Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu xây dựng và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo cho học sinh tại trường tiểu học quốc tế olympia – khu đô thị trung văn – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.67 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI
DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ O CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ
TRUNG VĂN - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ LỒNG GHÉP NỘI
DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ O CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUỐC TẾ OLYMPIA – KHU ĐÔ THỊ
TRUNG VĂN - HÀ NỘI
Chuyên ngành:
Mã số:


Khoa học môi trường
60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đỗ Hữu Tuấn
PGS.TS. Vũ Văn Mạnh

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua, giúp tôi
trưởng thành hơn trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hữu Tuấn và PGS.TS. Vũ Văn
Mạnh, người đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, giáo viên trường tiểu học Quốc tế Olympia đã tạo
điều kiện, tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báo cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học K20 của
trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, động
viên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì
vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người có chuyên
môn trong lĩnh vực giáo dục môi trường để luận văn của tôi có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2015

Học viên

Đặng Thị Hồng Nhung



MỞ ĐẦU
Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn
đề cấp bách trong những năm gần đây. Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặc
biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đất
nước, của cả nhân loại. Đất nước càng phát triển, tham vọng của loài người ngày
càng tăng lên. Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi hành vi kể cả việc làm
tổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiếm lợi
nhuận trước mắt. Họ không nhận thức được rằng chính những hành động đó đã đẩy
môi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc có thể họ biết nhưng không thực
sự quan tâm. Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn
hàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các
giải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm. Liệu
những việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận,
đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai
như động đất, sóng thần, lũ lụt...?
Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì
lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập
trung vào con người. Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sự
sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng là thời gian.
Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có
ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành. Vì vậy, giáo dục có tầm quan
trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiể u ho ̣c. Đặc biệt là trẻ 6 –
11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về
tình cảm... Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám

phá, cho nên giáo dục Tiể u ho ̣c đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.
Giáo dục Tiể u ho ̣c là ngành h ọc chiếm vị trí quan trọng, mở đầu trong hệ
thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách

5


con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, tiếp thu các
giá trị truyền thống dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục môi trường đối với ho ̣c
sinh Tiể u ho ̣c, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và lồ ng ghép nội
dung giáo dục môi t rường vào chương trình đào ta ̣o cho học sinh tại trường tiểu
học quốc tế Olympia – Khu đô thi ̣ Trung Văn – Hà Nội”

6


KẾT LUẬN
1. Kết luận
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào
tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng của giáo dục
bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi
trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân
thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em chưa hình thành được tình yêu
thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới xung quanh, có
thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy,
nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết
định đối với việc hình thành những phẩm chất đó.
Trường tiểu học Quốc tế Olympia với trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo cho các
em học tập và vui chơi, phát triển toàn diện các lĩnh vực về thể chất; nhận thức; tình

cảm - quan hệ xã hội; ngôn ngữ - giao tiếp và phát triển thẩm mĩ. Và việc giáo dục
học sinh biết BVMT, trường đã thực hiện khá tốt, sử dụng hình thức tích hợp vào
hầu hết các chủ đề học của khung chương trình GDTH.
Sau một thời gian nghiên cứu, xây dựng chương trình GDBVMT cho học sinh
ở cấp độ tiểu học tại trường tiểu học Quốc tế Olympia, nghiên cứu của tôi đã thu
được những kết quả khá khả quan, đó là:

- Nội dung GDBVMT mà luận văn thực hiện đã được giáo viên trong trường
đánh giá là phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phương pháp thực hiện
trong tiết học phù hợp với nội dung, đã tạo không khí học tập tích cực, sôi nổi, gây
hứng thú cho các em qua các hoạt động học mà chơi - chơi mà học. Chính vì vậy,
sau khi chương trình kết thúc thì nhà trường đã áp dụng một số nội dung đã thử
nghiệm vào chương trình giáo dục của cấp độ tiểu học ;

