Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.1 KB, 93 trang )



Tên đề tài:
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT
TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH
TUYÊN QUANG
2
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 8
CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC 8
VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 8
1.1 Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị 8
1.2 Giám sát xã hôi và chức năng giám sát xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
16
Chương 2 31
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM Ở HUYỆN HÀM YÊN HIỆN NAY 31
2.1 Khái quát huyện Hàm Yên và Tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc huyện.31
2.2 Thực trạng hoạt động giám sát xã hội Mặt trận tổ quốc huyện Hàm Yên
hiện nay 41
2.3 Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Huyện 67
Chương 3 71
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHỨC
NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
HUYỆN HÀM YÊN 71
3.1 Các quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả chức năng giám sát xã hội Mặt
trận Tổ quốc huyện Hàm Yên 71
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện chức năng giám sát xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hàm Yên hiện nay 76


85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân
TTND Thanh tra nhân dân

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm
1930. Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận
không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt
Nam là một trong nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân
dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm
chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước, tập hợp ý
kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước. Có
thể nói Vấn đề giám sát và phản biện xã hội là trách nhiệm vô cùng to lớn của
Mặt trận Tổ quốc với dân, với Đảng. Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát,
sẽ góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây

dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…
Trong thời gian qua, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã đạt được một số thành tựu nhất định, như:
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, đoàn viên, thành viên và nhân dân để
kiến nghị với các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết
những yếu kém trong xây dựng và thực thi pháp luật, những sai sót trong quản
2
lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, gây phiền hà và
thiệt hại cho dân; thực hiện giám sát thông qua Ban Thanh tra nhân dân cấp xã,
từ đó phát hiện ra những sai sót, yếu kém và kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền cơ sở khắc phục những sai sót, yếu kém đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động giám sát của
MTTQVN cũng có những hạn chế nhất định, chất lượng và hiệu quả hoạt động
giám sát của Mặt trận còn thấp, chưa đáp ứng mong đợi và những đòi hỏi của
nhân dân. Hoạt động giám sát của Mặt trận trong thực tế còn hình thức, hiệu quả
pháp lý chưa cao, chủ yếu mới thể hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến nhẹ nhàng
tại các kỳ họp, phiên họp của các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát,
chưa có phương thức giám sát đúng nghĩa, chưa được quan tâm thực hiện
thường xuyên, liên tục. Đặc biệt chức năng giám sát của MTTQ cấp huyện còn
nhiều thiếu sót, dẫn tới nhiều sai lầm. Trong quá trình hội nhập ở nước ta hiện
nay, hơn bao giờ hết cần phải chú trong nâng cao chức năng giám sát của
MTTQ ở các cơ sở. Chính vì thế mà en xin chọn đề tài: “Thực hiện chức năng
giám sát xã hôi mặt trận tổ quốc Việt Nam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang” làm đề tài khóa luận tôt nghiệp, với mong muốn góp một phần nhỏ bé
của mình vào vào việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát xã hội MTTQ
cấp huyện nói riêng và của MTTQVN nói chung, để mặt trận thực sự là tổ chức
đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu
về các đề tài liên quan đến việc thực hiện chức năng giám sát xã hội mặt trận tổ
quốc thuộc các chuyên nghành như chính trị học, luật học, triết học và dưới
nhiều góc độ khác nhau giúp các nhà chính trị, nhà quản lý có cách tiếp cận cụ
thể để nâng cao chức năng giám sát xã hôi mặt trận tổ quốc việt nam trong hoạt
động thực tiễn. Trong thời gian vừa qua, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau:
3
Nguyễn Hải Long (2006), “giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở
Việt Nam”, luận văn thạc sỹ Luật, học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Thọ Ánh (2010), “Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã
hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam”, luận án tiến sĩ chính trị học, học viện chính
trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả khẳng định giám sát và phản
biện xã hội của MTTQVN là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà
Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta; tác giả trình bày về vị trí, vai trò
của MTTQVN trong hệ thống chính trị, hoạt động giám sát và phản biện xã hội
MTTQVN; thực trang, những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng
giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN
Nguyễn Thị Phương (2013), “nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của mặt
trận tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới”, Tạp chí mặt trấn số 121+122, tr.57-
61. Nội dung tác giả hướng tới việc nghiên cứu xác định rõ hơn chức năng,
nhiệm vụ MTTQVN, tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng trùng lặp,
chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống chính trị và hành
chính hóa các tổ chức quần chúng, góp phần đổi mới hệ thống chính trị của đất
nước trong giai đoạn mới
Nguyễn Thị Thủy (2013), “các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát
và phản biện xã hội của mặt trận đạt hiệu quả”, Tạp chí mặt trận số 121+122,
tr.62-65. Bài viết đề cập việc hướng việc triển khai giám sát và phản biện xã hội
cần đảm bảo các điều kiện như: nâng cao nhận thức vị trí, vai trò của MTTQ

