Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.87 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

VŨ THỊ MINH HUYỀN

XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH BẮC GIANG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI- 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Vũ Thị Minh Huyền
-----------------------

VŨ THỊ MINH HUYỀN

XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở TỈNH BẮC GIANG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI- 2015

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành
động, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Đảng
được chia thành 4 cấp từ TW đến địa phương. Trong hệ thống ấy, TCCSĐ (chi bộ
và đảng bộ cơ sở) là cấp cuối cùng được lập ra ở các xã, phường, thị trấn, cơ quan,
hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và
các đơn vị khác. TCCSĐ giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của
Đảng, là nền tảng, đơn vị cơ bản của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng.
Xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị hành chính cấp cuối cùng trong hệ thống
hành chính 4 cấp ở Việt Nam. Ở các xã, phường, thị trấn, TCCSĐ vừa là nơi trực
tiếp thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng thành hành động của đảng viên
và quần chúng nhân dân; vừa là nơi tập hợp những kinh nghiệm, sáng kiến, trí tuệ
của đảng viên và quần chúng nhân dân, thông qua việc thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng. Đồng thời, TCCSĐ cũng là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội
bộ Đảng, lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện, theo dõi và kết nạp đảng viên, đào tạo cán
bộ nhằm bổ sung nguồn lực mới cho TCCSĐ và chính quyền cấp cơ sở. Qua đó,
góp phần tăng cường năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và đảm bảo sự kế thừa, phát
triển liên tục của Đảng.
Chất lượng của TCCSĐ là yếu tố tiên quyết tạo nên sức mạnh của Đảng và uy tín
của Đảng trước quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, để lãnh đạo
cách mạng, Đảng phải mạnh, “Đảng mạnh là do các chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh là
do các đảng viên hăng hái và gương mẫu” [53, tr.29]. TCCSĐ mạnh hay không

mạnh, việc làm của TCCSĐ và đảng viên tốt hay không tốt đều có tác động mạnh
mẽ đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Do vậy, “cần phải ra sức
củng cố các chi bộ, để tất cả các chi bộ trở nên thật sự là hạt nhân lãnh đạo của
Đảng ở mọi bộ, mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi” [53, tr.30].
Kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác xây dựng
TCCSĐ, coi đó là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu

3


của công tác xây dựng Đảng. Những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng
TCCSĐ đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đặc biệt từ khi đất nước bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH, nhiệm vụ xây
dựng Đảng (trong đó có nội dung xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn) được coi
là nhiệm vụ then chốt.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ vẫn còn hạn chế.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng (khóa X) khẳng định: “Năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn
một số khiếm khuyết, yếu kém: nhiều cấp ủy chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt
của công tác xây dựng Đảng; không ít TCCSĐ chưa nhận thức và thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ…” [58, tr.1423]. Chính vì thế, việc nâng cao chất
lượng của TCCSĐ một cách toàn diện luôn luôn là một nhiệm vụ chủ yếu trong
công tác xây dựng Đảng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Bắc Giang là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Tỉnh Bắc Giang nằm gần các trung tâm thương
mại của khu vực phía Bắc, gần thị trường Trung Quốc rộng lớn, có mạng lưới giao
thông đường bộ, đường thủy tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bước vào thời kì CNH, HĐH đất nước, tỉnh Bắc Giang đã và đang đạt được những
thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Đạt được những thành công ấy, có một
phần đóng góp rất lớn của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng của

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Sự phấn đấu bền bỉ ấy thể hiện Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc tỉnh Bắc Giang luôn tin tưởng và thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng Cộng
sản Việt Nam giao phó.
Sau khi tái lập tỉnh (năm 1997), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng thực
hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, trong đó đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng
TCCSĐ làm nền tảng cho mọi thắng lợi. Qua thời gian, mô hình TCCSĐ của Đảng
bộ tỉnh Bắc Giang ngày càng hoàn thiện, gồm các loại hình TCCSĐ: xã, phường, thị
trấn; cơ quan hành chính; cơ sở sự nghiệp; doanh nghiệp; quân đội, công an. Trong
đó, số lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn luôn chiếm khoảng 30% tổng số TCCSĐ,

