Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương on tap công trình trên hệ thống thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.59 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN THỦY CÔNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

______________________________

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC
CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG THUỶ LỢI
TÀI LIỆU HỌC TẬP:
-

Bài giảng CTTHTTL – Bộ môn Thuỷ công – 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-

Thuỷ công tập II – NXB XD – 2005

-

Đồ án môn học Thuỷ công - NXB XD – 2004

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:


Chương 1:
HỆ THỐNG THUỶ LỢI VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG THUỶ LỢI
1. Khái niệm về hệ thống thuỷ lợi, các công trình trên hệ thống thuỷ lợi: cống, công trình
chuyển nước, công trình đo nước, các công trình bảo vệ kênh, bể lắng cát, công trình
vận tải thuỷ, cầu giao thông qua kênh.
2. Cấp thiết kế của hệ thống thuỷ lợi và các công trình trên đó.
3. Các yêu cầu chủ yếu về thiết kế công trình trên hệ thống thuỷ lợi.
Chương 2:
CÔNG TRÌNH LẤY NƯỚC
1. Điều kiện dòng chảy ở đoạn sông cong, sông thẳng có cửa lấy nước. Chọn vị trí đặt
cửa lấy nước.
2. Lấy nước không đập: đặc điểm, điều kiện áp dụng, các sơ đồ bố trí CLN không đập.
3. Lấy nước có đập: đặc điểm, điều kiện áp dụng, diễn biến lòng sông sau khi xây đập,
các sơ đồ bố trí CLN có đập.
4. Đập ngăn dòng: cách lựa chọn vị trí, xác định chiều rộng tràn nước và độ sâu xói phổ
biến sau đập. Ảnh hưởng của đập ngăn dòng đến chất lượng nước sông.
5. Cống lấy nước: cách chọn vị trí và hướng cống lấy nước, tính toán tổn thất thuỷ lực ở
cửa vào, cách điều khiển bùn cát tại đầu mối công trình, khái niệm bể lắng cát.
6. Cống lấy nước vào kênh nhánh: khái niệm, nguyên tắc bố trí và các sơ đồ kết cấu.
7. Mục đích và các sơ đồ bố trí công trình chỉnh trị đoạn sông có cửa lấy nước không
đập, có đập.


Chương 3:
CỐNG LỘ THIÊN
1. Vẽ sơ đồ bố trí và nêu tác dụng của các bộ phận cơ bản của cống lộ thiên.
2. Cách xác định các mực nước thiết kế ở thượng, hạ lưu các loại cống, chọn thời điểm
tính toán bất lợi.
3. Trình tự tính toán kích thước lỗ cống. Nguyên tắc xác định lưu lượng đơn vị, chọn loại
ngưỡng cống.

4. Tiêu năng sau cống: đặc điểm dòng chảy, nguyên lý và các biện pháp tiêu năng.
5. Nước nhảy sóng, dòng chảy ngoằn ngoèo sau cống: nguyên nhân, tác hại, biện pháp
khắc phục.
6. Tính toán bản đáy cống theo phương pháp rầm đảo ngược, rầm trên nền đàn hồi.
7. Tường ngực cống: nêu tác dụng, cách bố trí, tính toán kết cấu.
Chương 4:
CỐNG NGẦM DƯỚI ĐÊ, ĐẬP
1. Tính toán thuỷ lực cống có van điều tiết ở hạ lưu: tính toán khẩu diện, tính toán nối
tiếp và tiêu năng (kiểu giếng, kiểu tường và đập, buồng tiêu năng sau van côn)
2. Tính toán thuỷ lực cống ngầm không áp (cống có tháp van): tính toán khẩu diện, kiểm
tra trạng thái chảy và tính toán tiêu năng.
3. Vẽ sơ đồ và nêu cách tính toán các lực khi tính kết cấu cống theo phương ngang.
4. Nêu mục đích phân đoạn cống. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc làm việc của các
khớp nối ngang, khớp nối đứng.
Chương 5:
KÊNH VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
1. Nêu các dạng mặt cắt kênh, các hình thức bảo vệ mái kênh, các biện pháp công trình
bảo vệ kênh khi chạy trên sườn dốc.
2. Cầu máng: Nêu điều kiện sử dụng, các bộ phận và sơ đồ bố trí, tính toán thuỷ lực cầu
máng.
3. Xiphông ngược: Nêu điều kiện sử dụng, các bộ phận và cách bố trí, tính toán thuỷ lực
xiphông ngược. Công thức và các bài toán cụ thể. Nêu khái niệm cột nước thừa trong
xiphông, tác hại và cách khắc phục.
4. Trình bày các sơ đồ bố trí cống ngâm qua đường, các nội dung tính toán thuỷ lực
cống.
5. Nêu các sơ đồ bố trí cầu qua kênh, sự thu hẹp dòng chảy trong kênh khi có cầu, cách
tính toán xói lòng kênh quanh trụ cầu.
6. Nêu các dạng kết cấu bậc nước trên kênh và nội dung tính toán thuỷ lực tương ứng.



Chương 6:
CỬA VAN
1. Cửa van phẳng: vẽ sơ đồ bố trí, nêu đặc điểm chung, ưu nhược điểm và phạm vi ứng
dụng.
2. Viết và giải thích các đại lượng trong công thức tính toán lực mở và lực đóng cửa van
phẳng.
3. Van phẳng bằng thép: vẽ sơ đồ bố trí, nêu nguyên tắc bố trí các bộ phận.
4. Cửa van cung: vẽ sơ đồ bố trí, nêu ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng. Phân tích
quan hệ giữa tâm quay và tâm cung.
5. Vẽ sơ đồ, trình bày cách tính toán các lực tác dụng lên cửa van cung, tính toán lực để
mở cửa van cung.
6. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên tắc bố trí các bộ phận của cửa van cung.
7. Vẽ sơ đồ bố trí, nguyên lý vận hành, ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng cửa van
hình quạt, van mái nhà.
Chương 7:
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Nêu các dạng đường thuỷ nội địa đang được áp dụng ở Việt Nam, cho ví dụ minh
hoạ.
2. Khi bố trí đoạn cong của kênh giao thông, cần phải tính đến những yếu tố nào.
3. Viết và giải thích các đại lượng trong công thức xác định lực cản tàu.
4. Âu thuyền là gì? Vẽ sơ đồ, giải thích cấu tạo và cách vận hành đưa thuyền qua âu.
5. Vẽ sơ đồ, nêu công thức tính toán kích thước cơ bản của buồng âu: chiều dài, chiều
rộng, chiều cao tường bên buồng âu, cao trình đáy và đỉnh tường âu.
6. Nêu trình tự và viết công thức xác định thời gian chuyển thuyền qua âu khi vận
chuyển 1 chiều, 2 chiều.
7. Trình bày cách tính năng lực vận tải thực tế của âu thuyền, giải pháp để nâng cao
năng lực vận tải thực tế.




×