trong giám sát và phản biện, xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý, nâng cao
chất lượng và đổi mới tổ chức của MTTQ các cấp
Nguyễn Thanh Bình (2014), “Mặt trận tổ quốc Việt Nam với công tác
giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí
Mặt trận số 123, tr.41-45. Nếu nên vai trò giám sát của Mặt trận đối việc giải
4
quyết khiếu nại tố cáo quy định còn chung chung và tác giải chỉ ra những
nguyên nhân chính hạn chế vài trò giám sát xã hội của Mặt trận đối lĩnh vực này
Hà Ngọc Thảnh (2014), “Phát huy trách nhiệm của mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhận dân trong giám sát hoạt động của các đại biểu dân
cử”, Tạp chí mặt trận số 129+130, tr.62-66. Bài viết nêu trách nhiệm MTTQVN
và đoàn thanh tra nhân dân trong giám sát hoạt động các đại biểu dân cử thể
hiện một số vấn đề chủ yếu như giám sát đại biểu dân cử theo nhiệm vụ chính
trị, chức danh, lời hứa trước cử trị, bảo đảm và quyền lợi chính đáng của nhân
dân từ vấn đề nêu trên bài viết đưa ra yêu cầu đối MTTQVN và các đoàn thanh
tra nhân dân
Đỗ Phương (2014), “Lại bàn về giám sát và phản biện” Tạp chí số 133,
tr.4-7 bài viết đề cập vị trí và vai trò giám sát trong xã hội hiện nay còn nhiều
hạn chế, để phát huy vai trò giám sát và phản biện cần những thay đổi cơ chế và
tổ chức quản lý nêu không giám sát và phản biện xã hội chỉ là cụm từ sử dung
trong tổ chức MTTQVN mà thôi
Trần Ngọc Nhẫn (2014), “Vai trò mặt trận tổ quốc Việt Nam trong xây
dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật”
Tạp chí mặt trận số 129+130, tr.21-24. Bài viết nêu tầm quan trọng vai trò giám
sát Mặt trận trong hệ thống chính trị, nhưng đối việc xây dựng chính sách, phát
luật thì quy định văn bản hạn chế, nếu có chỉ mang tính hình thức. Hiện nay, có
một số quy định mới triển khai chậm, chưa hướng dẫn cụ thề dẫn khó khăn thực
hiện vì vậy Quốc hội nghiên cứu sớm có quy định về cơ chế cụ thể đóng góp ý
kiến các đoàn thể chính trị - xã hôi trong quá trình xây dung chính sách pháp
luật và thực hiện chức năng giám sát Mặt trận.

Qua các công trình nghiên cứu, các bài đăng trên các tạp chí nêu trên đã
cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tương đối về việc thực hiên hoạt động giám
sát xã hôi mặt trận tổ quốc Việt Nam, đồng thời đống góp quan trọng về mặt lý
luận và thực tiễn đối với hoạt đông giam sát và phản biện của mặt trận, tuy
5
nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về hoạt động giám sát xã hôi
của mặt trận tổ quốc huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy, tôi chon
đề tài “ Thực hiện chức năng giám sát xã hôi mặt trận tổ quốc Việt Nam tại
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong
muốn đưa đưa đến một cái nhìn khái quát, toàn diên về thực trạng cũng như góp
phần đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện chức năng
giám sát mặt trân tổ quốc huyên Hàm yên,tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của
mặt trân tổ quốc Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng hoạt động
giám sát xã hội của mặt trận tổ quốc cấp cơ sở trên địa bàn huyên Hàm Yên, từ
thực trạng đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
giám sát mặt trận tổ quốc huyện trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động giám sát mặt trận tổ quốc Việt
Nam
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong
quá trình thực hiện hoạt động giám sát mặt trận tổ quốc cấp huyên Hàm Yên
(giai đoạn 2009 – 2014). Làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế
của hoạt động giám sát xã hôi Mặt trận tổ quốc huyện
- Từ đó đưa ra quan điểm và các giải pháp thích hợp để phát huy, nâng
cao hiệu quả hoạt động giám sát của mặt trận tổ quốc huyện Hàm Yên trong
thực tiễn hiện nay
6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tương nghiên cứu của khóa luận về việc thực hiện hoạt động giám sát
xã hội mặt trận tổ quốc Việt Nam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát xã hội của mặt trận tổ
quốc huyên Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian từ năm 2009 – 2014
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1 Cơ sở lý luận
Khóa luận vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ, về kiểm soát quyền lực, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về thực thi quyền lực của nhân dân, về vai trò của nhân dân, của MTTQ và
các đoàn thể chính trị xã hội trong vệc giám sát hoạt động của bộ máy Đảng và
Nhà nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: khóa luận vận dụng những nguyên tắc, phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, khóa
luận sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp logic – lịch sử,
phương pháp sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp tra cứu tài
liệu, phương pháp thu thập và xử lý thông tin…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
- Khóa luận cung cấp cơ sở lý luận về hoạt động giám sát xã hôi của
MTTQ góp phần viêc nghiên cứu, đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác
măt trận nói chung và hoạt động giám sát xã hội của mặt trận nói riêng, từ cơ sở
7
đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát xã hội của mặt trận trên địa
bàn huyện Hàm Yên
- Khóa luận góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của MTTQ đối với

việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, đặc biệt là vai
trò giám sát xã hôi của MTTQ
- Khóa luận có thể dung làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy, học tập lý luận cho cán bộ của MTTQ và cấp đoàn thể, các giải pháp
có thể áp dụng trong thực tiễn hoạt động giám sát MTTQ nói chung và ở cấp cơ
sở huyện nói riêng.
7. Kêt Cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương 7 tiết.
8
Chương 1
CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị
1.1.1. Vị trí của mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị
Mặt trân Dân tộc thống nhất Việt Nam do đảng cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930.
Trải qua các thời kỳ cách mạng với những tên gọi khác nhau, MTTQ Việt Nam
đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, đã có những đóng góp to lớn vào
thắng lợi vĩ đại của dân tộc và cùng đảng, nhà nước hợp thành những trụ cột cơ
bản trong hệ thống chính trị nước ta.
Trong thực tiễn lịch sử cách mạng, ngày từ khi đảng Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời (3/2/1930) trong nội dung chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt
được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng đảng cộng sản Việt Nam do lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự cần thiết cần xây dựng một Mặt trận Dân
tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị,
các cá nhân…phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, xây dựng một xã
hội mới hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân
Nhận thưc tầm quan trọng chiến lược đó, ngày 18/11/1930, Ban thường

vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị thành lập Hội phản đế Đồng
Minh – hình thức đầu tiên của Mặt trân dân tộc thống nhất, một hình thức liên
minh chính trị của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các lực lực lượng
yêu nước khác nhằm “ Đoàn kết lực lượng cách mạng phản đế lại, để đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập cho xứ Đông Dương và bênh
vực cho phong trào giải phóng ở các thuộc địa và bán thuộc địa [15, tr.10]
9
Và từ thời gian đó đến nay trong lịch sử cách mạng Việt Nam chưa bao
giờ vắng bóng tổ chức Mặt trận. Khi cách mạng chưa giành được chính quyền
thì Mặt trận là liên minh chính trị của công nông với các lực lượng tiến bộ trực
tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, vận động đoàn kết nhân
dân chống thực dân pháp và phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân,
trong những giai đoạn lịch sử Mặt trận còn thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
chính quyền ở vùng giải phóng .Sau khi Đảng giành được chính quyền, MTTQ
trở thành thành viên của hệ thống chính trị , Mặt trận cùng với Đảng, Nhà nước
là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đặc biệt hiện nay
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa nhận thức về vị trí MTTQVN ngày càng
được hoàn thiện thông qua chủ trương, đường lối của Đảng, mà còn thể hiện
trong hiến pháp, trong các luật đặc biệt là luật MTTQVN và sự thừa nhận của
các tầng lớp nhân dân.
Trong các văn kiện quan trọng của Đảng ngày càng tiếp tục khảng định vị
trí quan trong của Mặt trận trong hệ thống chính trị cụ thể:
Chỉ thị 17 của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa V, ngày 18/4/1983 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác MTTQVN trong giai đoạn
mới ghi rõ:
“Măt trận Tổ quốc Việt nam là tổ chức chính trị Xã hội rộng lớn vừa có
liên hiệp rộng rãi, vừa có tính quần chúng sâu sắc. Mặt trận đại diện chung cho
quyền làm chủ của nhân dân lao động, là sợi dây nối liền các tằng lớp xã hội
rộng rãi với Đảng, là chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước”
Nghị quyết 07 của Bộ chính trị khóa VII về đại đoàn kết dân tộc và tăng

