Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thực hiện phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.67 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THẾ DÂN

THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THẾ DÂN

THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS Lưu Minh Văn

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................................5
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn ................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................9
5. Cở sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu ................................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...............................................................10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................10
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC ..................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ..............................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Vị trí Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVNError!

Bookmark

not defined.
1.1.2. Chức năng Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước CHXHCNVN
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm phản biện xã hội và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcError!
Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm phản biện xã hội ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái niệm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcError!

Bookmark

not

defined.

1.3. Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcError! Bookmark
not defined.
1.3.1. Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcError! Bookmark not defined.
1.3.2. Mục tiêu thực hiện phản biện xã hội ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Nội dung và phương thức thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
........................................................................... Error! Bookmark not defined.


1.3.4. Các yếu tố quy định hiệu quả thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ..... Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG II. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC TỈNH NINH BÌNH ....................Error! Bookmark not defined.
2.1. Hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Triển khai kế hoạch thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
tỉnh Ninh Bình ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Kết quả hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình
.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Những hạn chế, bất cập .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả chức năng phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình ............................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việ t Nam, yêu cầu
phản biện xã hội. ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Ninh
Bình .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc .................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Từng bước nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dânError! Bookmark


not

defined.
2.2.5. Đối với các hình thức kiểm soát quyền lực khácError!

Bookmark

not

defined.
2.2.6. Tạo lập các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhError!

Bookmark

defined.
KÊT LUẬN ................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................11

not



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi, chuyển biến lớn
lao về mọi mặt; Kinh tế - Chính trị - văn hóa – xã hội. Cùng với đất nước Ninh Bình đã
có những bước tiến quan trọng đang dần khẳng định vị thế của mình trên con đường phát
triển chung của đất nước. Về chính trị: hệ thống chính trị của Tỉnh ngày càng hoàn chỉnh,
các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống và được

thực hiện có hiệu quả khiến nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Tỉnh Ninh Bình cũng như
cả nước đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp mới phát sinh trong quá trình phát
triển đòi hỏi cần những giải pháp có hiệu quả nhằm giải phóng nguồn lực và tạo động lực
mới cho sự phát triển.
Vậy đâu là giải pháp có thể tạo ra những động lực mới đó? Đương nhiên câu trả
lời có thể có nhiều và trong đó có giải pháp ấy là mở rộng phản biện xã hội, phát huy vai
trò của Mặt trận Tổ quốc thực hiện phản biện xã hội. Đây là vấn đề chung của cả nước
đồng thời cũng là vấn đề đang đặt ra ở tỉnh Ninh Bình.
Sứ mệnh lãnh đạo, quản lý mọi mặt đời sống xã hội của đất nước hiện nay thuộc
về Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong thời gian qua, các văn kiện, nghị quyết, dự thảo,
nhiều quyết sách quan trọng, dự án lớn đã tranh thủ được ý kiến rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân. Đại diện của nhân dân ngày càng phát huy được vai trò và trách nhiệm của
mình, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân thông qua các phiên chất vấn và
trả lời chất vấn tại các kì họp Quốc hội; Hội đồng Nhân dân các cấp… Sự điều chỉnh kịp
thời và có hiệu quả những quyết sách đó không chỉ đã chứng tỏ “ Ý Đảng hợp với lòng
dân” mà còn thể hiện hiệu ứng tích cực của phản biện xã hội. Những kết quả đó đã được
thể hiện qua các kênh công khai, có tổ chức, có mục đích cụ thể như việc bảo vệ các
chương trình, đề tài khoa học nhà nước được hội đồng đánh giá, việc thẩm định các kế
hoặch đề án, dự án… Nhưng tình trạng lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng,
thực trạng “ vừa đá bóng vừa thổi còi” đang là vấn đề nhức nhối. Những yêu cầu phát
triển dân trí và thực hiện dân chủ, xây dựng nhà nước Pháp quyền và xã hội dân sự, xây


dựng và phát triển đất nước, thực hiện có hiệu quả việc nhân dân giám sát cơ quan nhà
nước, cán bộ, đảng viên ở khu dân cư. Để thực hiện cần phải có sự phản biện rộng rãi của
xã hội song việc phản biện xã hội vẫn còn hạn chế. Việc nhà nước ban hành quy chế ban
hành quy chế dân chủ cơ sở đã khơi nguồn cho việc tư duy sáng tạo – con người với tư
cách là chủ nhân đích thực của quá trình phát triển. Việc nhân dân tham gia phản biện xã
hội phù hợp với quy luật phát triển của dân trí và dân chủ. Thông qua dư luận xã hội,

