Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUY MÔ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.95 KB, 28 trang )

NGHIÊN CỨU QUY MÔ NHỎ
1. Chọn đề tài tổng quát mà mình thích
2. Liệt kê các từ khóa - tìm kiếm thông tin
Từ khóa:
a. Viết một hoặc hai câu về đề tài mình
nghiên cứu
b. Tiếp đó, gạch dưới những từ đặc biệt mô
tả đề tài
c. Ghi riêng những từ đặc biệt này ra, mỗi từ
thành một tụ


Tìm kiếm thông tin:
d. Thêm vào trong danh sách từ đồng
nghĩa, nội dung tương đương / liên hệ.
e. Thêm vào danh sách một số từ, cụm từ
mô tả phạm vi lớn hơn trong đó, có chứa
đựng nghiên cứu của mình.

f. Thêm vào danh sách một số từ, cụm từ
là những mục nhỏ nằm bên trong đề tài
để có định hướng tìm tài liệu hữu ích.


Ví dụ minh họa:
1. Viết một câu về đề tài:
Tôi muốn nghiên cứu về tính nhân bản
của Đạo Phật thông qua cuộc đời
Ngài.

2. Gạch dưới những từ khóa


Tôi muốn nghiên cứu về tính nhân bản
của Đạo Phật thông qua cuộc đời
Ngài.


3. Lấy ra những từ khóa
• Đạo Phật: tôn giáo đem an lạc cho
con người
• Tính nhân bản: lấy con người làm
trung tâm
• Cuộc đời Đức Phật: từ đản sinh đến
Niết Bàn


4.Mở rộng danh sách với từ liên quan
/đồng nghĩa

Đạo Phật  (viết thêm) giáo pháp (Kinh,
Luật), triết lý, tổ chức tăng đoàn…

Nhân bản  (viết thêm) nhân sinh,
hướng đến hạnh phúc con người…

Cuộc đời Đức Phật  (viết thêm) trước

khi thành đạo, sau khi thành đạo, thuyết
giảng, đối với đệ tử, đối với cư sĩ, đối với
ngoại đạo, đối với tất cả chúng sanh…



5. Mở rộng phạm vi chủ đề để có nguồn
thông tin nhiều hơn
Nhân bản: lấy con người làm gốc
6. Thêm một số từ, cụm từ cụ thể để định
hướng tài liệu cần tìm
Nhân bản: đặt trọng tâm vào con người, quan
tâm đến con người, thương người, phục vụ
con người, thức tỉnh con người, vai trò cá
nhân trong tu tập giải thoát. Đạo Phật thể
hiện như thế nào ở các phương diện này.


(Thêm một số từ)
• Cuộc đời Đức Phật:
sự xuất hiện của Đức Phật với tư cách con
người, bản chất thương người khi thái tử
còn nhỏ, các sự kiện đánh động tâm thức
thái tử khi dạo bốn cửa thành, xuất gia, tu
tập khổ hạnh, thành đạo, nội dung giáo
pháp, động cơ truyền bá chánh pháp,
phương pháp truyền bá chánh pháp, mục
đích giáo hóa, đối tượng giáo hóa, nhập Niết
Bàn….


3. Tìm tài liệu trong từ điển bách khoa,
hoặc nguồn tham khảo khác, để có
kiến thức tổng quan về đề tài
4. Ghi thư mục tham khảo bất cứ tài liệu
nào chúng ta tham khảo và sử dụng

thông tin
5. Sử dụng thông tin tổng quan, bắt đầu
tập trung đề tài vào những gì mình có
thể thực hiện được để giới hạn đề tài


6. Viết ra mục đích nghiên cứu
Cảm thấy thích đề tài của mình hơn

Định hình được mình cần làm gì, thu
thập tài liệu ra sao
Giúp phát triển luận đề nghiên cứu sau
này
Giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng.
 Hãy bắt đầu viết về mục đích nghiên cứu
với cụm từ “Tôi muốn nghiên cứu về…”


7. Động não các câu hỏi về đề tài
Đặt các câu hỏi sự kiện
Quan điểm của đức Phật đối với giá trị con
người: Đức Phật là ai? sinh ra ở đâu? Khi
nào? Môi trường văn hóa xã hội thời Ngài như
thế nào? chủ trương chung của Ngài là gì?
Thái độ Ngài đối với con người? Thái độ ấy
ảnh hưởng thế nào đến xã hội thời đó…

Đặt các câu hỏi giải thích
Tại sao đức Phật coi trọng con người như vậy?
Cách Ngài thể hiện nhân bản trong lời dạy như

thế nào?


8. Nhóm các câu hỏi vào trong các đề
mục tương ứng
Nhìn vào các câu hỏi chúng ta vừa lập
ra, quyết định chọn một số từ hoặc
cụm từ đặt nhãn cho các câu hỏi tương
ứng
Xếp các từ này vào các tụ hợp lý, viết
tựa đề các tiểu mục trên cơ sở các từ
đặt nhãn này.


Bối cảnh

Bối cảnh xã hội văn hóa thời Đức Phật?

Đóng góp

Đức Phật đã chủ trương những gì mới mẻ
và cách mạng trong xã hội đương thời?

Tại sao đức Phật đặt trọng tâm vào giá trị
Nhân bản nhân bản?
Các phương diện nhân bản: bình đẳng giai
Các phương cấp, bình đẳng giới, trách nhiệm cá nhân,
diện
nghiệp, nhân-quả, thiện-ác, vô ngã, giải
thoát… được thể hiện như thế nào?