cường Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 18/11/1993:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liện minh chính trị, là tổ chức liên hiệp tự
nguyện của các đờn thể nhân dân và cá nhân tiểu biểu trong giai cấp và tầng lớp
xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viện vừa là người lãnh đạo Mặt trận”
10
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng cũng chỉ rõ:
“Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh chính trị, liên minh tự
nguyện của các đoàn thể chính trị - xã hội và các cá nhân tiểu biểu trong các giai
cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Mặt trận và các tổ chức thành
viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất hành
động của các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; tham gia với Đảng và Nhà nước thực hiện và giám sát việc
thực hiện dân chủ, chăm no bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân
dân, bảo vệ Đảng và chính quyền thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần tăng cường mối liện hệ mật thiết
giữa nhân dân với đảng và nhà nước ”
Đại hội lần thứ XI của Đảng: “ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt đông,
khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết
nhân dân xây dựng cơ sở chính tri của chính quyền nhân dân; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững manh;tổ chức các phòng trào thi đua yêu
nước, vận động các tầng lớp nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế ,văn hóa, xã hội, quốc phong, an ninh, xã hôi.”
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung phát triển năm 2011): “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân
dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây
dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng

và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ
giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”.“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên
minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội,
11
các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người
lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương
dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.” [16]
Tại điều 9 Hiến pháp 1992 đã quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ
chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp,
các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài” [17]
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên
minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã
hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám
sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại
nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[18]. Điều đó khẳng định Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính
trị nước ta.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua ngày 12 tháng 6 năm
1999, trong đó đã khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của
hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi
thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền
làm chủ của dân, nơi hiệp thương phối hợp và thống nhất hành động của các
12
thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", (Khoản 2, Điều
1).[19]
Như vậy, vị trí của MTTQVN do chính nhân dân, chính lịch sử xác định
và thừa nhân, cụ thể việc pháp luật khẳng định MTTQVN “là một bộ phân của
hệ thống chính trị của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có nghĩa là
pháp luật đã xã định địa vị pháp lý và chính trị của Mặt trận là một thành tố cấu
thành thể chế chính trị nước ta. MTTQVN với tư cách là thành viên của hệ
thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ riêng và tồn tại, hoạt động trong mối hệ
với các thành viên khác của hệ thống chính trị. Bên cạch đó địa vị này còn do
yêu cầu khách quan sự nghiệp cách mạng đòi hỏi có tổ chức rộng rãi để đoàn kết
tất cả lực lượng tiến bộ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam để xây dựng bảo vệ tổ quốc
Địa vị pháp lý MTTQ còn do đặc điểm, cấu trúc của hệ thống chính trị
Việt Nam quy định, hệ thống đó không tổ chức vận hành theo hình thức đa
nguyên, đa đảng mà Đảng cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo và
cầm quyền, vì vậy trong hệ thống chính trị nước ta không có sự kiềm chế, đối
trọng giữa các lực lượng chính trị đối lập. Do đó để đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng luôn đúng đắn, bộ máy cơ quan nhà nước luôn trong sạch, thể hiện ý chí
và nguyên vọng nhân dân, thể hiện đúng bản chất nhà nước ta là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để thực hiện đúng ban chất đó cần thiết
phải có sự giam sát và phản biện từ phía nhân dân, và tổ chức đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của tầng lớp nhân dân chính là MTTQ, hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận sẽ tao ra yếu tố kiềm chế, nhằm giới hạn quyền
lực, tránh xu hướng lạm dụng quyền lực, vi phạm dân chủ trong bộ máy hoạt

động của bộ máy Đảng và Nhà nước ta.
13
Vì vậy, nhìn từ các góc độ khác nhau cả về pháp lý, cả về lịch sử và hoạt
động thực tiễn đều khẳng định MTTQVN là một thiết chế quan trọng, một chủ
thể không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
1.1.2 Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị
của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp
cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền
lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của
Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử
thừa nhận. Thắng lợi huy hoàng của Cách mạng Tháng Tám 1945 gắn liền với
sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh. Thành tích của Mặt trận Việt Minh chính là
sự kế tục sự nghiệp cách mạng đã được chuẩn bị từ trước của Hội Phản đế đồng
minh (1930-1936) và của Mặt trân Dân chủ Đông Dương (1936-1939).Tiếp theo
Mặt trận Việt Minh là Mặt trận Liên Việt đã góp phần đưa cuộc tháng chiến
chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Kế tục Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ra đời đã đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân tiến hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà ở miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã cùng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
và liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam đoàn kết nhân
dân cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang: giải phóng miền Nam bảo vệ
miền Bắc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò quan trọng
trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Với vai trò là tổ chức tập hợp, đoàn kết rộng rãi các lực lượng chính trị,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các