người dân được phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ thông tin và tham gia đề xuất các
biện pháp giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm, tiếng nói của người dân là vô cùng quan
trọng sự phản biện của họ thực sự là một quá trình quý giá. Song việc thực hiện phản biện
xã hội của nhân dân gặp nhiều khó khăn, Chẳng hạn như người dân phản biện những vấn
đề gì là vừa tầm và có khả thi, phản biện ở đâu? Cơ chế nào cho những người trung thực,
dũng cảm mang nguyện vọng và trí tuệ của dân thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền
nghe và hành sử đầy đủ? Cần được thực hiện bằng tổ chức một trong những tổ chức đó là
Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phản biện
của nhân dân. Thông qua thực hiện luật, pháp lệnh của Nhà nước về Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế của sự phản biện xã hội được thực thi. Với lý do
trên tôi đã chọn đề tài “Thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh
Bình” làm luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặt trận Tổ quốc là một trong những thành tố cơ bản của hệ thống chính trị,
nghiên cứu về công tác phản biện của Mặt trận Tổ quốc, phản biện xã hội và vai trò của
phản biện xã hội đối với sự phát triển đất nước ở Việt Nam hiện nay tập trung vào những
mảng sau:
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
có thể kể đến như:
Phạm Thế Duyệt (2004), Mặt trận tổ quốc Việt Nam với sự nghiệp đại đoàn kết
toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản.
Nguyễn Thị Hiền Oanh (2006), Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị,


Hà Nội. Tác giả đã có những nghiên cứu về vấn đề lí luận và thực tiễn về mặt trận và
công tác Mặt trận ở nước ta hiện nay như: vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân; Phương hướng, giải pháp để Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phát huy được quyền làm chủ ấy.

Nguyễn Thị Lan (2008), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng
thuận xã hội ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học: 62.31.20.01. Trong công trình, tác
giả đã làm rõ khái niệm đồng thuận xã hội và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, làm rõ những
hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng sự đồng
thuận xã hội.
Huỳnh Đảm (2009), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần tăng cường và phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Tạp chí Cộng Sản, Tháng 9. - Số 803.
Vũ Thị Loan (2013), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị
có tính xã hội, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 6.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về công tác phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Trần Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam. Đề xuất quan điểm và các giải pháp tổ chức thực hiện chức năng này.
Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (ch.b.), Nguyễn Thị Hồng Diễm
(2009), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Nhóm tác giả đã trình bày khái niệm, bản chất, đặc điểm, chủ thể, khách thể, đối
tượng, nguyên tắc và phương thức của phản biện xã hội. Vấn đề phản biện xã hội trong
nền dân chủ pháp quyền ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.


Vũ Thị Như Hoa (2013), Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay: LATS Chính trị học : 62.31.20.01. Đây là công trình
nghiên cứu từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phản biện xã hội và tiêu chí đánh giá
chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Khảo sát, phân tích thực
trạng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Đề xuất

phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Vũ Hồng Anh (ch.b.), Dương Văn Sao, Đinh Thị Mai (2013), Phản biện xã hội
trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước của
quốc hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nhóm tác giả đã trình bày khái niệm, tính
chất, đặc điểm, đối tượng, chủ thể, nguyên tắc, vai trò của phản biện xã hội trong hoạt
động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Thực trạng,
yêu cầu và giải pháp tăng cường phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, hoạt động
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu như của:
Nguyễn Minh Đoan, “Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Luật
học; “Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do TS.
Nguyễn Trọng Bình trên Tạp chí Lý luận chính, “Giám sát và phản biện xã hội” do TS.
Hoàng Thị Ngân trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; “Lợi thế của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong việc thực hiện phản biện xã hội” do TS. Vũ Thị Như Hoa trên Tạp chí Giáo
dục chính trị; “Một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” do TS. Nguyễn Thanh Bình trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp; “Một số vấn đề về phản biện xã hội” do TS. Vũ Văn Nghiên trên Nghiên cứu lập
pháp; “Tăng cường hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân” do TS. Nguyễn Thị Lan trên Tạp chí Lý luận Chính trị…
Đây là những công trình tham khảo hữu ích cho những ai nghiên cứu về Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cũng như vai trò của Mặt trận trong công tác phản biện xã hội. Tuy
nhiên, nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện
chức năng phản biện xã cho đến nay chưa có công trình nào. Do vây có thể nói đề tài


nghiên cứu mà tác giả luận văn chon; Thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ tỉnh
Ninh Bình” là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ chính trị.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn

3.1 Mục đích
Trên cơ sở luận giải một số vẫn đề lý luận về chức năng phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc, luận văn phân tích, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
cho thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình
3.2 Nhiệm vụ
Từ mục đích trên, luận văn thực hiên những nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về phản biện xã hội, phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc; vị trí chức năng của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị nước ta;
yêu cầu, mục đích và vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
- Đánh giá thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra;
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả chức năng phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt đông phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh.
- Phạm vi:
+ Không gian: Các nghiên cứu chức năng phản biện xã hội cấp tỉnh được thực
hiện tại tỉnh Ninh Bình.
+ Thời gian: từ 2006 (mốc thời gian gắn với sự kiện Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân thực hiện tốt các vai trò giám sát và phản biện xã hội” ) đến nay.
5. Cở sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở


Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân và Mặt trận nhân dân
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đường lối, chính sách, luật pháp về Mặt
trận Tổ quốc và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng: phát
triển hoàn thiện trong sự thống nhất đấu tranh và chuyển hóa các mặt đối lập, đó chính là
thực hiện phản biện xã hội. Đồng thời áp dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so
sánh, phương pháp thống kê…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận:
Luận văn mong muốn làm rõ, thông qua phản biện xã hội thể hiện được vai trò của
Mặt trận Tổ quốc đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Ninh Bình đối với quản lý nhà nước,
quản lý xã hội thực hiện dân chủ cũng như những giải pháp tạo cơ sở để Mặt trận Tổ
quốc Tỉnh Ninh Bình phát huy hiệu quả của vai trò phản biện xã hội của mình.
Về thực tiễn:
Luận văn mong muốn chỉ ra tính tất yếu và sự cần thiết phải có sự phản biện xã
hội trong Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước đang
thảo luận xây dựng cơ sở pháp lý nhằm thực hiện một cách có hiệu quả phản biện xã hội
thông qua Mặt trận Tổ quốc.
Luận văn còn có ý nghĩa đối với bản thân học viên, góp phần giúp tác giả tự nâng
cao trình độ và biết cách tổ chức một công trình khoa học.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
gồm hai chương và năm tiết:


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thọ Ánh: Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.
2. Nguyễn Trần Bạt (2007), “Phản biện xã hội”, , ngày 27
tháng 2.
3. Nguyễn Thanh Bình (2009), “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận (7/80), tr16 - 19.

4. Nguyễn Trọng Bình (2007), “Một số ý kiến về phản biện xã hội”, Thông tin
Nhà nước và Pháp luật, Viện Nghiên cứu pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, tr.62 - 64.
5. Nguyễn Trọng Bình (2009), “Về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
nam và tác dụng với hoạt động của hệ thống chính trị nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận
Chính trị và truyền thông, tr.31 -35
6. Nguyễn Trọng Bình (2009), “Nâng cao hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 11.
7. Nguyễn Trọng Bình (2010), “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Mặt trận (81), tr 43 – 61
8. Nguyễn Trọng Bình(2010), “Phản biện xã hội”, Báo Hà Nội mới, ngày 24 tháng
7
9. Vũ Dương Châu (2012), “Nâng cao chất lượng cán bộ Mặt trận góp phần đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận
(2/100), tr41 – 45.
10. Trường Chinh (1972), Về Công tác Mặt trận hiện nay, Nxb. Sự thật, Hà Nội
11. Lê Mộng Diễn (2008), “Thực hiện chức năng phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Chính trị học, Học viện Chính trị, Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh
12. Nguyễn Đăng Dung (2010), “Cơ sở pháp lý nào cho sụ hoàn thiện chức năng
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, Số 7, tr
39 -42


13. Lưu Văn Đạt (2009), “Về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta thời kỳ mới”, Tạp chí Mặt
trận, Số 70, tr9 – 13.
14. Nguyễn Minh Đoan (2011), “Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam”, Tạp
chí Luật học, Số 3.
15. Nguyễn Văn Động (2011), “Phản biện xã hội – Nhìn từ góc độ luật học”, Tạp

chí Luật học, Số 5.
16. Bùi Xuân Đức (2010),“Phản biện xã hội; ý nghĩa, cơ chế và điều kiện thực
thi”, Tạp chí nghiên cứu Luật học, Số 3,4.
17. Ngô Văn Dụ - Hồng Hà – Trần Xuân Giá ( đồng chủ biên): Tìm hiểu một số
thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr.182
18. Hoàng Hải (2007), “Về phản biện và giám sát xã hội”, Tạp chí Xây dựng
Đảng, Số 9, tr40, tr 57
19. Trần Quang Hải (2009), “Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong sự
nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, Số 17, tr 15 -19
20. Phạm Xuân Hằng (2010), “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc - Một
phương thức thực hành dân chủ, tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tọc”, Tạp chí Cộng Sản
(817), tr41 -45
21. Nguyễn Quang Hiền (2010), “Tính tất yếu của phản biện xã hội trong nhà
nước dân chủ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 20.
22. Vũ Thị Như Hoa (2013), “Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ở nước ta hiện nay”. Luận Văn Tiến sỹ, tr42 - 44
23. Vũ Thị Như Hoa (2013), “ Lợi thế của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong thực
hiện phản biện xã hội”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị, Số 194.
24. Vũ Thị Như Hoa (2010), “Nhận thức về phản biện xã hội”, Tạp chí Tổ chức
nhà nước, Số 9.
25. Đoàn Minh Huấn, Vũ Thị Như Hoa (2010), “Một số vấn đề giám sát xã hội và
phản biện xã hội”, Chính trị học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


