Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

nhac kich the ky XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.63 KB, 3 trang )

Nh¹c kÞch thÕ kû XVIII
Sang thế kỷ XVIII, nhạc kịch phát triển theo những chiều hướng mới.
So với các thể loại âm nhạc khác, nó phản ảnh sắc bén và kịp thời
những biến động xã hội. Nhạc kịch được coi là một "chiến trường",
nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những tư tưởng quan điểm
nghệ thuật của các giai cấp đối lập.
Ở nước Ý thời này, nơi được coi là quê hương của nhạc kịch nghiêm
chỉnh (opera seria), đã vang dội tên tuổi của các nhà soạn nhạc kịch nổi
tiếng như Monteverdi, Scarlatti ...và cũng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt
giữa nhạc kịch nghiêm chỉnh và hài nhạc kịch (opera buffa).
Nhạc kịch nghiêm chỉnh với phong cách hát bóng bẩy (bel canto), những
aria tuyệt vời, những khúc song ca, tam ca và hợp xướng hài hòa, biểu
hiện những nội dung thần thoại lịch sử, tự dành cho mình một chỗ đứng rất
cao trong nền nghệ thuật âm nhạc từ thế kỷ XVII. Nhưng giai cấp thống trị,
vua quan và tầng lớp quý tộc trong triều đình Ý đã ra sức biến thể loại này
thành một công cụ phục vụ cho tầng lớp thượng lưu. Từ đó vào cuối thế kỷ
XVII sang đầu thế kỷ XVIII, nhạc kịch nghiêm chỉnh đã suy thoái và nguy
hiểm hơn, nó trở thành chướng ngại cho sự phát triển nhạc kịch về sau
này. Chịu ảnh hưởng của những tư tưởng bảo thủ của giai cấp thống trị,
nhạc kịch nghiêm chỉnh lâm vào tình trạng bế tắc về nội dung, khuynh
hướng kỹ thuật đơn thuần đã khiến cho một vài nhà soạn nhạc kịch bóp
méo, sửa đổi cả nội dung thần thoại và lịch sử.
Mestado, nhà thơ Ý, người đã nổi tiếng với nhiều kịch bản nhẹ nhàng, hài
hòa cũng bắt đầu rơi vào khuynh hướng hình thức chủ nghĩa. Theo ông,
mỗi nhạc kịch thường phải có một số nhân vật nhất định, họ phải yêu
nhau, phải hát một số aria quy định, kịch bản cũng chỉ được viết theo một
số câu nhất định. Sự lạm dụng kỹ thuật đã dẫn các aria "bel canto" vốn rất
hay, trở thành nhạt nhẽo chỉ để phô trương giọng hát của ca sỹ. Trước đây
sự biểu hiện phong phú của aria ở tình cảm, nay như một bài luyện giọng
khô khan. Chính vì vậy nhạc kịch nghiêm chỉnh đã lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng, đầu thế kỷ XVIII, nhiều tác gia như Handel chẳng hạn đã cố


gắng làm sống lại truyền thống nhạc kịch xưa bằng cách kết hợp chặt chẽ
giữa tính bi kịch và âm nhạc, thanh nhạc và kỹ thuật... Họ đã thu được một
số kết quả, nhưng phải đợi đến Gluck - nhà cải cách nhạc kịch vĩ đại - nền
nhạc kịch mới phát triển thật rực rỡ.
Cuộc đấu tranh giữa nhạc kịch nghiêm chỉnh và nhạc kịch hài đã diễn ra
nhiều năm. nhạc kịch hài đối lập với nhạc kịch nghiêm chỉnh ở yếu tố dân
chủ và dân tộc. Nhạc kịch hài hướng vào các đề tài đương thời lấy tính
dân tộc và tính nhân dân làm cơ sở của âm nhạc. Nhạc kịch hài chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ tư tưởng của cuộc vận động cách mạng lớn lao ở châu
Âu và phản ánh tư tưởng của quần chúng không thừa nhận cái cũ đã lỗi
thời. Nhiều tác phẩm hiện thực đã xuất hiện. Pergolese (nhạc sỹ Ý 1710 -
1786) đã sáng tác vở "Cô sen trở thành bà chủ", vở "Olympiade"... Trong
những tác phẩm của ông, số lượng nhân vật được tăng lên, nội dung có
nhiều tình tiết, có màn đồng ca lớn, có cảnh kết huy hoàng. Pergolese đã
đóng một vai trò lớn trong sự hoàn thiện và phát triển của loại hài nhạc
kịch tiên tiến này.
Vào những năm 60 của thế kỷ XVIII ở Ý lại nẩy sinh một luồng gió mới, đó
là khuynh hướng trữ tình trong hài nhạc kịch, tạo tiền đề của nền nhạc kịch
châu Âu sau này. Nổi bật là các vở "Người con gái dịu hiền" của Picchini
(1728 - 1800), "Cô thợ xay" của Fidellio (1741 - 1816) và "Người thợ cạo
thành Seville" ông viết năm 1782 theo chủ đề hài kịch của nhà văn Pháp
Beaumarchais. Sau cùng, hài nhạc kịch được Trimaroda (1749 - 1801) kết
thúc bằng vở "Cuộc hôn nhân bí mật". Trong vở này, ông đã chú ý tới đặc
tính nhân vật, đến vai trò của dàn nhạc và thay loại giao hưởng mở đầu 3
chương kiểu cổ bằng overture một chương viết theo hình thức sonata. Với
"Cô sen thành bà chủ" và "Cuộc hôn nhân bí mật"...., nhạc kịch hài đã
hoàn thành một chặng đường lịch sử gần 60 năm. Nói chung, nhạc kịch Ý
toát lên những đặc điểm: giai điệu tươi sáng, đơn giản, gần gũi dân ca;
tình tiết phát triển nhanh gọn, liên tục, không câu nệ hình thức; nhân vật là
những người bình thường. Chính vì những đặc điểm này mà hài nhạc kịch

