Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Thuyết Pháp Trị (Hàn Phi Tử) Slide Powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 18 trang )



THUYẾT PHÁP TR
HÀN PHI TỬ

“Pháp luật không hùa theo người sang…”


4
Trình bày:

HÀ LONG

QUỲNH HƯƠNG

HÀ MY

ANH TUẤN


Tác giả

HÀN PHI
Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn
Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa.
Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là
"công tử"), thích cái học "hình danh."
Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận
nhưng giỏi viết sách. Ông là người theo khuynh
hướng pháp gia, chịu ảnh hưởng của Mặc tử


Hàn Phi (281 TCN – 233 TCN)


LỊCH SỬ THUYẾT PHÁP TRỊ

QUẢN TRỌNG
(725 TCN – 645 TCN)

THƯƠNG ƯỞNG
(390 TCN – 338 TCN)

THÂN BẤT HẠI
(420 TCN – 337 TCN)

THẬN ĐÁO

(370 TCN – 290 TCN)

HÀN PHI TỬ

(281 TCN – 233 TCN)

Học thuyết Pháp trị được đề xuất, xây dựng và phát triển qua nhiều thời kỳ, bởi
nhiều tác giả khác nhau và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử.

Hàn Phi tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận
thời Chiến Quốc, mà viết bộ sách Hàn Phi Tử.


BỐI CẢNH RA ĐỜI


Trong thời Chiến Quốc, xảy ra chiến tranh
liên miên chính trị và xã hội tồn tại nhiều bất
ổn.
Xã hội hiện tại áp tư tưởng đức trị của Nho
giáo tồn tại nhiều hạn chế làm cho đạo đức
bị suy đồi, con người luôn tranh giành nhau.
Vua chúa, quan lại ăn chơi sa đọa không
quan tầm lo lắng cho cuộc sống của người
dân thay vào đó chúng nhũng nhiễu, áp bức,
hà hiếp dân chúng làm cho người dân khở
cực lầm than.


TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ

“Pháp luật không hùa theo
người sang…”
"Pháp luật không hùa theo
người sang... Khi đã thi hành
pháp luật thì kẻ khôn cũng
không từ, kẻ dũng cũng
không dám tránh. Trừng trị
cái sai không tránh của kẻ
đại thần, thưởng cái đúng
không bỏ sót của kẻ thất
phu".

Tư tưởng của Hàn Phi là thuyết Pháp trị, trong
đó sử dụng các phương pháp dùng thế, dùng

thuật và dùng luật của pháp gia để trị nước.
Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng
của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội
thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách
tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật.


QUAN ĐIỂM VỀ THẾ GỚI
Theo Hàn Phi Tử, đạo vừa là nguồn gốc
của vạn vật, vừa là quy luật phổ biến
của chúng. Vì vậy, nó không thay đổi.
Còn lý là quy luật riêng, nên nó bất
thường, và luôn biến hóa không ngừng.

“Đạo là khởi nguyên của tất cả
vạn vật”

Chính vì vậy, muốn nhận thức sâu sắc sự vật,
hoạt động có kết quả, mọi người phải tuân
theo quy luật “thể hiện đạo” và “tuân theo lý”.


PHƯƠNG DIÊN NHẬN THỨC
Đạo là cái mà con người có thể nhận thức được.
Hàn Phi Tử đứng trên lập trường duy
vật. Ông kiên quyết phán đối bói toán,
mê tín dị đoan, tin vào quỷ thần.
Hàn Phi Tử phản đối lối đoán mò vô
căn cứ và thuyết tiên nghiệm luận duy
tâm cho rằng “hành trước vật, động

trước lý”.


BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ “ÍCH

KỶ”

“Lợi ích vật chất là cơ sở của
tất cả quan hệ trong xã hội”.
Đặc tính chủ yếu của nó chính là “sự ham
mê lợi ích và thù ghét tai họa”, rằng không
có con người nào mà lại “không ham muốn
nhận được lợi ích từ người khác”.


