Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Dạy học phân hóa chủ đề lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.32 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐÌNH CHIẾN

DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ LƢỢNG GIÁC CHO HỌC SINH
LỚP 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM ĐÌNH CHIẾN

DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ LƢỢNG GIÁC CHO HỌC SINH
LỚP 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC


Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mu ̣c chữ viế t tẳ t ....................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mu ̣c bảng ................................................................................................ vi
Danh mu ̣c biể u đồ ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError! Bookmark not defined.
1.1. Một số vấn đề về dạy học phân hóa ......... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm dạy học phân hoá .................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những cấp độ dạy học phân hóa ........... Error! Bookmark not defined.
1.2. Những tư tưởng chủ đạo về dạy học phân hóaError! Bookmark not defined.

1.2.1. Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảngError! Bookmar
1.2.2. Sử dụng những biện pháp phân hóa để đưa diện học sinh yếu kém lên
trình độ chung.................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Sử dụng những biện pháp phân hóa giúp học sinh khá, giỏi đạt được

những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bảnError! Bookmark
1.3. Vai trò của dạy học phân hóa ................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Vai trò và nhiệm vụ của môn toán trong trường phổ thôngError! Bookmark not d
1.3.2. Những ưu, nhược điểm của dạy học phân hóaError! Bookmark not defined.

1.3.3. Mối quan hệ của dạy học phân hóa với các phương pháp dạy học tiên tiếnError! Book

1.3.4. Định hướng của dạy học phân hóa môn toán ở trường trung học phổ thôngError! Book

1.3.5. Điều khiển các hoạt động của học sinh trong giờ học theo hướng phân hóaError! Book
1.4. Dạy học phân hóa nội dung góc và công thức lượng giác ở trường trung
học phổ thông .................................................. Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Cấu trúc chương trình ........................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Thực tiễn dạy học phân hóa nội dung góc và công thức lượng giác tại
trường trung học phổ thông Tùng Thiện ......... Error! Bookmark not defined.
1.5. Tiểu kết chương 1..................................... Error! Bookmark not defined.

1


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÂN HÓA KHI DẠY HỌC CHỦ
ĐỀ LƢỢNG GIÁC CHO HỌC SINH LỚP 10, TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Các biện pháp dạy học phân hóa .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Phân loại đối tượng học sinh ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Soạn câu hỏi và bài tập phân hóa .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Soạn giáo án phân hóa........................... Error! Bookmark not defined.

2.1.4. Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học phân hóaError! Bookmark not defin
2.1.5. Phân hóa trong kiểm tra, đánh giá......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thiết kế nội dung dạy học và bài tập phân hóaError! Bookmark not defined.
2.2.1. Phân tích nội dung dạy học ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Xác định mục tiêu ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Xác định nội dung kiến thức và diễn đạt các nội dung kiến thức thành
câu hỏi và bài tập............................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.4. Sắp xếp các câu hỏi và bài tập phân hóa theo hệ thốngError! Bookmark not defin
2.3. Dạy học phân hóa một số chủ đề về góc và công thức lượng giácError! Bookmark
2.3.1. Công thức lượng giác cơ bản ................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Công thức cộng ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Công thức nhân ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Công thức biến đổi tích thành tổng ....... Error! Bookmark not defined.

2.3.5. Công thức biến đổi tổng thành tích ....... Error! Bookmark not defined.

2.4. Quy trình sử dụng bài tập phân hóa khi dạy học trên lớp.Error! Bookmark not defi
2.5. Tiểu kết chương 2..................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............. Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ............... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Chuẩn bị ................................................ Error! Bookmark not defined.

2


3.4.2. Cách thức thực nghiệm ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Hình thức thực nghiệm.......................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.
3.5.1. Cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.

3.5.2. Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined
3.5.3. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạmError! Bookmark not defined.
3.6. Tiểu kết chương 3..................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục nước ta đang trong quá trình đổi mới cả về nội dung, phương
pháp giảng dạy, đổi mới cách tiếp cận tư duy và cách thức học tập của học
sinh. Đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm hạn chế khắc phục
những điểm yếu, những tồn tại mà các phương pháp dạy học cũ chưa giải
quyết được, đồng thời phát huy tính tích cực của các phương pháp đó.
“Một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm
2015 là nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Muốn vậy phải thực
hiện đổi mới giáo dục toàn diện, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình
và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại hóa”.
(Luật giáo dục chương II, mục 2, điều 28).
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động tư
duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ
năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tâm lý, tình cảm đem lại hứng thú và sự học tập cho học
sinh.
Thực tế, đa số các giáo viên chưa huy động được đầy đủ mọi đối tượng
học sinh trong một lớp học cùng tham gia tích cực vào bài học mà mới chỉ
chú trọng đến đối tượng học sinh có lực học trung bình trong lớp còn đối
tượng học sinh khá giỏi có năng lực tư duy sáng tạo về toán và các học sinh
có lực học yếu kém còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa khai thác được
tối ưu khả năng của từng cá nhân học sinh.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu về toán học là rất cần thiết và phải được

4


thực hiện ngay ở các tiết học đại trà nhằm kịp thời bồi dưỡng giúp các em tiếp

thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, phát huy được hết khả năng của
mình. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém giúp
các em gạt bỏ được tư tưởng sợ học, ngại học, giúp các em lấp lỗ hổng kiến
thức và dần tìm được hứng thú trong học tập.
Để có thể vừa lấp lỗ hổng kiến thức cho những học sinh yếu kém, trang
bị kiến thức cơ bản cho những học sinh trung bình, vừa bồi dưỡng nâng cao
kiến thức cho đối tượng học sinh khá giỏi thì người giáo viên phải có những
hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập thích hợp, phù hợp với từng đối tượng học
sinh trong lớp. Cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm
nền tảng, bổ sung một số nội dung và biện pháp để giúp học sinh khá giỏi đạt
được những yêu cầu nâng cao; học sinh trung bình trở thành khá, giỏi trên cơ
sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản; sử dụng những biện pháp thích hợp để
đưa những học sinh thuộc diện yếu kém lên trình độ trung bình chung.
Đối với môn Toán, chủ đề lượng giác lớp 10 là một trong những nội
dung kiến thức cơ bản, quan trọng, có vị trí đặc biệt. Chính vì vậy việc giảng
dạy chủ đề lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông đòi hỏi người
giáo viên phải có cái nhìn tổng quát, sáng tạo, có những biện pháp thích hợp
đáp ứng, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để từ đó nâng cao được hiệu
quả học tập.
Ngày nay, với việc dạy học chủ đề lượng giác cho học sinh lớp 10,
trung học phổ thông còn một số tồn tại như nặng về truyền đạt kiến thức từ
thầy sang trò theo một chiều, nặng về thuyết trình, giảng giải, học sinh lĩnh
hội kiến thức còn thụ động, chưa có sự giao lưu, tích cực, chưa có chủ động
và sáng tạo.
Vậy, vấn đề đặt ra là cần phải dạy học như thế nào để trong một giờ
dạy đảm bảo: vừa bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá
giỏi; vừa trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình và vừa có thể bồi
dưỡng, lấp chỗ hổng cho những học sinh yếu kém?

5



Theo tôi, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được trong một tiết học toán
cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp bằng hệ thống câu hỏi, hệ thống bài
tập thích hợp, bằng những biện pháp phân hóa nội tại hợp lý, phù hợp với thực
trạng học sinh trong lớp. Một trong những hướng đổi mới hiện nay là áp dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,
dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học dự án, dạy học phát triển tư duy sáng tạo, dạy học
chương trình hóa… đặc biệt là dạy học theo hướng phân hóa ngay trong giờ học sẽ
giúp các đối tượng học sinh phát huy được hết khả năng của mình, tiếp thu kiến
thức một cách chủ động, sáng tạo tùy theo mức độ nhận thức của từng đối tượng
học sinh. Đạt được như vậy mới thực sự đổi mới được phương pháp dạy học, góp
phần xây dựng đào tạo con người mới: tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với sự
phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay.
Với những lí do cơ bản trên và qua thực tế giảng dạy ở nhà trường
trung học phổ thông, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học phân hóa chủ đề
lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc vận dụng một số phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp
với dạy học theo hướng phân hóa một cách có hiệu quả đối với nội dung công
thức lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, vai trò của các
phương pháp dạy học đối với dạy môn Toán ở trường THPT.
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học theo hướng phân hóa.
- Nghiên cứu tổng thể một số phương pháp dạy học, đặc biệt chú trọng
tìm hiểu mối quan hệ giữa các phương pháp dạy học này với dạy học theo
hướng phân hóa.
- Nghiên cứu thực trạng về vấn đề dạy và học chủ đề lượng giác cho học

sinh lớp 10, trung học phổ thông.