4


với trên 75% số lượng đảng viên của toàn Đảng bộ. Do vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang luôn quan tâm đến hoạt động xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn, nhằm
đạt được những thắng lợi trong công tác xây dựng TCCSĐ và xây dựng Đảng nói
chung. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần rất lớn cho sự phát triển của
địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, công tác xây dựng TCCSĐ xã,
phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang còn một số mặt chưa làm được. Điều
đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm để giải quyết
các vấn đề đặt ra, nhằm đưa công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở tỉnh
Bắc Giang đạt được những kết quả cao hơn.
Với ý nghĩa khoa học thực tiễn đó, đồng thời nhằm tìm hiểu sâu hơn quá trình
xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Bắc Giang từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) trong hướng
nghiên cứu khoa học của mình và để thể hiện tấm lòng tri ân đối với mảnh đất nơi
tôi đã sinh ra và trưởng thành, được sự khuyến khích của thầy giáo hướng dẫn, tôi
chọn đề tài: “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Giang
từ năm 1997 đến năm 2014” để làm Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu công tác xây dựng Đảng, trong đó có nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ
luôn có ý nghĩa khoa học thực tiễn và mang tính thời sự. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về xây dựng TCCSĐ, có đề cập đến công tác
xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn, gồm những nhóm như sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về Đảng và xây dựng TCCSĐ
Cuốn sách “Về xây dựng Đảng” (Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981)
trình bày những tư tưởng của Người về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ xây dựng
Đảng, trong đó có nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ nói chung.
Cuốn sách “Xây dựng Đảng” (Viện Xây dựng Đảng, Học viện CHính trị quốc
gia, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) là công trình tổng hợp những vấn đề

5


liên quan đến nội dung xây dựng Đảng, trong đó, có đề cập đến vấn đề xây dựng
TCCSĐ. Cuốn sách nêu chức năng và nhiệm vụ của TCCSĐ và một số chủ trương,
biện pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ.
Cuốn “Xây dựng Đảng, rèn luyện đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003) tập hợp các tác phẩm, bài nói, bài viết quan
trọng của Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng Đảng và các công trình nghiên cứu khoa học khác.
Trong “Tổ chức cơ sở đảng với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng”
(Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004), vấn đề xây dựng TCCSĐ cũng luôn được nhấn mạnh trong cuộc vận động
xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Các cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh” (Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005);
“Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, giáo dục và nâng cao chất lượng
đảng viên trong thời đại Hồ Chí Minh” (Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005);

“Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng”
(Thanh Quang, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2009): trình bày những quan
điểm của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến
trình cách mạng; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của một số nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam về nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong công cuộc xây dựng, chỉnh
đốn Đảng hiện nay.
Trên đây là một số tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến các chủ trương, đường lối
lãnh đạo xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những tư liệu quan
trọng viết về quá trình xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, trong đó có nội dung
xây dựng TCCSĐ nói chung, công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói
riêng.

6


2.2. Những tài liệu liên quan đến sự lãnh đạo, xây dựng TCCSĐ xã, phường,
thị trấn ở tỉnh Bắc Giang
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập I (1925 - 1975) (Tỉnh ủy Bắc Giang, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999)” và “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập II
(1975 - 2005)” (Tỉnh ủy Bắc Giang, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008): ghi lại
lịch sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh; tổng kết những kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng bộ trong 2 chặng đường từ năm 1925 đến năm 1975 và từ năm
1975 đến năm 2005. Trong đó, công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng
TCCSĐ được đề cập đến với vị trí quan trọng trong nhiệm vụ chung của Đảng bộ,
nhất là sau khi tái lập tỉnh Bắc Giang (1997).
“Bắc Giang, những chặng đường lịch sử” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005) là cuốn sách khái quát lịch sử truyền thống của địa phương trong quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc, đậm nét nhất là thời kì từ khi có Đảng lãnh đạo.
Nội dung xây dựng, củng cố TCCSĐ, trong đó có hoạt động xây dựng TCCSĐ xã,

phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Giang được nhấn mạnh từ sau khi đất nước giành được
độc lập, thể hiện sự thường xuyên và liên tục trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng của Đảng bộ.
Ngày 17-11-2004, Trường Chính trị Tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo Khoa học
“Đánh giá thực trạng, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của
đảng bộ các xã miền núi tỉnh Bắc Giang”. Hội thảo nghiên cứu khảo sát 163 xã
miền núi; tổng kết thực tiễn 36 đảng bộ xã, 73 chi bộ trên 9 huyện của tỉnh. Tại Hội
thảo, 33 tham luận nêu bật thực trạng và các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của
TCCSĐ từ lãnh đạo chính quyền, đoàn thế, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
việc thực hiện nghị quyết, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phân công nhiệm
vụ đảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên… (nguồn: Tổng hợp
qua các báo địa phương (2004), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12 - 2004, trang 46).
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác có đề cập đến nội dung xây
dựng TCCSĐ được thực hiện ở Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, như: “Nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở”, Tạ Văn Thử (1999); “Đào

