến
ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh. Phương châm đó không chỉ kế thừa từ những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của Đông Tây kim cổ
mà còn kế thừa những điểm tinh túy của chủ nghĩa Mác – Lênin và yếu tố chủ quan
của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu, chỉ ra giá trị chỉ
đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với cách mạng Việt
Nam (1945-1969).
Luận văn làm rõ sự vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ
Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt
Nam ở Biển Đông hiện nay. Chỉ ra thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền, những
nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông hiện
nay. Đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận
dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở hình thành, nội dung phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh.
- Giá trị chỉ đạo thực tiễn của phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” đối với cách
mạng Việt Nam (1945-1969).
- Trình bày thực trạng đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam
trong thời gian qua.
- Phân tích những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến đấu tranh bảo

vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất biến ứng
vạn biến” của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay.

9


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh và sự vận dụng
trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển ở Biển Đông hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” và
phương hướng, giải pháp vận dụng trong tình hình hiện nay.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu những nội dung nêu trên trong thời gian từ
năm 2009-đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
chính trị học.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu luận văn: Gắn logic với lịch sử, trừu tượng với cụ
thể, phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp, và phương pháp liên ngành…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn phương châm “dĩ bất biến ứng vạn
biến” của Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp vận dụng phương châm “dĩ bất
biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Biển
Đông hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn

học liên quan nội dung của đề tài luận văn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 2 chương 4 tiết.
Chƣơng 1: PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA
HỒ CHÍ MINH

10


Chƣơng 2: VẬN DỤNG PHƢƠNG CHÂM “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN
BIẾN” TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông, thứ 6, 20/7/2012, 17:30 GMT+7, Nguồn:
/>2. ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông, thứ 6, 20/7/2012, 17:30 GMT+7, Nguồn:
/>3. Bộ Ngoại giao, Ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về Luật Biển Việt
Nam, thứ Hai 18:29 25/06/2012, (Nguồn: />6. Vũ Đình Bách – Trần Minh Đạo (Đồng chủ biên 2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội


11


10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Sự thật, Hà Nội
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Sự thật, Hà Nội
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Sự thật, Hà Nội
14. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời
đại, Nxb Sự thật, Hà Nội
15. Hà Huy Giáp (1997), Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, Nxb Thanh niên, Hà Nội
16. Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh – Qúa trình hình thành và phát
triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17. Lê Kim Hải (2005), Hồ Chí Minh với quan hệ ngoại giao Việt – Pháp thời kỳ
1945 – 1946, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
18. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên 2011), Triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội
20. Trần Khánh (2013), Xung đột Biển Đông: Thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu
quốc tế, số 4
21. Vũ Ngọc Khánh (1999), Minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
22. Đặng Xuân Kỳ (2000), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23. Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hành động
cách mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
24. Đỗ Hoàng Linh (2008), Hồ Chí Minh 474 ngày độc lập đầu tiên, Nxb Thanh

niên, Hà Nội

12


25. Lợi ích từ biển Đông của một số quốc gia, (Theo: EU ở đâu trong xung đột Biển
Đông?) 10/8/2012, Nguồn: />26. Nguyễn Phúc Luân (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao
Việt Nam hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
27. Nguyễn Phúc Luân (2003), Ngoại giao Hồ Chí Minh – Lấy chí nhân thay cường
bạo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
28. Đinh Xuân Lý (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của
Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
29. Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945-2012),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
30. Đinh Xuân Lý (2014), Vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr. 21-24
31. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
32. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
33. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
34. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
35. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
36. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
37. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
38. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
39. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
40. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
41. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
42. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 11 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
43. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 13 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

44. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 14 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
45. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 15 (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13


46. Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh (Chủ biên 2011), Đường lối, chính sách
đối ngoại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
47. Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên 2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao động,
Hà Nội
48. Nguyễn Dy Niên (2009), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
49. Đào Phan (2000), Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa thế giới, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
50. Song Thành (2009), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc của, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội
51. Song Thành (2006), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
52. Trần Dân Tiên (1976), Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, (tái bản), Nxb Sự thật, Hà Nội
53. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên 2006), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
54. Trần Công Trục (Chủ biên 2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông
tin và truyền thông, Hà Nội
55. Nguyễn Ngọc Trường (2014), Về vấn đề Biển Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
56. Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
57. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch (1970), Nxb Sự thật, Hà Nội.
58. Tuyên bố của Đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam,
(Nguồn: />59. UNESCO và Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1990), Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

14


60. Việt Nam đề nghị Liên hiệp quốc lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt
Nam về vụ giàn khoan Hải Dương 981 và chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa,
(Nguồn: />4032356)
61. Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật quốc tế ở Biển Đông, (Nguồn:
/>62. Việt Nam kêu gọi sớm bàn Quy tắc Biển Đông,(Nguồn: />63. Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, (Nguồn:
/>64. Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc bắn đạn thật ở Biển Đông, (Nguồn:
/>65. Việt Nam mạnh mẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông, (Nguồn:
/>
15



×