Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.13 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

LÊ NGỌC HÀ

ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
TRONG TẢN VĂN CỦACÁC NHÀ VĂN HÀ NỘI
(QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ,
ĐỖ PHẤN, NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ...)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

LÊ NGỌC HÀ

ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI
TRONG TẢN VĂN CỦACÁC NHÀ VĂN HÀ NỘI
(QUA SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ,
ĐỖ PHẤN, NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ...)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học


Mã số: 60220120

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. VĂN CHƯƠNG VIẾT VỀ HÀ NỘI VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN, NGUYỄN VIỆT HÀ, NGUYỄN NGỌC
TIẾN, NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ ................................................................. 8
1.1. Truyền thống văn chương viết về Hà Nội.............................................. 8
1.1.1. Từ trong truyền thống ..................................................................... 8
1.1.2. Trong văn học trước 1945............................................................. 17
1.1.3. Trong văn học kháng chiến ........... Error! Bookmark not defined.
1.2. Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý
trong góc nhìn văn chương viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới ................ Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG TẢN VĂN
VIẾT VỀ HÀ NỘI ......................................................................................... 31
2.1. Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa......................................... 31
2.2. Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới ......................................... 37
2.3. Nguy cơ đánh mất bản sắc ................................................................... 46
2.4. Sự xuống cấp về văn hóa và lối sống ................................................... 49

2.5. Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con người......................................... 52

CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆNError! Bookmark not
3.1. Ngôi kể và điểm nhìn ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ngôi kể........................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Điểm nhìn ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Ngôn ngữ giọng điệu............................ Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Giọng hoài niệm trữ tình ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giọng suy tư, triết lý...................................................................... 69
3.2.3. Giọng trào lộng ............................................................................. 73
3.2.4. Giọng tự nhiên, dí dỏm.................................................................. 76
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ......................................................... 79
3.3.1. Không gian nghệ thuật .................................................................. 79
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luận văn của chúng tôi lựa chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn
của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn
Trương Quý...) với các lý do sau:
Thứ nhất: Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời. Với chiều dài lịch sử lâu
đời, Hà Nội mang trong mình những nét đẹp truyền thống của cả một dân tộc. Từ
cảnh vật, kiến trúc đến con người, dường như ai đã từng đặt chân lên mảnh đất
ngàn năm văn hiến này đều không thể quên. Người Hà Nội mang trong mình phẩm

chất cao quý đặc trưng mà cái nổi lên rõ nhất là “thanh lịch”. Điều này không
những thể hiện trong đời sống vật chất mà trong cả đời sống tinh thần của người
Kinh kỳ. Đó là sự trang nhã, thanh cao trong tư duy, tình cảm, tâm hồn; là sự lịch
lãm trong ứng xử mang tính văn hóa, chuẩn mực và tinh tế từ trong cuộc sống
thường ngày cho đến những hoạt động văn hóa đỉnh cao.
Cũng chính vì những nét văn hóa đặc trưng mà từ xưa đến nay, Hà Nội luôn
là nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương. Ta có thể dễ dàng đọc được những câu
thơ ca ngợi về mảnh đất Kinh kì trong thơ của Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,
Hồ Xuân Hương; và cho đến tận bây giờ, trải qua hơn 1000 năm văn hiến, Hà Nội
vẫn luôn dành được sự ưu ái của các nhà văn, nhà thơ. Hà Nội đã và đang thay đổi
từng ngày cùng sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển về kinh
tế ngoài việc góp phần làm thay đổi về trình độ học vấn còn tác động không nhỏ
vào đời sống tinh thần của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức, suy
nghĩ và cảm xúc của toàn xã hội, đặc biệt là đối với những đô thị hiện đại như Hà
Nội. Chính những điều này, bên cạnh những tác động mạnh mẽ và tích cực đưa


cuộc sống tiến lên, đã vô hình thêm vào cuộc sống của con người những gì là ngột
ngạt, xuống cấp về đạo đức.
Thứ hai: Tản văn viết về cuộc sống đô thị hiện đại của Hà Nội có những đặc
sắc riêng về thể loại. Trước hết, khởi nguồn của tản văn bắt nguồn từ Trung Quốc,
thể loại tản văn ra đời để phân biệt với vận văn và biền văn. Có nghĩa là những bài
viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc đều có thể được gọi là tản văn. Còn theo từ
điển thuật ngữ văn học: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ
tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật. Lối thể hiện đời
sống của tản văn mang tính chất chấm phá không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện
phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá
nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý
nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả...
Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện

nổi bật chính kiến và cá tính tác giả" [13; 293]. Ngay cả ranh giới của các thể loại
như tản văn, tạp văn, tạp bút, tản mạn cũng đã nhoà dần, ngược lại cũng chính vì
điều đó mà tản văn đã không bị gò bó, thậm chí đã nới rộng ranh giới thể loại, và
làm phong phú đề tài chủ đề. Thể tản văn đã trở nên “quen thuộc” với người đọc.
Họ tìm thấy ở tản văn những vấn đề của đời sống và con người đương đại: Từ
chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ quá khứ đến hiện tại, từ những khoảnh khắc bất
chợt, thoáng chốc đến những vấn đề muôn thuở, từ những sự vật hiện hữu đến
những ấn tượng vô hình trong thế giới của ý niệm, vùng mờ tâm linh. Hệ thống
hình ảnh, chi tiết trong tản văn được sử dụng hết sức tinh lọc, súc tích với sự liên
kết các chi tiết, bộc lộ thông điệp mà người viết gửi gắm. Do vậy, có thể nói, một
trong những đặc thù của tản văn là tính chủ quan, cá nhân trong cách nhìn nhận,
đánh giá vấn đề. Là một thể văn có sự hòa trộn giữa tự sự và trữ tình, nên vai trò
của sự thật đời sống trong tản văn chỉ như những vật liệu dùng để cụ thể hóa, hình


tượng hóa cái chủ quan của tác giả, thể hiện trực tiếp cái tôi của người viết, là nơi
chân dung tinh thần của chủ thể sáng tác hiện ra một cách trực diện và chân thực.
Tản văn khi bước vào đời sống văn học Việt Nam đã chứng tỏ sự nhanh nhạy của
mình. Những tác giả viết tản văn có thể kể đến Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Đỗ Chu… Một góc phố nhỏ, một con đường trồng nhiều hoa muồng, Hồ
Gươm một ngày xuân,… tất cả đều có thể được phản ánh trên tản văn. Tản văn
nhanh chóng nắm bắt những góc cạnh trong đời sống, tâm lý, sinh hoạt con người
Hà Nội trong thời kỳ đô thị hóa.
Thứ ba: Khai thác chủ đề về cuộc sống đô thị ở Hà Nội, nhiều tác giả đã
khẳng định được tên tuổi của mình bằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật,
phản ánh chân thực bức tranh toàn cảnh về Hà Nội ở các góc độ khác nhau. Và có
lẽ đối với những tác giả được sinh ra, lớn lên tại Hà Nội thì cảm xúc về Hà Nội, về
những đổi thay của Hà Nội lại càng mãnh liệt. Những nhà văn như Băng Sơn, Đỗ
Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà đã có cái nhìn
sâu sắc về Hà Nội đang biến đổi từng ngày, từng giờ. Hà Nội không chỉ là mảnh

đất họ gắn bó trong cuộc sống, sinh hoạt mà còn là một thực thể có tâm hồn. Hà
Nội trong những sáng tác của họ là một thủ đô đầy màu sắc, một đô thị vắt mình
qua những biến đổi của lịch sử nhưng vẫn giữ cho mình phong thái của mảnh đất
kinh kỳ.
Chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội
(qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý...), chúng tôi
tiến hành nghiên cứu, phân tích các tác phẩm viết về cuộc sống đô thị tại Hà Nội
của các tác giả đã từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này để hiểu rõ hơn về nét văn
hóa đặc trưng Hà Nội cũng như sự thay đổi của Hà Nội trong thời kỳ hiện đại hóa.


2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu văn chương viết về Hà Nội được nhiều tác giả quan tâm và khai
thác. Điển hình là các bài nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ Chi,

Vương Trí

Nhàn…
Trong bài nghiên cứu Thăng Long trong thơ xưa của Lê Thu Yến, in trong
Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, tháng 8/2010, do Hội Phật
Giáo kết hợp với Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, tác giả đã cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về Thăng Long trong thơ
xưa. Từ văn học dân gian đến văn học viết, Thăng Long - Hà Nội là đề tài rộng
lớn. Bài viết là quá trình khảo cứu, thống kê chi tiết trong sáng tác của nhiều tác
giả Trần Quang Khải, Trần Lâu, Vũ Mộng Nguyên, Trịnh Sâm, Nguyễn Công Trứ,
Ninh Tốn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Bùi Huy Bích, Dương Khuê, Phạm Quý Thích,
Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh
quan…
Huệ Chi trong cuốn sách Gương mặt văn học Thăng Long (nhà xuất bản Hà
Nội xuất bản năm 2010) cũng đã nhận diện văn học Thăng Long và nhóm tác giả

