Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

So sánh hệ thống pháp luật pháp và đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.96 KB, 10 trang )

Đề bài: So sánh hệ thống pháp luật của Pháp và hệ thống pháp luật
của Đức.

BÀI LÀM
Trên thế giới hiện nay, dòng họ pháp luật Civil law đã quá phổ biến với
các quốc gia trên thế giới. Đây là dòng họ pháp luật lớn được xây dựng trên nền
tảng của luật La Mã. Và áp dụng rộng rãi ở các quốc gia lục địa Châu Âu như:
Pháp, Đức, Italia, Brazin, Nhật Bản, Quebec (Canada)… Trong đó hệ thống pháp
luật của Pháp và Đức là 2 hệ thống pháp luật quan trọng nhất, có ảnh hưởng
rộng rãi tới các quốc gia khác trong hệ thống pháp luật này. Dòng họ pháp luật
này coi trọng văn bản quy phạm pháp luật (luật thành văn), coi trọng luật vật
chất hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực được chú trọng hơn cả. Điển hình nhất
là hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.
I.

Sơ lược về hệ thống pháp luật Pháp
Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luạt thành văn rất phát

triển, có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật
La Mã và có sự ảnh hưởng lẫn nhau do điều kiện địa lí và chế độ chính trị.
1.

Một số đặc điểm của của pháp luật nước Pháp.
Có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn pháp luật tập quán trước thế kỷ XIII.
- Giai đoạn phát triển luật thành văn từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVIII: .
- Giai đoạn pháp điển hoán và sự ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật Pháp sang
các quốc gia khác.

Nguồn tham Khảo:


- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 1


Hệ thống pháp luật Pháp xem luật thành văn là chính thống có giá cao nhất,
và Pháp cũng rất coi trọng tập quán vì luật thành văn được phát triển từ tập quán.
Án lệ chỉ được xem là nguồn bổ trợ cho luật thành văn.
Công ước quốc tế cũng được xếp vào luật thành văn tuy nhiên được xem là
cao hơn luật quốc gia nhưng xếp sau Hiến pháp.
Pháp luật Pháp có sự rõ rệch giữa 2 vùng lãnh thổ khác nhau được ngăn
cách bởi sông Loire: Phía nam sông Loire được gọi là vùng pháp luật thành văn.
Vùng phía bắc sông Loire là vùng tập quán.
2.

Hiến pháp
Năm 1958 Pháp xây dựng nền cộng hòa lần thứ 5, Pháp là một nước đơn

nhất, đa nguyên về chính trị, có chính thể cộng hòa lưỡng hệ (vì vừa có đặc điểm
của cộng hòa đại nghị, vừa có đặc điểm của cộng hòa tổng thống do Chính phủ vừa
chịu trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống).
3.

Bộ luật dân sự pháp:
Bộ luật dân sự hay còn gọi là bộ luật Napoleon được hoàng đế Napoleon

khởi xướng từ luật La Mã, khắc phục một hệ thống pháp luật rắc rối và lạc hậu của
quốc gia này vào năm 1800. Đến năm 1804 hoàng đế Napoleon, đã phê chuẩn một

khuôn khổ luật định mới cho nước Pháp là bộ Luật dân sự Pháp. Nó mang đậm dấu
ấn của cuộc cách mạng tư sản,Bộ luật này lần đầu tiên đề cập đến chế độ tư hữu,
các vấn đề về tài sản, gia đình, và quyền cá nhân… Bộ luật này gồm 2.283 điều
gồm Thiên mở đầu và 3 quyển, các quyển được phân làm các Thiên, các Thiên
chia thành các chương, các chương chia thành các phần; các phần được chia thành
các điều.
Bộ luật dân sự này được các nhà soạn thảo dùng những ngôn từ đơn giản dễ
hiểu, có bố cục rỏ ràng. Điều chỉnh rất nhiều các quan hệ xã hội bao gồm cả lĩnh
vực thương mại. Qua bao nhiêu lần sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển,
Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 2


Bộ luật Napoleon được đánh giá là một tác phẩm luật quan trọng trong thời kỳ hiện
đại mà đến ngày nay một số nội dung vẫn còn giữ nguyên giá trị.
4.