7


tạo, bồ i dưỡng cán bộ cơ sở về xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước ở tỉnh

Bắ c

Giang, thực trạng và giải pháp” , Tạ Văn Thử (2000), “Thực trạng và giải pháp
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn huyện
Yên Thế”, Vũ Cao Hải (2003); “Đánh giá toàn diện về vai trò lãnh đạo của đảng
bộ cơ sở các xã vùng núi trong tỉnh. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng từ đó đề
xuất những giải pháp và kiến nghị với các cấp nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến
đấu của các đảng bộ cơ sở, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn”, Nguyễn Xuân Trường (2005); “Thực trạng, giải pháp nâng cao chất

lượng sinh hoạt chi bộ nông thôn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”,
Nguyễn Xuân Cường (2011) (nguồn: Tổng hợp Kết quả hoạt động khoa học từ
1997 - 2011 trường Chính trị Tỉnh Bắc Giang, đăng trên trang web Trường Chính
trị tỉnh Bắc Giang:
/>Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Bắc Giang cũng đã được đề cập và
nghiên cứu trong các Khóa luận Tốt nghiệp Đại học, Luận văn Thạc sĩ như:
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam “Đảng bộ
Thị xã Bắc Giang lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1996 - 2000”
(Nguyễn Thanh Xuân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội,
2006): trình bày những chủ trương xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
(1996 - 2000); tổng kết quá trình thực hiện công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ thị
xã Bắc Giang và khẳng định những đóng góp của Đảng bộ thị xã trong sự phát triển
chung của tỉnh.
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam“Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng thời kỳ 2001 - 2006”
(Nguyễn Thi Hường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội,
2010): trình bày những chủ trương và biện pháp chỉ đạo cũng như những thành tựu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng
Đảng (2001 - 2006); đưa ra những nhận xét khách quan về công tác xây dựng Đảng

8


của Đảng bộ cũng như rút ra những kinh nghiệm lịch sử trong thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Đảng,
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Đảng bộ
huyện Lục Nam (Bắc Giang) thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ
năm 2005 đến năm 2010” (Chu Thị Lụa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội, 2012): đề cập đến những chủ trương xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang (2005 - 2010); trình bày quá trình xây dựng TCCSĐ của Huyện ủy

Lục Nam (Bắc Giang) từ năm 2005 đến năm 2010; nêu ra những nhận xét và rút ra
kinh nghiệm về công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ huyện Lục Nam.
Luận văn Thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước “Công tác
phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã của tỉnh Bắc Giang
giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Thị Thu Hiền, mã số 60 31 02 03, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012): trình bày quan niệm, vai trò và các bước tiến hành
công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã của tỉnh
Bắc Giang; phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đảng viên là người dân
tộc thiểu số ở các đảng bộ xã của tỉnh từ năm 2006 đến năm 2011, qua đó xác định
nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm thực tế; đề xuất một số giải pháp đẩy
mạnh công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã của
tỉnh Bắc Giang đến năm 2015.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam “Công tác xây
dựng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 đến năm 2010”
(Đinh Hữu Thuận, mã số 60 22 03 15, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân
văn, Hà Nội, 2014): trình bày những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2000 đến năm 2010; đưa
ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đúc rút kinh
nghiệm về quá trình xây dựng đảng viên của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về lịch sử tỉnh Bắc Giang, có đề cập
đến công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, cung cấp cho tác giả những
nội dung quan trọng và cách nhìn tổng quát nhất cho việc nghiên cứu đề tài.