- Nội dung GDBVMT được thực hiện cho tất cả các khối tiểu học từ lớp 1 đến
lớp 5, thì học sinh lớp 1, 2, 3 có nhận thức và hiểu biết về vấn đề BVMT ở mức độ
giản đơn hơn;

7


- Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cất đồ dùng học
tập đúng nơi quy định ở tất cả các lứa tuổi đều đã tăng lên nhiều so với trước khi tôi
thực hiện chương trình; học sinh biết sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt tăng
từ 60% - 100% (đối với lớp 4,5). Ngoài ra, các em đã nhận biết và phân loại rác
tăng từ 60 – 90% (đối với lớp 4, 5) và 40% - 70% (đối với lớp 1, 2, 3);

- Học sinh đã biết giúp đỡ gia đình, hứng thú tham gia làm các công việc nhẹ
nhàng như quét nhà, tưới cây, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; ngoài ra các em còn biết
hành vi nào của mọi người là BVMT hay phá hoại môi trường;


- Giáo viên và phụ huynh học sinh đã có kiến thức về môi trường hiện nay và biết
BVMT ở mức độ nào đó, từ đó mọi người quan tâm tới việc giáo dục các em BVMT
nhiều hơn qua những sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kiến nghị
Sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu xây dựng và lồng ghép GDBVMT
vào chương trình đào tạo cho học sinh tại trường tiểu học Quốc tế Olympia, luận
văn xin có một số kiến nghị sau:

- Xây dựng hoàn thiện chi tiết bài giảng tích hợp và lồng ghép nội dung giáo
dục bảo mệ môi trường trong các môn học, chú ý đến mức độ tích hợp và lựa chọn
phương pháp sao cho phù hợp với từng độ tuổi trong cấp độ tiểu học;

- Tiếp tục đi sâu, khai thác vào các vấn đề môi trường và cho các em quan sát,
tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn để các em nhận thấy màu sắc cuộc sống
khi có hoặc không có rác thải khác nhau như thế nào. Và trong mọi hoạt động, học
sinh nên đóng vai trò là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ khi
các em thật sự cần;

- Nghiên cứu cách làm các đồ chơi từ những nguyên – vật liệu tái sử dụng
được để cùng học sinh vui chơi sáng tạo. Chẳng hạn như dùng vỏ trứng, vỏ
sò/ốc/hến được sơn nhiều màu, có bôi hồ dán, dán lên một bức tranh đen trắng (con
cá, bình hoa...) tạo nên những sản phẩm vừa lạ vừa đẹp. Mục đích để học sinh phát
triển toàn diện các lĩnh vực thể chất, phát triển nhận thức (luyện các giác quan),
phát triển ngôn ngữ (thuyết trình lưu loát), phát triển thẩm mĩ (biết phân bổ bố cục
màu sắc)...

8



- Khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng về BVMT qua tất cả các nguyên –
vật liệu mà các em có thể sử dụng được, không hạn chế, giới hạn cách thức thực hiện.
Sau đó, tổ chức các cuộc triển lãm tranh, triển lãm đồ chơi tự thiết kế... hay ngày hội
của bé về chủ đề BVMT, tuần lễ nước sạch;

- Tổ chức buổi truyền thông BVMT tới các bậc phụ huynh, trong đó có các trò
chơi có sự phối hợp giữa trẻ và phụ huynh cùng thực hiện;

- Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường của học sinh: ở gia đình, trường học và
trong công đồng nói chung;