26. Lê Quốc Hùng (2007) “Vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý để tăng cường sự
tham gia của nhân dân trong sự quản lý Nhà nước và xã hội”, Tạp chí Cộng Sản điện tử,
Số 15
27. Phạm Hưng (2007), “Đôi điều suy nghĩ về nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam” Tạp chí Mặt trận, Số 46, tr 32 - 35

28. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 1992
29. Trương Thị Ngọc Lan (2005), “Nâng cao chất lượng và hiệu quả của phản
biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật
học,Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Lan (2008), “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự
đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Lan (2011), “Tăng cường hoạt động phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 12.
32. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
33. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
34. Hoàng Thị Ngân (2010), “Giám sát và phản biện xã hội”, Nghiên cứu lập
pháp, Số 9.
35. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Một số vấn đề về phản biện xã hội”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Số 11.
36. Trần Ngọc nhẫn (2011), “Giám sát và phản biện xã hội là cơ chế quan trọng để
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huye dân chủ, tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Mặt trận Số 2, tr 38 - 40
37. Nguyễn Hiền Oanh (2005), “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính
trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
38. Nguyễn Văn Pha (2009), “Phát huy vai trò của Măt trận Tổ quốc Việt Nam
trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước


trong sạch vững mạnh”, Chuyên đề của Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
39. Phùng Hữu Phú (2008), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong

tình hình hình hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Minh Phương (2008), “Đổi mới tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc cà các tổ chức chính trị - xã hội”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3.
41. Lê Văn Quang (2004), “Quan hệ giữa Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa và đời sống
xã hội dân sự”, Tạp chí Triết học, Số 3, tr 5 -9.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, tr.
304, 305.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Quy chế giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chihs trị - xã hội, ngày 12 tháng 12 năm
2013.
45. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam
(2002), Năm 1946, Năm 1959, Năm 1980, Năm 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, Nxb. CTQG, Hà Nội.
46. Phạm Xuân Sơn (2005), “Các tổ chức chính trị xã hội – một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Đề tài khoa học, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
47. Đào Công Tiến (2007), “Phản biện xã hội – phản biện từ lòng dân”, Tạp chí
Phát triển kinh tế, số 8.
48. Trần Đăng Tuấn (2007), Phản biện xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Trần Đăng Tuấn, Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: Phản biện xã hội. Đà Nẵng,
2006, Tr.160.
50. Hồ Bá Thâm,Nguyễn Tôn Thị Trường Vân (2010): Phản biện xã hội phát huy
dân chủ pháp quyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.186.
51. Đỗ Duy Thường (2006), “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân trong quá trình xây dựng Luật, Pháp lệnh”, Tạp chí Mặt trận, Số 34, tr 29 31


52. Vũ Trọng Tiệp, Nguyễn Đình Phong (2008), Phản biện xã hội và vấn đề phát

huy dân chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị. Số 1, tr.45 – 50.
53. Trần Đăng Tuấn (2002), Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: Phản biện xã hội, Nxb.
Đà Nẵng, 2006.
54. Trần Đăng Tuấn (2006), “Phản biện xã hội: Một số vấn đề chung”, Tạp chí
Cộng sản (9/763), tr 38 – 43.
55. Trần Đăng Tuấn (2007), “Phương thức thực hiện phản biện xã hội” Tạp chí
Cộng sản (12/23), tr.39 – 42.
56. Hoàng Văn Tuệ, (2006), “Vấn đề phản biện xã hội với yêu cầu thức tế hiện
nay”, Tạp chí Triết học, (4), tr53 – 57.
57. Đoàn Minh Tuấn, Vũ Thị Như Hoa (2001), “Phát huy dân chủ trong cơ chế
một đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Số 46, tr 35.
58. Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2007), Hội nghị lần thứ tư
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI, Hà Nội.
59. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội (2008), Báo cáo tổng hợp hoạt động giám sát
của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc Hội và đại biểu Quốc hội, Hà Nội
60. Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Báo cáo Chính trị Ủy ban Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Tỉnh Bình,
61. Hội thảo khoa học (2009): Phản biện xã hội – Lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam,Hà nội,tr.59.
62. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm Từ điền học, Hà Nội – Đà nẵng, 2004.
63. Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, Kế hoạch số 99-KH/TU về việc Tổ chức quán triệt,
triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày
12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 13 tháng 3 năm 2014
64. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình, Kế hoạch 03/KH-MT-BTT về việc
Triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền năm 2014, ngày 11 tháng 8 năm 2014.




×