trong giai đoạn này. So với nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ Chi có biên độ
nghiên cứu rộng hơn với cái nhìn tổng quan về văn học Thăng Long mười thế kỷ.
Người đọc có thể nhận diện sự vận động của văn học Thăng Long trong suốt chiều
dài của lịch sử với những giá trị mới được hình thành và những giá trị cũ được bảo
lưu trong nền văn học nước nhà.
Trong cuốn sách Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội của Vương
Trí Nhàn do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 1986, tác giả đã tìm hiểu văn
chương hiện đại viết về Hà Nội giai đoạn từ trước 1945 đến nay. Cuốn sách đã
nhận diện những nhà văn tiêu biểu cho mỗi giai đoạn với những tác phẩm gắn liền
với Hà Nội. Vương Trí Nhàn đã thể hiện sức khám phá, nghiên cứu tỉ mỉ về văn


chương hiện đại viết về Hà Nội. Như tên gọi của cuốn sách, tác giả đi vào tìm hiểu
ảnh hưởng của Hà Nội đối với đời sống các nhà văn Việt Nam hôm nay. Qua các
tài liệu văn học sử cũng như qua các hồi ức, kỷ niệm của các nhà văn, và chủ yếu
là qua chuyện trò trực tiếp với các nhà văn đang sống, tác giả cuốn sách có dịp
trình bày tình cảm thiêng liêng của nhiều nhà văn với Hà Nội: đây là nơi họ học
nghề, trưởng thành dần về nghề nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, đây là nơi họ có
dịp tiếp xúc với các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, từ đó xác định cho
mình một hướng viết đúng đắn. Người đọc có thể tìm hiểu, biết thêm một số nét
tiểu sử cũng như tác phẩm của hơn 50 nhà văn thuộc các thế hệ khác nhau viết về
Hà Nội, từ Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Xuân Diệu, đến Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Chính Hữu, Hồ Phương,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long tới Bùi Minh Quốc, Đỗ Chu, Lưu
Quang Vũ, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa …
Trong quá trình tìm hiểu của chúng tôi, chưa có công trình nghiên cứu lớn nào
về Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số tản văn viết về đời sống đô thị Hà Nội hiện
đại của các tác giả: Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn

Trương Quý... Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi còn sử dụng, trích dẫn những
công trình nghiên cứu khoa học, các bài tham luận về đề tài Thăng Long - Hà Nội;
các sách lý luận văn học, từ điển văn học, giáo trình văn học, luận văn thạc sĩ. Ở
quy mô nhỏ hơn là các bài tiểu luận nghiên cứu khoa học trên các tạp chí hoặc các
trang mạng về các tác giả nêu trên.
Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng đến mục đích tiếp cận mang tính
bước đầu với các tác phẩm từ truyền thống đến đương đại viết về Hà Nội, một
trong nhiều đề tài làm nên sự phong phú của nền văn học Việt Nam. Từ đó nhận


biết được mối quan hệ giữa dòng văn học viết về Hà Nội, thấy được sự tồn tại có
mối liên kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại. Đi sâu nghiên cứu Hà Nội - đô
thị hiện đại, năng động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp, giá trị truyền thống, cùng với
đó là những tồn tại tiêu cực đang gây hại cho đời sống văn hóa đô thị hiện đại của
Hà Nội qua những tản văn của các tác giả Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn
Việt Hà, Nguyễn Trương Quý... Luận văn cũng hướng đến việc nhận diện phong
cách văn chương một số tác giả Hà Nội trong các tác phẩm nổi bật về đề tài đô thị
của họ. Do điều kiện thời gian làm luận văn có hạn nên chúng tôi không thể bao
quát được những bài nghiên cứu, những bài báo đăng lẻ tẻ hoặc một số cuốn sách
khác có những nội dung liên quan. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng không bỏ sót các
công trình, ý kiến, nhận định quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn cung
cấp cho người đọc một luận văn thực sự có ý nghĩa khi nghiên cứu về tản văn viết
về cuộc sống đô thị Hà Nội. Chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ mang đến cho người
đọc cái nhìn tổng quan về tản văn viết về cuộc sống đô thị Hà Nội với những
phong cách sáng tác đặc thù.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh Hà
Nội hiện đại ở các tác phẩm và những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của mỗi
tác giả.
- Về mặt tư liệu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của

bản thân còn hạn chế nên chúng tôi chỉ xin nghiên cứu một số tập tản văn viết về Hà
Nội của các tác giả trên như: Hà Nội thì không có tuyết (tác giả Đỗ Phấn); Con giai
phố cổ (tác giả Nguyễn Việt Hà); Đi ngang Hà Nội (tác giả Nguyễn Ngọc Tiến), Ăn
phở rất khó thấy ngon (tác giả Nguyễn Trương Quý)...


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Thái Vàng Anh (2010), Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Tạp chí khoa học đại học Huế, số 60

2.

Arnaudop (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hoài Lam và Hoài Ly dịch,
NXB Văn học

3.

M. Bakhtin (1970), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,
NXB Hội nhà văn

4.

