I. Vai trò, chức năng của phân phối:
1. Khái niệm:
Phân phối là các quá trình tổ chức, kinh tế, kỹ
thuật nhằm điều hành và vận chuyển hàng hóa từ
nơi sản xuất tới người tiêu dùng đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Gồm các hoạt động diễn ra trong khâu lưu
thông, là cầu nối giữa sản xuất và người tiêu
dùng.
2. Vai trò:
Vai trò của phân phối thể hiện ở:
–
Thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu,
làm cho sản phẩm có mặt trên thị trường đúng
lúc, đúng nơi, tăng cường mức độ bao phủ thị
trường, đưa sản phẩm thâm nhập thị trường mới,
phát triển các khu vực thị trường địa lý mới.
–
Tăng cường liên kết hoạt động sản xuất với
khách hàng, trung gian và triển khai tiếp các hoạt
động khác: giới thiệu sản phẩm mới, khuyến mãi,
dịch vụ sau bán hàng… nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu thị trường.
–
Giúp cho doanh nghiệp tạo sự khác biệt cho thương
hiệu và trở thành vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.
–
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt được các mục
tiêu đề ra.
3. Chức năng của phân phối:
Chức năng của phân phối là những tác động vốn có,
bắt nguồn từ bản chất của hoạt động lưu thông hàng
hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Phân phối
thực hiện các chức năng cơ bản sau:
–
Một là thay đổi quyền sở hữu tài sản: quá trình
phân phối chính là quá trình chuyển giao quyền
sở hữu tài sản từ người sản xuất đến người bán
buôn, bán lẻ và cuối cùng đến người tiêu dùng.
–
Hai là vận động di chuyển hàng hóa: là chức
năng quan trọng nhất của phân phối, thông qua
các hoạt động dự trữ, lưu kho, bốc xếp vận
chuyển, đóng gói và bán hàng. Kết hợp hài hòa
giữa “lực kéo” và “lực đẩy”, tạo ra một tổng hợp
lực, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hòa. Quá trình
vận động hàng hóa dưới tác động của “lực đẩy”
và “lực kéo”.
•
“Lực đẩy” được tạo nên bởi các phần tử trung gian
phân phối.
•
“Lực kéo” được tạo nên bởi các hoạt động xúc tiến
bán hàng, kích thích người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa
của doanh nghiệp
–
Từ đó hình thành hai loại chiến lược
•
“Chiến lược đẩy” là hoạt động và giải pháp nhằm
tác động vào các phần tử trung gian để khuyến khích
họ đẩy hàng của doanh nghiệp ra thị trường.
•
“Chiến lược kéo” bao gồm các hoạt động tác động
vào người tiêu dùng nhằm lôi kéo và kích thích họ sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp.