SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
KHỐI 12 THPT
Giáo viên thực hiện:
Chức vụ
:
Đơn vị công tác
:
Giáo viên
Năm học 2011-2012
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, xã hội của chúng ta đang ngày càng phát triển với rất nhiều
thành tựu KH-KT tiên tiến. Nằm trong xu thế phát triển chung của thế giới tất
cả các quốc gia đều phải hội nhập để tiếp thu những tinh hoa về KH-KT nhằm
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH. Đất nước ta trải qua bao thăng trầm của lịch sử
dựng nước và giữ nước, nay bước vào thời kì phát triển dựng xây một Việt
Nam trong công cuộc đổi mới. Trên con đường xây dựng và phát triển ấy đòi
hỏi đất nước phải có một lực lượng lao động có hàm lượng chất xám cao, có
trình độ và linh hoạt nhạy bén trong quá trình áp dụng KH-KT hiện đại. Để có
được lực lượng lao động như vậy đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách cụ
thể để định hướng, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ - lực
lượng đóng vai trò quan trọng trong nguồn nhân lực của đất nước. Trong xu thế
toàn cầu hóa của thế giới, đất nước càng phát triển hơn đồng thời cũng cung
cấp nhiều cơ hội về việc làm cho nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để lực lượng lao động trẻ vốn rất dồi dào và phong phú của nước ta được phân
bố một cách hợp lý và làm thế nào để mỗi người thấy được mình phù hợp với
lĩnh vực ngành nghề nào, với công việc cụ thể nào, công việc ấy, ngành nghề
ấy cần có những yêu cầu gì về mặt tri thức và kỹ năng lao động. Như vậy thì
hướng nghiệp cho thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh khối 12 lực lượng lao động
đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động của đất nước là hết sức quan trọng,
theo PGS.TS Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề thì
hướng nghiệp theo quan điểm của nhà giáo dục – được hiểu như một hệ thống
tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề phù hợp với
những yêu cầu của sự phân bố lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng
lực của từng cá nhân.
Hướng nghiệp có tầm quan trọng đối với tất cả những ai chưa tự xác định
cho mình được động cơ, hứng thú và định hướng về mặt nghề nghiệp. Ở nước
ta, số lượng học sinh THPT- đặc biệt là học sinh khối 12 – mặc dù chuẩn bị ra
trường nhưng vẫn còn rất nhiều em mơ hồ không biết mình sẽ làm gì? Công
việc đó cụ thể ra sao? Vì vậy công tác hướng nghiệp lại càng phải được quan
tâm đúng mức, hợp lý và triển khai một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục
tiêu của giáo dục toàn diện.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Ngay từ những ngày đầu, khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới ra
đời, thì Đảng, Bác Hồ đã xác định tầm quan trọng của giáo dục trong chiến
lược phát triển chung của đất nước. Khi mà 95% dân số của nước ta lúc bấy giờ
không biết chữ thì vấn đề “ Diệt giặc dốt” cũng quan trọng ngang tầm với “
Diệt giặc đói” và “Giặc ngoại xâm”. Việc xác định đó có thể thấy vai trò của
giáo dục đối với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Qua các
thời kỳ phát triển với những nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng khác nhau thì
giáo dục vẫn được coi là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
sự phát triển. Bởi vì nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực có trình độ khoa học – kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với nhu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được mục tiêu sản xuất, nâng cao
hiệu quả - chất lượng và năng suất lao động. Vì vậy mà giáo dục qua nhiều giai
đoạn phát triển cũng được sửa đổi, cải cách về mặt đường lối, chính sách nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Báo cáo của BCH TW Đảng khóa IX
đã nêu rõ “ … chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục
mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục,
liên thông giữa các bậc học, ngành học. Phát triển hệ thống hướng nghiệp, dạy
nghề … Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương
trình quốc gia phát triển giáo dục, đào tạo …” đã chứng tỏ sự quan tâm, chỉ
đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, nhà nước đối với giáo dục đào tạo nói chung,
hoạt động HN-DN nói riêng. Tuy nhiên, việc cần phải có giải pháp hỗ trợ cho
học sinh nhận thức được vấn đề nghề nghiệp cũng như việc lựa chọn nghề phù
hợp với năng lực bản thân là rất quan trọng để họ có nghề nghiệp ổn định, có
cơ hội tìm việc làm, phát triển sản xuất giảm thiểu tỉ lệ lao động thất nghiệp
tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, đó là vai trò của hướng nghiệp.
Như vậy hướng nghiệp góp phần thực hiện nguyên lý và mục tiêu giáo
dục. Hướng nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của nhà trường. Hướng
nghiệp là biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong giáo
dục hướng nghiệp, học sinh được tìm hiểu về vấn để nghề nghiệp, có cơ hội
tiếp cận, thử sức với nghề, đồng thời thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm
chứng nguyện vọng và sở thích cá nhân cũng như củng cố những lý luận khoa
Bùi Ngọc Quân - Sáng kiến kinh nghiệm
học đã được học. Nhờ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho nhà
trường gắn liền với thực tế xã hội.
Hướng nghiệp góp phần thực hiện phân luồng học sinh, chuẩn bị cho một bộ
phận học sinh có được một số kỹ năng cơ bản để có thể tham gia lao động sản
xuất khi chưa có điều kiện học tiếp.
Thông tư số 31 của Bộ Giáo Dục ngày 17/08/1981 cũng nêu rõ vị trí và nhiệm
vụ của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, thực hiện công tác hướng
nghiệp là một yêu cầu cần thiết để cải cách giáo dục.
Nhìn chung tất cả các trường THPT hiện nay đều nhận thức đúng, đầy đủ
chủ trương của đảng, nhà nước cũng như của Bộ GD-ĐT về giáo dục hướng
nghiêp, tuy nhiên hầu hết các trường triển khai chưa được đồng bộ, chưa hợp
lý, chưa xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với từng trường, từng địa
phương và còn nhiều nguyên nhân khác nhau.. dẫn đến vấn đề giáo dục hướng
nghiệp ở các trường phổ thông hiện này chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn.
Vì vậy để hướng nghiệp phát huy được vai trò quan trọng của mình, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả chung của Giáo dục và góp phần giúp học sinh nhận
thức đầy đủ về thái độ, ý thức, kiến thức chung về nghề nghiệp, nhận thức sâu
sắc về năng lực, sở trường, của bản thân để chuẩn bị hành trang vững chắc khi
bước vào đời, đòi hỏi các trường phổ thông hiện nay phải thực sự có những giải
pháp hợp lý, tích cực nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Mặc dù hướng nghiệp được đưa vào chương trình giáo dục ở từng cấp
học từ THCS đến THPT, xong việc triển khai nó lại chưa đồng bộ. Đặc biệt là
ở các trường thuộc khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn khi mà bản thân học sinh vẫn còn chưa thực sự ý thức được mình học cái
gì và học để làm gì thì hoạt động hướng nghiệp đối với các em hầu như không
có nhiều ý nghĩa. Trong khi đó vấn đề giáo dục hướng nghiệp ở các trường
THPT hiện nay lại chưa có một giải pháp, một hướng đi phù hợp, chưa xác
định rõ mục tiêu, nội dung cần hoạt động để nâng cao chất lượng giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh.
Thông qua việc tìm hiểu ở một số diễn đàn giáo dục hướng nghiệp trên
các website thì việc học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12 mặc dù chuẩn bị làm
hồ sở đăng ký thi Đại Học nhưng vẫn còn rất mơ hồ không biết mình nên thi
trường gì, ngành gì, đa số các em làm hồ sơ thi đại học là do cảm tính, do ý
kiến của bạn bè, do ngành này đào tạo ở trường có tiếng….. đăng ký để có đăng
ký, để cho vui và vô vàn lý do khác khiến các em đặt bút đăng ký dự thi vào
một trường đại học mà không một lần cân nhắc liệu mình có đủ khả năng, năng
lực dự thi hay không, liệu ngành mình đăng ký thi và học thực sự như thế nào,
ra trường sẽ làm gì, yêu cầu xã hội về ngành đó ra sao. Lý do dẫn đến tình trạng
mơ hồ trên có nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát bởi những
nguyên nhân sau:
- Thứ nhất:Học sinh không có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh thông tin tìm
hiểu về việc làm và trường đào tạo.
Bản thân các trường THPT hiện nay hầu như không có những kênh thông
tin nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến hướng nghiệp và dạy nghề,
trường đào tạo. Ví dụ: Địa chỉ Email và Website của các trường chuyên nghiệp,
các Website và test hướng nghiệp cho học sinh tìm hiểu.
- Thứ hai: Học sinh chưa có dịp bày tỏ nguyện vọng, ước mơ của mình về nghề
nghiệp.
Trong khoảng thời gian này các em rất cần sự cảm thông, chia sẻ của thầy
cô, gia đình để các em có thể bày tỏ những nguyện vọng, ước mơ của mình về
nghề nghiệp cũng như những định hướng trong tương lai. Tuy nhiên thực tế có
rất ít học sinh có dịp được bộc bạch về những khó khăn, lúng túng của mình
trong quá trình chọn nghề, chọn ngành học. Vì vậy mà đôi khi chính bản thân
các em cũng không biết mình muốn gì và nếu có hình thành mơ ước cũng
không thể bày tỏ để ai đó có thể cho các em lời khuyên là ước mơ đó có phù
hợp với năng lực cá nhân của các em với nhu cầu phát triển của xã hội hay
không. Các em cũng không có cơ hội để thể hiện các năng khiếu của mình để
người khác thấy năng khiếu ấy phù hợp với ngành nghề nào hay nhóm ngành
nghề nào của xã hội. Như vậy các em thiếu đi một yếu tố quan trọng đó là quá
trình định hướng. Chỉ đến khi các em sắp tốt nghiệp lớp 12, chuẩn bị làm hồ sơ,
nhà trường mới tổ chức một vài thậm chí là một buổi gọi là buổi hoạt động
hướng nghiệp hay ĐTN dán một số thông tin cần thiết về tuyển sinh lên bảng
tin của nhà trường để học sinh tham khảo trước khi làm hồ sơ đăng ký thi đại
học, thử hỏi rằng với thời gian vô cùng ít ỏi ấy, cùng với cách làm như vậy liệu
các em sẽ nhận được gì từ công tác hướng nghiệp mà nhà trường tổ chức.
Do vậy kết quả cuối cùng là không cao. Nhiều học sinh đăng ký dự thi đại
học tuy nhiên lại rất ít học sinh đăng ký thi nghề. Và trong số những em đăng
ký thi đại học có rất ít em thi đỗ vì không phù hợp với năng lực của bản thân
hay trong số những em tốt nghiệp đại học rất ít sinh viên có thể tìm được một
nghề bằng chính nghề mình đã được đào tạo trong trường do nhu cầu của xã
hội về ngành đó quá ít.
IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GD-HN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT
HIỆN NAY.
1. Ở cấp độ quản lý.
Hướng nghiệp đã có trong chương trình dạy học ở các cấp từ THCS đến
THPT. Mặc dù cấp quản lý ở các trường THPT đã xác định và nhận thức được
tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, tuy nhiên có rất ít trường xây dựng
cho mình một kế hoạch hoạt động khoa học, cụ thể theo từng năm, phù hợp với
sự phát triển tâm lý của học sinh cũng như xu thế phát triển của xã hội qua từng
giai đoạn. Công tác hướng nghiệp thường được giao khoán cho GVCN, GVBM
hoặc Đoàn TN nhưng cũng chỉ tổ chức qua một vài buổi vào thời điểm mà các
em học sinh khối 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và làm hồ sơ đăng ký thi đại học.
Bản thân các giáo viên được giao tổ chức hoạt động hướng nghiệp cũng chưa
thực sự tâm huyết và chưa có hướng triển khai một cách có hiệu quả, giáo viên
chưa có nhiều kênh thông tin tìm hiểu từ phía học sinh để nắm bắt thực tế về
năng lực, sở trường từng em. Đa số các trường chỉ triển khai trên lí thuyết
khiến học sinh mơ hồ không thể hình dung về công việc thực tế cũng như
những yêu cầu của xã hội về công việc đó như thế nào.
2. Chưa có sự quan tâm đúng mức từ hội đồng sư phạm.
GVCN, GVBM mới chỉ quan tâm đến chất lượng các môn văn hóa chưa
coi trọng vấn đề chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, hoặc nếu có
thì cũng động viên các em tham gia về mặt số lượng để không ảnh hưởng đến
kết quả thi đua của lớp chứ chưa mang lại hiệu quả.
3. Chưa có sự kết hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và lực lượng
ngoài nhà trường.
Sự kết hợp giữa nhà trường đặc biệt là GVCN với phụ huynh học sinh về
công tác hướng nghiệp chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hầu hết các
trường THPT hiện nay đặc biệt là các trường miền núi, việc kết hợp giáo dục
hướng nghiệp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh hầu như không có. Vì
vậy GVCN không có đầy đủ thông tin về học sinh dẫn đến quá trình định
hướng cho các em rất khó khăn.
Chưa chỉ đạo tốt trong việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
như GVCN, GVBM, Hội cha mẹ HS, TTGDTX, các cơ quan sản xuất kinh
doanh đóng trên địa bàn huyện.
4. Thời gian tổ chức chưa phù hợp.
Thời gian tổ chức công tác hướng nghiệp cho học sinh chưa hợp lý, đa số
các trường phổ thông thường tổ chức tư vấn hướng nghiệp sát thời điểm làm hồ
sơ đăng ký thi đại học. Vì vậy các em không thể thu thập đủ thông tin cũng như
không có thời gian suy nghĩ lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với khả năng,
năng lực và nhu cầu của xã hội.
Trên cơ sở những tồn tại và một số thực trạng trong công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh khối 12 THPT mà tôi đã đề cập ở trên, tôi xin đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp khối 12 THPT hiện
nay.
V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GD-HN CHO HỌC SINH
KHỐI 12 THPT.
Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có ngành đào tạo về công tác hướng nghiệp,
cho nên đây là công tác kiêm nhiệm của các thầy cô giáo đặc biệt là GVCN. Vì
vậy hướng nghiệp cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức
và thực hiện. Bởi những giáo viên giảng dạy các môn văn hóa không có đủ kỹ
năng và kiến thức về tâm sinh lý của học sinh cũng như những thông tin về
ngành nghề và thị trường lao động. Do đó trong giai đoạn này mỗi trường
THPT cần thiết phải xây dựng cho mình một kế hoạch và những bước đi đúng
đắn trong công tác HN nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển toàn diện học
sinh. Là một giáo viên đã và đang giảng dạy ở trường THPT Lang Chanh - một
trong những trường miền núi.Vì vậy hơn ai hết tôi có thể hiểu tâm lý, nguyện
vọng của các em HS. Trên cơ sở đó tôi xin trình bày đến quý đồng nghiệp một
giải pháp mà trường THPT Lang Chánh đã và đang thực hiện khá hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp khối 12 với phương châm: “
Lấy giáo viên chủ nhiệm làm trung tâm hoạt động có sự phối kết hợp hai
chiều với học sinh, giáo viên bô môn, phụ huynh học sinh dưới sự chỉ đạo
của BGH”. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: BGH xây dựng kế hoạch.
Mỗi trường cần xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động chung có
nội dung phong phú và phù với đặc điểm của nhà trường theo từng năm học.
Kế hoạch hoạt động và nội dung hoạt động phải được BGH xây dựng ngay đầu
năm học và triển khai đến từng giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, việc
tổ chức thực hiện ngay sau khi vào năm học mới để học sinh có thời gian tham
gia tìm hiểu, suy nghĩ, lựa chọn, thay đổi và cuối cùng là quyết định. Do đó,
thời gian tổ chức hoạt động HN nên diễn ra từ đầu năm cho đến giữa tháng 3
của năm học mỗi tháng tổ chức 3-4 buổi kể cả hoạt động ngoại khóa, nên tổ
chức vào những buổi học không chính khóa.
Thứ hai: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh và lực lượng
ngoài nhà trường.
Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo
hoạt động giáo dục HN, đây là một hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện cho học sinh.
- Đối với cán bộ giáo viên.
Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng các hoạt
động trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết.
Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành công của
công tác hướng nghiệp vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần
làm.
Thông qua hoạt động ngoại khoá, tham quan hướng nghiệp, phòng hướng
nghiệp dạy nghề...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác hướng
nghiệp, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và nhà trường
nói riêng nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Đặc biệt đối với GVCN
khối 12 phải nhận thức được hoạt động HN và hiểu được tầm quan trọng của
công tác này từ đó có hướng giáo dục học sinh, tìm phương pháp và nội dung
phù hợp để công tác giáo dục HN đạt hiệu quả cao nhất.
- Đối với học sinh khối12.
Đây là lứa tuổi phát triển gần toàn diện để có thể nhận thức sâu sắc về tầm
quan trong của hoạt động này. Vì vậy nhiệm vụ của CBGV là giúp các em hiểu
được tầm quan trọng của công tác HN để các em tham gia đầy đủ, tích cực và
có ý thức tham gia hoạt động.
Thông qua các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, hoặc các bộ
môn văn hoá như: Công nghệ, Vật lý, Sinh học...CBGV giúp học sinh nhận
thức được trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài việc đào
tạo những người thầy phải cần đến những người thợ. Những kiến thức mà các
em được học trên lớp cần phải được vận dụng vào thực tiễn.Thông qua hoạt
động này sẽ giúp các em tìm hiểu một số nghề để các em định hướng được
nghề nghiệp trong tương lai của mình.
- Đối với lực lượng ngoài xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về nhân
lực đòi hỏi ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó thì yêu cầu học tập,
hoạt động giáo dục nhà trường cũng được nâng cao. Để thực hiện mục tiêu giáo
dục thì nhà trường cần có sự tiếp sức của lực lượng xã hội ( một số doanh
nghiệp hay một số cơ sở sản xuất…hoạt động trên địa bàn huyện) một
cách có trách nhiệm. Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các
lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động
HN. Hoạt động này không thể ảnh hưởng đến chất lượng các môn văn hoá mà
đây là công tác giúp các em phát triển toàn diện. Từ nhận thức đầy đủ về hoạt
động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của họ trong qúa trình
giáo dục.
Thứ ba: Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ
huynh học sinh.
Việc kết hợp giữa GVCN và phụ huynh học sinh là yếu tố quan trọng cho
công tác hướng nghiệp, sự phối kết hợp đó tạo ra thông tin hai chiều giúp
GVCN hiểu học sinh hơn về tâm lý, ước mơ cũng như nguyện vọng của các em
từ đó giúp công tác hướng nghiệp của GVCN cũng như của PHHS sẽ thu được
kết quả như mong muốn.
Thứ tư: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động, bồi dưỡng giáo viên và ban HN.
Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN, GVBM, ĐTN đặc biệt là GVCN khối 12
phải nắm vững nội dung chương trình hoạt động HN theo chương trình hướng
dẫn của Bộ giáo dục đào tạo.
Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì không chỉ là nhiệm
vụ của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, ĐTN mà là nhiệm vụ của tất cả hội
đồng sư phạm và học sinh. Vì vậy bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
giáo viên là một việc làm cần thiết.
Hiện nay nội dung chương trình hướng nghiệp có yêu cầu cao song
CBGV, ĐTN chưa được tập huấn nhiều vì vậy để làm tốt công tác hướng
nghiệp cần tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tổ
chức cho giáo viên và HS tham quan học tập một số cơ sở sản xuất ở địa
phương mình hoặc địa phương khác.
Thông qua hoạt động GDNGLL giáo dục cho học sinh ý thức tham gia hoạt
động HN và các buổi học nghề.
Tổ chức kiểm tra việc tham gia học tập hướng nghiệp và học nghề theo sự
hướng dẫn của Bộ, Sở GD-ĐT.
Thứ năm: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp đảm nhận và thực hiên
công tác giáo dục hướng nghiệp cho chính lớp mình.
Đây là bước quan trọng nhất trong giải pháp mà tôi trình bày trên, sự
thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào GVCN. Ở bước này GVCN là
người cụ thể hóa nội dung kế hoạch mà BGH xây dựng cho toàn trường từ đầu
năm, từ đó GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho lớp mình trên cơ sở
kế hoạch chung của toàn trường.
Các bước làm cụ thể như sau:
- Phát phiếu điều tra cho mỗi học sinh trong lớp.
Sau khi có kế hoạch hoạt động của BGH từ đầu năm học, GVCN cần phát
phiếu điều tra về việc chọn nghề và chọn trường cho mỗi học sinh trong lớp và
cho thời gian suy nghĩ trong vòng 1-2 ngày. Việc điều tra nguyện vọng HS về
ngành nghề được tiến hành nhiều lần trong suốt năm học để thu thập nhiều
thông tin cụ thể về nguyện vọng của HS.
- Thu và nghiên cứu phiếu điều tra của học sinh.
Đây là giai đoạn quan trọng trong công tác GD- HN, sau khi thu phiếu
GVCN cần nghiên cứu kỹ đồng thời kết hợp với giáo viên bộ môn trực tiếp
giảng dạy ở lớp mình để có những nhận xét cụ thể về năng lực của từng em.
GVCN với việc bám sát lớp trong 3 năm, cùng với sự phối hợp từ PHHS đã
phần nào hiểu tâm lý, năng lực của từng học sinh trong lớp,đây là tiền đề quan
trọng cho công tác định hướng đối với học sinh của mình. VD: học sinh A đăng
ký ngành nghề này, GVCN có thể căn cứ vào năng lực của HS đó về các môn
học và tìm hiểu từ gia đình, từ đó đưa ra những lời khuyên mang tính chất định
hướng cho HS.
- Định hướng và cung cấp thông tin về nghề nghiệp.
Sau khi nghiên cứu phiếu trong buổi GD-HN tiếp theo, GVCN trình bày
những vấn đề liên quan đến việc làm cũng như thị trường việc làm mà xã hội
đang cần. Do đó trong buổi hoạt động này GVCN cần cung cấp những Website
của các trường chuyên nghiệp; các Website về thông tin và test HN trên mạng
Intenet cho HS tìm hiểu; hưỡng dẫn HS quy trình tự HN…...cũng trong những
buổi này GVCN phải đưa ra những nhận xét về năng lực của từng học sinh
trong lớp và đưa ra nhưng lời khuyên cho học sinh của mình một cách phù hợp
nhất. Sau đợt, GVCN có thể phát phiểu để học sinh đăng ký lại lần 2 nhằm
kiểm tra kết quả sau chương trình giáo dục hướng nghiệp của lớp mình.
Tóm lại công tác GD-HN nói chung và học sinh khối 12 nói riêng chỉ đạt được
hiệu quả nếu các bộ phận thực hiện hoạt động theo một chu trình khép kín có
sự hỗ trợ bổ sung lẫn nhau, khâu cuối cùng quyết định hiệu quả HN đối với HS.
Giải pháp trên có thể trình bày theo một sơ đồ khép kín trong đó các lực lượng
tham gia có sự phối kết hợp hai chiều với nhau.
Sơ đồ cụ thể hóa sau:
Sở GD- ĐT
HOẠT ĐỘNG CỦA BGH
(Xây dựng nội dung và chương trình hoạt động
theo từng năm)
Phụ huynh HS,
lực lượng ngoài
nhà trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GVCN
( Xây dựng nội dung và
chương trình hoạt động cụ thể
cho lớp)
Học Sinh
Kết quả từ công tác
hướng ngiệp
GVBM.
(Tham gia tư vấn
cho GVCN và học
sinh)
Sở GD-ĐT Thanh Hóa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường THPT Lang Chánh
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Hãy điền những thông tin liên quan của bản thân vào các mục sau:
Họ và tên học sinh:……………………………………, Giới tính………...
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………… ., Lớp:…………….
Sở thích:……………………………………………………………………
Sở trường:………………………………………………………………….
Năng khiếu:………………………………………………………………...
Những môn học tốt nhất:…………………………………………………..
Khối thi dự định:…………………………………………………………...
Mẫu
điềuTHPT
tra vềem
việc
nghề và chọn trường của học sinh khối 12
Sau phiếu
tôt nghiệp
sẽ chọn
làm gì?
trường THPT Lang Chánh.
- Học tiếp ĐH-CĐ-THCN:
- Học nghề:
- Lao động tự do (ghi cụ thể nghề định làm)
…………………….
- Hướng khác: (ghi cụ thể dự định sau tốt nghiệp) ………………
Nếu học tiếp lên ĐH-CĐ-THCN hoạc học nghề em sẽ chon nganh nghề
gì? Cho biết tên trường đào tạo và khối thi tương ứng.
Tên ngành nghề Khối
Tên trương đào tạo
thi
Đại học
Cao đẳng Trung cấp
Cơ sở
dạy nghề
VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Kết quả đạt được.
Nhờ sự quản lý chỉ đạo sát sao của Sở GD-ĐT, Phòng Giáo dục và Hiệu
trưởng cùng với Hội đồng sư phạm để triển khai cụ thể các biện pháp nên hoạt
động giáo dục HN cho học sinh khối 12 có bước chuyển biến rõ rệt. Giáo viên
đã nhận thức được vai trò vị trí của công tác HN trong trường phổ thông xem
đây là một hoạt động tích cực thiết thực giúp học sinh phát triển toàn diện, định
hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có sự cân nhắc khi lựa chọn nghề sau
khi tốt nghiệp bậc THPT. Học sinh ý thức được nhiệm vụ của mình là phải
tham gia đầy đủ các buổi tổ chức HN. Kết quả đã huy động được tối đa số học
sinh tham gia như sau: Theo số liệu điều tra 347 học sinh khối 12 trường THPT
lang chánh đến cuối năm học 2011-2012.
Số HS khối 12
toàn trường
Số HS tham gia
GD-HN
Số học sinh đăng
ký thi ĐH-CĐ-
349
100%
349
100%
123
35.44%
THCN.
Số học sinh xác
định học nghề
172
49.56%
Lao động tự do
37
10.67%
Hướng khác
17
4.33%
Kết quả điều tra cho thấy học sinh đã có bước chuyển biến rõ rệt trong
nhận thức về nghề nghiệp cũng như thấy được năng lực thực sự của mình,
không còn tình trạng mơ hồ thi theo cảm tính, theo mác nhãn của các trường
lớn như trước kia. Cụ thể năn học 2011-2012 lượng học sinh hướng đi học
nghề và trung cấp cao hơn hăn so với năm 2010-2011 chỉ có 87 học sinh tham
gia học trung cấp và học nghề trong tổng số 338 học sinh khối 12.
Trong năm học này trường đã tổ chức được 7 buổi hoạt động GDNGLL
cho học sinh khối 12, ngoài ra ở các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm đều
có lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng. 100%
học sinh tham gia đầy đủ các buổi hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.
Tóm lại với hình thức tổ chức thực hiện trên, hoạt động hướng nghiệp đã
thật sự trở thành một hoạt động quan trọng trong nội dung thực hiện của năm
học ở trường chúng tôi. Thực hiện công tác HN là một yêu cầu cần thiết của cải
cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của
Đảng. Góp phần tích cực có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học
sinh sau khi tốt nghiệp.
Thực hiện hoạt động HN tích cực có hiệu quả sẽ góp phần gắn lý thuyết với
thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Gắn
liền nhà trường và xã hội, đáp ứng được mục tiêu KT-XH và Quốc phòng, An
ninh.
2) Bài học kinh nghiệm:
Mặc dù chương trình HN mới được đưa vào học chính khoá ở trường phổ
thông chỉ được một năm, qua việc thực hiện chương trình HN ở khối 12 trường
THPT Lang Chánh cho thấy nội dung chương trình hoạt động HN rất phù hợp,
hình thức tổ chức rất phong phú. Để hoạt động HN có chất lượng, hiệu quả thì
đội ngũ CBQL, Hội đồng sư phạm nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức và năng lực tổ chức quản lý hoạt động HN ở khối 12.
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, phương hướng chỉ đạo hoạt động HN
ngay đầu năm học.
Xây dựng Ban hướng nghiệp đặc biệt là GVCN , cần có sự phân công cụ
thể, đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận.
Cần phải xây dựng nội dung hoạt động cụ thể để hướng dẫn học sinh chọn
nghề.
Thời gian tổ chức công tác hướng nghiệp phải hợp lý không nên tổ chức theo
kiểu nước rút dẫn đến tình trạng làm khoán,làm ẩu ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục.
Muốn thực hiện công tác HN có hiệu quả phải có sự phối hợp 4 thành
phần: Nhà trường, chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất địa phương, cha mẹ
học sinh.
Phải tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động HN thường xuyên
đưa hoạt động này vào tiêu chí thi đua của trường.
VII. Kết luận
1. Để đạt được mục tiêu của giáo dục là ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao,
CBQL giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế, Đảng và nhà nước đã đưa chương trình hoạt động
HN vào kế hoạch giáo dục của trường phổ thông đặc biệt là khối 12 là một
trong những biểu hiện rõ nhất của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Ngành giáo dục
đã chủ động bằng nhiều hình thức, biện pháp trong đó có biện pháp đổi mới
phương pháp nội dung và hình thức dạy học . Việc đưa chương trình HN vào
trường phổ thông đặc biệt là học sinh khối 12 hiện nay có tác dụng tích cực
trong việc phát triển toàn diện học sinh.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh nhà
trường phải nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đối chiếu thực trạng và
tình hình thực tiễn của trường, của địa phương để có tầm nhìn chính xác hệ
thống, khoa học, sau đó nhân rộng và rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tổ
chức GD- HN, tạo tiền đề cho các khối tiếp theo đáp ứng yêu cầu giáo dục, yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, xu thế toàn cầu hoá. Qua việc nghiên cứu
cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động GD-HN ở khối 12 trường
THPT Lang Chánh cho thấy:
Việc đưa chương trình GD-HN vào trường phổ thông là một việc làm có
tác dụng tích cực góp phần thức đẩy các hoạt động khác của nhà trường. Việc
tổ chức hoạt động GD-HN theo nội dung chương trình quy định của Bộ, Sở
GD-ĐT, hình thức tổ chức phong phú đa dạng hơn, thiết thực hơn trước đây,
tạo điều kiện cho việc định hướng và phân luồng học sinh sau này.
2. Kiến nghị.
- Đối với Sở GD-ĐT.
+ Cần xây dựng cho mỗi trường một đội ngũ GV chuyên phụ trách bên mảng
hướng nghiệp - dạy nghề.
+ Cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phụ trách công tác
HN.
+ Phải có một bộ phận chuyên môn của sở để chỉ đạo công tác HN trên địa bàn
toàn tỉnh.
+ Chú trọng công tác thanh tra .
+ Có kinh phí và chế độ đối với GV phụ trách thực hiện công tác GD- HN.
- Đối với nhà trường.
+ Phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động theo từng năm, có nội
dung phong phú đủ cuốn hút học sinh, phù hợp với đặc điểm từng trường.
Nhận xét đánh giá xếp loại
Của HĐSK cơ sở
Đánh giá của HĐSK cấp trên
Người viết SKKN