Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những lưu ý quan trọng chị em cần nhớ khi mang thai ở tuổi 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.43 KB, 5 trang )

Những lưu ý quan trọng chị em cần nhớ khi mang thai ở tuổi
35
Phụ nữ trên 35 tuổi có nên sinh con hay không là những băn khoăn, lo lắng
của đa số chị em phụ nữ. Bởi đã có nhiều trường hợp sinh con trên tuổi 35 để
lại không ít di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của cả mẹ và con. Tuy nhiên,
trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp sinh con một cách khỏe mạnh dù đã quá
35 tuổi. Để hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và sinh con ở tuổi 35 và những
điều nên tránh khi mang thai ở giai đoạn này, hãy cùng VnDoc tham khảo
những thông tin dưới đây để có mẹ bầu giảm bớt lo lắng cũng như có thêm
kinh nghiệm về sức khỏe sinh sản cho mình nhé!
1. Những rủi ro khi mang thai ở tuổi 35
Hầu hết các bác sĩ đều cảnh báo về những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai
sau 35 tuổi. Theo thống kê thì những rủi ro nhất định sẽ gặp phải khi mang thai sau
35 tuổi như: Huyết áp cao, u xơ tử cung, tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, nhau thai
bất thường, xuất huyết bất thường, tiểu đường thai kỳ, thai chết lưu và con dễ mắc
phải hội chứng Down.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bên cạnh những rối loạn liên quan đến việc bầu bí, phụ nữ mang thai nên cẩn thận
khi điều trị các bệnh mãn tính. Bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, đặc
biệt là phụ nữ hơn 35 tuổi lại càng phải cẩn thận hơn.
Tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai sau độ tuổi 35 là 1/180, trong khi tỷ lệ này ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ là 1/500. Ngoài ra, nguy cơ trẻ mắc hội chứng
Down khi phụ nữ sinh con sau 35 tuổi là 1/350, trong khi phụ nữ dưới 30 tuổi tỷ lệ
chỉ là 1/1100.
Hiện nay, có một loạt các xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai sau 35 tuổi để có
thể xác định tương đối chính xác nguy cơ thai nhi có nhiễm sắc thể bất thường.
Xét nghiệm mới nhất được gọi là xét nghiệm Nuchal. Xét nghiệm này sẽ đo độ
dày sau gáy của thai nhi bằng cách siêu âm khi thai nhi từ 10–14 tuần tuổi. Ngoài


ra, còn có một xét nghiệm máu gọi là alpha fetoprotein (AFP). Xét nghiệm này có
thể kiểm tra được những bất thường ở giai đoạn sau của thai kì.
Bạn hãy lưu ý rằng 15% phụ nữ mang thai sau 35 tuổi phải sinh mổ. Mặc dù sinh
con sau tuổi 35 có rất nhiều rủi ro đối với thai nhi, nhưng lại có một số lợi ích
dành cho phụ nữ khi mang thai sau 35 tuổi. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung
thư nội mạc tử cung sẽ giảm 44% đối với phụ nữ mang thai sau 35 tuổi. Đặc biệt,
khi sinh con sau 35 tuổi, bé sẽ được bú sữa mẹ lâu hơn.
2. Cần có sự chuẩn bị tốt trước khi mang thai
Bạn nên chuẩn bị tâm lý trước về những vấn đề tiềm ẩn khi sinh con ở tuổi 35.
Khả năng thụ thai ở độ tuổi này đối với phụ nữ sụt giảm thấy rõ, bởi đã qua
khoảng thời gian màu mỡ cho việc sinh nở. Nguy cơ dị tật bẩm sinh khi mang thai
lớn tuổi cũng tăng dần theo từng năm. Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch trước, chuẩn
bị cả phương án B nếu xảy ra bất cứ tình huống nào.
Việc cần thiết nhất lúc này, bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ để thảo luận
về tình hình sức khỏe, lối sống cũng như kế hoạch mang thai của bạn. Bạn có thể
sẽ được yêu cầu thực hiện buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện. Trong buổi thăm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


