Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.25 KB, 13 trang )

1

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
Câu 18: Sự cần thiết khách quan và tác dụng của phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Trả lời:


Sự cần thiết khách quan
- Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa.

Hệ thống thị trường quốc gia gắn kết với thị trường thế giới.
- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, sự cần thiết phát triển
kinh tế thị trường là do những điều kiện của phát triển kinh tế hàng hóa
vẫn còn tồn tại:
+ Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của sự tồn tại sx hàng
hóa đang phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu ở nước ta.
+ Sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác
nhau tạo nên sự tách biệt tương đối về kinh tế độc lập trong thời kỳ quá
độ cũng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế hành
hóa và kinh tế thị trường ở nước ta.
+ Quan hệ hàng- tiền còn cần thiết trong kinh tế đối ngoại. Mỗi quốc
gia là người chủ sở hữu riêng biệt đối với các hàng hóa troa đổi trên thị
trường thế giới.
+ Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại.


Tác dụng của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH còn

mang nặng tính tự cấp tự túc, vì vậy sx hàng hóa phát triển sẽ phá vỡ




2

dần kinh tế tự nhiên, chuyển thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội
hóa sx.
- Kinh tế thị trường tạo động lực thúc đẩy lực lượng sx phát triển.
- Trong nền kinh tế thị trường, người sx phải xăn cứ vào nhu cầu tiêu
dùng của xã hội trên thị trường để quyết định sx sản phẩm gì, với khối
lượng bao nhiêu, chất lượng ntn.
=>Như vậy, phát triển nền kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất
yếu kinh tế, một nhiệm vụ cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành
nền kinh tế hiện đại, hợp tác quốc tế.
Thực tiễn 30 năm đổi mới đã chứng minh phát triển kinh tế thị trưởng
ở nước ta là đúng đắn. Nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng năm
đạt bình quân: 7%, thế lực của nước ta ngày càng mạnh trên trường quốc
tế.
Câu 19: Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trả lời:
Thứ nhất: Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế đẻ
xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống của
nhân dân và tất cả các thành viên trong xã hội, thực hiện dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


3


- Phát triển lực lượng sx hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sx
phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý, phân phối. với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, giáo dục, xâ dựng
nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa M-LN, tư
tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các mặt.
Thứ hai: Nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
-Trong thời kỳ quá độ nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức
sở hữu, tương ứng với các hình thức sở hữu là các thành phần kinh tế.
Các thành phần kinh té cùng tồn tại khách quan, bình đẳng và là những
bộ phận cần thiết của nền kinh tế.
- Việc xác lập vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là vấn đề
có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị
trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN.
- Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sx theo định
hướng XHCN là thúc đẩy phát triển lực lượng sx, cải thiện đời sống của
nhân dân…….
Thứ ba: Nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
-Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có sự
quản lí của nhà nước XHCN- nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Nhà nước XHCN quản lí nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược,
kế hoachj, chính sách…. Để kích thích sx, giải phóng sức sx, phát huy


4

tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo
vệ quyền lợi của nhân dân lao động
Thứ tư: Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện nhiều hình

thức phân phối, trong dó phân phối theo lao động là chủ yếu.
- Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, tồn tại nhiều hình thức phân
phối:
+ Phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
+ Phân phối theo mức đóng góp vốn và nguồn lực khác vào sx
kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
- Sự khác biệt giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh
tế thị trường TBNC là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân
phối theo lao động.
- Phân phối theo lao động là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của
chế độ công hữu, vì thế nó được xác định là hình thức phân phối tạo
động lực :
+ Kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động của
sx kinh doanh, hạn chế những bất công xã hội,
+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội
ngay trong tùng bước phát triển.
Thứ năm: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế
mở, hội nhập quốc tế.
-Sự tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, quá
trình quốc tế hóa đời sống kinh tế nên sự phát triển của mỗi quốc gia


5

ngày càng gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau. =>Mở cửa kinh tế, hội nhập
vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta =>Thu hút vốn,
kỹ thuật, công nghệ hiện đại .….
- Thực hiện mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa,
đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới, thực hiện thông lệ trong quan hệ quốc tế, nhưng vẫn giữ

được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong
quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 20: Những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam?
Trả lời:
Thứ nhất: Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành
phần.
-Thừa nhận việc tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế, coi
đó là cơ sở cho kinh tế hàng hóa phát triển, phải tạo điwù kiện cho các
tahnhf phần kinh tế phát triển trên cơ sở cùng bình đẳng trước pháp luật.
- Không ngừng đổi mới, củng cố, phát triển kinh tế nhà nước và
kinh tế hợp tác trở thành nền tảng của nền kinh tế.
Thứ hai: Đẩy mạnh CNH, HĐH, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ, trên cơ sở đó mở rộng phân công lao
động xã hội.