Thành
tựu
giải
thoát
tối
thượng

hiện
tại?
Cá nhân

Cộng đồng Đạo đức, an lành, hòa bình, hạnh phúc?


9. Bổ sung thêm các câu hỏi phát sinh

10. Liệt kê ra các nguồn tài liệu cần
tham khảo để trả lời câu hỏi nghiên
cứu. Xác định nguồn tốt nhất
11. Tìm nguồn tài liệu ở thư viện, trên
mạng, ghi thẻ thư mục
• 12. Viết thẻ ghi chú


13. Chuyển câu tuyên bố mục đích
thành luận đề nghiên cứu
 Nhìn vào câu tuyên bố mục đích
 Nhìn vào loại tài liệu thu thập được
 Quyết định câu luận đề nào chúng ta có đủ
chứng cứ để hỗ trợ lập luận

 Viết câu luận đề ấy ra.


14. Lập dàn bài gồm các mục chính
Mục đích:
• Theo sát nội dung cần hoàn thành đến khi
cho ra sản phẩm cuối cùng.
• Quản lý và kiểm tra tài liệu cần thiết để hỗ
trợ luận đề nghiên cứu của mình.
• Phác họa thứ tự các tiêu đề để xếp theo
thứ tự trong bản thảo cuối cùng.
• Cần cho người nghiên cứu để viết tiểu
luận và cần cho người hướng dẫn để theo
dõi, hướng dẫn và góp ý bổ sung.


15. Tổ chức lại các ghi chú
a. Tổ chức tài liệu theo dàn bài chi tiết

b. Sắp xếp, phân tích, tổng hợp thông tin
c. Liên kết các ý tưởng, ý kiến, suy nghĩ của
mình với kết quả nghiên cứu của những
người khác qua các tài liệu

d. Đừng đưa vào những ý tưởng không liên
quan đến đề tài của mình
e. Không đưa vào bài viết những thông tin
chúng ta không hiểu.



16. Viết phần thân bài
• Đem dàn bài chi tiết ra
• Bày các thẻ ghi chú đã sắp xếp vào các
tụ tương ứng với các mục trong dàn bài
• Sử dụng sổ tay nghiên cứu đã ghi lại
các ý tưởng phát sinh trong quá trình
đọc tài liệu

• Viết phần thân bài


17. Trích dẫn thông tin cần thiết
Dùng cước chú (ghi chú cuối mỗi trang)
hoặc hậu chú (ghi chú cuối bài)
Dùng dấu ngoặc đơn và để thông tin
nguồn tham khảo là tên tác giả và số
trang vào bên trong ngoặc ngay sau nội
dung trích dẫn.


18. Viết phần dẫn nhập và kết luận
Phần dẫn nhập
Có thể viết đầu tiên (nếu dàn bài chi tiết đã
ổn định) hoặc sau cùng
Khái quát bối cảnh chung
Phát biểu luận đề nghiên cứu
Nêu đề tài nghiên cứu
Lý do chọn đề tài và tầm quan trọng của
nghiên cứu
phương pháp nghiên cứu.



Phần kết luận
Viết sau cùng
• Đúc kết các ý tưởng
• Không phát triển ý tưởng mới ở phần
này
• Không dẫn chứng thêm ở phần này

• Xác định giá trị đóng góp của nghiên
cứu
• Đề xuất những hướng nghiên cứu mới.


19. Điều chỉnh bản nháp, đối chiếu
với dàn bài
Bản nháp lần 1: ý tưởng
Luận đề nghiên cứu có cô đọng và rõ
ràng chưa?
Có bám sát dàn bài chi tiết để viết
không? có sót ý nào trong đó không?
Những điểm chính được thể hiện rõ
trong bài nghiên cứu hay không?


(Bản nháp lần 1)
Những lập luận được trình bày có logic với
nhau không?
Những lập luận của mình có vững chắc
để làm rõ luận đề nghiên cứu hay không?

Tất cả các nguồn dẫn chứng đã được ghi
nguồn đầy đủ để đảm bảo không đạo văn
chưa?
Đọc lại bài tiểu luận, kiểm tra lỗi chính tả,
ngữ pháp và typo.


Bản nháp lần 2: nhất quán, trôi chảy
Mỗi đoạn đều có câu chủ đề hay chưa?
Dẫn chứng, ví dụ đưa vào có phù hợp để
hỗ trợ cho lập luận của mình chưa?
Kiểm tra có còn lỗi ngữ pháp hay không?

Có mắc phải lỗi chính tả lặp từ, thừa từ vô
ích không?
Câu quá dài và lượm thượm không?


(Bản nháp lần 2)
Có câu chuyển đoạn để nối các đoạn ?

Còn sót lỗi ngữ pháp, chính tả không?
Những dẫn chứng, ghi chú tài liệu và thư
mục tham khảo có nhất quán theo một
cách ghi hay không?
Những lập luận có đủ rõ ràng, hấp dẫn
người đọc mà vẫn giữ được khách quan
trong cách viết không?



20. Viết thư mục tham khảo
21. Tạo trang bìa











Tên đề tài nghiên cứu
Tính chất kỳ thi
Môn
Tên
Pháp danh
Lớp
số báo danh/ mã số sinh viên
Tên giáo viên hướng dẫn
Tên trường
Năm


×