Hệ tống tòa án:
Ở pháp tòa án được chia làm 3 hệ thống bao gồm: tòa án hiến pháp (hội

đồng bảo hiến), tòa ánh tư pháp và tòa án hành chính.

SƠ ĐỒ TÒA ÁN TƯ PHÁP CỦA PHÁP
1. Cour de Cassation
2. Cour d’Appel 35 tòa


4. Cour de Grand
Instance (158)

3. Cour d’Assises
(99)

8. Tribunal
de
Commerce
(228)
10. Conseil
de Prud’
homes (279)

5. Tribunal
d’Instance (297)
9. Tribunal
Paritaire
des Baux
ruraux
(413)

6. Tribunal
correctionnel (158)

7. Tribunal de police
(297)

1. Cour de Casation – Tòa phá án (Tòa án tư pháp tối cao);
Nguồn tham Khảo:

- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 3


2. Cour d’Appel – Tòa phúc thẩm;
3. Cour d’ Assises – Tòa đại hình;
4. Tribunal de Grande Instance – Tòa án sơ thẩm dân sự thẩm quyền
rộng;
5. Tribunal d’Instance – Tòa án dân sự thẩm quyền hẹp;
6. Tribunal d’correctionnel – Tòa tiểu hình;
7. Tribunal de police – Tòa vi cảnh (xét xử các vụ hình sự nhỏ);
8. Tribunal de Commerce – Tòa thương mại;
9. Tribunal paritaire des baux ruraux – Tòa giải quyết các tranh chấp hợp
hợp đồng nông nghiệp;
10.Conseil prud’hommes – Tòa lao động.

SƠ ĐỒ TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP
Tham chính viện
Tòa giải
quyết tranh
chấp dịch
vụ y tế và
xã hội

(Conseil d’ Etat)

Tòa hành chính phúc thẩm

(Cour Administrative d’Appel)

Tòa kiểm
toán Trung
ương

Tòa kiểm
toán vùng

Ủy ban TW
giải quyết
khiếu kiện
của người tị
nạn

8 tòa

Tòa hành chỉnh sơ
thẩm (Tribunal
Administratif ) 36 tòa

Tòa kỉ luật
ngân sách
và tài chỉnh

II. Sơ lược hệ thống pháp luật Đức
1. Đặc điểm
Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn

………………………….

Trang 4


Lịch sử pháp luật Đức bắt đầu từ Hiệp ước Verdune năm 843 khi lãnh thổ
của đế chế Charlemagne bị chia cắt gồm 3 phần, trong đó có phần vương quốc
Germain tiền thân của nước Đức ngày nay. Từ đó đến nay pháp luật Đức được chia
làm 4 giai đoạn.
-

Từ hiệp ước Verdune năm 843 đến hiệp ước Westphalie năm 1648: Giai đoạn này
pháp luật trong lĩnh vực tư pháp không thống nhất mà tồn tại nhiều hệ thống khác

nhau.
Từ hiệp ước Westphalie đến giai đoạn hình thành đế chế Đức(1648 1871):
Vào thế kỷ thứ XVIII, nổ ra cuộc chiến tranh giữa các vương quốc phương bắc
theo đạo tin lành với các quốc gia phía nam theo đạo thiên chúa. Sau 30 năm chiến
tranh hiệp ước Westphalie ra đời, nước Đức bị xé nhỏ thành nhiều công quốc khác
nhau. Vào năm 1871 Phổ thắng Pháp trong cuộc chiến tranh giữa 2 nước từ đó
cường quốc mới ra đời. Sự thống nhất về chính trị đã tạo điều kiện để Đức xây
dựng hệ thống pháp luật thống nhất mà nền tảng là hiến pháp 1871 và là cơ sở xây
dựng bộ luật dân sự Đức năm 1896.
- Từ nền cộng hòa đệ nhị đến sự sụp đổ của nền cộng hòa đệ tam (1871-1945).
- Nước Đức từ năm 1945 đến nay: Do thua trận, Đức bị chia cắt cho các nước thắng
trận, như phần phía đông giao cho Liên Xô gọi là Đông Đức (Cộng hòa dân chủ),
phía tây Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng gọi là Tây Đức (Cộng hòa liên bang). Vào
năm 1949 cả 2 nhà nước này đều có hiến pháp riêng. Vào năm 1990 hiệp định
thống nhất nước Đức được ký kết và có hiệu lực vào ngày 03/10/1990, Đông Đức
và Tây Đức sáp nhập, hiến pháp của Tây Đức trở thành hiến pháp chung của Tây

