Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.1 KB, 5 trang )
Bệnh viêm tai không chảy
mủ ở trẻ em
Các số báo trước chúng ta đã đề cập đến các loại chảy mủ tai, nguy
hiểm và không nguy hiểm của viêm tai giữa cấp, mãn tính, và loại mủ thối
trong viêm tai xương chũm. Đó là các loại bệnh lý mà các bà mẹ và gia đình
em bé dễ phát hiện, dễ nhận biết.
Có mủ chảy ra ống tai ngoài. Có một loại viêm tai giữa, không chảy mủ
màng nhĩ đóng kín, và lại ảnh hưởng nhiều đến sức nghe, bệnh lại khó phát hiện vì
không có dấu hiệu chảy mủ tai, chỉ thấy trẻ ít chú ý, nghe kém dần. Đó là bệnh
viêm tai màng nhĩ đóng kín.
Viêm tai không chảy mủ có thể để lại di chứng nghe kém nhiều (điếc), cũng
có thể tạo nên loại mủ thối
Nguyên nhân: Loại này do tắc vòi nhĩ đơn thuần và không kèm nhiễm trùng
bởi V.A, viêm mũi họng cấp diễn tái phát nhiều lần ở trẻ em… Sự bít tắc của vòi
nhĩ làm cho không có không khí lên tai giữa (hòm nhĩ), không khí trong hòm nhĩ
bị tiêu dần giảm áp lực, màng nhĩ lõm xẹp lại, xơ dày, mất đi các mốc giải phẫu
bình thường.
Lâu dần niêm mạc lót trong hòm nhĩ bị thoái hoá tiết dịch (ít - không nhiễm
trùng), làm giảm sự di động của chuối xương con và sức giảm sức nghe. Quá trình
thoái hoá màng nhĩ có thể xuất hiện và hình thành vôi, xơ hoặc mảnh trắng như
của loại mủ thối (cholesteatoma). Khả năng nghe kém dần. Hiện nay viêm tai
thanh dịch chứa một tỷ lệ khá cao ở tất cả các nước và nó có xu hướng tăng lên,
còn viêm tai giữa cấp chảy mủ thì lại có xu hướng giảm đi. Và chính nó là một
nguyên nhân gây nghe kém tiếng tàng ở trẻ em, rất khó phát hiện.
Biểu hiện của viêm tai không chảy mủ
Bệnh gặp ở trẻ em bị viêm V.A, có cơ địa dị ứng, thể tạng tân (hay nổi hạch
- sốt vặt, quá phát Amidan, V.A sớm), trẻ còi xương suy dinh dưỡng , hay bị sốt
vặt, chảy mũi viêm mũi họng.