Ý được nhóm Bách khoa ở Pháp - một số nhà văn, nhà triết học đại diện
cho tầng lớp tiến bộ trong xã hội, đấu tranh cho chính nghĩa và công bằng -
hoan nghênh và đề cao.
Giống ở như Ý, nước Pháp là một quốc gia có nền nhạc kịch hết sức
phong phú. Từ thế kỷ trước (XVII), nhạc kịch Ý đã tràn sang Pháp, đồng
thời những sự kiện chính trị của Cách mạng Pháp đã có ảnh hưởng tới
nhạc kịch Ý. Với Luli thế kỷ XVII, đã có loại bi kịch trữ tình (tragédie
lyrique) vẻ vang, nhưng từ năm 1687, khi ông qua đời thì thể loại này bắt
đầu suy thoái. Nếu như ở trong các tác phẩm của Luli, múa ballet đã đóng
vai trò quan trọng thì sau này những cảnh múa ấy đã biến thành trò tiêu
khiển, người ta chú trọng tới bài trí sao cho lộng lẫy hơn là sức biểu cảm
của nội dung.
Nhạc sỹ Pháp Rameau đã cố gắng khôi phục những truyền thống của Luli
nhưng ông bị hạn chế vì đang sống ở thế kỷ 18, khi nước Pháp đã có
nhóm theo phái Bách khoa tiêu biểu cho giới trí thức tiến bộ và quần chúng
tiên tiến, người ta muốn nhạc kịch phải hiện thực, có sức sống và nhân vật
là người bình thường. Mãi tới năm 1752, khi vở "Cô sen thành bà chủ" của
nhạc sỹ Ý Pergolese công diễn ở Paris, lúc đó nhạc kịch mới đáp ứng
được yêu cầu của những người xã hội dân chủ, sự đấu tranh giữa những
hệ tư tưởng mới và cũ được biểu hiện bằng cuộc đấu tranh của nhóm theo
hài kịch diễn ra giữa một bên là nhóm Bách khoa theo hướng hiện thực và
bên kia là phái bảo thủ muốn giữ lại những quy ước của nhà hát triều đình.
Do ảnh hưởng của nhạc kịch Ý mà Jean Jacques Rousseau đã viết vở hài
nhạc kịch nổi tiếng "Thày mo làng quê" ngay sau khi vở "Cô sen thành bà
chủ" ra đời. Từ đó, tại Pháp xuất hiện nhạc kịch hài (opera comique), thể
loại cũng giống nhạc kịch hài Ý, cũng lấy đề tài từ truyện cổ tích, tâm lý xã
hội... nhưng cũng hay lấy đề tài từ chủ đề sinh hoạt gia đình như tình yêu,
hôn nhân, giáo dục gia đình.... Những ý tưởng hiện thực này đã thu hút
được một số đông quần chúng.
Hơn nữa, nhạc kịch hài Pháp còn đề cập đến các chủ đề lịch sử, phản ánh

không khí nước Pháp đêm trước của cuộc cách mạng tư sản. Người sáng
tác loại nhạc kịch này là Guetori, Monsini. Chính luồng nhạc kịch này đã
tượng trưng cho nhạc kịch ở Pháp nửa sau thế kỷ XVIII. Trong khi ở Ý,
Pháp, nhạc kịch phát triển thì tại Anh có hình thức nhạc kịch thô sơ gọi là
"nhạc kịch cho người nghèo", ở Đức/Phổ có loại 'hát trò" nhưng chưa
được chuyên nghiệp hóa.
Từ khi xuất hiện hài nhạc kịch Ý, Pháp với những khía cạnh phong phú
riêng biệt, tạm thời giải quyết được cuộc khủng hoảng của nhạc kịch
nghiêm chỉnh, nhưng nhu cầu xã hội ở châu Âu đòi hỏi phải có một sự cải
cách nhạc kịch có hệ thống. Williambald Gluck (người Đức) chính là nhân
vật đã đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết ấy

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×