Đức thống nhất.
2. Hiến pháp:
- Hiến pháp Tây Đức: Hiến pháp Đức quy định về tam quyền phân lập, chia làm 3
hệ thống độc lập nhau: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ngành hành pháp do Tổng

Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 5


Thống đứng đầu, là nguyên thủ quốc gia, Thủ Tướng là người điều hành Chính
phủ.
- Hình thức chính thể: Cộng hòa đại nghị
- Hình thức cấu trúc: Cộng hòa liên bang.
- Chế độ chính trị: dân chủ.
3. Bộ luật dân sự
Bộ luật dân sự Đức được ban hành vào năm 1986 có hiệu lực từ ngày
01/1/1990. Bộ luât này còn được gọi là bộ luật của các Giáo sư, vì nó được các
Giáo sư trong các trường đại học ở Đức soạn thảo, được xây dựng từ những tập
quán địa phương. Tuy cấu trúc được sắp xếp một cách logic nhưng lời văn không
dễ hiểu vì sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Bộ luật dân sự này có 2.400
đoạn, 5 quyển (phần chung, nghĩa vụ, các quyền tài sản và quyền sở hữu, luật gia
đình, luật thừa kế) với mong muốn điều chỉnh tất cả các vấn đề của xã hội. Đây
được coi là sản phẩm của những trí tuệ bác học.
4. Hệ thống tòa án Đức.
Hệ thống Toà án của Đức có toà Hiến pháp, toà án bang (16 bang) và toà án
liên bang (6 toà án) và toà khu vực, những vụ việc dân sự thì được xét xử ở cấp

khu vực, phúc thẩm ở cấp bang và chung thẩm ở cấp liên bang; đối với những vụ
việc nghiêm trọng thì xét xử cấp bang và phúc thẩm, chung thẩm cấp liên bang.
Toà án Hiến pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiến pháp, tranh chấp giữa
liên bang và bang hoặc các bang với nhau. Đối với toà liên bang bao gồm các toà
như: toà thuế, các vấn đề xã hội, các vấn đề lao động, các vấn đề hành chính và các
vấn đề chung. Toà án bang được tổ chức như các toà án của liên bang; Toà khu
vực xét xử các lĩnh vực xã hội, lao động, hành chính dân sự, hình sự, thương mại
được tách ra từ toà xét xử các vấn đề chung của toà bang.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÒA ÁN ĐỨC

Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 6


Tòa án hiến pháp
Bundesverfassungsgericht

Tòa án tư
pháp tối cao
liên bang
Bundes –
Gerichtshof
(BGH)

Tòa án tư

pháp phúc
thẩm của
bang
OberlandesGerichte
(OLG)

Tòa án tư
pháp sơ thẩm
cấp 2
Landgerichte
III.(LG)
So sánh

1.

Tòa án hành
chính tối cao
liên bang
Bundes –
Varwaltungsgericht

Tòa án bảo
hiểm xã hội
liên bang
Bundes Sozialgericht

Tòa án lao
động liên bang
Bundes arbeitsgericht


Tòa án tài
chính liên
bang Bundes finanzhof

Tòa án tài
chính của
bang LandesFinanzgerichte

Tòa án hành
chỉnh phúc
thẩm của
bang Ober –
verwaltungsgerichte

Tòa án bảo
hiểm xã hội
phúc thẩm
liên bang
Landes Sozialgericht

Tòa án lao
động phúc
thẩm liên
bang Landesarbeitsgericht

Tòa án hành
chính sơ thẩm
Varwaltungsgerichte

Tòa án bảo hiểm

xã hội cấp sơ
thẩm Sozial –
gerichte

Tòa án lao
động cấp sơ
thẩm Arbeitsgerichte

hệ thống pháp luật của Pháp và Đức
Những điểm tương đồng
Đều thuộc dòng họ Civil law, được lập pháp dựa trên nền tảng của luật La

