Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon hóa học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.83 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THƢỜNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON
- HÓA HỌC LỚP 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THƢỜNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON HÓA HỌC LỚP 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Hoan


HẦ NỘI – 2015


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT) trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh
tế đi đôi với BVMT và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia.
Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác BVMT, trong đó có
công tác giáo dục BVMT. Điều 155 trong Luật BVMT [5] có ghi: “Chương trình
chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường”.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ-TƯ về
“Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước” với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi
trường là chính”. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải
pháp số 1 trong 7 giải pháp BVMT của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo
dục BVMT vào chương trình sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng
dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ
thông”[17].
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ra chỉ thị về việc tăng cường
công tác giáo dục và BVMT. Chỉ thị đã xác nhận nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục
phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và BVMT [2].
Trong giai đoạn hiện nay, nền Giáo dục và đào tạo theo định hướng tiếp cận
năng lực, tích hợp và phân hóa sâu. Ở THCS: tích hợp các môn khoa học còn cấp
THPT chú trọng dạy học tích hợp và phân hóa sâu theo ban.[18].
Do dân số ngày một gia tăng kéo theo những hoạt động công nghiệp, sử dụng
phương tiện giao thông... đã sinh ra các chất thải gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hủy
tầng ozon... làm cho Trái Đất ngày một nóng lên kéo theo sự biến đổi khí hậu. Môi
trường với hiểm họa bị suy thoái, biến đổi đang ngày càng đe dọa cuộc sống của

loài người. Các nhà khoa học và nhà quản lí đã xác định một trong những nguyên

1


nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con
người. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh ý thức BVMT là rất cần thiết.
Bộ môn Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng,
sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó, Hóa học có khả năng giáo dục
BVMT rất to lớn, đặc biệt nội dung phần Hữu cơ Hóa học lớp 11 có nhiều nội dung
có thể tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề giáo dục nhiều nội dung vì đa số các vật
dụng, thức ăn, đồ uống hàng ngày liên quan đến việc sử dụng các chất hữu cơ.
Hà Nội là thành phố đông dân với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt rất đa
dạng, phong phú. Hiện nay Hà Nội đang đứng trước vấn đề ô nhiễm môi trường rất
nặng nề. Việc BVMT là trách nhiệm của cả cộng đồng, mà mỗi công dân ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải được giáo dục, thấm nhuần. Tuy nhiên, trên
thực tế việc thực hiện tích hợp giáo dục môi trường (GDMT) trong bộ môn Hóa học
của các giáo viên (GV) nói chung, ở Hà Nội nói riêng nhất là khu vực ngoại thành
còn chưa được chú trọng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN
XUẤT CỦA HIĐROCACBON - HÓA HỌC LỚP 11” với hy vọng giúp cho học
sinh có những hiểu biết và hành động thiết thực góp phần BVMT.
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm,
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học
tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn
đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng với nhiều môn học trong đó

có bộ môn Hóa học ở trường THPT, nhằm hình thành và phát triển năng lực cho
học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và
đào tạo.

2


Giáo dục môi trường được bắt đầu nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên
70, còn GDMT trong nhà trường phổ thông được thực hiện vào đầu năm 1981 với
một số nội dung của SGK được cải tiến. Đây cũng là thời điểm các công trình
nghiên cứu khoa học về vấn đề này được phát triển. Năm 1986, tác giả Nguyễn
Dược đã đề cập đến việc GDMT trong nhà trường phổ thông, trong đó khẳng định
tầm quan trọng của GDMT ở Việt Nam. Từ đó trở đi, công tác GDMT trong nhà
trường phổ thông mới thực sự được chú trọng.
Gần đây, vấn đề lồng ghép, tích hợp GDMT thông qua môn Hóa học đã được
nghiên cứu trong một số đề tài [1][6][7][13][14]. Trong đó, các tác giả [7] [6] [13]
đã tích hợp GDMT phần vô cơ trong chương trình Hóa học lớp 10 và 11 thông qua
hệ thống bài tập hoặc sử dụng một phương pháp duy nhất, còn các tác giả [1][14]
cũng mới chỉ tuyển chọn, xây dựng các bài tập và tư liệu cho toàn phần Hóa học
hữu cơ THPT nên còn sơ lược. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tích hợp GDMT phần
Hóa học hữu cơ lớp 11. Hơn nữa, tập trung vào một số chương sẽ được đầu tư thời
gian, trí lực, mục tiêu giáo dục sẽ được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tích
hợp GDMT vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học, vì thế rất cần
nhiều nghiên cứu khác để GDMT trong trường phổ thông thực sự góp phần cùng sự
phát triển bền vững quốc gia.
3. Mục đích nghiên cứu
Tích hợp GDMT trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11)
nhằm giúp học sinh tăng hứng thú với bài học, sự hiểu biết và ý thức BVMT, đồng
thời giúp phát triển năng lực xử lí môi trường .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình dạy học tích hợp ở một số trường Trung học
phổ thông (THPT).
- Đánh giá thực trạng của việc giáo dục BVMT trong dạy học Hoá học nói chung và
dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11) ở một số trường THPT trên
địa bàn huyện Đan Phượng, Phúc Thọ - Hà Nội.