14
giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được khẳng định vị trí ngay từ trong Hiến
pháp đầu tiên của nước ta. Sau mỗi lần bổ sung, sửa đổi Hiếp pháp, vị trí, vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được khẳng định và xác định rõ hơn.
Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân "[17] điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ
quốcViệt nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước
ta.
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc "[17] Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân
dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.
Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2013 xác định: “Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai
cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước
ngoài"[18]
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp sửa đổi 2013 đã hoàn thiện một bước cơ bản quy định về
MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, làm nổi bật và phù hợp vị trí,
vai trò của các tổ chức này trong xã hội nước ta, tạo cơ sở pháp lý phát huy
mạnh mẽ hơn nữa vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong đời sống
chính trị của đất nước trong thời kỳ mới. Đặc biệt Luật Mặt trận tổ quốc Việt
15

Nam quy định rõ vai trò của Mặt trận: “ là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát
huy quyền làm chủ của dân,nơi hiệp thương phối hợp và thống nhất hành động
của các thành viên, góp phần dữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”[19]
Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, vai trò cơ sở chính
của Mặt trận thể hiện ở chỗ:
- Mặt trận là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng tập hợp xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham
gia xây dựng và bảo vệ chính quyền.
- Mặt trận là nền tảng chính trị, là sức mạnh có tổ chức của toàn dân. Nhà
nước phải dựa vào Mặt trận để phát huy sức mạnh của mình thông việc
phát huy sức mạnh có tổ chức của nhân dân
- Mặt trận cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của nhân dân, động viên nhân dân tham gia xây dựng và phản biện
các chủ trương, chính sách pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước, các cuộc vận
động xã hội, thực hiện tốt cac chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Ngoài ra, với đặc điểm của hệ thống chính trị của nước ta, để tránh nguy
cơ độc đoán, quan liêu xa dân… đòi hỏi phải phát huy vai trò của MTTQ trong
hệ thống chính và đời sống xã hội thông qua việc tham chính và tham nghị, giám
sát và phản biện xã hội đối với hoạt động cơ quan Nhà nước và mỗi cán bộ đảng
viên trong hệ thống đó.
16
1.2 Giám sát xã hôi và chức năng giám sát xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
1.2.1 Khái niệm giám sát và hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam

1.2.1.1 Khái niệm giám sát
Khái niệm “giám sát” hiện nay được dung rất phổ biến trong các khoa
học như chính trị học, luật học, hành chính học… và trong nhiều văn bản nghị
quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước cũng như trong hành xử của
đời sống chính trị thực tiễn. Tuy nhiên khái niệm giám sát và nội hàm của nó
được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
Trong Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh chủ biên thi “giám sát là xen
xét và đàn hạch” [20]
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thi “Giám sát là theo dõi
và kiểm tra có thực hiện đúng những điều quy định không” [21, tr.374]
Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên hiểu “giám sát là theo
dõi, kiểm tra việc thực hiên nhiệm vụ” [22, tr.728]
Từ điển Quản lý xã hội ghi “giám sát là kiểm tra; theo dõi nhằm mục đích
kiểm tra việc chấp hành luận, nghị quyết, quyết định quản lý…” [23, tr.76]
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “giám sát là sự theo dõi,
quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác
động bằng các biện pháp tích cực để buộc các đối tượng chịu sự giám sát đi theo
đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã đạt được xác định
từ trước, đảm bảo luật pháp được tuân thủ nghiêm chỉnh.” [24, Tr.174]
Trong cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội X của Đảng
đã nêu rõ: “giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ
chức, cộng đồng người đối cá nhân, tổ chức, cộng đồng người khác trong các
lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật,
17
đường lối quan điểm của đảng, chính sách của Nhà nước, các quyền lợi và nghĩa
vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội và kiến nghị phát huy, ưu
điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái” [25,
tr.184]
Tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát” co ý nghĩa khác
nhau nhưng chúng đều có một số đặc điểm sau:

