Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.58 KB, 5 trang )

Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Trong các loại virut hay gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thì nguyên nhân
do Rotavirus thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây
thành dịch nếu các biện pháp phòng bệnh lây lan không được thực hiện tốt.
Biểu hiện bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt và nôn kèm theo tiêu chảy.
Nhiều trường hợp mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
Nguyên nhân gây nên viêm dạ dày ruột cấp trẻ em thường là do Rotavirus gây
nên. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu không có các biện pháp
phòng bệnh. Thường khi trẻ mắc phải bệnh này sẽ gặp phải hiện tượng là sốt và
nôn, có tiêu chảy đi kèm. nếu như các bậc phụ huynh không can thiệp sớm thì có
thể mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong.
Virus Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A (người lớn
thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp). Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường
phân - miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường
hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có
rất nhiều virus này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước
này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virus xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Đối
với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virus
tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Tình trạng viêm dạ dày ruột cấp thường có tỷ lệ xảy ra cao hơn so với người
lớn, đơn giản vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và trẻ thường ăn uống hiếu
động, vừa chơi vừa ăn nên dễ bị nhiễm khuẩn qua đường miệng.

Các triệu chứng đặc biệt ở bệnh viêm dạ dày ruột gây nguy hiểm



Có cơn sốt 38.9 độ C hoặc cao hơn.



Có vẻ như hôn mê hoặc rất dễ cáu kỉnh.



Khó chịu rất nhiều hoặc đau.



Có tiêu chảy ra máu.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Có vẻ mất nước - theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh bị bệnh và trẻ
em bằng cách so sánh số uống và đi tiểu.



Nếu trẻ sơ sinh, hãy nhớ rằng trong khi nôn trớ có thể là một sự xuất hiện hàng
ngày của em bé, nôn mửa thì không. Trẻ nôn mửa vì nhiều lý do, trong đó
nhiều thể yêu cầu chăm sóc y tế.

Chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp đúng cách

Bù dịch cho trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp
Hiện tượng mất nước luôn được xem là yếu tố lâm sàng chính và cũng là yếu tố
phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh này. Một trong những biện pháp tích cực
đối bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ em là phải bù dịch. Trong đó, bồi phụ dịch và điện
giải bị mất là thành phần trung tâm quyết định điều trị hiệu quả và nên được áp
dụng càng sớm càng tốt. Nếu trẻ bị mất nước, phục hồi sự ổn định tim mạch là
quan trọng. Giai đoạn bồi phụ dịch thường có thể được hoàn tất trong bốn giờ và
nên đánh giá lại mỗi 1-2 giờ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Việc bù dịch thường thông qua đường tĩnh mạch, uống,… Bên cạnh đó là biện
pháp cho ăn lại đối với những trẻ không bị mất nước. Với trẻ cần bù nước nên
được cho chế độ ăn phù hợp tuổi sớm ngay khi đã được bù nước.
Phụ huynh cần chú ý: Không nên ngưng thức ăn quá 4-6 giờ sau khi bắt đầu bù
nước; không cần pha loãng sữa công thức và cho ăn lại dần dần,…
Điều trị viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em bằng sữa công thức
UNICEF và WHO khuyến nghị chỉ bổ sung kẽm (10mg dưới sáu tháng tuổi và 20
mg ở nhũ nhi lớn hơn và trẻ em trong 10-14 ngày) như một điều trị phổ quát cho
trẻ bị tiêu chảy. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì nên bổ sung vi dưỡng chất, trong
đó có kẽm. Theo khuyến nghị, chúng ta có thể phòng ngừa cho trẻ bằng chủng
ngừa chống rotavirus.

Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ, phương pháp điều trị bằng sữa công thức động vật
và sữa động vật để nguyên và pha loãng khá phù hợp và được dung nạp tốt đối với
trẻ bị tiêu chảy nhẹ. Trong đó, khoảng 80% trẻ bị tiêu chảy cấp có thể dung nạp
sữa có lactose không pha loãng một cách an toàn. Tuy nhiên, WHO khuyến nghị
tránh các sữa chứa lactose ở trẻ bị tiêu chảy dai dẳng sau nhiễm trùng (14 ngày)
khi thất bại sau thử dùng sữa hoặc sữa chua


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bên cạnh đó, chế độ ăn thực phẩm kèm sữa được ưu tiên khuyến cáo vì nó phù
hợp và được dung nạp tốt đối với trẻ đã cai sữa. Ví dụ như gạo, lúa mì, khoai, bánh
mì, ngũ cốc, thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau được dung nạp tốt hơn. Nên tránh
các thức ăn béo hoặc có nhiều đường như trà, nước trái cây, nước ngọt,…
Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em cần cho trẻ ăn chín, uống
sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×