6


- Nghiên cứu giải pháp vận dụng dạy học theo hướng phân hóa vào chủ
đề lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông.
- Xác định hệ thống bài tập có phân bậc theo chủ đề lượng giác cho học
sinh lớp 10, trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề
tài.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy học chủ đề lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ
thông.
- Học sinh khối 10 Trường THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể
Quá trình dạy học phân hóa góc lượng giác và công thức lượng giác.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh khi học nội dung góc lượng
giác và công thức lượng giác có sự phân hóa đối tượng học sinh.
5. Mẫu khảo sát
- Lớp 10A3,10A4 trường THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội.
6. Vấn đề nghiên cứu
Dạy học phân hóa nội dung góc lượng giác và công thức lượng giác cho
học sinh lớp 10 như thế nào để đạt hiệu quả cao?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Dạy học phân hóa nội dung góc lượng giác và công thức lượng giác cho
học sinh lớp 10 học sinh trung học phổ thông sẽ phát huy cao độ tính tích cực,
chủ động của từng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong

dạy học ở trường trung học phổ thông.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.

7


- Nghiên cứu các tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,
sách tham khảo…) về phần “góc lượng giác và công thức lượng giác”.
- Nghiên cứu các tài liệu về dạy học phân hóa và quá trình dạy học phân hóa.
8.2. Quan sát điều tra
Điều tra thực trạng dạy học phân hoá bằng phiếu trắc nghiệm, dự giờ,
trao đổi ý kiến với giáo viên, hỏi ý kiến chuyên gia.
8.3. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số lớp trong hệ thống trường trung
học phổ thông nhằm kiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn dạy
học.
9. Các luận cứ
9.1. Luận cứ lý thuyết
- Chương trình Toán trung học phổ thông nói chung, phần góc lượng
giác và công thức lượng giác cho học sinh lớp 10 nói riêng.
- Khái niệm dạy học phân hóa.
- Quy trình dạy học môn Toán.
- Vai trò của dạy học phân hóa đối với môn Toán nói chung và phần chủ
đề lượng giác cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông nói riêng.
9.2. Luận cứ thực tế
Tiến hành dạy một số tiết theo hướng phân hóa đối với nội dung tiết dạy và
một số tiết không theo hướng phân hóa. Sau đó lập bảng so sánh các kết quả với
nhau.

10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dụng chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số biện pháp phân hóa khi dạy học chủ đề lượng giác
cho học sinh lớp 10, trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hữu Châu (2010), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Huy Đoan, Phạm Thị Bạch Ngọc, Đoàn Quỳnh, Đặng Hùng
Thắng, Lưu Xuân Tình (2015), Bài tập Đại số 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[4] Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn
Tiến Tài (2009), Ðại số 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Ðại học

phạm, Hà Nội.
[6] Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn
Toán, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
[7] Trần Phương (2009), Bài giảng trọng tâm ôn luyện môn Toán, Nxb Đại
học
Quốc Gia, Hà Nội.
[8] Trần Phương (2010), Hệ thức lượng giác, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

[9] Trần Phương (2011), Phương trình lượng giác, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà
Nội.
[10] Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng
Thắng, Trần Anh Vương (200), Đại số 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[11] Nguyễn Trọng Tuấn, Đặng Phúc Thanh (2006), Rèn luyện giải toán Đại
số 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[12] Vũ Tuấn, Doãn Minh Cường, Trần Văn Hạo, Đỗ Mạnh Hùng, Phạm Phu,
Nguyễn Tiến Tài (2006), Bài tập Đại số 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9



×