6

- Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sx và trao đổi hàng
hóa. Vì vậy để phát triển kinh tế hàng hóa, phải đẩy mạnh phân công lao
động xã hội.
- Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước
nhảy vọt, gắn CNH với HĐH, tận dụng mọi khả năng để đạt được những
hiệu quả tốt nhất.
- Cùng với việc trang bị khia học- kỹ thuật hiện đại cần tiến hành
phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vị cả nước, hình
thành cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm khai thác tốt nguồn lực của đất nước,
tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh

tế.
Thứ ba: Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
-Trong nền kinh tế thị trường hầu hét các nguồn lực kinh tế đều
thông qua thị trường và được phân bố một cách tối ưu.
- Để xây dựng và pát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN chúng ta phải hình thành và phát triển đồng bộ các laoij thị
trường. Trong những năm tới chúng ta cần tập trung:
+ Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh
vực Nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp,
tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá.


7

+ Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn
và thị trường tiêng tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở
rộng và nâng cao chất lượng thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
+ Phát triển thị trường bất động sản gắn với kế hoạch và quy
hoạch phát triển đồng bộ nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai.
+ Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào
tạo.
+ Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đổi mới
cơ chế, chính sách để phần lớn các sản phẩm khoa học công nghệ trở
thành hàng hóa.
Thứ tư: Mở rộng và nâng cao hiệ quả kinh tế đối ngoại.
-Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kịnh
tế khu vực và thế giới mới thu hút được vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện
đại để khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước nhằm phát triển
kinh tế.

- Khi mở rộng kinh tế đối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình
đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Mở
rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các hình
thức kinh tế đối ngoại.
- Hiện nay cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm
của kinh tế đối ngoại, giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản
xuất để phục vụ sản xuất. tranh thủ mọi khả năng và nhiều hình thức để


8

thu hút vốn, sản phẩm công nghệ tiên tiến, có tỉ trọng xuất khẩu cao và
sử dụng vốn vay có hiệu quả.
- Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế, các diễn đàn, các
tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích
hợp.
Thứ 5 : giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Giữ vũng ổn định chính trị luôn là nhân tố quan trọng để phát
triển vì nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài
nước yên tâm đầu tư.
- Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò
lãnh đạo của ĐCS VN, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước phát
huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân thông qua việc đưa ra chủ
trương chính sách phù hợp với lợi ích nguyện vọng của nhân nhân, tạo
được niềm tin trong nhân dân.
- Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý
nền kinh tế nhiều thành phần, nó tạo nên hành lang pháp lý cho mọi hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Thứ 6 : xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hoàn
thiện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản

lí kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.
- Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước phải được kiện
toàn phù hợp với nhu cầu của kinh tế thị trường bao gồm : điều tiết bằng


9

chiến lược và kế hoạch kinh tế, pháp luật, chính sách và các đòn bẩy
kinh tế, hành chính, giáo dục và cả bằng dăn đe, trừng phạt vân vân.
- Mỗi cơ chế quản lí kinh tế phải có đội ngũ cán bộ quản lí kinh doang
tương ứng.
Câu 21: Vai trò và các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
Trả lời:


vai trò :
Cơ chế thị trường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hóa một cách có

hiệu quả, nhưng cơ chế đó cũng có nhiều khuyết tật. nhà nước XHCN ở
nước ta có những chức năng kinh tế sau đây :
Một là : nhà nước bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và
thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo môi trường thuận lợi là điều kiện
cần thiết cho kinh tế phát triển
-Ổn định chính trị kinh tế xã hội là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho
sự phát triển của đất nước.
- Ổn định về chính trị : là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
dưới sự lãnh đạo của đảng nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước theo
hướng XHCN.
- Ổn định nền kinh tế : là ổn định về các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc

biệt là chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.
- Ổn định về xã hội là tạo niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà
nước trên cơ sở đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội.