“Thánh nhân trị nước, không cậy
người tự làm thiện mà khiến người
không được làm trái”.
Theo Hàn Phi Tử, muốn yên dân, trị nước
phải lấy pháp luật làm trọng, nếu dùng
pháp trị thì xã hội dù có phức tạp, nước có
đông dân bao nhiêu vẫn trị được. Đó là lợi
thế của pháp trị so với nhân trị của Nho
giáo.


Thận Đáo

THẾ
Thân Bất Hại


THUẬT
Thương Ưởng

PHÁP

THẾ - THUẬT - PHÁP
Thống nhất và không thể tách rời


“PHÁP” là luật lệ
“THẾ” là công cụ
“THUẬT” là phương tiện


“Pháp” là dây mực, cái quy, cái
củ… là cái tiêu chuẩn để phân
biệt đúng sai.

“Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều
được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp
luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tiiu sẽ theo pháp ” – (Hàn Phi
Tử, Định Pháp)


KẾT LUẬN
“Pháp” của Hàn Phi Tử có 2 yếu tố cơ bản

1


Những luật lệ quy định mang
tính nguyên tắc được biên
soạn rõ ràng, ban bố rộng rãi
để dân chúng biết việc gì được
làm và không được làm.

2

Mục đích thực hiện pháp là “để
cứu loạn, trừ họa cho cho dân,
khiến kẻ mạnh không lấn kẻ
yếu, đám đông không hiếp đáp
số ít,… để thiên hạ được thái
bình.


Ý NGHĨA
Học thuyết Pháp Trị của Hàn Phi Tử không chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh lịch
sử Trung Hoa thời đó mà nó còn có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa và bài học lịch sử đó là tinh thần để cao pháp luật, là tư tưởng
“biến pháp” cũng như tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật và chính
sách “dụng nhân” – đào tạo và sử dụng con người trong bộ máy nhà nước.


“Các tác phẩm của Hàn Phi là bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ
chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Bản thân con người Hàn Phi đã chọn
cách sống ngay thẳng, chấp nhận kết cục thảm thương chứ không luồn
cúi hùa theo bọn nịnh thần gian tà. Hàn Phi Tử được viết theo tinh
thần dũng cảm ấy, nên nó không khô khan mà rất xúc động, cuốn hút

những độc giả có can đảm để nhìn thẳng vào sự thật.

GS. PHAN NGỌC
Nhà nghiên cứu văn hóa

Tuy nhiên, thuyết của Hàn Phi có ba cái sai cơ bản. Thứ nhất, không
thể dùng Pháp trị dựa trên quyền lợi một ông vua chuyên chế, vì nhà
vua không chóng thì chầy cũng bị tha hóa. Thứ hai, do hạn chế của
chế độ quân chủ, Hàn Phi không thể tìm ra phương án để nhà vua
tránh được tất cả những tai họa mà ông dự báo. Và thứ ba, quan điểm
của Hàn Phi rằng con người chỉ sống vì lợi là sai lầm, vì con người có
thể hy sinh quyền lợi bản thân để phục vụ lý tưởng cao đẹp - chính
Hàn Phi là một ví dụ đó.”


PHÁP TRỊ TRONG QUẢN LÝ
Nhà quản lý áp dụng tư tưởng Pháp trị sẽ có
sức răn đe lớn, ngăn ngừa những hành vi phạm
pháp của nhân viên để họ không muốn, không
dám và không thể làm bậy với sự e sợ.
Các biện pháp quản lý Pháp trị sẽ có tác dụng
ngay nhưng nếu áp dụng “Lý” một cách máy
móc và không tính đến “Tình” sẽ dẫy gây oán
thán, không phục thậm chí phản kháng.
Do đó, Pháp trị chỉ là biện pháp quản lý mang tính chiến thuật theo sự vụ.


Tham khảo:

Wikipedia - Hàn Phi Tử


/>
Doc.edu.vn - Tiểu luận Thuyết Pháp Trị

/>
123docs.org – Tìm hiểu học thuyết Pháp Trị

XIN CẢM ƠN!

/>
Download:
/>
Design by longha



×