“Giám sát” luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời câu hỏi;
ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra
và đưa ra nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc sai
những điều đã quy định. Đồng thời “giám sát” luôn gắn với một đối tượng cụ
thể, tưc là phải trả lời được câu hỏi: giám sát ai? Giám sát việc gì? Để có những
tác động nhằm điều chỉnh đối tượng thực hiện đúng yêu cầu, quy định của chủ
thể quyền lực.
Giám sát mang tính chủ động (có mục đích, nội dung, quy chuẩn…)
thường xuyên liên tục.
Như vậy có thể quan niệm: “giám sát là quá trình theo dõi, quan sát,
phân tích nhận định về hành vi của đối tượng bị giám sát xem có vi phạm những
chuẩn mực của chủ thể quyền lực hay không để có những tác động điều chỉnh
tương đối thực hiện đúng các yêu cầu chuẩn mực mà chủ thể quyền lực đặt ra”
Trong đời sống chính trị cần phân biệt biệt khái niệm “giám sát”và khái
niệm “thanh tra”. Khái niệm “thanh tra” được diễn đạt trọng Nghị quyết số 164-
CP ngày 31/8/1970 của hội đồng chính phủ về tăng cường công tác thanh tra và
chấn chỉnh hệ thống thanh tra Nhà nước như sau:
Thanh tra là một trong công tác quan trọng của công tác quản lý, nó có
mục đích giúp cơ quan lãnh đạo vừa kiểm tra sự đúng đắn của bản thân sự lãnh
đạo của mình và kiểm tra sựu chấp hành của cơ quan quyền lực thuộc thẩm
quyền nhầm tìm ra những biền pháp chỉ đạo, cách quản lý tốt nhất, đảm bảo cho
18
những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước được thực thi
đầy đủ có hiệu lực.
Như vậy, để phân biêt thanh tra và giám sát trước hết ta nhận diện một số
vấn đề sau: Thanh tra là công cụ hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống
cơ quan quản lý hành chính, là công cụ kiểm tra của hệ thống hành pháp, còn
giám sát là hoạt động của hệ thống quyền lực lập pháp. Điểm khác biệt nữa là
đối tượng của thanh tra là cơ quan, tổ chức chấp hành, thực hiện quyền lực hành
pháp (thuộc quyền quản lý của cơ quan hành chính) và chủ thể giám sát không

có quyền áp dụng chế tài cụ thể, trực tiếp để xử lý sai phạm còn chủ thể thanh
tra có quyền đưa ra các chế tài cần thiết đối với đối tuwongjvi phạm như đình
chỉ hoạt động, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra
Hoạt động giám sát được thực hiện bằng hai loại chủ thể. Đó là hoạt động
giám sát của cơ quan Nhà nước và hoạt động giám sát của các chủ thể xã hội
(ngoài nhà nước). Hoạt động giám sát của các chủ thể ngoài nhà nước gọi là
giám sát xã hội. Giám sát xã hội khác với giám sát Nhà nước như sau: chủ thể
giám sát xã hội gồm các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí,
công dân. Đảng cầm quyền không được coi là chủ thể giám sát xã hội và đảng
cầm quyền là chủ thể xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy và trực tiếp lãnh đạo nhà
nước. Đối tượng giám sát xã hội là cơ quan quyền lực, giám sát xã hội không
mang tính quyền lực Nhà nước (không thực hiện quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm
trực tiếp đối với các đối tượng vi phạm nhưng lại có thể gây áp lực lên chủ thể
quyền lực để điểu chỉnh quyết định chính sách).Bản chất giám sát xã hội là hình
thức giám sát có sự tham gia rộng rãi của toàn bộ xã hội mà nòng cốt là một số
tổ chức của nhân dân, do nhân dân lập lên và ủy nhiệm. Phương thức giám sát
xã hội được thực hiện trước tiên, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội rông
lớn của nhân dân ( Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức xã hôi nghề nghiệp…) bằng hình thức giám sát gián tiếp hoặc trực tiếp của
mỗi công dân. Trái lại, giám sát xã hội là sự bổ xung quan trọng, khách quan
cho những hình thức giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống
19
chính trị, bộ máy nhà nước mà toàn bộ xã hội có được sự đối trọng, cân bằng
cần thiết để nó được tổ chức và vận hành theo hướng khoa học và hiệu quả hơn.
Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Giám sát xã hội là hình
thức giám sát của các chủ thể ngoài nhà nước gồm các tổ chức chính trị - xã
hội, công luận và công dân đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
nhằm đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân
1.2.1.2 Hoạt động giám sát xã hội của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam
Hoạt đông giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với chính quyền lần đầu

tiên được đề cập trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Thanh niên cứu quốc
toàn xứ Bắc kỳ tháng 11- 1945 “Mặt trận Việt Minh, Thanh niên cứu quốc hội
có nhiệm vụ ủng hộ Chính phủ và Bộ Thanh niên. Sự ủng hộ đó phải thiết thực
(bằng việc làm không phải bằng lời nói suông), sáng suốt ( thấy cái hay cái dở)
và tích cực ( giám sát và đề nghị)” tuy nhiên quyền giám sát Mặt trận chính thức
ghi nhân tại điều 9 Hiến pháp năm 1992 “ Mặt trận giám sát hoạt động cơ qua
nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước” nhân dân có quyền
giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên
( thông qua Mặt trận và các đoàn thể để thực hiện)
Sau Hiến pháp năm 1992, các văn bản pháp luật ngày càng quy định cụ
thể hơn về chức năng giám sát Mặt trận, trong đó có luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Nhà nước dần chuyền hóa quyền giám sát của Mặt trận trân nhiều lĩnh
vực như: giám sát việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thi hành
luật đất đai, thi hành luật thuế, thi hành luật nghĩa vụ quân sự, giám sát tố tụng
hình sự, dân sự…Như vậy, xét về quyền giám sát Mặt trận trong việc thi hành
chính sách pháp luật của cơ quan nhà nước là rất rộng theo thống kê đến tháng
10/2009, đã có 54 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền giám sát của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Đó là sự thể hiện đường
lối, chính sách của Đảng về thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Trong thực tế, quyền giám sát của Mặt trận đã đi vào
20
cuộc sông và đạt được một số kết quả và kinh nghiệm nhất đinh, nhưng song
bên cạnh đó gặp không ít những khó khăn và nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình
thực hiện đòi hỏi Mặt trận phải hướng giải quyết, các biên pháp phù hợp để đạt
hiệu quả hơn nữa.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hoạt động giám
sát xã hội, là việc quan sát, phát hiện, xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền về hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ, công chức
đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các
chương trình, đề án, dự án và quy chế quy định có hiệu lực của cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ đảng viên.
Khác với giám sát của Nhà nước, giám sát của Mặt trận và đoàn thể
không mang tính quyền lực của Nhà nước, với cơ chế là “theo dõi, phát hiện,
kiến nghị” cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết chứ không chực tiếp áp
dụng chế tài đình chỉ, bãi bỏ…
Mục đích hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cùng với
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà Nước nhằm góp phần xây dựng Đảng,
xây dựng và củng cố chính quyền, làm cho tổ chức của Đảng và Nhà nước ngày
càng trong sạch vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu quả để thực thi quyền
lực của nhân dân.
1.2.2 Nội dung, hình thức và nguyên tắc giám sát xã hội Mặt trân Tổ quốc
Việt Nam
1.2.2.1 Đối tượng và chủ thể giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
a) Đối tượng hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Theo điều 9 Hiến pháp năm 1992 của nước ta vào khoản 1 điều 12 của
luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam quy định đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên bao gồm:
21
- Giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước
Nội dung giam sát cơ quan nhà nước là rất rộng, do luật Mặt trận chưa
quy định cụ thể phạm vi giám sát đến đâu, nhất là giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước, thì giám sát những cơ quan nào? Những tổ chức thành viên nào
có quyền giám sát? Từ thực tiễn và điều kiện Ủy ban Măt trận nôi dung giám sát
chủ yếu tập chung vào: giám sát việc thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước,
tập trung vào những pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, liên quan đến các tầng lớp xã hội do mặt trận trực tiếp vận động, liên
quan đến tổ chức và hoạt đông của ủy ban Mặt trận và các tổ chức thành viện.
Giám sát văn bản quy phạm của pháp luật của hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân và kiến nghị xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật (Điều 9,