khám, bạn nên chuẩn bị sẵn tiền sử bệnh tật của bản thân cũng như gia đình để
cung cấp thông tin cho bác sĩ.
Trước thời điểm thụ thai khoảng 3 tháng, bạn nên bắt đầu bổ sung vào thực đơn
hằng ngày nguồn vitamin cần thiết, đặc biệt là axit folic. Lối sống cũng cần được
điều chỉnh vào lúc này. Nếu bạn hoặc anh xã có thói quen hút thuốc, uống rượu,
cai ngay từ bây giờ. Nếu cân nặng là một trở ngại, tham khảo ý kiến của bác sĩ về
chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Từ bỏ thói quen xấu, đồng thời thêm vào những thói quen lành mạnh, chẳng hạn
ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ăn uống bổ dưỡng và thư giãn. Dành thời gian tham gia các
hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí trong lành, tự nhiên.


3. Những điều cần biết khi mang thai ở tuổi 35
Đừng lỡ hẹn lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là những buổi xét nghiệm máu, kiểm
tra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bạn có thể được yêu cầu sàng lọc trước khi sinh, điển
hình là chọc ối để có kết quả chính xác nhất. Hãy tin vào bản năng của mình, nếu
cảm nhận có gì bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Về chuyện làm đẹp khi mang thai, hạn chế ở mức tối thiểu, đặc biệt là nhuộm tóc,
làm móng. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bởi nó là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh
này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường sau này ở cả mẹ lẫn bé. Cá chứa nhiều thủy
ngân cũng nằm trong danh sách cấm kỵ khi mang thai.
Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa, tham
khảo ngay danh sách những điều cần tránh khi mang thai sau để đảm bảo một thai
kỳ siêu khỏe mạnh!
Để cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn, bạn có thể thường xuyên đi massage. Ngủ, ăn
uống, tập luyện và thư giãn điều độ sẽ giúp bạn vượt qua thai kỳ suôn sẻ và khỏe
mạnh. Bài tập thiền hay yoga chính là lựa chọn lý tưởng để ổn định sức khỏe, cũng
như sự dẻo dai cho cơ thể.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Những việc mẹ nên làm khi chuẩn bị mang thai ở tuổi 35



Nhờ vả trước vài bạn đồng nghiệp thân thiết hỗ trợ kịp thời nếu bạn gặp bất cứ
tình huống cần trợ giúp nào. Tốt nhất, đưa cho họ tờ thông tin liên lạc với anh
xã hoặc người thân khi xảy ra chuyện, cả thông tin về bác sĩ cũng như bệnh
viện bạn dự định sinh con.



Chăm đọc sách và cẩm nang mang thai.



Tham gia lớp học tiền sản.



Tránh uống thuốc trị bệnh trừ khi bác sĩ yêu cầu.



Không nên đọc những mẩu chuyện tiêu cực về sinh nở.



Đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai.



Để tâm đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai, chuẩn theo từng tháng.




Tập thể dục đều đặn, đơn giản nhất là đi bộ ít nhất 1,6km 4lần/tuần.



Đừng kiêng quan hệ khi mang thai, tận hưởng nó!



Giảm tần số tiếp xúc với hóa chất, hương liệu, phẩm màu nhân tạo.



Không hâm nóng thức ăn bằng nhựa.



Tham gia các hoạt động ngoài trời, tự nhiên.



Giữ không gian xanh trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể.



Ngủ đủ hoặc hơn 8 tiếng/ngày.



Để tâm trí, cơ thể thư giãn bằng cách thiền định mỗi ngày.


Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các mẹ biết cách chuẩn bị thật tốt khi mang thai
trên 35 tuổi. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên đồng hành
cùng VnDoc để biết thêm nhiều thông tin tốt cho sức khỏe cả nhà nhé!

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×