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2000), Môi trường. NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Huy Bá – Phạm Xuân Hậu – Nguyễn Đức Vũ – Đàm Nguyên Thùy Dương
(2002), Giáo dục môi trường, NXB GD.
3. Bộ Chính trị (1998), “Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Số 36/1998/CT-TW
4. Bộ giáo dục và đào tạo – Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2003), “Dự
thảo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Tiểu học”.
5. Bộ giáo dục và đào tạo – Viện chiến lược và chương trình giáo dục (2003), “Dự
thảo tài liệu hướng dẫn tích hợp với giáo dục môi trường trong chương
trình tiểu học”.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn

học ở cấp Tiểu học Hà Nội”.
7. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Tạp chí giáo dục số 85.
8. Nguyễn Thị Kim Chương (1999), “Giáo dục môi trường qua môn Địa Lý”,
NXB GD.
9. Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (1992), Kí kết tại Hội nghị thượng đỉnh về
Môi trường và Phát triển tại Rio de Janero, Braxin.
10. Nguyễn Hữu Dục, Vũ Thu Hương, Nguyễn Thị Vân Hương, Nguyễn Thị Thấn
(2003), “Giáo dục môi trường trong trường tiểu học”,Trường ĐHSP Hà Nội.
11. Nguyễn Trường Giang (1996), “Môi trường Và luật quốc tế về môi trường”,
NXB Chính trị Quốc gia.
12. Nguyễn Phi Hạnh – Nguyễn Thị Thu Hằng (1994), “Giáo dục môi trường qua
môn Địa Lý”, NXB GD.
13. Nguyễn Thị Bích Hảo (2011), Bài giảng môn học Giáo dục và truyền thông môi
trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam.

10


14. Vũ Thục Hiền, Phan Nguyên Hồng (2005), Giáo dục môi trường trong các
trường học.
15. Nguyễn Thị Vân Hương (2000), “Mội số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục môi trường cho học sinh tiểu học”, NXB ĐHSP HN
16. Nguyễn Thị Vân Hương (2000), “Mội số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục môi trường cho học sinh tiểu học”, NXB ĐHSP HN
17. Lê Văn Khoa (chủ biên), Phan Văn Nha, Phan Thị Lạc, Nguyễn Thị Minh
Phương (2009), Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, NXB giáo dục, tr.
158 -159.
18. Nguyễn Hữu Long (2010), chuyên đề “Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong chương trình đào tạo – một trong những biện pháp nhằm

hình thành nhận thức bảo vệ môi trường”, tr.4 – 5.
19. Bùi Thị Nga (2010). Cơ sở khoa học môi trường. NXB ĐHCT
20. Nguyễn Hồng Ngọc (1993), “Thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh tiểu
học thông qua môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, Trường ĐHSP HN
21. Hoàng Đức Nhuận (1999), “Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi
trường”, NXB GD.
22. Sở giáo dục và đào tạo (tháng 9/2010), báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu các
biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học thông
qua các hoạt động giáo dục”, UBND tỉnh Hải Dương, tr. 9 -12, 13 -16, 19 20.
23. Phạm Đình Thái (1991), Vị trí và nhiệm vụ các hoạt động giáo dục môi trường
ở nước ta. Báo cáo tại HNKH về GDMT nhân ngày Môi trường thế giới do
trường CĐSP Hà Nội tổ chức 4/6/1991.
24. Bùi Cách Tuyến (2012), hội thảo “Vai trò của giáo dục, đào tạo & nâng cao
nhận thức về môi trường cho các đối tượng xã hội”, Tổng cục Môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tr. 39 – 40.

11


II. Tiếng Anh
25. Bernie Badegruber (2010), 101 Life Skills Games for Children, Hunter Hous.
26. David A. Kolb (2011), Experiential Learning: Experience as the Source of
Learning and Development, Prentice Hall PTR.
27. John Dewey (1990), The school and Society, The University of Chicago.
28. Joy Palmer, Wendy Goldstein, Anthony Curnow (1995), Planning education to
care for the earth, Editors: Commission on Education and Communication,
The World Conservation Union.
29. Miller, Julius S (1992), What is Needed to be a Good Teacher, The 163
Weekend Australian.
30. Ryan Frank a. Stephen Ray (1991), The Environment Book, The Mac Millian

Company of Australia.
31. Sharma R. C. (1975), Population, Environment and Development, UNESCO,
Bangkok.
32. Stapp, B. and D. A. Cox (1979), Environmental Education Activities Manual,
Michigan

12



×