3


- Nghiên cứu cấu trúc và nội dung phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11) .
Lựa chọn nội dung tích hợp GDMT và đề xuất biện pháp sử dụng. Xây dựng bài
dạy tích hợp GDMT phần dẫn xuất của hiđrocacbon.
- Đề xuất phương án tích hợp các nội dung đã lựa chọn vào một số bài, nội dung cụ
thể của phần Dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11).
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi cũng như hiệu quả của việc tích hợp
giáo dục BVMT trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11).
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Các trường THPT trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Đan Phượng – Hà Nội, giáo
viên (GV) và học sinh (HS) các khối lớp ở các trường đó.
Quá trình dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11).
Môi trường tự nhiên.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Tích hợp GDMT trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11)
ở trường THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động tích hợp GDMT của GVvà HS trong phần dẫn xuất của
hiđrocacbon (Hóa học 11) tại một số trường THPT ở hai huyện Phúc Thọ và Đan
Phượng của Thành phố Hà Nội.

7. Giả thuyết khoa học
Xây dựng và sử dụng hợp lí các phương pháp tích hợp GDMT thông qua dạy
học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11) sẽ làm tăng hứng thú trong học
tập, sự hiểu biết và ý thức BVMT, đồng thời cũng giúp phát triển năng lực xử lí môi
trường mà vẫn đảm bảo tính vừa sức cho HS.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp về:

4


-

Các chính sách về Giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

-

Các định hướng đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra – đánh giá
của Bộ GD & ĐT.

-

Các nghiên cứu ở Việt Nam về dạy học tích hợp, trong đó có tích hợp GDMT
8.2. Nghiên cứu thực tiễn
Điều tra

-

Đối tượng, địa bàn điều tra: GV các trường THPT, HS các khối lớp 11 các trường

THPT thuộc 2 huyện Phúc Thọ, Đan Phượng – Thành phố Hà Nội.

-

Nội dung điều tra:
Sử dụng các loại phiếu điều tra với GV nhằm tìm hiểu về:
+ Dạy học tích hợp, nhận thức về vai trò, tác động và tầm quan trọng của việc tích
hợp môi trường trong bộ môn Hóa học.
+ Những phương pháp cụ thể mà giáo viên đã áp dụng.
+ Đánh giá về ưu, nhược điểm của những phương pháp đã áp dụng
Sử dụng phiếu điều tra với HS các khối lớp 11 nhằm tìm hiểu về:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc BVMT, trách nhiệm của cá nhân trong việc
BVMT.
+ Năng lực về nhận biết những hiện tượng, nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi
trường trên địa bàn sinh sống.
+ Những ý kiến đề xuất
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu (chọn mẫu ngẫu nhiên)
Phương pháp quan sát

-

Dự một số giờ dạy của các GV trên địa bàn nghiên cứu để bổ sung thông tin cho
phương pháp điều tra
Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5


-


Áp dụng các phương pháp tích hợp môi trường trong dạy học phần dẫn xuất của
hiđrocacbon (Hóa học 11).

-

Kiểm tra kết quả của quá trình nghiên cứu bằng bài kiểm tra chất lượng theo thang
điểm 10 và kết quả từ sản phẩm khi HS thực hiện theo phương pháp dự án.
8.3. Phương pháp thống kê toán học, xử lí kết quả
Từ thực nghiệm sư phạm và thu thập thông tin theo phiếu điều tra, sản phẩm
của hoạt động, bằng phương pháp thống kê, xử lí thông tin. Từ đó sẽ khẳng định
tính đúng đắn của giả thuyết đề ra.
9. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã làm sáng tỏ và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận của việc tích
hợp GDMT trong dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11).
Đề tài đã đánh giá được đặc điểm cơ bản về thực trạng GDMT ở một số trường
của hai huyện Phúc Thọ, Đan Phượng Thành phố Hà Nội.
Xây dựng được nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp GDMT trong dạy
học phần dẫn xuất của hiđrocacbon (Hóa học 11).
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Trung học phổ thông
thông qua dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon - Hóa học lớp 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số vấn đề của dạy học tích hợp
1.1.1.1.