10

- Hệ thống pháp luật phải đồng bộ, nghiêm minh.
Hai là : nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện
điều tiết các hoạt động kinh tế đê đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng
ổn định
-Nhà nước xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển, trực tiếp
đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển.
- Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động của các cuộc
khủng hoảng kinh tế lạm phát nhà nước phải sử dụng chính sách tài
chính và chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để ổn định và tạo điều
kiện cho nền kinh tế phát triển.
Ba là : nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
-Nhà nước phải thực hiện các bienj pháp ngằm ngăn chặn những tác
động tiêu cực để nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội.
- Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệ quả của hoạt động
thị trường =>Nhà nước có nhiệm vụ là đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
và chống độc quyền để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thị
trường.
Bốn là: Nhà nước hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, thực hiện công bằng xã hội.
-Xã hôi có sự phân hóa người sx thành kẻ giàu người nghèo=> Nhà
nước phải thực hiện phân phói thu nhập quốc dân một cách công bằng,
thực hiện tang trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.



11

- Cơ chế tác động của Nhà nước vào nền kinh tế với ba tư cách chủ
yếu:
+ Với tư cách là người thiết lập: nhà nước đưa ra các kế hoạch tác
động trực tiếp vào phương hướng đầu tư và phát triển kinh tế.
+ Với tư cách là người điều chỉnh: nhà nước tác động vào cả 2 lĩnh
kinh tế và xã hội ở mức độ và phạm vi khác nhau.
Nhà nước thong qua hệ thống pháp luật , các quy định, chính sách…
để định hướng phát triển nền kinh tế vào những mục tiêu nhất định
+ Với tư cách là người đầu tư kinh doanh: Nhà nước trực tiếp sx kinh
doanh những hàng hóa và dịch vụ công cộng, phát triển kết cấu hạ tầng.


Công cụ quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Một là: kế hoạch và thị trường
-Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà

nước theo định hướng XHCN đòi hỏi phải sử dụng 2 công cụ quản lí cơ
bản là kế hoạch và thị trường , việc sử dụng 2 công cụ này không thể
tách rời nhau.
- Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kế hoạch hóa phải
bao quát được tất cả thành phàn kinh tế, tất cả các quan hệ thị trường
trong và ngoài nước
- Kế hoạch nhà nước bao gồm: kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn
hạn.
Hai là: Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt động có
hiệu quả.



12

Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là những thành phần kinh tế nền
tảng, đảm bảo cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định
hướng XHCN, các thành phần kinh tế này có vai trò mở đường và hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững
của nền kinh tế.
Ba là: hệ thống pháp luật
-Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết hoạt
động của các tổ chức kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển theo
định hướng XHCN, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu
cực, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại.
- Hệ thống pháp luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế- xã hội có thể
khái quát lại trong năm lĩnh cực sau:
+ Xác định các chủ thể pháp lí, tạo cho họ quyền và nghĩa mang tính
thống nhất.
+ Quy định các quyền về kinh tế như quyền sở hữu, quyền sử dụng….
+ Về hợp đồng kinh tế: các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp đồng dựa
trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện, …..
+ Về sự đảm bảo của nahf nước đối với các điều kieenjc hung của nền
kinh tế có các luật: Luật bảo hộ lao động, Luật môi trường…
+ Về luật kinh tế đối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bốn là: các công cụ tài chính, tiền tệ
-Chính sách tài chính:


13

+ Chính sách thuế đúng đắn=> tạo nguồn thu ngân sách nhà nước,

khuyến khích xuất khẩu, sx, ……
+ Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng có ảnh hưởng quyết định
đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội.
-Chính sách tiền tệ:
+ Là công cụ quản lí vĩ mô trọng yếu. Trong chính sách tiền tệ lãi suất
là công cụ quan trọng, là phương tiện điều tiết cung, cầu tiền tệ, tác động
đến tiêu dùng, tiết kiệm và đàu tư của dân chúng.
-Việc nới lỏng hay thắt chặt cung tiền tệ. kiềm chế lạm phát thông qua
hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Năm là: Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại
-Để mở rộng và nâng cao kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều
công cụ, trong đó chủ yếu là xuất nhập khẩu, hạn ngạch….
- Thông qua đó nhà nước có thể khuyến khích việc xuất nhập khẩu,
bảo hộ một cách hợp lí sx trong nước, nâng cao sức cangh tranh của
hàng hóa Việt Nam, thu hút vốn đầu tư, giữ đọc lập chủ quyền quốc gia,
lợi ích của dân tộc theo định hướng XHCN.



×