Tồn Am Bùi Huy Bích (2007), Hoàng Việt thi tuyển, NXB Văn học

5.

Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng,
NXB Thời đại


6.

Nguyễn Huệ Chi (2010), Gương mặt văn học Thăng Long, NXB Hà Nội

7.

Trần Chiến (2014), A đây rồi Hà Nội 7 món, NXB Hội nhà văn

8.

Trương Minh Dục, Lê Văn Định (2010), Văn hóa và lối sống đô thị Việt
Nam một cách tiếp cận, NXB Chính trị Quốc gia

9.

Đặng Minh Dũng (2010), Thăng Long thi tuyển, NXB Văn hóa – Thông tin

10.

Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Việt Nam

11.

Nguyễn Việt Hà (2013), Đàn bà uống rượu, NXB Trẻ

12.

Nguyễn Việt Hà (2013), Con giai phố cổ, NXB Trẻ


13.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

14.

Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn

15.

Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, NXB
Giáo dục

16.

Nguyên Hồng (2012), Nguyên Hồng tuyển tập, NXB Văn học

17.

Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (2012), Tang thương ngẫu lục, Trúc Khê, Ngô
Văn Triện dịch, NXB Hồng Bàng

18.

Đoàn Tử Huyến (2008), Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ, NXB Phụ nữ


19.


M.B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu
văn học, Trần Đình Sử dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

20.

Mã Giang Lân (2005), Thơ Nguyễn Bính, NXB Hà Nội

21.

IU. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh
Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, NXB Đại học Quốc gia

22.

Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ
XIX, NXB Giáo dục

23.

Huỳnh Lý chủ biên (1978), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII nửa
đầu thế kỷ XIX, NXB Văn học, Hà Nội

24.

Vương Trí Nhàn (1986), Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội,
NXB Hà Nội

25.

Trần Văn Nhi (2010), Tuyển tập thơ chữ hán - Cao Bá Quát, NXB Văn hóa

- Văn nghệ

26.

Trần Văn Nhĩ (2007), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn Nghệ

27.

Nhiều người soạn (1984), Thơ văn Cao Bá Quát. Nxb Văn học

28.

Nhiều tác giả (1977), Thơ văn Lý - Trần, NXB Khoa học Xã hội

29.

Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học

30.

Nhiều tác giả (2006), Tuyển tập Nguyễn Công Hoan I,II , NXB Văn học

31.

Nhiều tác giả (2012), Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn học

32.

Ngô Gia Văn Phái (2002), Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân Kiều Thu Hoạch dịch, NXB Văn học


33.

Đỗ Phấn (2013), Hà Nội thì không có tuyết, NXB Trẻ

34.

Đỗ Phấn (2013), Dằng dặc triền sông mưa, NXB Trẻ

35.

Philippe Papin (2014), Lịch sử Hà Nội, Mai Thu Hương dịch, NXB Thế
Giới

36.

Hoàng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

37.

Vũ Trọng Phụng (2012), Vũ Trọng Phụng tuyển tập, NXB Văn học


38.

Đoàn Đức Phương (2011), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Đề
cương môn học đào tạo Ths Văn học, Trường Đại học KHXH và NV – Đại
học QGHN

39.


Nguyễn Trương Quý (2013), Ăn phở rất khó thấy ngon, NXB Trẻ

40.

Yves Reuter (2003), Dẫn nhập phân tích tiểu thuyết, Phạm Xuân Thạch
dịch

41.

Băng Sơn (2013), Hà Nội rong ruổi quẩn quanh, NXB Kim Đồng

42.

Băng Sơn (2013), Ngày thường Hà Nội, NXB Văn hóa – Thông tin
Trần Đình Sử ( 2004), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm

43.
44.

Nguyễn Ngọc Tiến (2013), Đi ngang Hà Nội, NXB Thời đại

45.

Nguyễn Ngọc Tiến (2013), Đi dọc Hà Nội, NXB Thời đại

46.

Nguyễn Ngọc Tiến (2013), 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, NXB Hồng
Đức


47.

Hoà thượng Thích Giác Toàn, PGS.TS. Trần Hữu Tá chủ biên (2010), Văn
học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, NXB Văn hóa Thông
Tin

48.

Nguyễn Huy Tưởng (2014), Sống mãi với thủ đô, NXB Kim Đồng

49.

Lê Hữu Trác (2012), Thượng kinh ký sự, NXB Trẻ

50.

Phạm Thị Trâm (2014), Nhận thức và thực tiễn văn hóa Hà Nội, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
Tài liệu mạng

51.

An Ngọc, Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn: “Cả đời, tôi sẽ chỉ viết sách về Hà
Nội”
/>
52.

Lam Thu, Nhà văn Nguyễn Việt Hà đau lòng trước sự xô bồ của Hà Nội



/>


×