Khái niệm về tích hợp

Theo Từ điển Tiếng Việt “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa
là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” [27].
Theo Từ điển Giáo dục học “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”[10].
Theo Dương Tiến Sỹ (2002) “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ
thống các kiến thức, khái niệm các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các
môn học đó”[22].
Trong Tiếng Anh, tích hợp “integration” là một từ gốc Latinh (integer) có
nghĩa là “toàn bộ, toàn thể”, là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành
phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu
hoạt động của hệ thống ấy.
Như thế, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng
giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất,
hài hòa, trọn vẹn của một hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết, dạy
học tích hợp là một xu hướng được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
1.1.1.2.


Khái niệm dạy học tích hợp

Trong chương trình phổ thông, các môn học có mối liên quan chặt chẽ với
nhau, có thể nói các bộ môn ngày càng thâm nhập vào nhau. Mục tiêu của giáo dục
hiện nay là đào tạo ra những con người có tri thức, biết vận dụng tri thức vào thực

7


tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Trước những đòi hỏi đó, tích hợp ra
đời nhằm đáp ứng những yêu cầu xã hội.
Theo Xaviers Roegiers: “Tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong
đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực
rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho
quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Tích
hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [28].
Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri
thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng
các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát
triển tư duy sáng tạo” [12].
Theo UNESCO, dạy học tích hợp là “một cách trình bày các khái niệm và
nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học,
tránh nhấn quá mạnh hoặc qua sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác
nhau”
Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát
triển năng lực của người học.
1.1.1.3.

Vai trò của tích hợp trong dạy học


Dạy học tích hợp giúp HS trở thành người tích cực, người công dân có năng
lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc
sống.
Dạy học tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng
cường được khối lượng và chất lượng thông tin của chương trình và nội dung SGK
phổ thông. Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các môn trong nhà trường phổ
thông, nhất là tình trạng biệt lập giữa chương trình và SGK ở các cấp học.
Việc giảng dạy tích hợp rèn cho HS ý thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập. Đối với một số nội dung kiến thức,
người GV chỉ nên giới thiệu ở một chừng mực nhất định cần thiết cho sự hiểu biết
tối thiểu về khía cạnh đang đề cập. Nhờ đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2012), Xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu về
môi trường dùng trong dạy học Hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường THPT”.
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD & ĐT về công tác
Giáo dục bảo vệ môi trường.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
Hóa học lớp 11. Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt-Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng. Nxb Đại học Sư phạm.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
6. Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học Hoá
học lớp 10, 11 ở trường THPT . Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
7. Hoàng Thị Thùy Dƣơng (2009), Tích hợp giáo dục môi trường thông qua hệ
thống bài tập thực tiễn chương Nitơ – Photpho, Cacbon – Silic”. Luận văn

thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
8. Dƣơng Văn Đảm (2006), Hóa học quanh ta. Nxb Giáo dục.
9. Cao Cự Giác (2012), Tài liệu tổng ôn tập luyện thi trắc nghiệm Hóa học. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Bùi Hiền (2011), Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển Bách Khoa.
11. Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Giáo dục môi trường địa phương trong dạy
học môn Khoa học lớp 4 cho học sinh tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc
sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội
12. Nguyễn Văn Khải (2008), Vận dụng Sư phạm tích hợp vào dạy học vật lý ở
trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Báo cáo tổng kết đề
tài khoa học cấp Bộ.
13. Nguyễn Thị Lợi (2013), Giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án phần
phi kim Hóa học lớp 11. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Nguyên (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập về giáo dục môi trường trong dạy học phần Hóa học hữu cơ ở trường
THPT. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

9


15. Đặng Thị Oanh (chủ biên) - Phạm Hồng Bắc - Đoàn Cảnh Giang - Phạm
Văn Hoan - Trần Trung Ninh - Đặng Trần Xuân (2015), Hướng dẫn ôn
luyện thi trung học phổ thông Quốc gia. Nxb Đại học Sư phạm.
16 Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa
học ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
17. Quốc hội XI (2004) Nghị quyết số 41/NQ-TƯ về “Bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”.
18. Quốc hội XIII (2014) Nghị quyết số 88./NQ- QH 13 về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
19. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2008), Tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường

trong môn Hóa học THPT, tr24.
20. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2015), Công văn số 9169/SGD&ĐTGDTrH Hà Nội về việc thi Giáo viên giỏi chuyên đề Tích hợp giáo dục môi
trường trong dạy học Hóa học THPT.
21. Dƣơng Tiến Sỹ (2002), Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Tạp chí giáo dục, số 26.
22. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê
Chí Kiên (2007), SGK Hóa học lớp 11. Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Quyền, Bài tập Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan,
Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín,
Nguyễn Phú Tuấn, Sách Giáo viên Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
25. Bùi Cách Tuyến (2014), Vai trò của giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức
về môi trường cho các đối tượng trong xã hội.
26. Từ điển tiếng Việt (1993), Nxb Văn hóa - Hà Nội.
27. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát
triển các năng lực ở nhà trường? (Người dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn
Ngọc Nhị). Nxb Giáo dục.

10



×