Mã, đều ảnh hưởng rộng rãi đến các các quốc gia trên thế giới. Đều được thể hiện
bằng hình thức thành văn. Án lệ chỉ được sử dụng như nguồn bổ trợ cho các tòa án,
thẩm phán chỉ có thẩm quyền giải thích luật chứ không làm luật.
Cả 2 Bộ luật dân sự của 2 quốc gia này đều hình thành trên cơ sở dựa vào tập
quán địa phương và luật La Mã. Dù bộ luật dân sự của Pháp được biên soạn từ lâu
nhưng đến nay tính ổn định và khả năng tồn tại của nó vẫn còn giá trị. Một điểm
tương đồng nửa là 2 bộ luật được hình thành dựa trên quan điểm chủ nghĩa tự do
cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và tự do giao kết hợp đồng. Và cả 2 Bộ luật
này đã được các quốc gia trên thế giới tiếp thu và áp dụng vào quốc gia của mình.
Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 7


Về hệ thống tòa án – một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật. Hệ

thống tòa án Pháp và Đức hoạt động luôn luôn hướng đến mục tiêu nhằm đảm bảo
pháp luật được thực hiện trên thực tế, đảm bảo tính răn đe giáo dục con người thực
hiện pháp luật một cách nghiêm minh. Cơ quan tối cao trong tòa án tư pháp không
làm nhiệm vụ xét xử mà chuyển cấp dưới xét xử lại. Các thành viên trong tòa án
hiến pháp được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và không được bầu lại khi
hết nhiệm kỳ.
2.
Những khác biệt.
Do lịch sử của 2 quốc gia khác nhau, nước Đức có thời gian bị chia cắt lâu
dài chỉ thống nhất trong thời gian ngắn, nên hệ thống pháp luật có những điểm
khác biệt nhau. Từ đó hiến pháp nước Pháp trải qua các thời kỳ đều có một bảng
hiến pháp Thống nhất hiện tại là hiến pháp năm 1958, còn đối với Đức do lịch sử
chia cắt đất nước thành 2 miền Đông Đức và Tây Đức nhưng lúc thống nhất lại
dùng hiến pháp của Tây Đức làm hiến pháp của quốc gia vào năm 1990.
Về hình thức nhà nước: Pháp là một nhà nước đơn nhất nên hệ thống pháp
luật của Pháp thống nhất nhưng phân biệt rõ giữa 2 bên bờ sông Lorie. Đức là nhà
nước Liên bang nên hệ thống pháp luật của Đức là hệ thống pháp luật liên bang,
mỗi bang có nghị viện riêng có thẩm quyền lập pháp riêng, nên pháp luật ở các
bang cũng khác biệt nhất định.
a. Bộ luật dân sự
Về kỹ thuật lập pháp khác biệt rõ rệt. Bộ luật dân sự Pháp ra đời trước Bộ
luật dân sự Đức 100 năm, do các chuyên gia thực tiễn đầy kinh nghiệm xây dựng
nên, dùng những ngôn từ dễ hiểu dễ tiếp cận đối với mọi tầng lớp trong xã hội,
mong muốn điều chỉnh những các tất cả các quan hệ xã hội và cả lĩnh vực thương
mại. Trái với Pháp Bộ luật dân sự Đức các nhà soạn thảo đều là những giáo sư của
các trường đại học xây dựng nên, tuy cấu trúc chặt chẽ hơn bộ luật dân sự của Pháp
nhưng văn phong Bác học, ngôn từ chuyên ngành được sử dụng nhiều nên việc tiếp
cận để hiểu được cũng khó khăn hơn. Bộ luật dân sự Đức có tham vọng điều chỉnh
Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.

- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 8


nhiều vấn đề trong xã hội. Nhưng không giống với Pháp, Đức có luật thương mại
riêng.
Về chế độ sở hữu: Bộ luật dân sự Đức có quy định chế độ đồng sở hữu, còn
ở Pháp vấn đề này chưa được đề cập tới.
Về vấn đề hôn nhân Bộ luật dân sự Pháp cho phép thuận tình li hôn. Thừa
nhận nguyên tắc bình đẳng con trong giá thú và ngoài giá thú. Còn Bộ luật dân sự
Đức chỉ cho phép li hôn khi có lỗi của vợ hoặc chồng, hoặc chồng hay vợ bị tình
trạng mất trí. Con ngoài giá thú không có địa vị pháp lý, không được bình đẳng với
con trong giá thú.
b. Hệ thống tòa án
Ở Đức tòa án được chia làm 2 cấp: cấp liên bang và cấp tiểu bang. Có 6 hệ
thống tòa án nhỏ : Tòa hiến pháp, tòa tư pháp, tòa hành chính, tòa bảo hiểm xã hội,
tòa lao động, tòa tài chính. Trong khi ở Pháp không phân chia theo các cấp, có 3
tòa án: Tòa hiến pháp (Hội đồng bảo hiến), tòa tư pháp, tòa hành chính. Hội đồng
bảo hiến của Đức có thẩm quyền rộng hơn tòa tòa án hiến pháp của Pháp qua các
chức năng thực hiện. Hội đồng bảo hiến Pháp có 9 thành viên và có sự tham gia
của cựu thổng thống (nếu cựu tổng thống đồng ý). Có chức năng:
- Kiểm soát tính hợp hiến trước khi ban hành.
- Đối với các văn bản đã ban hành có hiệu lực, hội đồng bảo hiến tiến hành xem
xét lại khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, chủ tịch Thượng viện, chủ
Tịch hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ.
Ở Đức Tòa án hiến pháp gồm 12 thẩm phán và không có sự tham gia của
cựu tổng thống. Có nhiệm kỳ 12 năm, có chức năng:
Xét xử các vụ sơ thẩm và chung thẩm các vụ kháng cáo kháng nghị liên

quan đến tính hợp hiến của đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang hoặc
giữa liên bang và bang.
Giải quyết các vụ kiện của công dân liên quan đến quyền con người.
Tòa án tư pháp Pháp được chia thành 5 tòa: Tòa án dân sự thông thường, tào
án dân sự đặc biệt, tòa hình sự thông thường, tòa hình sự đặc biệt và tòa phá án.
Trong đó tòa án tư pháp tối cao là tòa phá án có chức năng hủy bỏ các bản án của
Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 9


tòa án cấp dưới nhưng không thay thế bằng bản án của mình mà gửi xuống tòa án
khác cùng cấp với tòa đã xét xử trước đó để xử lại.
Tòa án tối cao của Đức là tòa án liên bang, cũng không xét xử những vụ án
mà chuyển giao cho tòa phúc thẩm với một hội đồng khác xét xử lại các vụ kháng
cáo.
Tòa hành chính pháp được chia làm tòa hành chính thẩm quyền chung và tòa
hành chính thẩm quyền chuyên biệt, Tòa hành chính Đức chia làm 3 cấp : sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
3.
Kết luận
Nhìn chung 2 hệ thống pháp luật của 2 quốc gia có nhiều điểm tương đồng
và cũng có nhiều điểm khác nhau. Tương đồng là do cả 2 đều xây dựng hệ thống
luật từ tiếp thu nền tảng luật La Mã và nhìn nhận từ tập quán, và trong quá trình
xây dựng các quốc gia không ngừng tăng cường học hỏi, sửa đổi cho phù hợp với
tình hình thực tiễn tại quốc gia mình. Những điểm khác nhau cũng tương đối dễ
hiểu là do điều kiện lịch sử, chính trị, dân tộc, tôn giáo, tập quán… mà mỗi quốc

gia có cách xây dựng và áp dụng khác nhau sao cho việc quản lý xã hội một cách
trật tự, pháp luật đi vào cuộc sống, đảm bảo tính nghiêm minh. Dù tương đồng, hay
không tương đồng thì 2 hệ thống pháp luật của 2 quốc gia này góp phần không nhỏ
vào việc phát triển đáng kể cho dòng họ luật Civil law và cũng thể hiện sự tiếp thu
một nền tảng pháp luật tiên tiến, sáng tạo, vận dụng có hiệu quả vào các quốc gia
trên thế giới.

Nguồn tham Khảo:
- Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội.
- Internet: www.Thuvienphapluat.vn, www.luatminhkhue.vn
………………………….

Trang 10



×