khoản 4, luật ban hành văn bản quy phạp pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân năm 2014).
Tùy vào từng đặc điểm của từng địa phương và chương trình công tác
Mặt trận hằng năm mà xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện pháp luật, quy
phạm của chính quyền địa phương như: giám sát thực hiện luật đất đai, luật
thuế, luật nghĩa vụ quân sự, luật bảo vệ môi trường, các chính sách đối người có
công, chính sách xã hội, nghị quyết của hội đồng nhân dân…
- Giám sát cán bộ, công chức Nhà nước (trong đó có đảng viên).
Phạm vi của nôi dung giám sát cán bộ, công chức nhà nước bao gồm:
nghĩa vụ của cán bộ, công chức nhà nước, đạo đức, văn hóa, văn hóa giao tiếp
của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chức không được làm (các nôi
dung trên quy định trong luật cán bộ, công chức, các văn bản hướng dẫn của
Đảng, Chính phủ, luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và các văn bản luật có liên quan)
Hình thức, cơ chế giám sát cán bộ, công chức, đảng viên, ở khu dân cư
được cụ thể hóa ở nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ủy ban trung ương
Mặt trận tổ quốc Việt Nam ( số 05, ngày 21-04-2006) ban hành bằng hình thức
22
quy chế, trong đó, quy định rõ mục đích giám sát, nguyên tắc giám sát và đối
tượng bị giám sát, nội dụng giám sát, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi trả
lời kiến nghị giám sát.
Mặt trận tổ quốc giám sát cán bộ, công chức còn được quy định trong
pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 với hình thức lấy
phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu, đó là
Chủ tịch Hôi đồng nhân dân, phó Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban
nhân dân (UBND), Phó chủ tịch UBND do Ban thường trực ủy ban Mặt trận tổ
quốc cấp xã chủ trì tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Giám sát cán bộ, công chức nhà
nước theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
- Giám sát hoạt động của đại biểu dân cử

Nội dung giám sát bao gồm: giám sát tiêu chuẩn đại biệu và việc thực
hiện nhiệm vụ của đại biểu dân cử, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản pháp luật
cụ thể hóa hình thức giám sát của Mặt trận đối với đại biểu dân cử. Do vậy Mặt
trận tổ quốc nột số tỉnh phối hợp vơi thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tổ
chức hoạt đông nhân xét theo trách nhiệm và tiêu chuẩn người đại biểu. Cách
làm này nhằm góp ý kiến với người đại biểu nhằm khắc phục những điểm yếu,
thiếu sót trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn người đại biểu nhân dân.
Hình thức thứ hai hiện đang thực hiện là giám sát chức danh chủ chốt cảu Hội
đồng nhân dân với hình thức bot phiếu tín nhiệm ( theo quy định điều 26 pháp
lệnh thực hiện dan chủ nhân dân ở xã, phường, thi trấn)
Như vậy, đối tượng của hoạt động giám sát của Mặt trận rất rộng so với
đối tượng giám sát của quốc hội, Hội đồng nhân dân, rộng lớn hơn đối tượng
kiểm sát của viện kiểm sát đã bao gồm toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà
nước ( Quốc hôi và cơ quan Quốc hội, Chính phủ và cơ quan thuộc chính phủ,
Viện kiểm soát nhân dân và tòa án nhân dân, Hôi đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân các cấp, các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân), đối tương giám sát của Mặt
23
trận tổ quốc Việt Nam bao gồm hoạt động tư cách, phẩm chất của đại biểu quốc
hội, Đại biểu của hội đồng nhân dân các cấp, cán bộ, viên chức nhà nước.
Nhưng vậy, đối tượng giám sát của Mặt trận là rất rộng, bao gồm toàn bộ bộ
máy Nhà nước và các thành viên trong bộ máy đó, các cơ quan nhà nước có
chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra đều chiu sự giám sát của Mặt trân tổ
quốc Việt Nam.
b) Chủ thể giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt nam
Chủ thể giám sát xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.
1.2.2.2 Nội dung và hình thức hoạt động giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

a) Nôi dung hoạt động giám sát Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc trong
hệ thống chính trị, hoạt động giám sát của Mặt trận tập trung chủ yếu vào các
nội dung sau: giám sát việc xây dựng, ban hành, thi hành pháp luật và bảo vệ
pháp luật của cơ quan Nhà nước ( lập pháp, hành pháp, tư pháp), chủ yếu tập
chung vào những pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân,
của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các đối tượng chuyên biệt do Mặt trận trực tiếp
vận động, các pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt động của Ủy ban Mặt trận
và các tổ chức thành viên.
* Đối cơ quan lập pháp:
Giám sát quá trình lập pháp (từ giai đoàn sáng kiến pháp luật, giai đoạn
soạn thảo, giai đoạn thẩm định và giai đoạn thông qua các văn bản nghị quyết,
pháp lệnh…)
- Giám sát tính hợp hiến của văn bản luật

×