9


2.3. Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ
Những công trình trên mới chỉ góp phần cung cấp hệ thống quan điểm, chủ
trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về công tác xây dựng Đảng. Các vấn
đề liên quan đến nhiệm vụ xây dựng Đảng, trong đó có nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ,

hoạt động xây dựng TCCSĐ tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Giang mới được đề
cập một cách sơ lược, khái quát trong những công trình này.
Các công trình chưa nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn
ở Đảng bộ tỉnh Bắc Giang một cách sâu rộng cả về không gian (tỉnh Bắc Giang) và
thời gian. Hầu hết, những chủ trương và biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng
TCCSĐ nói chung, xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói riêng mới chỉ được
thể hiện ở các địa phương cụ thể trong các công trình nghiên cứu, chưa đem đến cái
nhìn toàn cảnh và rõ nét về vấn đề xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc
Giang.
2.4. Những vấn đề Luận văn cần đi sâu nghiên cứu
Từ những tài liệu sưu tầm và nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần phải đi sâu
nghiên cứu những chủ trương, biện pháp thực hiện và thành tựu đạt được của Đảng
bộ tỉnh Bắc Giang trong công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Luận văn
hi vọng sẽ khắc họa rõ nét thêm những thành tựu và hạn chế, rút ra những kinh
nghiệm lịch sử trong công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2014.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ
xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2014. Từ
đó, rút ra được những kinh nghiệm trong công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị
trấn nói riêng và trong công tác xây dựng TCCSĐ nói chung.

10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu và tổng hợp các tư liệu về quá trình xây dựng,
củng cố TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
- Trình bày hệ thống các chủ trương, biện pháp và việc thực hiên nhiệm vụ xây

dựng TCCSĐ tại xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến
năm 2014.
- Nêu lên những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh
nghiệm về công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về công tác xây
dựng Đảng, nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ, trong đó có công tác xây dựng TCCSĐ xã,
phường, thị trấn.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn
của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tỉnh Bắc Giang
- Thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 1997 (tái lập
tỉnh Bắc Giang) đến năm 2014 (mốc dừng tương đối của sự nghiên cứu).
- Nội dung nghiên cứu:
+ Những điều kiện ảnh hưởng đến công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị
trấn ở Bắc Giang.
+ Những chủ trương và biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về công
tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (lâm thời) (1997), Báo cáo của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV,

lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1999), Bắc Giang - những chặng
đường lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, số 17-NQ/TW,
http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&su
btopic=9&leader_topic=&id=BT1960632078, 19-6-2006
8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X) “Về nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
viên”, số 22-NQ/TW, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012) , Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, số 12NQ/TW,

/>
Mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-Dang-hien-nay/125067.vgp, 17-1-2012

12


10. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2002), Kế hoạch “Ba xây, ba chống”, số
12-KH/TU ngày 30/09/2002, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
11. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2004), Kết luận về chức danh, số lượng,

tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, số 62KL/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
12. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Phương hướng, nhiệm vụ và biện
pháp tiếp tục thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng của
Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
13. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Đề án Xây dựng và nâng cao
năng lực lãnh đạo, điều hành đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, giai
đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo, Số 02-ĐA/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy
Bắc Giang
14. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2011), Đề án Nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng giai đoạn 2011 - 2015, Số 02-ĐA/TU,
lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
15. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (2014), Đề án tạo nguồn bí thư đảng ủy,
chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đến năm 2025 và những năm tiếp
theo, số 05-ĐA/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
16. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2000), Báo cáo tình hình công tác nghiệp
vụ quản lý đảng viên năm 2000, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
17. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức
xây dựng Đảng năm 2005; phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang
18. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Báo cáo nghiệp vụ công tác đảng
viên năm 2005, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang

13


19. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Kế hoạch kết nạp đảng viên ở thôn,
bản chưa có đảng viên và có số lượng đảng viên ít, tách các chi bộ sinh hoạt ghép,
số 07-KH/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
20. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2007), Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện
Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19/9/1997 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tiếp tục

xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng
cố cơ sở đảng yếu kém”, số 10- KH/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc
Giang
21. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2008), Hướng dẫn Đánh giá chất lượng
đảng viên, Số 19-HD/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
22. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2008), Hướng dẫn Đánh giá chất lượng tổ
chức cơ sở đảng, Số 20 - HD/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
23. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2010), Báo cáo kết quả 04 năm thực hiện
Đề án số 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và nâng cao năng
lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn
2006 - 2010 và những năm tiếp theo”, số 11-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh
ủy Bắc Giang
24. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị
quyết Trung ương 6 (khóa X) về “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang
25. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2011), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức
xây dựng Đảng năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ năm 2011, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang
26. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2011), Báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ
công tác đảng viên năm 2010, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang

14


27. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2011), Kế hoạch nâng tỷ lệ đảng viên trong
đội ngũ trưởng, phó thôn, bản, tổ dân phố, số 11-KH/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang.
28. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2011), Hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, tự
phê bình, phê bình đối với tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp và

công chức khối Đảng, đoàn thể; đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên năm”, số 06-HD/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
29. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ
công tác đảng viên năm 2011, số 94-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc
Giang
30. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2013), Báo cáo Tổng kết công tác tổ chức
xây dựng Đảng năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang
31. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ
công tác đảng viên năm 2012, số 189-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Bắc Giang
32. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2013), Hướng dẫn sinh hoạt chi bộ theo
chuyên đề, số 14-HD/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
33. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ
công tác đảng viên năm 2013, số 281-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Bắc Giang.
34. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2014), Hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá
nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng ở cơ sở và đảng viên hằng
năm, số 18-HD/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
35. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ
công tác đảng viên năm 2014, số 360-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Bắc Giang

15


36. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang (2015), Báo cáo kết quả củng cố, khắc phục
những hạn chế, yếu kém và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm
2014, số 362-BC/BTCTU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
37. Ban Tổ chức Trung ương (2010), Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện mô

hình tổ chức của tổ chức cơ sở đảng, 38-HD/BTCTW, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Bắc Giang
38. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang (2006), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
39. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang (2012), Thông tin nội bộ, số 12/2012, lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang.
40. Đào Xuân Cần (2009), “Bắc Giang tăng cường hướng về tổ chức cơ sở
đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 5/2009
41. Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng (2004), Tổ chức cơ sở đảng với
cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
42. Trần Kim Cúc (2006), “Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2006
43. Ngô Văn Dụ (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X của
Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

16


48. “Đồng chí Lê Hồng Phong nói về Đảng và công tác xây dựng Đảng” (2007),
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/1997
49. Hoa Hiền, “Bắc Giang xây dựng đề án tạo nguồn bí thư đảng ủy, chủ tịch
UBND


xã,

phường,

thị

trấn”,

/>
bo/2014/7568/Bac-Giang-xay-dung-de-an-tao-nguon-bi-thu-dang-uy.aspx,

11-7-

2014
50. Nguyễn Công Huyên (2004), “Bắc Giang thi Bí thư chi bộ”, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 7/2004, Hà Nội
51. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
52. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
53. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
54. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
55. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội
56. M.P, “Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế để hội nhập và phát triển”,
/>d=731175, 28-8-2015
57. Ngô Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu

của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6/2006, Hà Nội
58. Nguyễn Trọng Phúc (2003), Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua
các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930 - 2002) Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
59. Thanh Quang (2009), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Tài liệu

17


hỏi - đáp về các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (2006), khóa X, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Lê Thủy (2004), “Ba xây ba chống ở Bắc Giang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số
12/2004, Hà Nội
61. Tỉnh ủy Bắc Giang (lâm thời) (1997), Kế hoạch tiếp tục xây dựng và nâng
cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố sơ sở đảng yếu
kém, Số 19- KH/TU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
62. Tỉnh ủy Bắc Giang (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Tập 1 (1926 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
63. Tỉnh ủy Bắc Giang (2000), Báo cáo kết quả sau hơn một năm thực hiện cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh
thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc
Giang
64. Tỉnh ủy Bắc Giang (2002), Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở
đảng và đảng viên, số 01-HD/TU, lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang
65. Tỉnh ủy Bắc Giang (2002), Kế hoạch đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng
và đánh giá chất lượng đảng viên năm 2002, số 31-KH/TU, lưu tại Ban Tổ chức
Tỉnh ủy Bắc Giang
66. Tỉnh ủy Bắc Giang (2008), Kế hoạch nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên, số 30KH/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
67. Tỉnh ủy Bắc Giang (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Tập 2 (1975 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
68. Tỉnh ủy Bắc Giang (2013), Báo cáo sơ kết hơn 02 năm thực hiện Đề án số

02-ĐA/TU ngày 29-4-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng giai đoạn 2011 - 2015”, số 185BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang

18


69. Tỉnh ủy Bắc Giang (2014), Báo cáo tổng kết công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy
năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2014, số 230-BC/TU, lưu
tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
70. Tỉnh ủy Bắc Giang (2014), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU
ngày 29-4-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng giai đoạn 2011 - 2015”, lưu tại Văn phòng Tỉnh
ủy Bắc Giang
71. Tỉnh ủy Bắc Giang (2015), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (Dự thảo), lưu tại
Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang
72. Ngô Đức Tính (cb) (2003), Xây dựng Đảng về tổ chức, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội
73. Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Xây
dựng Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

19



×